Friday 10 July 2015

Trung quốc và lời nguyền rủa

Đi chợ Wal-mart, đứng gần một ông Red neck( khó chịu và bảo thủ và hợm hỉnh ) nóng nảy liệng một lúc ba món đồ của Trung quốc xuống dưới kệ miệng lẩm bẩm” God damn China”  ( không dám dịch sợ thất lễ).  Sau khi xả stress xong, ông nhìn qua tôi và trợn mắt “Tôi xin lỗi” rồi cất bước.
Không nuốn cải chính, vì tôi không phải là người Trung quốc, hay cũng không có ý kiến về cảm xúc của một người dân yêu nước trong ngày lễ Độc Lập ( 4 tháng Bảy ).  Tôi đứng nhìn dãy hàng hóa có lẽ khoãng 90% là xuất xứ từ nước đông dân nhất thế giới, khí thế nghênh ngang và kiêu ngạo đến khó chịu của tâm trạng một người nghèo chưa giàu mà đã hợm hỉnh.  Sở dĩ tôi nói chữ chưa giàu ở đây Trung quốc chỉ từ là một nước nghèo vì dân đông, thiếu tài nguyên, thiếu nước uống và lương thực đang vươn lên.  Để nêu ra những con số cụ thể về tổng số lượng GDP hàng năm đã hơn Hoa Kỳ  (The Chinese economy is now worth $17.6tn, slightly higher than the $17.4tn the International Monetary Fund (IMF) estimates for the US From BBC). Và theo một bài báo  “Chính thức rồi ! Mỹ đứng hạng nhì ! », Brett Arends nói đến một vụ chấn động; đó là Mỹ không còn là cường quốc kinh tế mạnh nhất thế giới, mất đi vị trí chiếm giữ từ 1872, sau khi đánh bật Anh Quốc.  Trong 140 năm. Tuy nhiên bài báo có lưu ý, đó là tính theo chỉ số PPA, còn nếu tính GDP theo tỷ giá hối đoái, thì Hoa Kỳ vẫn hơn xa Trung Quốc, GDP của Mỹ sẽ là 17.416 tỷ, còn của Trung Quốc chỉ là 10.355 tỷ.

Thậm chí, nếu người ta đo lường sự hùng mạnh kinh tế của một nước qua chỉ số thu nhập bình quân đầu người thì Trung Quốc tuột xuống hàng thứ 89 thế giới, và quốc gia đứng đầu hiện nay là Qatar.

