Wednesday 11 June 2014

Chúng ta cần thủ lĩnh?

...Hơn lúc nào hết Phong trào Dân chủ đang đứng trước những khó khăn vô cùng lớn bởi đã bị cuốn vào cuộc chiến chống ngoại xâm. Dù cộng sản rệu rã đến mấy vẫn có thể hồi sinh nếu không gặp một sức ép nào đáng kể từ khối quần chúng. Đây là thời điểm để chúng ta nghĩ đến chuyện bắt đầu hơn là chuẩn bị cho sự kết thúc...

Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Xin trả lời ngay rằng: “Đúng, chúng ta cần thủ lĩnh”. Có thể là một thủ lĩnh hay một nhóm thủ lĩnh. 

Cụm từ “thủ lĩnh” hay nhu cầu đòi hỏi cần có một thủ lĩnh được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhất là trong giai đoạn hiện nay. Khi mà công cuộc tháo gỡ độc tài và xây dựng dân chủ đang ở vào giai đoạn cam go và cấp bách nhất.

Vai Trò CS-Trung Quốc trong Chiến Tranh Việt Nam, 1954-1963 - Nhất Thanh

2014 JUNE 10 HCM.CEL.300

Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng giúp đỡ Hồ Chí Minh thành công trong mặt trận chống Thực Dân Pháp cũng như ký hiệp định Geneva chia đôi VN 1954. Trong những thập niên sau cuộc họp mặt Geneva, Bắc Kinh vẫn tiếp tục bành trướng ảnh hưởng trong những sự thay đổi của Việt Nam. Trong quá trình của cuộc họp mặt Geneva, CSVN không ngừng bám theo cũng như “xin” CS-Trung Quốc giúp đỡ và tiếp viện để củng cố quyền lực Đảng CSVN tại miền Bắc, thành lập cũng như huấn luyện quân đội CSVN, thi hành dự án Cải Cách Ruộng Đất, tu chính lại Đảng CSVN, củng cố bộ chính trị Bắc Việt, quản lý thành phố lớn và tái tạo nền kinh tế. Và như đã biết, Bắc Kinh đã cho Fang Yi lãnh đạo một đoàn Trung Quốc Kinh Tế Gia đến miền Bắc Việt Nam.

HÀNH TRÌNH LÁ CỜ ĐỎ - Trần Gia Phụng

Trong thời gian gần đây, nhân các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng của người Việt khắp nơi ở hải ngoại, trong khi những lá cờ vàng tung bay rợp trời chung quanh quả đất để phản đối Trung Quốc, thì ở một vài nơi cũng xuất hiện lá cờ đỏ của chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.  Lá cờ nầy đã trải qua cuộc hành trình như sau:

1.-   THUỞ BAN ĐẦU
Lá cờ đỏ xuất hiện công khai trước quần chúng lần đầu ngày 17-8-1945 tại Hà Nội trong cuộc mít-tinh do Tổng hội công chức tổ chức tại Nhà hát lớn nhằm ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim.  Khi các diễn giả đang nói chuyện, thì một cán bộ mặt trận Việt Minh (VM) mà người ta không biết tên, ở trên lầu Nhà hát lớn quăng xuống một lá cờ đỏ sao vàng.  Lúc đó cờ nầy là cờ của VM.  Thế là cán bộ VM giương cao lá cờ nầy lên và mọi người cùng nhau theo người dẫn đầu, biểu tình ủng hộ VM. 

ĐÂY THIÊN ĐƯỜNG CỦA THIẾU NHI VIỆT NAM ĐƯỢC SỰ CHIẾU CỐ ĐẶC BIỆT CỦA ĐOẢNG - NHÀ LƯỚC!

