Saturday 14 November 2015

Thứ Sáu ngày 13 đẫm máu ở Paris

Lý giải vì sao năm 2015 có tới ba ngày thứ 6 ngày 13
       Ngày 13.11.2015 được xem là ngày đẫm máu nhất đối với nước Pháp.


Cảnh sát dưới chân Tháp Eiffel, Paris

Đặt hoa trước cửa Đại sứ quán Pháp ở Kiev

Lãnh sự quán Pháp ở San Francisco

Tòa đại sứ Pháp ở Tokyo, Nhật

Đại sứ quán Pháp ở Đức

Nhà hát Bataclan ở Paris. Ảnh: Đặng Thanh Hương

Cảnh sát có vũ trang xông vào giải cứu con tin ở nhà hát Bataclan, Paris

Người dân xếp hàng tự nguyện hiến máu tại Paris

Quang cảnh sơ tán sau khi xảy ra nổ súng tại Paris











Tờ Times ra tại Anh sáng 14/11/2015

Những dòng chữ tưởng niệm nạn nhân

Một tiếng nổ rất lớn gần sân vận động Stade de France tại vùng St. Denis ngoại ô phía đông Paris nơi tôi tới để chụp hình đưa tin về trận đấu giao hữu giữa đội tuyển quốc gia Pháp và đội tuyển Đức diễn ra được 16 phút. Sau đó 5 phút lại một vụ nổ nữa cũng ngay gần tại sân vận động.

Tổng thống Pháp cũng đến xem trận đấu đã được các cận vệ di tản tuy trận đấu vẫn diễn ra bình thường.

Tôi thấy sau đó khán giả được mời xuống mặt sân trong khi cảnh sát kiểm tra những trạm metro và RER trước khi giải tỏa từng nhóm nhỏ khỏi khu vực St.Denis.

Đây là lần đầu tiên những nhóm tấn công sử dụng biện pháp đánh bom tự sát trên lãnh thổ Pháp.

Đồng thời phối hợp với hành động khủng bố này còn có một loạt vụ xả súng tại Paris trong những quán bar, nhà hát của thủ đô Paris, đến 7 địa điểm khác nhau và sử dụng cả biện pháp bắt giữ con tin.

Lúc đó là khoảng 21 giờ 20 phút tại các địa điểm quận 10 và 11 gần rue Bichat, boulevard Voltaire, bệnh viện st- Louis, rue de Charonne, rue Beaumarchais, rue Faidherbe.

Tin tức đầu tiên đã cho những con số nạn nhân rất lớn. 41 người chết trong những vụ xả súng và 60 người bị thương, chưa kể hơn hàng chục người bị bắn chết tại nhà hát Bataclan.

Tạm kết luận là tổ chức khủng bố nhắm mục đích giết tối đa người dân vô tội để gây tình trạng hoảng loạn cao nhất trong dân chúng và tuyên bố tình trạng chiến tranh với nền dân chủ Pháp.

Mặc dù không có lệnh giới nghiêm nhưng Bộ Nội Vụ Pháp đưa lời khuyên người dân không nên ra khỏi nhà và nước Pháp tuyên bố đóng cửa biên giới.

Mức độ nghiêm trọng cao nhất alpha trên bậc thang báo động được chính Tổng thống Pháp loan báo trên vô tuyến truyền hình lúc 23h50.

Tổng thống François Holland cũng sẽ không trở lại Malta để tiếp tục tham dự Thượng đỉnh G20 do mức độ nghiêm trọng của tình hình.

Cuộc vận động bầu cử cấp vùng cũng dự tính hủy bỏ. Ngày thứ bảy 14.12 các buổi trình diễn nghệ thuật, trường học và các tụ điểm giải trí tạm thời đóng cửa. 1500 cảnh sát được huy động để kiểm soát tình hình.


Sau vụ máy bay Nga rơi trên bán đảo Sinai ở Ai Cập mà IS nhận trách nhiệm, nước Pháp đã gián tiếp nhận được lời cảnh báo khủng bố vì nước Pháp cũng tham chiến tại Syria.

Tuy nhiên những biện pháp đảm bảo an ninh cũng như những nguồn tin tình báo đã không tỏ ra hữu hiệu nhằm ngăn chặn cuộc tắm máu.