Với dân số hơn một tỷ tư, người già nhiều hơn người trẻ, đàn ông nhiều hơn đàn bà ( chính sách một con!) các thành phố lớn nhỏ có nhà máy đều làm cho đất, nước và không khí ô nhiểm.  Sản xuất  bất cứ cái gì; kể cả hàng giả và hàng độc hại từ thực phẩm cho đến hàng đa dụng. Từ lúc có sự thông báo chênh lệch về vị trí xếp hạng thì Trung quốc bắt đầu làm áp lực cho các ngân hàng thế giới về con nợ Hoa Kỳ là muốn thay đổi tiền tệ thế giới từ đồng Mỹ kim qua đồng Nhân dân tệ. Sau áp lực kinh tế là áp lực quân sự, Trung quốc mang tàu chiến ra chiếm, dành đảo và thiết lập, xây dựng những căn cứ quân sự ở các đảo dọc theo hình lưởi bò để củng cố sức mạnh chính trị.  Viện Khổng tử mở ra ở các trường đại học nước ngoài hay theo hình thức văn miếu ( tại Việt Nam) là tuyên truyền và tạo ảnh hưởng về văn hóa ( Hán hóa) một cách gián tiếp. Theo sự quan sát của nhiều người là: Trung quốc có thể dành mọi thứ trên tay người khác bằng bất cứ thủ đoạn nào, bây giờ họ muốn tiếp tục sự xâm lấn thế giới bằng bước tiến chinh phục của kẻ tham lam, bá quyền và nhiều thủ đoạn.  Khi đi đến Tô Châu, kể cả Hàn Châu tôi cũng có nhìn thấy các nhà sản xuất theo lối thủ công nghiệp làm tại nhà với một nhóm người ngồi ngoài sân, cắt dán, làm bằng tay những mẫu hàng hóa nhái và bán trà trộn nhập nhằng với hàng thật bằng giá rẻ, quảng cáo và lừa gạt.  Có lẽ câu hỏi của mọi người cũng giống như câu hỏi của tôi đó là tại sao với lối làm ăn như thế mà Trung quốc lại dẩn đầu thế giới về kinh tế? Theo mô hình của Trung quốc là kéo tất cả công việc về cho Trung quốc với giá hàng bán rẻ mạt, bằng cách hạ giá trị đồng nhân dân tệ, để giết chết nền kinh tế của các nước, lắp ráp ăn công, sản xuất cho các nước những vật liệu của các trang thiết bị điện tử và ăn cắp các thông tin công nghệ cũng như kỹ thuật quốc phòng…
Hình như thế giới của chúng ta đã có những phản ứng nhỏ, to, ít, nhiều về một đất nước đang lăm le chiếm chổ và đặt nhiều áp lực về sự thống trị của loại tạo ảnh hưởng rồi chiếm gi
Có một câu nói ở nơi nào có khói là có người Tàu.  Tôi cũng xin nói rỏ là Tàu có nghĩa là người di dân bằng thuyền thời xưa và nay vì nước nghèo, đói cho nên phải bỏ xứ ra đi nơi tha phương cầu thực.  Hiện nay các đại gia của Trung quốc cũng đang làm những chuyến di dân đến những nơi sống tốt như châu Âu và bắc Mỹ mang gia đình và tài sản ra nước ngoài, tôi cũng không ngạc nhiên thấy một quán cà phê ở ngay tại thủ đô Paris cở vài trăm tuổi, có một ông chủ người Trung quốc  ngồi phe phẩy cái quạt chào khách bằng tiếng Tây còn đậm đặc mùi xì dầu.  Người yêu văn hóa và sự thơ mộng cổ xưa sẽ không chấp nhận điều ấy, và họ lại càng phẩn nộ hơn khi các nhà máy, cảng và kể cả sân bay đang được điều đình để mua lại.  Mới vừa rồi trên những trang báo, có in tin tức từ châu Phi, những nhà yêu nước biểu tình tẩy chay Trung quốc vì nạn tham nhủng, mua tài nguyên theo lối hối lộ và để biểu trưng sức mạnh của một anh nhà giàu, xây tặng bệnh viện và chỉ sáu tháng sau bệnh viện sập vì tham nhủng, ăn cắp đã làm rổng ruột công trình xây cất (Điều này cũng dễ thấy ở các nước mà tham nhủng gần như trở thành một văn hóa… phong bì).  Tôi cũng không ngạc nhiên khi cầu xa lộ xây để nối liền Trung quốc và các tỉnh phía nam  có tuyến đường xuyên Việt đã đứt vả gẩy làm mấy đoạn, và trước đó vài năm sau một tháng khi tôi qua Thượng Hải, đã có đoàn tàu cao tốc lật nhào và tai nạn chết người vì do trục trặc k thuật.
Phần cuối bài của tôi muốn nói về sự xâm lấn của người Trung quốc đã đổ vào các thành phố phía bắc cũng như miền nam đã có hàng vạn người Trung quốc ( tôi không dùng danh từ là  người Hoa hay người Minh hương vì họ đã sống trên quê hương ta đã bao nhiêu đời và họ cũng trở thành một thành phần người thiểu số của nước Việt ta ). Nếu văn hóa, bản sắc dân tộc của chúng ta mạnh và có thể ảnh hưởng và đồng hóa người di dân để biến họ thành một phần của dân tộc như Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ, nhiều người di dân đời thứ hai trở lên đã mất dần tiếng nói, và phong tục hay văn hóa nếu họ sống xa cộng đồng của dân tộc gốc.  Chỉ trừ người Trung Hoa ở phố Tàu (những tổ tiên xa xưa của họ đến Mỹ bằng tàu để làm đường rầy xe lửa).  Họ có trường học riêng dạy Hoa ngữ và Anh ngữ, họ vẫn sống như những người Trung Hoa độc lập, tuy cũng có ảnh hưởng ít nhiều của văn hóa Mỹ.  Nhưng Việt Nam thì tôi e là rất khó khăn, vì chúng ta không thể nào giống được Hoa Kỳ từ sự độc lập, văn minh và dân chủ.  Chỉ sợ Hán hóa là điều không thể nào tránh khỏi.
Có một ai đã nói: “Nguyền rủa" là một ước mơ thấp hèn, không có hữu hiệu vì phản sự hợp lý và tinh thần khoa học. "Cầu Nguyện" cũng là một ước mơ đầy hoang tưởng. Một con người có học thức thực sự, thông minh, tự trọng, và tự cường không cầu nguyện và không nguyền rủa.
Vây thì nếu ta không nguyền rủa hay cầu nguyện cho sự thoát Hán ( Vấn nạn Trung quốc) chúng ta phải làm gì đây? Cho phải lẽ!!!

Hồng Lĩnh