Nhân ngày quốc tế Thiếu Nhi 1/6 định viết một bài vạch ra Sự Thật bị dấu diếm trắng trợn về đời sống cực khổ chưa từng có trên thế giới hiện đại này của đa số thiếu nhi nông thôn và miền núi Việt Nam… …
Nhưng xét lại, thấy mọi lời nói cũng không thể có sức tố cáo mạnh mẽ và xác thực bằng một loạt hình ảnh sau đây...
Xin mọi người có lương tâm trên thế giới hãy góp sức bằng mọi cách để giải phóng các cháu tội nghiệp này khỏi kiếp người nhưng cực khổ còn hơn con vật!
Xin Chúa hãy cứu vớt hàng triệu sinh vật nhỏ bé đáng thương này!
Xin Chúa hãy trừng phạt những kẻ đã đẩy các cháu vào con đường đau khổ này mà vẫn trâng tráo tuyên bố “tình hình xã hội, sự quan tâm đến các cháu thiếu nhi, tương lai của đất nước đã được nâng cao không ngừng”!!!
đâu phải chỉ có trâu làm kiếp kéo cày...

Đọc Báo Vẹm 376 do Hoàng Tuấn và Nguyên Khôi thực hiện

Ngõ Phất Lộc: Từ Nguyễn Hiến Lê đến Người Buôn Gió

Ngõ Phất Lộc

Ngõ Phất Lộc
Ngõ Phất Lộc là một con hẻm nhỏ thuộc Phường Hàng Buồm ở thành phố Hanoi, gần với chợ Bắc Qua phía bờ sông nơi có cầu Chương Dương qua bên phía Gia Lâm. Ngõ có tên này là do một ông họ Bùi từ làng Phất Lộc thuộc tỉnh Thái Bình ra Hanoi làm ăn và định cư tại đây từ rất lâu. Vì thế mà hiện còn có một nhà thờ tổ dòng họ Bùi tọa lạc trong con hẻm này.
Mới đây, qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Hà Giang từ Nhật báo Người Việt với Người Buôn Gió (NBG, tên thật là Bùi Thanh Hiếu) vừa từ bên nước Đức qua thăm viếng California, bà con độc giả mới được anh cho biết mình chính là dân cư ngụ đã lâu tại Ngõ Phất Lộc. Mà đây lại cũng là “một nơi chứa chấp nhiều giới giang hồ hảo hán, dân số khỏang vài ngàn người” (nguyên văn trích từ bài phỏng vấn).

Hoa Kỳ đề nghị Việt Nam và TQ cùng rút hết tàu về

Hàng trăm tàu Trung Quốc lớn nhỏ được điều động đến bảo vệ giàn khoan HD 981
Hàng trăm tàu Trung Quốc lớn nhỏ được điều động đến bảo vệ giàn khoan HD 981
AFP
“Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam nên rút tất cả tàu về, cách làm này sẽ giúp tạo nên hòa bình cho quá trình ngoại giao, giải quyết căng thẳng.” Đây là khuyến nghị của trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel, đặc trách khu vực Châu Á – TBD trong cuộc họp báo qua điện thoại ngày hôm qua từ Yangon, nơi ông đang tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN.
Ngoài ra, hãng tin Straits Times của Singapore cũng trích lời bình luận của ông Russel về tình hình hiện nay, ông Russel cho rằng các nước tham gia tranh chấp tại Biển Đông cần bảo đảm hành vi của mình không mang tính khiêu khích… đó là cơ sở để hạ nhiệt căng thẳng trên biển Đông, đồng thời, ngoài việc nhấn mạnh các bên cần thể hiện tinh thần hợp tác, tự kiềm chế và đảm bảo cho ngư dân, tàu bè, ông Russel không quên nhấn mạnh yếu tố quan trọng hạ nhiệt là “Trung Quốc phải rút giàn khoan.”
Bên cạnh đó, vị trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng lưu ý rằng Việt Nam từ lâu đã tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam lâu nay đã thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực mà Việt Nam chính thức tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế tính từ đất liền.
Trước khi kết thúc cuộc họp báo với giới phóng viên, ông Russel cũng thẳng thắn và kịch liệt lên án những hành vi cưỡng bức hay đe dọa vốn đang đẩy hiện trạng trên biển Đông đi quá xa.

