Tuesday 9 September 2014

“Đây, chương trình Thi văn Tao Đàn…” Mặc Lâm, biên tập viên RFA

bannhactaodan-305.jpg
Ban Tao Đàn.
File photo

Trong sinh hoạt văn nghệ mang tính trình diễn thi ca cao nhất của miền Nam trước năm 1975 có hai chương trình nổi tiếng là Thi văn Tao Đàn của Đinh Hùng và Mây Tần của nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà trên đài phát thanh Sài Gòn. Chương trình Thi văn Tao Đàn có vẻ vượt trội hơn về mặt đóng góp của nhiều khuôn mặt danh tiếng trong làn thi ca Việt Nam.

Sinh hoạt thi ca Việt Nam

Hôm nay chúng tôi mời quý vị theo dõi lại một chương trình Tao Đàn cũng như các hoạt động của chương trình này qua lời kể của nghệ sĩ Đan Hùng, người giữ chân xướng ngôn viên chương trình này nhiều năm cho đến khi chấm dứt vào năm 1975. Chương trình được Mặc Lâm thực hiện sau đây, trước tiên nghệ sĩ Đan Hùng cho biết:

Việt Nam trong mắt Lý Quang Diệu


09.09.2014

Trong thế kỷ 21, có những điều mà trong thế kỷ trước không ai nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi đến vậy. Giờ phút này, một công dân trẻ như tôi ngồi đây, viết những dòng chữ này thì đất nước Việt Nam, nơi tôi đang sống, làm tôi thất vọng về trình độ phát triển. Sáng nay tôi được đọc một bản nói rằng năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thái Lan và tệ hơn, chỉ bằng 1/15 của người Singapore.

Vai trò của Hồ Chí Minh trong Cải cách ruộng đất

Quý bạn đọc thân mến,
Nhân tác phẩm “Đèn Cù” vừa được phổ biến và đồng thời đảng cộng sản đang triển lãm tuyên truyền cho “thành quả” của cuộc Cải cách ruộng đất xin gởi lại các bạn bài tôi viết và tài liệu tài liệu tôi tìm đựơc về C.B. (Của Bác) đấu tố bà Nguyễn Thị Năm được phổ biến trước đây trên diễn đàn talawas.
Nguyễn Quang Duy

Cuộc Cải cách ruộng đất (CCRĐ) tại miền Bắc Việt Nam là sự kiện có một không hai trong lịch sử Việt Nam. Sự kiện này đã dẫn đến việc tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động phải ra các quyết định sau: ngưng chức Tổng Bí thư của Trường Chinh, khai trừ Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương khỏi Bộ Chính trị và loại Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương. Sau nhiều năm bị che đậy, các tài liệu, các bài viết, các hồi ký, các tác phẩm văn học... được phổ biến trong thời gian gần đây giúp chúng ta biết thêm sự thật về cuộc cải cách ruộng đất này. 

Họ Thực Hiện Những Chương Trình Ca Nhạc Việt Cộng, Rồi Sao ?? - Trần Mộng Lâm

Dân Tộc Việt Nam vào cuối thế kỷ 20 chia ra làm 2 khối: Khối còn ở lại trong nước và khối người bỏ nước ra đi, sống tại Hải Ngoại. Giữa 2 khối người đó là Biển Đông, với xác những người tỵ nạn vượt biên, rủi ro không đến được bến bờ Tự Do, phải bỏ thây nơi biển cả.

Nói một cách giản dị, thì người trong nước sống một cuộc đời mất hết Tự Do, và chịu sự thống trị của một đảng mà lý tưởng đã lỗi thời, nhưng còn nhiều quyền lực, nhờ ở sự gắn bó với nhau giữa các đảng viên, để bảo vệ cho nồi cơm của gia đình họ. Đảng còn, thì họ còn quyền lực. Còn quyền lực, thì còn cơ hội để tham nhũng, đem về cho bản thân, gia đình và con cái những khối tiền khổng lồ, để vinh thân, phì gia. Đa số người trong nước thấy rõ điều đó, nhưng vì không có khí giới trong tay, thấp cổ, bé miệng, đành cam chịu một kiếp sống công dân hạng nhì, hạng ba, hạng bét, trong cái xã hội thối nát đó, và  một tương lai kéo dài không biết đến bao giờ. Những người này, tuy là đa số, nhưng họ nghèo, kiếm ăn chật vật, trẻ em bán một vài tờ vé số, thất học, còn người lớn, và nhất là những người già, kiếm ăn qua ngày trên các đường phố, làm phu xích lô, làm người bán hàng rong, làm điếm, làm du côn, làm gì cũng được, miễn là sống qua ngày.

Người Tỵ Nạn Điển Hình - Alfa Đăng Sơn

image

Đọc Báo Vẹm 389 do Hoàng Tuấn và Nguyên Khôi thực hiện

Chuyện Việt cộng!

