Sunday 26 July 2015

MAI DƯƠNG: MỘT NĂM SAU - Lê Minh Thịnh lược dịch

Hè năm ngoái, nhật báo Montréal La Presse đăng câu chuyện Mai Dương, một người mẹ trẻ Canada gốc Việt mang bệnh ung thư máu (hay bệnh hoại huyết), và chỉ có phương pháp cấy tế bào gốc mới cứu nổi cô ta. Trong vòng nhiều tháng sau đó, chiến dịch "Hãy cứu Mai Dương" được bùng phát và là trọng tâm của giới truyền thông. Một năm sau, cô Mai Dương đã khoẻ trở lại. Đây là cuộc phỏng vấn với người thoát khỏi cơn bệnh nan y.

Vào một buổi sáng tháng Sáu đẹp trời, cô Mai Dương chờ chúng tôi ở cổng vườn nhà cô tại quận Mount Royal, thành phố Montréal. Con gái cô bé Alice 5 tuổi đang bám trên cổ. Với một nụ cười thật rạng rỡ, người phụ nữ trẻ, như thường lệ, từ chối cái bắt tay, và đưa cùi chỏ để thay thế. [Người bệnh tránh việc bắt tay vì sợ vi trùng trong người mình truyền qua người đối diện, cho nên đưa cùi chỏ ra để nhận sự bắt tay nồng nhiệt này]. Mặc dù đã 8 tháng trôi qua kể từ ngày cô được truyền tế bào gốc (cuống rốn) được thực hiện vào ngày 9 tháng 10 (năm 2014), hệ thống miễn nhiễm của cơ thể cô vẫn còn yếu ớt.

"Tôi không đánh cược (với số phận). Tôi không dùng phương tiện giao thông công cộng. Tôi đi chợ luôn dùng găng tay. Tôi trông kỳ dị, nhưng tôi quen rồi!", cô cười vui vẻ trả lời.

Không thấy dấu vết của những tế bào ung thư trong máu của Mai Dương, nhưng vẫn phải cảnh giác. Trong năm đầu tiên sau khi cấy tế bào gốc, 25% tới 30% số bệnh nhân tử vong vì bị nhiễm độc hay bị biến chứng. Cơ thể người bệnh chỉ có thể bình phục hoàn toàn sau 5 năm.

MỘT CÂU CHUYỆN TRUYỀN THÔNG

Mai Dương 33 tuổi khi được phám phá ra mang bệnh ung thư máu vào năm 2013. Con gái Alice vẫn còn nhỏ. Và Mai Dương mang bầu con thứ hai. Người theo nghề quảng cáo trẻ tuổi này phải phá thai để bắt đầu điều trị. Nhiều tháng sau đó, Mai Dương được khoẻ mạnh. Nhưng trong một lần đi khám thường lệ, bác sĩ báo rằng: cơn bệnh ung thư máu quay trở lại. “Lần chuẩn bệnh thứ hai thật khó chấp nhận. Tôi không thể tin chuyện này xảy ra lần nữa“, cô nhớ lại.

Vào lúc đó, chỉ có cấy tế bào gốc mới có thể cứu sống cô. Vì là người gốc Việt, cơ hội mà kiếm thấy người có tế bào gốc phù hợp với Mai Dương rất hạn chế. Người ghi danh hiến tế bào gốc từ các cộng đồng sắc tộc ở dưới mức tiêu biểu. Người ghi danh gốc Việt có khoảng 1% mà thôi.

Mai Dương được đưa vào khu điều trị cách ly tại bệnh viện Maisonneuve - Rosemont. Với những người bạn làm việc không lãnh vực quảng cáo, cô tạo ra một chiến dịch thu hút sự chú ý của quần chúng. Trang Facebook 'Save Mai Duong' được hình thành.

Nhật báo La Presse đăng một bài vào ngày 4 tháng 7. Ngày hôm sau, Mai được mời phỏng vấn khắp nơi. “(những lần phỏng vấn) ... giúp tôi trong những ngày sống cách ly. Bởi vì đó chính là phần gian nan nhất mà tôi phải trải qua: sống trong cách ly“.

“Khi mình tới đây, mình không biết bao giờ được xuất viện. Hơn hết, mình không biết nếu mình sẽ ra khỏi bệnh viện với một hy vọng là bệnh sẽ chữa khỏi hay cách nào làm giảm sự lo âu“.

Suốt mùa hè, những người ghi danh hiến tế bào gốc từ các cộng đồng sắc tộc ghi danh khá nhiều vào danh bạ của Tổ chức Huyết-học Québec (Héma-Québec). Chiến dịch đã thực sự thành công.

Trong vài tháng gần đây, chiến dịch "Save Mai Duong" đoạt được nhiều giải thưởng trong lãnh vực quảng cáo, đó là Giải Media 2015 của InfoPresse. "Tất cả những điều kiện đều thích hợp để chiến dịch được thành công. Thông điệp rất rõ ràng. Tin tức cũng không có gì mới", cô Mai Dương phân tích.

Khi chúng tôi mách rằng cô cũng là phát ngôn nhân có sức thu hút, cô Mai Dương cười. "Tôi cười dễ dàng. Rất tự nhiên. Người ta có thể không tiếp nhận thông điệp cùng một cách, nếu tôi thương hại chính tôi."