Món nợ tuổi hai mươi - Trần Trung Đạo

Trần Trung Đạo (Danlambao) - (Đọc "Mãi mãi tuổi hai mươi", nhật ký của Nguyễn Văn Thạc, người lính miền Bắc chết ở chiến trường Quảng Trị 1972)

Tôi đọc nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của anh Nguyễn Văn Thạc, người lính miền Bắc chết ở Quảng Trị lần đầu trên chuyến bay từ California về lại Boston một thời gian ngắn sau khi phát hành 2005. Nhật ký dày 296 trang, tính cả phần giới thiệu, bắt đầu từ ngày 2 tháng 10 năm 1971, 28 ngày sau khi anh nhập ngũ, đến trang cuối cùng ở Ngã Ba Đồng Lộc ngày 3 tháng 6 năm 1972. Tôi đã có lần đề cập đến Mãi mãi tuổi hai mươi trong một bài viết khác, nhân dịp 30-4 muốn viết một bài riêng.

TÀU CHIẾN NHẬT BẢN VIẾNG THĂM HẢI CẢNG ĐÀ NẴNG - HOÀNG QUÂN

Tàu đổ bộ JS Kunisaki (LST 4003) của Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản cùng thủy thủ đoàn nhiều quốc gia đã đến Đà Nẵng.

10 Quốc Gia Nhỏ Bé Giàu Có Nhất Châu Âu

Có diện tích nhỏ và dân số ít, nhưng đây lại là những quốc gia thịnh vượng nhất tại châu Âu, với GPD lên tới hàng chục tỷ USD.

Nhập mô tả cho ảnh

10. Vatican

Vatican là khu tự trị nhỏ nhất thế giới tính theo diện tích đất. Nằm bên trong Italy, thành Vatican là thánh địa linh thiêng nhất của Thiên chúa giáo. Với dân số 839 người, người ta không tính GDP của Vatican. Kinh tế của Vatican chủ yếu dựa vào nguồn thu từ du lịch và quyên góp từ các tín đồ Thiên chúa giáo trên toàn thế giới.

Tôi biết ơn Việt Nam Cộng Hòa

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Một số người trong nước cũng như người Việt hải ngoại cho rằng không nên vực dậy "xác chết" có tên Việt Nam Cộng Hòa.

Tuy nhiên, lịch sử là nguồn cội của bất kỳ dân tộc nào. Lịch sử là khoa học và tính Người được thể hiện cao nhất từ đó. Bất kỳ một giai tầng nào hay một bậc vua chúa hoặc một nhà độc tài nào đi nữa, cũng không thể nào trốn được lịch sử. Lịch sử là Con Người.

Lịch sử dù đau thương như VNCH đã để mất Hoàng Sa, hay đáng tủi hổ như công hàm 1958 của VNDCCH và hội nghị Thành Đô của CHXHCNVN cùng nhiều biến cố sự kiện quan trọng khác không thể không nhắc lại. 

Vì sao cần bàn về tính quốc gia của VNCH. và tính chất pháp lý của việc thống nhất đất nước - Dương Danh Huy và Phạm Thanh Vân

Có chủ quyền, vẫn có thể bị mất

Dù cho một nước đã có chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ, nếu sau đó nước này bỏ ngỏ cho nước khác tranh chấp, lại còn không duy trì chủ quyền của mình trong khi nước thứ nhì có động thái để xác lập chủ quyền, thì nước thứ nhất có thể bị mất chủ quyền.

Có thể thấy điều này rất rõ trong phiên Tòa xử tranh chấp cụm đảo Pedra Branca, Middle Rocks và South Ledge giữa Malaysia và Singapore năm 2008[1].

Tòa án Công lý Quốc tế cho rằng ban đầu Malaysia có chủ quyền đối với đảo Pedra Branca. Tòa còn cho rằng công hàm 1953 của Johor, nay là một tiểu bang của Malaysia, trả lời Singapore rằng Johor không đòi chủ quyền trên đảo này, không có tính chất pháp lý cơ bản[2], cũng như không có tính ràng buộc đối với Johor[3]. Nhưng Tòa lại dựa vào việc trước và sau đó Johor và Malaysia không khẳng định chủ quyền, và Tòa đã dùng công hàm 1953 của Johor như một trong những chứng cớ quan trọng cho việc Malaysia không đòi chủ quyền, để kết luận rằng tới năm 1980 chủ quyền đã rơi vào tay Singapore[4].