Chính tại nhà hát Bataclan vào tháng Tám vừa qua cảnh sát đã giữ một thanh niên đã từng tham chiến tại Syria có hành vi đáng ngờ, tuy nhiên sau 72 giờ thẩm vấn đã lại thả ra.

Vào lúc gần 2 giờ sáng thứ Bảy, Tổng thống Pháp đã đến hiện trường nhà hát Bataclan ngay sau vụ thảm sát kết thúc và lên án hành động dã man này và nói đây thật sự là một thảm họa.

Hai tay súng đã kích hoạt thắt lưng cài chất nổ tại hai tiệm ăn nhanh McDonald's và Quick trên đường Jules Rimet và Plande de St. Denis. Năm người thiệt mạng ngay tại chỗ, 11 người bị thương nặng và 39 người bị thương nhẹ.

Sự việc nghiêm trọng nhất diễn ra tại nhà hát Bataclan, khi những tay súng bắn thẳng vào những người đang xem buổi trình diễn hoà nhạc của nhóm nhạc rock Eagles of Death Metal, nhiều nhân chứng sống sót kể lại là người những người nằm dưới nền nhà do hoảng sợ cũng bị giết.

Vào lúc 0.30 lực lượng đặc nhiệm Pháp tấn công vào Bataclan giải thoát con tin và bắn hạ 3 tay súng.

Đây được coi là thử thách rất nghiêm trọng về an ninh vì sắp tới nước Pháp sẽ tổ chức hội nghị COP 21 quy tụ 115 nguyên thủ quốc gia, 10.000 đại biểu và 30.000 tổ chức đến Paris hội đàm về biến đổi khí hậu.

IS nhận trách nhiệm gây ra các vụ khủng bố tại Paris

RFA
2015-11-14




000_Par8328695-622.jpg
Cảnh sát tại một hiện trường vụ khủng bố ở Paris vào chiều ngày thứ sáu 13 tháng 11 năm 2015. Ảnh chụp sáng ngày 14/11/2015.
AFP