Ngay cả hôm nay đây, Mai ngạc nhiên thấy dân Quebecois đã nhanh chóng đón nhận cô nhanh chóng như thế nào. "Họ xem tôi như con gái của họ hay bạn thân thiết của họ. Thật không thể tưởng tượng nổi", cô nói.

CẤY TẾ BÀO GỐC THÀNH CÔNG

Vào mùa Thu năm 2014, vẫn không tìm ra được người có cùng tế bào tủy với Mai Dương. Thời gian trở nên cấp bách hơn. Các bác sĩ phải theo kế hoạch B: dùng tế bào máu cuống rốn. Cô Mai Dương - người nhỏ bé - có cơ hội dùng loại cấy tế bào cuống rốn này.

Ca cấy tế bào cuống rốn được thực hiện vào ngày 9 tháng 10. Bốn tuần cách ly sau đó, những tế bào ung thư trong máu của Mai Dương biến mất. Cô được xuất viện.

Thế là bắt đầu một khoảng thời gian chờ đợi, khi việc trực diện với sự nhiễm trùng trở thành ưu tiên. Để phòng ngừa, bé Alice không đi nhà trẻ nữa. Khi được hỏi rằng bé Alice có biết chuyện (gì xảy ra) không? Mai Dương xác nhận không. Bé Alice gần như đã biết rằng tôi đang bị bệnh. Nó vẫn thấy tóc tôi rụng. Rồi thấy tôi đeo khẩu trang. Thiệt là không đẹp tí nào đối với cháu. Nhưng như vậy thì tốt hơn".

Trong vòng 120 ngày đầu sau khi cấy tế bào gốc, Mai bị triệu chứng cơ thể loại bỏ những gì đã được cấy vào. "Tôi bị phản ứng ở da. Tôi cũng bị phản ứng ở đường ruột. Tôi phải bị cách ly trong một tuần", cô kể lại.

May mắn thay, mọi chuyện rồi cũng ổn thoả. Hôm nay, 100% huyết cầu của Mai được cho từ máu cuống rốn. Thiệt là không tưởng tượng nổi khi tôi nghĩ về nó. Khoa học làm nhiều cái không tưởng tượng nổi", cô kể tiếp.

VÀ TIẾP THEO ĐÓ

Mặc dù sự bình phục của Mai Dương có tiến triển, người phụ nữ ngành quảng cáo vẫn phải đẩy mạnh cuộc tìm kiếm tế bào gốc. Vào ngày 29 tháng 7, cô sẽ tổ chức một buổi quảng cáo về hiến máu tại toà nhà InfoPresse. Một nhóm người tuyển mộ những người ghi danh hiến tế bào gốc sẽ có mặt tại đó.

Mai cũng tham gia để khuyến khích môn khoa học này. "Đây chính là nguyên nhân cứu mạng tôi", cô nói. Vào ngày 12 tháng 9, người phụ nữ trẻ sẽ ráng đi một đoạn đường 86 cây số, có nêu tại trang webroulonspourlathérapiecellulaire.com 

Mùa hè vừa qua, trong khi được điều trị tại bệnh viện Maisonneuve-Rosemont, Mai Dương đã bàn việc này với Bác sĩ Huyết học Lambert Busque, "Mai hỏi tôi: Ông có website không? Ông có tích cực trong lãnh vực mạng xã hội không?" Câu trả lời là không. Cô ta bảo tôi, có lẽ ông giỏi về y khoa nhưng không giỏi về truyền thông. Cô ta bèn làm một cử chỉ đáng khích lệ: cô hứa rằng cô ta sẽ giúp chúng tôi tổ chức những buổi kêu gọi ghi danh hiến tế bào gốc vào năm sau, nếu cô ta khoẻ mạnh.

Năm nay, chương trình thách thức roulonspourlathérapiecellulaire.com đã có một trang mạng, đang hoạt động tích cực trên các mạng xã hội. Cảm ơn cô Mai Dương.

"Cô Mai Dương đã giúp chúng tôi phát triển lãnh vực chữa bệnh tế bào. Cô đã cung cấp một bộ mặt mà trước giờ thiếu vắng: những tế bào gốc từ những cộng đồng sắc tộc. Nó đại diện cho nguồn hy vọng. Những gì cô ta làm cho mọi người không thể kể hết được", Bác sĩ Busque trả lời.

Tại tư gia của cô Mai Dương, cuộc sống vẫn tiếp diễn. Những thói quen hằng ngày trở lại bình thường. Vào ngày chúng tôi viếng thăm, bé Alice vừa mới làm xong món Pinata dành cho bố vào ngày Kính Cha. "Tôi sẽ nghỉ ngơi, thư giãn với những việc nho nhỏ trong đời. Chẳng hạn như chải tóc cho con. Tôi không kiên nhẫn khi con nhỏ ăn rau trái chậm chạp. À, như vậy thì tốt. Mình không muốn bị tê liệt bởi những chuyện như vậy", Mai Dương nói.

Nhìn về tương lai như thế nào? "Với một thành ngữ: tính từng ngày một. Tôi đã lên kế hoạch nghỉ mát ở một ngôi nhà xinh xắn ở vùng quê. Thật ra, chuyện đời cũng không phải là xấu lắm", cô nói.

Nguồn: 
MAI DUONG, UN AN PLUS TARD - ARIANE LACOURSIÈRE - LA PRESSE