Wednesday 5 August 2015

Vịnh Hạ Long bị đe dọa bởi than trôi xuống do mưa lũ - Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Đập chắn 790 hiện là một điểm xung yếu, nguy cơ mất an toàn cao nhất tại TP Cẩm Phả hiện nay. Do lượng nước từ đầu nguồn đổ về quá lớn gây sạt lở ta luy, dịch chuyển bề mặt và có nguy cơ bị vỡ.
Đập chắn 790 hiện là một điểm xung yếu, nguy cơ mất an toàn cao nhất tại TP Cẩm Phả hiện nay. Do lượng nước từ đầu nguồn đổ về quá lớn gây sạt lở ta luy, dịch chuyển bề mặt và có nguy cơ bị vỡ. (02 tháng 8, 2015)
 Ảnh Báo Quảng Ninh
Khu di sản thiên nhiên thế giới- Vịnh Hạ Long, bị đe dọa bởi thải than trôi xuống trong đợt mưa kỷ lục kéo dài nhiều ngày vào cuối tháng 7 sang đầu tháng 8 vừa qua.
Đây là cảnh báo được đưa ra và thực tế ra bất lợi cho một khu di sản thiên nhiên thế giới như thế trong tình hình thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậy gây nên ra sao?
Cảnh báo
Nhóm chuyên bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường có tên Waterkeeper® Alliance, trụ sở chính tại New York vào ngày 30 tháng 7 và 1 tháng 8 vừa qua ra hai thông cáo báo chí với cảnh báo xỉ than bị nước lũ cuốn trôi từ những bãi chứa sẽ là mối nguy cho cộng đồng cư dân, động vật hoang dã và Khu di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long.
Theo thông cáo báo chí của Waterkeeper Alliance thì thành phố Cẩm Phả bị tràn ngập xỉ thải của các mỏ than. Hình ảnh cho thấy dân chúng thành phố trên đường tránh lũ phải lội trong nước bùn xỉ than.
Ngành khai thác than thải ra một lượng lớn xỉ trong đó có những chất nguy hiểm đến sức khỏe con người và môi trường gồm các kim loại nặng như asen, boron, barium, cadmium, chrome, chì, măng gan, selenium va thalium.
Tiến sĩ Aaron Bernstein, giảng viên trường Y Đại học Harvard, cũng đồng ý cho rằng nước lũ từ những bãi than lộ thiên chắc chắn có chứa những kim loại nặng độc và những chất độc hại khác. Những nghiên cứu trước đây cho thấy đất đại tại khu vực này của Việt nam có thể bị nhiễm độc do nước lũ đưa đến giống trường hợp tại New Orleans sau trận bão Katrina.
Giám đốc Năng lượng Sạch và An toàn của Waterkeeper Alliance, bà Donna Lisenby, được trích dẫn trong thông cáo báo chí nói rõ cần phải tiến hành những bước để bảo vệ ngay các cộng đồng cư dân và môi trường đang gặp nguy cơ từ các mỏ than lớn và những hồ chứa xỉ than của những nhà máy nhiệt điện quanh Vịnh Hạ Long.
Nước lũ từ những bãi than lộ thiên chắc chắn có chứa những kim loại nặng độc và những chất độc hại khác. Những nghiên cứu trước đây cho thấy đất đại tại khu vực này của Việt nam có thể bị nhiễm độc do nước lũ đưa đến giống trường hợp tại New Orleans sau trận bão Katrina
Tiến sĩ Aaron Bernstein
Waterkeeper Alliance tỏ ra rất quan ngại trước các kế hoạch của chính quyền Việt Nam cho mở rộng đáng kể việc sử dụng nhiệt năng từ than, trong khi vẫn có giải pháp đầu tư cho ngành năng lượng tái tạo sạch không gây ra hằng triệu tấn chất thải hằng năm như than.
Theo bà Donna Lisenby thì thảm họa ở Quảng Ninh cho mọi người thấy rõ là chưa có đầy đủ nổ lực bảo vệ các cộng đồng quanh Vịnh Hạ Long trước mối nguy lũ xỉ than.
Waterkeeper Alliance cho biết họ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc kiểm tra và tổng kết tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước cũng như tác động khác do nhiễm xỉ thải than tại Hoa Kỳ cũng như khắp thế giới. Từ đó Waterkeeper Alliance kết luận rằng các bãi chứa xỉ thải than là những quả bom nổ chậm nếu không được xây dựng đúng cách để chịu đựng các đợt mưa lớn.
Waterkeeper Alliance cho biết Vịnh Hạ Long bị vây quanh với hơn 5700 hecta các mỏ than lộ thiên và ba nhà máy điện chạy bằng than.
Waterkeeper Alliance nhắc rằng thàm họa như ở Quảng Ninh vừa qua là một hồi chuông cảnh báo cho chính phủ Việt Nam.