Tổ chức nhà nước Hồi giáo IS chính thức nhận trách nhiệm là tác giả của các vụ khủng bố tại Paris vào chiều hôm qua Thứ Sáu ngày 13 tháng 11 năm 2015.
Kết quả mới nhất theo hãng tin AFP cho biết có 8 tên khủng bố trang bị áo giáp có chứa chất nổ nhập vào các nơi đông người tại thủ đô nước Pháp, bắn trực tiếp vào nạn nhân bằng những loại súng cá nhân trong đó có súng AK47 sát thương rất cao.
Tại nhà hát Bataclan nơi đang có buồi trình diễn, bọn khủng bố đã giết chết 82 người, ban đầu chúng bắt làm con tin hơn mười người tuy nhiên ngay sau đó chúng giết tất cả các con tin và tự sát theo.
Tổng số các vụ khủng bố khác đã giết hại 128 người và bị thương hơn 250 người khác không kể 8 tên IS đã tự sát sau khi các nạn nhân của chúng gục ngã.
Khi vụ khủng bố đầu tiên xảy ra Tổng thống Pháp đang xem trận túc cầu tại sân vận động Stade De France giữa hai đội tuyển Pháp và Đức. Ngay lập tức Tổng thống Pháp Hollande tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ra lệnh đóng cửa toàn bộ các biên giới của Pháp với các nước lân cận. Quân đội và cảnh sát Pháp được trưng dụng để giữ an ninh cho thủ đô.
Thủ đô Paris sáng hôm nay nhận được lệnh đóng cửa toàn bộ các trường học, các viện bảo tàng và những địa điểm du lịch thông thường. Nói chung tất cả các sinh hoạt công cộng đều đóng cửa chờ tới khi có lệnh mới của đô trưởng Paris.
Ba ngày quốc tang được Tổng thống Pháp ban ra và người dân Paris không được tập trung biều tình để chống hành động man rợ của bọn khủng bố.
Cảnh sát Paris cho biết mọi cuộc biểu tình dù lớn hay nhỏ đều bị cấm cho tới khi thành phố trở lại tình trạng kiểm soát.
Tuy nhiên các chuyến bay đi và đến Paris vẫn bình thường mặc dù trong tình trạng an ninh thắt chặt.
Người dân thủ đô được các đài truyền hình và truyền thanh khuyên không nên ra khỏi nhà nếu không có công việc cần thiết. Hệ thống xe điện ngầm đóng cửa và các trạm xe công công cộng khác vẫn chưa hoạt động.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ngay sau vụ nổ đã lên tiếng tố cáo hành động man rợ của các tay súng IS, ông tuyên bố đây không phải là hành động tấn công vào Paris mà chúng đã trực tiếp tấn công vào cả nhân loại cũng như tấn công vào các giá trị nhân bản mà loài người cùng chia sẻ. Bọn khủng bố đã vượt quá xa mọi cuộc giết người do định kiến thù hằn mà từ trước tới nay chúng đã làm.
Thủ tướng Anh David Cameron, người có kinh nghiệm vế các vụ khủng bố tại London vào năm 2005 miêu tả hành động này là kinh hoàng và bệnh hoạn. Ông nói rằng “Tất cả những điều này khẳng định rằng chúng ta đang phải đối mặt với một thách thức chưa từng có, một thách thức vô cùng tàn nhẫn.”
Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia Margallo cũng đầy kinh nghiệm về khủng bố sau vụ đánh bom trên xe lửa vào năm 2004 giết chết 191. Ông cho biết là khủng khiếp và đáng lên án.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi miêu tả cuộc khủng bố hôm nay không thua gì hai lần khủng bố trên đất nước của ông vào hai năm 2006 và 2008 giết chết 355 người.
Nhiều nguyên thủ quốc gia tại các nước đã lên tiếng kết án khủng bố và cho rằng chúng có làm gì cũng không làm cho các nước sợ hãi mà ngưng lại các cuộc chiến chống khủng bố. Bên cạnh tất cả các nguyên thủ trong khối EU Nga, Úc, Israel, Ai cập cũng lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ chính phủ và nhân dân Pháp.
Nhà hát con sò nổi tiếng thế giới tại Sydney cũng như World Trade Center tại New York đều thiết kế hình ảnh ba màu xanh, trắng và đỏ tượng trưng cho nước Pháp bày tỏ lòng chia sẻ sự mất mát của người dân Paris.
Tại Singapore chính phủ khuyên dân chúng không nên có các chuyến du lịch châu Âu vào lúc này và hệ thống an ninh của đảo quốc thắt chặt chưa từng có.
Philippines nhanh chóng công bố sẽ nâng mức an ninh lên tối đa để bảo vệ Hội nghị APEC dự kiến sẽ tập trung nhiều Tổng thống các nước tham dự vào ngày 18 và 19 tháng 11 này.
Ngay sau khi các vụ khủng bố xảy ra câu mà bọn chúng nói trước khi tự sát là "Allahu Akbar" được thế giới Hồi giáo bàn tán nhiều nhất.

Khủng bố hàng loạt tại Pháp qua lời kể của người dân Paris

Tường An, thông tín viên RFA
2015-11-14
000_ARP4334505-622.jpg
Hiện trường vụ khủng bố ở Paris vào chiều ngày thứ sáu 13 tháng 11 năm 2015.
AFP PHOTO
Vào lúc gần 10 giờ tối hôm qua, thứ Sáu 13 2015, một loạt vụ khủng bố bắn giết đã xảy ra tại thủ đô Paris của nước Pháp khiến nơi này được đặt trong tình trạng báo động khẩn cấp trong sự quan tâm chia sẻ của cộng đồng thế giới.

Như có chiến tranh?

