Saturday 12 September 2015

CĂN CƯỚC NGƯỜI TỴ NẠN

Ngày hôm nay, 9/11/2015 sáng dậy, cầm tờ báo LATIMES ở nam Cali trong tay, tôi vẫn nghĩ một ngày không quên này sẽ được in lên trên trang nhất của báo để kỷ niệm tai họa khủng bố đã xẩy ra 14 năm trước đây vào năm 2001.

Điều ngạc nhiên là dở từng trang báo một, tôi không thấy một hàng tít lớn nào, không một bài viết của báo cũng như của bạn đọc được đăng lên hôm nay.

Tờ báo hoàn toàn loan tin hàng ngày bình thường trừ cái mình muốn được xem.

Có phải người Mỹ đã muốn để một quá khứ và kỷ niệm đau buồn này nằm bình yên sau lưng và tiếp tục ngẩng cao đầu bước tới tương lai với một vết thương dấu kín?

Tôi tin chắc rằng họ không quên và cũng không phải họ không muốn nhớ.

NIềm tự hào của họ rất lớn và sức sống vươn lên của họ không bao giờ đứng lại.

Bằng mọi giá, khi tòa tháp đôi đã sụp đổ nhưng ý nghĩ phải có một tòa tháp khác được dựng lên ngay tại chỗ này và cạnh khuôn viên tưởng niệm đã được họ chuẩn bị trong đầu bởi không thể để cho nước Mỹ sụp đổ ở đây.

Ý tưởng này đã được vạch ra sau cuộc sụp đổ tòa tháp đôi bởi niềm tự ái dân tộc và niềm tự hào của Mỹ Quốc. Trễ hay bao lâu đi nữa, một tòa tháp cao phải được xây lại ngay đây.

Vi vậy, họ đã mất 6 năm dọn dẹp đất đai để bắt đầu khởi công từ tháng 4, 2006 và hoàn thành tháng 9, 2014. 

Hơn 8 năm sau, niềm tự hào của họ đã vươn lên lại.

Một tòa tháp đơn One World Trade Center có chiều cao 1776 feet đã có mặt.

Chiều cao này là con số cố ý trùng hợp với kỷ niệm thời gian Bàn tuyên ngôn độc lập của Hợp Chủng Quốc Hoa Ký được ký kêt vào năm 1776. 
Sự trùng hơp này có lẽ muốn mang ý nghĩa rẳng khi đất nước Hoa Kỳ được sinh ra và tồn tại từ năm 1776 thì One World Trade Center chính là hiện thân của đất nước trên đường dài lịch sử này. Nó phải mang con số 1776 feet trong độ cao của nó.

Phải có nó thì chuyện buồn kia từ đây trở đi không cần phải che dấu nữa mà sẽ được khép lại hoàn toàn trong tâm trí người Mỹ.

Một trang sử đau thương sẽ được lật qua.

Trong khu nhà tôi ở, hôm nay cuộc sồng vẫn bình thường như mọi ngày.

Tôi lang thang trong xóm để cố tìm được xem một người Mỹ nào đó trong khu có nhớ đến ngày 9/11/2001 hay không.

Người tìm ra thì không có nhưng trước mặt nhà tôi, chéo bên kia đường, ở trên lầu, có một lá cờ Hoa Kỳ được treo ra nhưng rũ xuống.

Một lá cờ duy nhất trong xóm ở đây tôi tìm được.

Tôi thấy vui trong lòng và chợt hiểu ra rằng: người Mỹ họ không bao giờ quên ngày 9/11.
Thế cũng đủ để tôi khỏi phải dở báo ra tìm và đọc hay hỏi han ai cả.

Câu hỏi của tôi đã có một ngưởi im lặng trả lời.