Sắp tới đây tình trạng biến đổi khí hậu sẽ khiến cho những hiện tượng thời tiết cực đoan như đợt mưa kỷ lục ở Quảng Ninh vừa qua trở nên thường hơn; do đó chính quyền Việt Nam phải xem xét lại kế hoạch cho xây dựng thêm những nhà máy chạy bằng than và khai thác thêm mỏ. Cần phải xét đến các mối nguy đối với sức khỏe con người và an toàn xuất phát từ các vấn đề do xỉ thải của than gây nên.
Hiện nay nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới đang chọn đi theo hướng đoạn tuyệt với than và họ cho rằng phát triển, cũng như môi trường và khí hậu có thể được cải thiện mà không cần có than.
Ý kiến hai phía
Ngay sau khi Waterkeeper Alliance ra thông cáo báo chí, chúng tôi có cuộc trao đổi với bà Donna Lisenby.
Đại ý bà này cho biết may mắn vào năm ngoái bà có chuyến đến làm việc tại Vịnh Hạ Long. Cũng như nhiều người khác trến thế giới bà này bị cuốn hút bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của khu di sản thiên nhiên thế giới này và những cảnh sống của người dân quanh Vịnh.
Trong đợt đó bà cũng thực hiện việc đi thực tế đến những mỏ than và nhà máy điện chạy than trong khu vực.  Lá một người tham gia phong trào bảo vệ nguồn nước sạch như Waterkeeper Alliance bà tiến hành kiểm nghiệm chất lượng nước tại khu vực Vịnh Hạ Long.
Từ những kết quả có được bà tỏ ra rất quan ngại về những tác động ngày càng gia tăng từ những mỏ than và những nhà máy nhiệt điện chạy bằng than quanh Vịnh Hạ Long.
Than chảy từ mỏ than Cọc Sáu (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) về suối B5-12 và đổ ra biển - Ảnh: Tiến Thắng/Tuoitre
Than chảy từ mỏ than Cọc Sáu (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) về suối B5-12 và đổ ra biển - Ảnh: Tiến Thắng/Tuoitre
Waterkeeper Alliance tỏ ra rất quan ngại trước các kế hoạch của chính quyền Việt Nam cho mở rộng đáng kể việc sử dụng nhiệt năng từ than, trong khi vẫn có giải pháp đầu tư cho ngành năng lượng tái tạo sạch không gây ra hằng triệu tấn chất thải hằng năm như than
Mối quan ngại đó của bà được chia sẽ với những người bạn Việt Nam với cảnh báo nếu như những mỏ than và các nhà máy nhiệt điện chạy than tiếp tục phát triển thêm ra thì chúng sẽ gây hại cho Vịnh Hạ Long và tương lai Vịnh này sẽ bị hủy diệt.
Bà cũng bày tỏ quan ngại cho những chủ các cửa hiệu, nhà hàng, ngư dân trong vùng sống nhờ vào khu di sản thiên nhiên này.
Nay theo bà Donna Lisenby đợt mưa lũ xảy ra một năm sau chuyến đến thăm Vịnh Hạ Long của bản thân thực sự những mỏ than và nhà máy nhiệt điện chạy than đang gây ra những tác động bất lợi như bà từng quan ngại.
Tình trạng này lại khiến bà thêm lo cho người dân, nền kinh tế của khu vực và tương lai của Vịnh Hạ Long.
Vấn đề quan ngại của bà Donna Lisenby được chúng tôi nêu ra với ông Trần Trọng Trung, phó chủ tịch Thường trực của thành phố Hạ Long, nhưng ông này bác bỏ cho rằng Vịnh ở xa nên không thể có những tác động, đặc biệt trong đợt mưa lũ vừa qua:
“Làm gì có than trôi xuống Vịnh, không có đâu. Ngoài Vịnh mưa nhưng không có gió nên không ảnh hưởng gì cả!”
Chúng tôi cũng nêu trình bày của ông Trần Trọng Trung cho bà Donna Lisenby thì bà này có ý kiến:
Bà Donna Lisenby cám ơn vì đã cho bà biết quan điểm từ phía chính quyền. Và bà nói một trong những lý do trong thông cáo báo chí đưa ra có đường nổi để mở hình bản đồ là nhằm  chứng tỏ cho thấy những không ảnh chụp Vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long và những vùng lân cận gần như thế nào các mỏ than và những mỏ đó lớn ra sao.
Không ảnh cho thấy ba nhà máy nhiệt điện và ba mỏ than rất sát với Vịnh Hạ Long. Một mỏ khổng lồ có qui mô lớn hơn một sân vận động bóng ném lớn nhất thế giới. Mỏ này nằm ngay sát Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh.