Từ Paris, thông tín viên Tường An của Đài ACTD cung cấp những thông tin chi tiết qua cuộc trao đổi cùng biên tập viên Mặc Lâm.
Tường An: Thưa anh Mặc Lâm và quý độc giả của đài Á Châu Tự Do, Hôm qua, thứ sáu ngày 13, khoảng gần 10 giờ tối Paris thì trên màn hình TV gần như tất cả các kênh đều chuyến sang một cảnh hỗn loạn ở Paris với thật nhiều lính, cảnh sát an ninh và còi hụ khắp nơi.
Cho tới sáng hôm nay, tin tức từ báo chí cho biết không phải là 3 vụ khủng bố như ngày hôm qua mà có cả thảy 6 địa điểm bị khủng bố, con số người chết đã lên đến 128 người, 250 người bị thương trong đó có 99 tình trạng nguy kịch.
-Tường An
Con số tối hôm qua lúc 11 giờ nói có 3 vụ khủng bố xảy ra gần như cùng 1 lúc ở Paris. Một trong những địa điểm đó là 1 nhà hàng nhỏ ở quận ở quận 10: Le Petit Cambodge, nhà hát Bataclan ở quận 11 và 1 tiệm cafe ở bên ngoài sân vận động Stade de France.
Tại sân vận động SDF đang diễn ra trận đấu giao hữu giữa Pháp và Đức với sự hiên diện của Tổng thống François Holland. Tổng thống François Holland đã bỏ về ngay lập tức và sau đó đã họp cùng với Thủ tướng Manuel Valls và bộ trưởng bộ quốc phòng Bernard Cazenueve và tuyên bố tình trạng khẩn trương khắp nước Pháp. Đây là lần thứ 3 Pháp áp dụng đạo luật này, lần thứ nhất năm 1955 lúc chiến tranh với Algérie, và lần thứ 2 năm 2005 về các cuộc bạo động ở ngoại ô Paris.
Hôm qua, các xe taxi đã chuyên chở miễn phí và 200 người lập tức đã tình nguyện hiến máu.
Mặc Lâm: Chị có thể cho biết hôm nay báo chí đã tổng kết được bao nhiêu vụ khủng bố ngày hôm qua?
Tường An: Cho tới sáng hôm nay, tin tức từ báo chí cho biết không phải là 3 vụ khủng bố như ngày hôm qua mà có cả thảy 6 địa điểm bị khủng bố, con số người chết đã lên đến 128 người, 250 người bị thương trong đó có 99 tình trạng nguy kịch. Ở tại nhà hát Bataclan hôm qua đang diễn ra một buổi hát nhạc rock nên có rất nhiều thanh niên, sinh viên trẻ đến xem. Nhà hát này có thể chứ được 1.500 khán giả. Được biết những tên khủng bố bắt những thanh niên trẻ này làm con tin, những không cần đòi hỏi gì cả mà sau đó khoảng 4 giây là chúng bắn ngay. Sau đó chúng tự sát.
Mặc Lâm: Con số người chết ở Bataclan cho tới thời điểm này là bao nhiêu, thưa chị?
Tường An: Cho tới thời điểm này được biết có 82 người chết tại nhà hát Bataclan. Một sinh viên trẻ hẹn Mẹ uống cà phê bên ngoài Bataclan, hoặc vài người bạn hẹn gặp nhau ở gần đó cũng bị bắn chết.
000_Par8328664-400.jpg
Cảnh sát tại hiện trường vụ khủng bố ở Paris vào chiều ngày thứ sáu 13 tháng 11 năm 2015. Ảnh chụp rạng sáng ngày 14/11/2015. AFP PHOTO.
Mặc Lâm: Còn những chỗ khác thì sao ạ?
Tường An: Con số nắm được cho tới giờ phút này, ở một số đia điểm như:
Stade de France: 4 chết, 11 bị thương.
Đại lộ Bichat: 14 chết, 11 bị thương.
Avenue de la Rebuplique: 4 chết, 11 bị thương.
Charonne: 19 chết, 13 bị thương.
Beaumarchaise: 3 chết, 4 bị thương.
Đó là về phía nạn nhân, còn về phía quân khủng bố, tin chính xác lúc này cho biết là 8 khủng bố chết, trong đó 7 trường hợp là tự sát. 3 vụ tự sát ở gần Stade de France lúc đang có trận đá banh. Người ta tự hỏi nếu 3 tên này vào được bên trong sân vận động đang có trận đấu đang diễn ra thì con số tử vong sẽ ra sao? 4 trường hợp tự sát khác ở nhà hát Bataclan, 1 tên khủng bố bị cảnh sát bắn chết.
Mặc Lâm: Chị có nhận được tin tức nào về những tên khủng bố bị cảnh sát bắt sống hay có những nguồn tin nào liên quan đến sự trốn chạy của họ hay không?
Tường An: Cho tới giờ phút này không được tin là có bắt được khủng bố nào không, hình như là chúng đã tự sát hết.
Báo Parisien chạy tựa lớn: Lần này, là chiến tranh (Cette fois, c’est la guerre).
Paris trong tình trạng báo động khẩn, 7 trạm métro bị đóng, biên giới Pháp với Đức, Bỉ, Thuỵ Sĩ cũng được lệnh đóng. Tổ chức Daesch đã đứng ra nhận họ là thủ phạm các vụ khủng bố này.
Hiện giờ ở Galery La Fayette, một cửa hàng lớn, sang trọng ở Paris đang bị giải tỏa vì có 1 kiện hàng nghi ngờ, phi trường ở London cũng bị giải tỏa với lý do tương tự. Tổng thống Pháp tuyên bố Pháp sẽ có 3 ngày quốc tang.