Nguyễn Ngọc Phúc
  


Inline image
Construction of below-ground utility relocations, footings, and foundations for the new building began on April 27, 2006. One World Trade Center became the tallest structure in New York City on April 30, 2012, when it surpassed the height of the Empire State Building. The tower's steel structure was topped out on August 30, 2012. On May 10, 2013, the final component of the skyscraper's spire was installed, making the building, including its spire, reach a total height of 1,776 feet (541 m). Its height in feet is a deliberate reference to the year when the United States Declaration of Independence was signed. The building opened on November 3, 2014
Thank you.
Phil Nguyen

Người dân Mỹ cắm 3000 lá cờ tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ khủng bố 11/9

14 năm đã trôi qua, kể từ ngày vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9 đã cướp đi sinh mạng của 3000 người dân Mỹ gây chấn động toàn thế giới. Những ngày này, ở khắp mọi nơi trên đất Mỹ, người dân đều tổ chức những hoạt động tưởng niệm các nạn nhân xấu số trong vụ việc.

Sự kiện 11 tháng 9 (thường được viết tắt 9/11 hoặc sự kiện 911) là một loạt tấn công khủng bố cảm tử có phối hợp tại Mỹ, diễn ra vào thứ Ba, ngày 11/9/2001. Một nhóm không tặc gần như cùng một lúc cướp bốn chiếc máy bay hành khách hiệu Boeing đang trên đường bay nội địa trong nước Mỹ. Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, Thành phố New York - mỗi chiếc đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, cả hai tòa tháp bị sụp đổ. Một nhóm không tặc khác lái chiếc phi cơ thứ ba đâm vào tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tại Lầu Năm Góc ở Quận Arlington, Virginia. Chiếc máy bay thứ tư rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville thuộc Quận Somerset, Pennsylvania, cách Pittsburgh 129 km (80 dặm) về phía Đông, sau khi hành khách trên máy bay chống cự lại nhóm không tặc này.

Nếu không tính 19 tên không tặc, có tổng cộng 2.974 người thiệt mạng trong vụ tấn công và 24 người mất tích được xem như đã chết. Theo phúc trình của Ủy ban 11/9, các không tặc đã biến những chiếc máy bay thành những quả bom tự sát lớn nhất trong lịch sử. Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 là một trong những sự kiện quan trọng đáng chú ý nhất trong thế kỷ 21, và là một trong những vụ khủng bố gây thiệt hại nhiều nhất về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, và quân sự của lịch sử Hoa Kỳ cũng như những nơi khác trên thế giới. Sự kiện này không chỉ khiến người dân Mỹ hoảng loạn mà còn khiến người dân trên toàn thế giới bàng hoàng và đau xót.

Ngày 10/9, người dân ở bang Illinois, Mỹ đã cắm hơn 3000 lá Quốc kỳ để tưởng nhớ các nạn nhân xấu số trong vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2011. 14 năm đã trôi qua, nhưng nỗi ám ảnh về vụ khủng bố vẫn chưa nguôi ngoai trong lòng những người dân Mỹ.

9-2a7dc

10-2a7dc

11-2a7dc

14-99a71
Người dân bang Illinois cắm 3000 lá cờ để tưởng nhớ 3000 nạn nhân xấu số trong vụ khủng bố kinh hoàng.

15-99a71

16-99a71

17-99a71

18-99a71
Mỗi lá cờ đại diện cho linh hồn của một người xấu số.

Nhiều người dân ở New York cũng đã mang hoa đến khu tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố đẫm máu ngày 11/9 trong tâm trạng u buồn và tiếc thương vô hạn. Đài Tưởng niệm Quốc gia 11/9 là công trình tưởng nhớ các nạn nhân của cuộc tấn công khủng bố vào tòa tháp đôi của Trung tâm thương mại Thế giới tại New York được xây dựng ở vị trí cũ tại Tòa tháp đôi của WTC đã bị phá hủy (nay gọi là Khu vực số 0 - Ground Zero). Đài tưởng niệm được khánh thành ngày 11/09/2011, đúng 10 năm sau kể từ ngày bị khủng bố.

1-2a7dc
Những người đến đây đều mang tâm trạng ưu tư.

6-2a7dc

3-2a7dc

4-2a7dc
Bất chấp trời mưa, vẫn có rất đông người dân tới đặt hoa tại khu tưởng niệm.

2-2a7dc

21-99a71

19-99a71
14 năm đã qua đi, nhưng nỗi mất mát mà vụ khủng bố để lại chưa bao giờ nguôi ngoai trong lòng người dân Mỹ.