Tuesday 4 August 2015

Chuyện Biển Đông

Trung Cộng có thể sắp xây đường băng thứ hai ở Trường Sa
Hình ảnh vệ tinh cho thấy đường băng thứ nhất dài 3.000 mét trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy đường băng thứ nhất dài 3.000 mét trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.
 03.08.2015
Bắc Kinh có thể đang chuẩn bị xây dựng đường băng thứ hai ở khu vực có tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa, hãng thông tấn AFP trích thuật thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết như vậy hôm 8/3.
Trung Quốc gần đây đã tăng cường các hoạt động bồi đắp các bãi đá, xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Vào trung tuần tháng 7, các hình ảnh từ vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng đường băng thứ nhất dài 3.000 mét trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Đây được xem là đường băng dài nhất trong khu vực và mục tiêu cuối cùng là để phục vụ cho các hoạt động chiến đấu.
Theo CSIS, các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy một bãi đá khác là Đá Xu Bi, nơi có 988 ha đất đã được cải tạo, cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị để xây dựng một đường băng có chiều dài tương tự như đường băng ở Đá Chữ Thập.
Cơ quan này nói căn cứ không quân của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập sẽ cho phép Bắc Kinh triển khai phi đội máy bay chiến đấu và máy bay trinh sát biển. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể sử dụng căn cứ không quân cho việc tuần tra hay các hoạt động tấn công có giới hạn để chống lại các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Bắc Kinh.
Cũng theo CSIS, Malaysia là nước có đường băng dài thứ hai ở khu vực Đá Hoa Lau với chiều dài 1.368 mét.
Việt Nam tuy là nước đầu tiên xây đường băng ở khu vực này vào năm 1976 nhưng đường băng của Việt Nam là ngắn nhất trong khu vực, chỉ có 550 mét.
Nguồn: AFP, The Economic Times


ngày 03-08-2015 17:07
Trung Quốc không muốn bàn về Biển Đông tại ARF
mediaBắc Kinh không muốn thảo luận các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cuộc gặp với ASEAN tại Kualar Lumpur, Malaysia từ ngày 4-6/08/2015.AFP
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu Zhengmin), ngày hôm nay, 03/08/2015, tuyên bố, không nên thảo luận các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trong cuộc gặp với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tại Kualar Lumpur, Malaysia.
Các hoạt động ngoại giao của ASEAN chính thức khởi động từ tối nay, 03/08, tại thủ đô Malaysia. Theo lịch trình, Diễn đàn An ninh Khu vực – ARF sẽ được tổ chức vào ngày 06/08, với sự tham dự của ASEAN và nhiều đối tác như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Úc, Liên Hiệp Châu Âu, Nga, Ấn Độ.
Nói với hãng tin Reuters, bên lề Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cho rằng, cuộc gặp này nên tránh đề cập đến vấn đề Biển Đông, vốn rất nhậy cảm và các nước bên ngoài ASEAN cũng không can dự vào hồ sơ này.
Theo lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc, cuộc gặp với ASEAN « không phải là diễn đàn thích hợp. Đó là diễn đàn thúc đẩy hợp tác. Nếu phía Mỹ nêu hồ sơ này ra, đương nhiên, chúng tôi sẽ phản đối ».
Hồ sơ Biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự chính thức, nhưng nhiều nước hy vọng vấn đề này sẽ được thảo luận trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do các tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông.
Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về thái độ ngày càng quyết đoán của Trung Quốc và có thể tranh thủ dịp này để nhắc lại lời kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt các hoạt động bồi đắp, tôn tạo đảo nhân tạo ở các vùng có tranh chấp.
Tuần trước, Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ « quân sự hóa » vùng Biển Đông qua việc tổ chức tuần tra và tập trận chung với một số nước trong khu vực, đặc biệt là với Philippines. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ngày hôm nay, cũng nhắc lại cáo buộc này.
Hôm qua, Philipipnes cho biết là trong cuộc gặp hồi tuần trước ở Thiên Tân, Trung Quốc, ASEAN và Bắc Kinh đã đồng ý về nguyên tắc thiết lập « đường dây nóng » liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông. Theo ông Lưu Chấn Dân, đây là một dự án « cần thiết » nhưng chưa có những thảo luận cụ thể về cơ chế hoạt động của đường dây nóng. Hai bên đang tính tới việc lập một nhóm công tác phụ trách dự án này.


ngày 03-08-2015 11:54
Biển Đông: Quân đội Philippines kêu gọi ASEAN cùng phản đối Trung Quốc
mediaHôm 20/4/2015, tướng Gregorio Pio Catapang Tư lệnh quân đội Philippine, giới thiệu các hình ảnh chụp vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang tiến hành bồi đắp đảo tranh chấp trong Biển ĐôngREUTERS/Romeo Ranoco
Trong thông cáo công bố ngày 02/08/2015 phát ngôn viên Quân đội Philippines, Đại tá Restituto Padilla khẳng định :Nếu Châu Á và ASEAN đồng thanh lên tiếng, sẽ ngăn cản được Trung Quốc dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông. 
Quân đội Philippines lấy làm tiếc là tới nay, mới chỉ có Philippines và Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành vi lấn chiếm biển đảo của Trung Quốc.
Về phần nhật báo Mỹ, New York Times không nêu rõ thời điểm nhưng trích lời phát ngôn viên quân đội Philippines. Đại tá Padilla đưa ra nhiều bằng chứng về các hoạt động xây dựng đảo tại các bãi đá đang có tranh chấp chủ quyền trong vùng biển mà Manila gọi là Biển Tây Philippines ( tức Biển Đông). 
Tháng 6/2015 Trung Quốc thông báo gần hoàn tất công viêc bồi đắp đảo nhân tạo và đang chuẩn bị nâng cấp các cơ sở vừa xây dựng xong. Phía Philippines không xác nhận là Bắc Kinh đã hoàn tất các dự án trong vùng như đã thông báo hay không.
Theo phát ngôn viên quân đội Philippines, « Các bằng chứng đó làm dấy lên mối quan ngại trong hàng ngũ của các nhà nghiên cứu và đây cũng là lập trường luôn được Manila bảo vệ từ trước tới nay ». Quan chức Philippines này nhấn mạnh là ngày càng có nhiều tiếng nói chia sẻ lo ngại của Manila trước những hành vi lấn chiếm của Trung Quốc. Điều đó cũng cho thấy rằng « nếu như tất cả các quốc gia cùng lên tiếng, chứ không chỉ có một tiếng nói lẻ loi, thì Trung Quốc sẽ phải lắng nghe và không thể áp đặt các quốc gia trong vùng bằng sức mạnh ». 
Đại tá Padilla lưu ý : một số quốc gia, kể các các nước trong vùng Đông Nam Á vì lợi ích kinh tế đã do dự lên tiếng phản đối Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông. Chỉ có Việt Nam và Philippines là mạnh dạn chống đối Bắc Kinh đòi hỏi chú quyền đối với hơn 80 % diện tích vùng biển này.
Do vậy theo phát ngôn viên của Quân đội Philippines, cách duy nhất cho phép giải quyết tranh chấp biển đảo trong khu vực là Hiệp hội các nước Đông Nam Á phải hợp lực, « đồng thanh ngăn chận Trung Quốc » thao túng khu vực. ASEAN không nên quá sợ thiệt thòi về mặt kinh tế khi làm phật lòng Bắc Kinh bởi, theo tướng Padilla, Trung Quốc cũng cần các đối tác thương mại Đông Nam Á.