Bên phải bản đồ có thể thấy thêm hai mỏ than lộ thiên khác và hai nhà máy nhiệt điện chạy bằng than nữa. Tất cả vây lấy cộng đồng dân cư bị ngập lụt vừa qua và nhà cửa, hàng quán của họ bị bùn than tràn ngập. Theo bà Donna Lisenby thì người ta không thể nào chối bỏ thực tế về sự hiện diện của ba mỏ than lộ thiên và ba nhà máy nhiệt điện chạy than vây lấy khu dân cư và sát Vịnh Hạ Long như thế.
Cũng như trong thông cáo báo chí đưa ra, bà Donna Lisenby nhắc lại trong tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay thì trong thời gian tới những tác động bất lợi sẽ tệ hại hơn lên.
Con đường duy nhất mà các nhà lãnh đạo Việt Nam phải chọn là loại trừ việc sử dụng than, đầu tư vào những loại năng lượng tái tạo sạch mà Việt Nam cũng dồi dào như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
Theo bà Donna Lisenby thì trong những thập niên 30, 40, 50 của thế kỷ trước Hoa Kỳ không có được công nghệ năng lượng mặt trời, năng lượng gió… như Việt Nam hiện nay. Do vậy đây là cơ hội mà Việt Nam nên nắm bắt và loại trừ việc dùng than để phát điện tiếp tục gây ô nhiễm, gây hại cho môi trường và đặc biệt cho di sản thiên nhiên vô cùng quí giá của Việt Nam là Vịnh Hạ Long.
Mưa lũ kỷ lục
Xin được nhắc lại đợt mưa suốt nhiều ngày từ 25 tháng 7 đổ xuống khu vực tỉnh Quảng Ninh nơi có Vịnh Hạ Long nổi tiếng của Việt Nam được đánh giá là lớn nhất trong gần nửa thế kỷ qua. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Việt Nam thì lượng mưa trong những ngày từ 25 đến 28 tháng 7 ở khu vực Quảng Ninh giao động từ 500-700 mm; một số nơi như Cô Tô là 810mm và Cửa Ông 870 mm.
Tính đến cuối tháng 7 có hơn 20 người thiệt mạng và mất tích do đợt mưa lớn gây ngập lụt rất nhiều nơi tại Quảng Ninh. Nhiều khu dân cư bị nhấn chìm, nhiều khu đồi núi bị sạt lở nghiêm trọng. Nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị phá hủy như tuyến ống D800 của Nhà máy nước Diễn Vọng bị gãy
Tính đến cuối tháng 7 có hơn 20 người thiệt mạng và mất tích do đợt mưa lớn gây ngập lụt rất nhiều nơi tại Quảng Ninh. Nhiều khu dân cư bị nhấn chìm, nhiều khu đồi núi bị sạt lở nghiêm trọng. Nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị phá hủy như tuyến ống D800 của Nhà máy nước Diễn Vọng bị gãy. Đây là tuyến ông chính cấp nước sạch cho hai thành phố Hạ Long và Cẩm Phả.
Có 31 ngàn quân phải sẵn sàng ứng phó với tình hình mưa lũ ở Quảng Ninh.
Thống kê ban đầu của tỉnh Quảng Ninh nói đợt mưa lũ lịch sử vừa qua cho thấy thiệt hại về vật chất toàn tỉnh là chừng 2 ngàn tỷ đồng.
Chỉ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Đức Long phát biểu với báo giới trong nước rằng do mưa lũ quá lớn trong khi đó hệ thống thoát nước trong các khu vực đô thị của tỉnh không thoát nước kịp thành ra bị ngập úng trên diện rộng.
Ông này cho biết tại thành phố Hạ Long có 12 người thiệt mạng, trong số này 11 người bị vùi lấp do sạt lở đồi. Ông Nguyễn Đức Long nói rằng thành phố Hạ Long nằm trên các sườn đồi nên khi mưa lớn các túi nước trên núi dễ bục và gây nên sạt lở. Ông chủ tịch tỉnh Quảng Ninh nói cơ quan chức năng có yêu cầu bà con di dời nhưng dân chủ quan không nghe nên mới dẫn đến thiệt mạng.
Mạng báo Tuổi Trẻ trích phát biểu của tiến sĩ Lê Quốc Hùng, phó viện trưởng Viện Địa Chất và Khoáng sản, Bộ Tài Nguyên Môi trường cho rằng do đất đai yếu, thảm thực vật sơ mỏng làm cho quá trình bão hòa lớp đất trên bề mặt xảy ra rất nhanh. Ông này cho rằng các sườn đồi, sườn dốc như ở các nơi bị sạt lở ở Quảng Ninh khó có thể chịu được cường độ mưa lớn như vừa qua.
Truyền thông trong nước loan tin trong những ngày mưa lũ nhiều người dân tại các khu vực giáp ranh phường Cẩm Phú và Cẩm Sơn, thành phố Cẩm Phả đã không ngại mưa gió trầm minh trong dòng nước để vớt than trôi từ những điểm tập kết trên thượng nguồn trôi xuống.
Tạp chí Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.