 8 tuổi bị ở tù vì dám dê bác Hồ

Toà Án Nhân Dân huyện Cao Lộc sẽ xét xử bị cáo Kèo Sòn Thuý tội xúc phạm lãnh tụ

(Báo Hà Nội Mới) Ngày 5 tháng 9, 2009 

Phóng viên báo Hà Nội Mới có cuộc phỏng vấn với đồng chí Bí Thư huyện uỷ huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn về vụ án bị cáo Kèo Sòn Thuý xúc phạm lảnh tụ Hồ Chí Minh. Nhân dân trong huyện rất bức xúc và căm phẫn hành động của Thúy.

Bị cáo 8 tuổi Kèo Sòn Thuý sẽ bị toà án nhân dân huyện Cao Lộc xét xử vì tội xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh. Bị cáo có những biểu hiện khiêu dâm ngoại hình, đồi truỵ

Tiếp chúng tôi tại trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện, đồng chí Hoàng Chánh Tân cho biết:

- Nhân dân huyện Cao Lộc rất bức xúc và phẫn nộ về hành vi xúc phạm lảnh tụ Hồ Chí Minh của bị cáo Kèo Sòn Thuý, 8 tuổi, con ông Kèo Sòn Minh và bà Lừ Chảy Huệ. 

X-47B của Mỹ lại làm nên lịch sử

Hôm 10/7, UAV X-47B của Mỹ thực hiện thành công một trong những kỹ thuật khó nhất của ngành hàng không: bắt trúng dây hãm đà trên boong HKMH USS George H.W.Bush ngoài khơi Đại Tây Dương. 

Chiếc máy bay không người lái X-47B, do công ty Northrop Grumman Corp. chế tạo, cất cánh từ căn cứ Naval Air Station Patuxent River ở Maryland vào sáng ngày 10/7, bay một vòng trên biển Đại Tây Dương, trước khi đáp xuống chiếc hàng không mẫu hạm George H.W. Bush đang di chuyển ngoài khơi bờ biển tiểu bang Virginia. 

ĐI VÀO TIỂU THUYẾT - Vũ Hạ



Tôi vẫn thường trông thấy anh trên tuyến đường xe điện mỗi ngày từ sở về. Người đàn ông trung niên, không có gì đặc biệt. Anh hay vận bộ âu phục màu xám xậm với sơ mi trắng và cà vạt lụa – giống như hầu hết những người đàn ông khác trên xe về giờ nầy, giờ rời sở của người làm các việc văn phòng, chỉ khác là vóc dáng thanh thanh nhỏ nhắn của người Á Đông giữa Paris nầy cùng với sự cách biệt của riêng anh. Anh không nói chuyện với ai, chỉ ngồi yên đọc sách báo ; thỉnh thoảng rút cái điện thoại bỏ túi ra bấm bấm rồi lại nhét vào, gương mặt không tỏ cảm xúc gì, bình thản. Cũng có hôm anh tựa đầu vào thành xe ngủ gà ngủ gật, cái đầu tóc đen, cắt ngắn chốc chốc gục xuống rồi ngẩng phắt dậy, mắt hé mở rồi lại nhắm nghiền sau kính cận. Cái cặp da nâu đặt trên đùi nằm hờ dưới hai tay của ngày dài làm việc mệt nhọc. Chiếc xe điện giần giật lao đến phía trước. Tôi, anh cũng như những hành khách khác lắc lư theo nhịp di chuyển. Cứ thế, rồi cứ thế…

CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỚI CỦA TRUNG CỘNG VÀ TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM - Lê Duy San

Chủ nghĩa thực dân là một chủ nghĩa nhằm chiếm đoạt lãnh thổ của nước khác để cai trị, hầu dễ dàng chiếm đoạt tài nguyên của nước bị trị cũng như bóc lột nguồn lao động của dân bản xứ nhằm làm giầu cho nước mình được.

Người ta thường nghĩ rằng chủ nghĩa thực dân phát xuất từ Âu Châu vào thế kỷ 12, 13 khi người Bồ Đào Nha và các nước khác như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hòa Lan v.v… bắt đầu mở rộng lãnh thổ ra hải ngoại xa xôi như Phi Châu, Mỹ Châu, Á Châu và Úc Châu. Thực ra thì trước đó, từ lâu, người Trung Hoa cũng đã thi hành chủ nghĩa này, nhưng chỉ để xâm chiếm những nước chung quanh, bằng cớ là ngay từ thời Việt Nam lập quốc (2879 trước tây lịch) nước ta đã bị người Tầu (đời nhà Hán) xâm chiếm và lập thành quận huyện của họ để đô hộ.

Chủ nghĩa thực dân mỗi ngày một thịnh vượng và kéo dài tới đệ II Thế Chiến (1939-1945) thì bắt đầu suy thoái và tới giữa thập niên 50 (1954) thì được coi là chấm dứt và thay vào đó là việc các nước lớn và mạnh dùng ảnh hưởng kinh tế của mình để can thiệp vào nội tình chính trị của nước khác, nhỏ và yếu, để giành thị trường tiêu thụ mà người ta gọi đó là chủ nghĩa thực dân mới.

HẬN NGÀN THU - Trúc Đào

trucdao

Uất hận dâng cao cả bầu trời
Nhìn cờ cộng sản hồn tả tơi
Ai treo trên đất Canada nắng ấm
Có biết bao nhiêu trái tim đau???

