Friday 6 December 2013

Vết thương không bao giờ lành! - Nguyễn Duy An

Nguyễn Duy An là người Á Châu đầu tiên đảm nhận chức vụ Senior Vice  
President  National Geographic tổ chức văn hóa khoa học lớn nhất thế giới.

Bài viết của ông mang theo một thông tin đặc biệt: Truyền hình National Geographic chiếu phim 'Inside the Vietnam War' nhân kỷ niệm 40 năm trận chiến Mậu Thân.

image


Tôi rất ngạc nhiên khi bà thư ký dẫn vị sĩ quan an ninh của Sở vào văn phòng với nét mặt hoảng hốt và rụt rè lên tiếng:
- Duy à... Có chuyện rồi! Ðại uý Morrow cần gặp riêng Duy. Bà ta vội vã quay lưng, với tay đóng cửa và buớc nhanh ra ngoài. Tôi vừa bắt tay đại uý Morrow vừa hỏi:
- Mời đại uý ngồi. Anh tìm tôi có việc gì quan trọng?
- Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 nguời 'homeless' cứ nằng nặc đòi gặp anh cho bằng duợc. Nhân viên an ninh đã giữ họ lại và báo cáo cho tôi tìm gặp ông để thảo luận. Những người này có vẻ không đàng hoàng... nhưng có một nguời tên
 Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.
- Ồ... Ðó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West dó mà. Anh ta đàng hoàng lắm. Không sao đâu. Ðể tôi xuống gặp họ.

Chuyện Việt Nam: 6 ngôi chợ kỳ dị giữa Sài Gòn

Chợ sung sướng, chợ thuốc độc, chợ ve chai ngàn đô, chợ rắn chuột... là những ngôi chợ "độc" làm nên một Sài Gòn độc đáo.

Chợ sâu bọ 'độc nhất'



Ngay trung tâm Sài Gòn, bên hông Thuận Kiều Plaza (đường Hồng Bàng, Q.5) có một góc phố nhỏ chuyên bán sâu bọ, cào cào, châu chấu... Chợ tự phát gần 15 năm nay, rộng chưa đến 30m2 nhưng góc phố này tạo nên nét riêng, khá đặc biệt của Sài Gòn hiện đại. Nhiều người hay gọi là chợ cào cào, châu chấu; cũng có người gọi chợ sâu bọ…
Chợ hình thành từ những người chuyên săn bắt cào cào, nuôi dế, sâu... ở H.Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và các tỉnh miền Tây tụ họp về để buôn bán, phục vụ khách hàng - là những người nuôi chim, cá. Một số người phải lấy hàng từ đầu mối, nhưng cũng có người trực tiếp đi bắt ngoài đồng, bỏ vào rọ rồi mang đến đây bán.
Chợ hoạt động từ sáng đến chiều tối, một phần chợ là nơi trao đổi, mua bán chim. Những người bán ở đây, cho biết bán dế, châu chấu chẳng lời lãi được bao nhiêu, nhưng có nhiều khách mua nên cũng đủ sống qua ngày. Phổ biến nhất là dế được bán với giá 5.000 đồng/bọc, châu chấu giá 2.000 đồng/bọc. Các loài sâu được bán theo lon.
6 ngôi chợ kỳ dị giữa Sài Gòn 1
Góc phố nhỏ chuyên bán sâu bọ, cào cào, châu chấu... bên hông Thuận Kiều Plaza (đường Hồng Bàng, Q.5.

Vụ bán Phan Bội Châu cho Pháp - Minh Võ

Nếu có thể tìm tài liệu từ cơ quan tình báo Pháp hoạt động tại tô giới Pháp thì biết chắc ai là người bán cụ Phan.

Cho đến nay, có hai giả thuyết:

1- Nguyễn Thượng Huyền, cháu Nguyễn Thượng Hiền, không có người chứng, duy nhất chỉ có Phan Bội Châu có lẽ là suy đoán mà thôi.

2- Nhóm Lý Thụy, Lâm Đức Thụ...
Có người chứng (Nhưng ngay cả Vương Thúc Oánh cũng mất tích).

Những chi tiết đáng ghi: 

3- Người mời Phan Bội Châu là Lâm Đức Thụ...
4- Người muốn thay Phan Bội Châu để cầm đầu phong trào "kháng Pháp" là Lý Thụy
5- Phan Bội Châu không còn được nhóm Tâm Tâm Xã ủng hộ, vì nhóm này không còn muốn trì nãi thêm nữa. Họ muốn một cuộc cách mạng nhanh chóng và hiệu quả. Lý Thụy đã đến đúng lúc và mang Nga Xô và chức phận "đại biểu quốc tế" của Comintern ra khuyến dụ. 

0o0

Số tiền bán khá lớn, nếu chỉ một cá nhân Nguyễn Thượng Huyền thì làm cách nào cũng lộ ra thôi.

0o0

Vụ cold case này rồi ra có thể được làm sáng tỏ hoàn toàn hay không?
Khi nào không còn đảng CSVN giữ quyền thống trị thì nhiều sự. thực may ra mới được phơi bày.

Đinh Thế Dũng


  Vụ bán Phan Bội Châu cho Pháp

 
nhanvat Phan Boi Chau
     
  Trong lịch sử VN thời Pháp thuộc, Phan Bội Châu (1867-1940) thường được nhắc đến như một chí sĩ, một nhà cách mạng nổi bật. Là một nhà nho ưu thời mẫn thế, Phan Bội Châu (PBC) đã chọn cho mình con đường cứu nước, cứu dân mà kẻ sĩ xứng danh nào cũng không thể từ chối khi đất nước lâm nguy theo câu nói đã thành châm ngôn: Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách.
      

NHẠC CHỦ ÐỀ - Hoàng Hải Thuỷ

Nguyễn Ðình Toàn: Văn Tình, Thơ Tình, Nhạc Tình, Nhạc Chủ Ðề. Ảnh năm 2005 ở Cali, Kỳ Hoa.
Nguyễn Ðình Toàn: Văn Tình, Thơ Tình, Nhạc Tình, Nhạc Chủ Ðề. Ảnh năm 2005 ở Cali, Kỳ Hoa.
Tháng Chín 2013, trên Internet Rừng Phong Virginia, thấy có những bài viết về Nhà Văn – Nhà Thơ –Nhà Nhạc Nguyễn Ðình Toàn. Tôi – CTHÐ – trích đăng mấy bài:
Tác giả Phan Xuân Sinh viết về Văn nghệ sĩ  Nguyễn Ðình Toàn, ngày 11/07/2012, ở Houston
Khi chúng tôi dự trù tổ chức “Chiều Nhạc Nguyễn Ðình Toàn”, chúng tôi không nhớ là chiều Nhạc cũng là chiều diễn ra những trận đá banh EuroCup ở vào thời điểm quyết liệt nhất. Ảnh hưởng của Giải Túc Cầu Âu Châu làm cho một số quí vị vì phải xem trận đá banh nên không tới dự   “Áo Mơ Phai – Chiều Nhạc của Nguyễn Ðình Toàn.” Chiều Nhạc tổ chức tại Café Canvas, Houston, Tuy vậy số người  đến dự vẫn đông. Chúng tôi khai mạc Chiều Nhạc đúng giờ; đó là một sinh hoạt đúng với tinh thần văn hóa, không kéo dài thời gian chờ đợi và tất cả quý khách tham dự rất lịch sự giúp cho chương trình tiến diễn một cách tốt đẹp.