Tình hình căng thẳng

Mặc Lâm: Chị có liên lạc được với người Việt nào sống gần khu vực bị khủng bố không?
000_Par8328695-400.jpg
Cảnh sát tại hiện trường vụ khủng bố ở Paris vào chiều ngày thứ sáu 13 tháng 11 năm 2015. Ảnh chụp sáng ngày 14/11/2015. AFP PHOTO.
Tường An: Ở quận 10 và quận 11 thì có khá nhiều người Việt ở chung quanh đó. Tuy nhiên cho tới giờ phút này, chúng tôi không nhận được tin tức gì cho biết là có nạn nhân người Việt trong các vụ khủng bố. Chúng tôi có trao đổi với cô Đặng Thanh Hương, một cư dân ở quận 11, nhà cô chỉ cách nhà hát Bataclan khoảng 3 phút đi bộ, cô Hương cho biết:
“Tôi có đi dạo ở gân Bastille và tòa soạn báo Charlie Hebdo và tôi thấy mọi người đi lại khá là căng thẳng, họ nhìn theo xe cảnh sát. Trên đường, xe cảnh sat và xe cứu thương chạy liên tục, cứ 1-2 phút lại có 2-3 xe chạy. Place De La Repuplique, và các của hàng ở chung quanh khu Bastille thì đóng cửa hết, mặc dù bình thường họ mở đến 12 giờ đêm, nhưng hôm qua lúc tôi đi ngang khoảng 11 giờ thì bỗng hạ rèm đóng cửa và cảnh sat đang bắt đầu chặn các đường hướng về Boulevard Voltaire. Giống như lúc xảy ra vụ khủng bố Charlie Hebdo, cũng khá là căng thẳng thì tôi không biết thực sự việc gì đang xảy ra, bên cạnh đó các vụ khủng bố này xảy ra ở nhiều nơi cùng một lúc ở quận 10 và 11… thật sự… cũng khá là căng thẳng!
Hiện nay nước Pháp đang trong tình trạng báo động khẩn cấp nên tôi cũng ở trong nhà không ra ngoài.
Theo tôi được biết thì quận 11, cuối đường Boulevard Voltaire đang bị chặn lại để đón những người bị thương, cấp cứu ở đó. Các tài điện ngầm chung quanh như tàu số 5, tàu số 11, số 9 đều bị đóng, không hoạt động.”
Mặc Lâm: Xin được trở lại với chị Tường An, hiện giờ Paris đã hơn 1 giờ trưa, chị có thể quan sát và thấy được những quang cảnh chung quanh nơi chị ở có trở lại bình thường hay chưa? Và có những gì đặc biệt hơn ngày thường?
Tường An: Tôi ở ngoại ô phía Bắc của Paris, tình hình ở đây khá là yên tĩnh. Tuy nhiên những người tôi gặp trên đường phố cũng như chung quanh nơi tôi ở thì tất cả đều bàn tán về vấn đề này. Và gần nơi tôi ở thì có một trung tâm thương mại. Hiện giờ thì trung tâm thương mại đó cũng đóng cửa mặc dù hôm nay là ngày thứ bảy, và cũng sắp tới Giáng sinh, bình thường thì người ta đi mua sắm rất đông, nhưng hôm nay thì trung tâm thương mại đó cũng bị đóng cửa.
Mặc Lâm: Cám ơn chị Tường An về những thông tin của Paris mà chị vừa cho biết.

Tin, bài liên quan