Rời bỏ quê hương trong ngậm ngùi
Cờ vàng sọc đỏ đã buông xuôi
Lệ rơi thấm ướt bờ mi nhỏ
Uất hận trào dâng khóc triền miên !!!!

Kính cẩn nén nhang tạ ơn người
Những người chiến sĩ đã hy sinh
Anh hùng tướng lãnh đem mạng sống
Bảo vệ quê hương chết vinh quang!!!!

Tự hỏi con tim hỡi những người
An vui, hạnh phúc sống xa hoa
Có bao giờ biết rằng chân lý:
"Những thẻ bài rơi, trắng khăn tang"???

Có những người con quên cội nguồn
Cam lòng theo Cộng kiếm lợi riêng
Sao không tham nhũng giàu sang đến
Bán nước hại dân, bán lương tâm??!!

Tôi vẫn ước mơ có một ngày
Cờ vàng sọc đỏ theo gió bay
Quê hương sạch bóng quân Cộng Sản
"Vê Anh Nờ" (VN) là VIỆT NAM MUÔN NĂM!!!

Trúc Đào - Montreal.
(Biểu tình phản đối cờ máu tại Ottawa ngày 02/09/2014)



TÔI MUỐN BIẾT - CHÚNG TÔI MUỐN BIẾT - TOÀN DÂN VIỆT NAM MUỐN BIẾT - Ngô Quốc Sĩ

Tức nước ắc sẽ vỡ bờ. Trào lưu dân chủ đang dâng tràn và những thỏa hiệp bán nước bí mật như Hội Nghị Thành Đô phải được bạch hóa, hầu nhanh chóng đưa tập đoàn bán nước tại Ba Đình vào sọt rác của lịch sử. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Ngô Quốc Sĩ với tựa đề: "Chúng tôi muốn biết" sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Những ngày qua, dư luận trong nuớc cũng như ngoài nước sôi bỏng cực độ, nói đúng hơn là phẫn nộ tột cùng, trước sự tiết lộ của Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc về mật uớc giữa Trung Quốc và Việt Nam, xác định Việt Nam là khu tự trị của Trung Quốc! Mật ước đã đuợc cộng sản Việt Nam dấu kín và âm thầm thực hiện trong 24 năm qua, nay mới lọt ra ngoài làm cho dân Việt bàng hoàng đến uất nghẹn! Đâu là sự thật về mật ước phũ phàng đó? Giới trẻ trong nước, Phạm Thanh Nghiên và Phương Uyên dơ cao khẩu hiệu "tôi muốn biết". Hai mươi khuôn mặt gồm các Tướng Lãnh như Lê Hữu Đức, Lê Duy Mật, Nguyễn Trọng Vĩnh, và nhiều Đại Tá cùng một số nhân sĩ trong nước cũng phổ biến bản Kiến Nghị hô to khẩu hiệu"chúng tôi muốn biết". Nói chung, toàn dân Việt Nam muốn biết sự thật về mật nghị bán nước đã bị che dấu suốt 24 năm qua..

Về đây

Về đây, suối chẩy quen rừng
Về đây đường cũ ngập ngừng đón nhau
Ngỡ ngàng thiên cổ là đâu
Ô hay sau trước, trước sau cũng là
Về đây soi bóng nhìn ta
Bước đi ngàn dặm, tưởng xa hóa gần
Về đây quen thuộc thì thầm
Giấy thơm sách cũ lại nằm gối bên
Về đây tin bạn rối ren
Hỏi ra ngẫm chuyện Đào Tiềm lặng thôi
Về đây nhớ sóng ôn đồi
Mắt môi đã gặp, giọng cười đã nghe
Về đây vườn nhỏ sao khuya
Thềm vui bước bạn tựu tề hàn huyên
Về đây trăng gii lụa mềm
Tổ chim năm trước, vẫn nguyên chạc cành
Về quên mũ áo nặng mình
Dại khôn ngẫm chuyện thế nhân thuở nào

Phạm Thế Định

Người Sài Gòn nhớ Sài Gòn xưa

sai-gon-305.jpg
Đường phố Sài Gòn ngày nay.
RFA


Với những cư dân lâu năm của Sài Gòn, thành phố này ngoài ý nghĩa là nơi cư trú, đây còn là kỉ niệm và chiếc nôi văn hóa phía Nam đất nước, nơi lưu giữ những dấu vết cổ xưa để người Sài Gòn có thể ra đường, đi vài chục bước đã gặp những con phố sầm uất, phồn thịnh và trầm mặc, bắt gặp mùi hương lưu cửu của Sài Gòn ba trăm năm trước, và cách đó không xa, một Sài Gòn khác nhộn nhịp ngựa xe, ồn ào phố thị với nhịp điệu cuống cuồng, hối hả… Đó là đặc trưng của Sài Gòn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bóng dáng của Sài Gòn xưa đang dần mất đi, thay vào đó là một chuỗi những công trình bê tông hóa khiến cho thành phố ngày càng trở nên xa lạ với những ai từng gắn bó và sống với Sài Gòn.