Sunday 15 November 2015

Tuổi Trẻ Sau 30 Năm Tị Nạn csVN

Đại Tá Lương Xuân Việt

Thăng cấp Chuẩn Tướng 20.5.14
và có tên trong danh sách ngày 4.6.2014,

Chỉ Huy Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 của Sư đoàn Không vận 101 USA

Ngày 5-2-2009, Đại tá Lương Xuân Việt là người Việt Nam tị nạn đầu tiên nhận chức Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 của Sư đoàn Không vận 101. Đại tá Việt chính thức lên thay Đại tá Dominic Caraccilo, trong một nghi lễ bàn giao tổ chức lúc 10 giờ sáng tại Hangar 3 trong căn cứ Fort Campbell ở Kentucky.
Đại Tá Việt tốt nghiệp bằng cử nhân môn Sinh-Hóa Học tại trường University of Southern California. Cũng đậu bằng tiến sĩ Khoa Học và Nghệ Thuật Quân Sự.
Ông Việt sinh tại Biên Hòa, sống với cha mẹ ở Sài Gòn trước năm 1975 và trong vùng Los Angeles sau khi tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Ông lớn lên trong một gia đình gồm có tám anh chị em .Từ một đứa trẻ chưa đầy 10 tuổi phải di tản khỏi Sài Gòn vào cuối Tháng 4/1975, theo đoàn người tị nạn cộng sản đến nước Mỹ, nay 42 tuổi .
Cha của Đại Tá Việt là Lương Xuân Đương, nguyên thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến quân lực Việt Nam Cộng Hòa . Và đã qua đời tại California vào năm 1997.
Vợ ông Việt là bà Quyên Kimberly Lau ở Denver . Có ba con gồm một gái, hai trai: Ashley Thu Diễm, 13 tuổi; Brandon Xuân Huy, 10 tuổi; và Justin Xuân Quốc, 7 tuổi. Gia đình ông đang sống tại Fort Bragg, North Carolina .
Đại Tá Lương Xuân Việt, tư lệnh phó Sư Đoàn 1 Thiết Kỵ, Fort Hood, Texas, vừa được Tổng Thống Barack Obama đề cử thăng cấp Chuẩn Tướng hôm 20 Tháng Năm và có tên trong danh sách ngày 4.6.2014, đệ trình Thượng Viện Hoa Kỳ. Theo thông lệ, danh sách này coi như chính thức và đợi ngày Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua. Ông sẽ là sĩ quan cấp tướng gốc Việt đầu tiên trong quân đội Hoa Kỳ.
____________________
Trung Tá Lê Bá Hùng (39 tuổi)
Hạm Trưởng Khu Trục hạm USS LASSEN (DDG 82)
Trung Tá Lê Bá Hùng vừa được bổ nhiệm chức vụ Hạm Trưởng Khu Trục hạm USS LASSEN (DDG 82). Lễ bàn giao được cử hành ngày 23.4/2009 tại US Yokosuka Naval Base, Nhật Bản .
Ngày 7.11/2009 , Trung tá Hùng hạm trưởng khu trục hạm USS Lassen cập cảng Tiên Sa – Đà Nẵng . Chuyến thăm của tàu Mỹ tới Việt Nam trong bốn ngày nhằm phát triển mối quan hệ đang bắt đầu giữa hải quân hai nước.
Trung Tá Lê Bá Hùng là con của ông Lê Bá Thông, cựu Trung Tá Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, hiện định cư tại Virginia, Hoa Kỳ từ năm 1975. Ông Hùng sinh ra tại thành phố Huế và lớn lên tại tiểu bang Virginia. Năm 1988, ông theo học tại US Naval Academy ở Annapolis, Maryland và tốt nghiệp ưu hạng năm 1992, với văn bằng Cử Nhân về Kinh tế .
Ông Hùng đã tốt nghiệp ưu hạng Trường Naval Post Graduate School với bằng Cao Học Khoa học về Operations Research; tốt nghiệp Summa – Laude từ Touro University International với bằng Master of Business Administration Degree in Military Management. Trung Tá Hùng hoàn tất The Naval War College – Non Resident Seminar Program và tốt nghiệp Trường Joint Forces Staff College .
Vợ là cô Lyn Lê ở Virginia Beach, Virginia và có 1 cháu gái, Allison và 1 cháu trai, Christian.
Ông Hùng cùng cha mẹ rời Sài Gòn bằng thuyền đánh cá và cha ông làm hoa tiêu, ngày hôm sau 01.05/1975 được một tàu tiếp dầu hải quân kéo đi và tới ngày 02/05 thì gặp tàu chiến Hoa Kỳ và được đưa lên rồi sang định cư tại Mỹ . Sau 8 năm, anh chị còn lại tại Huế mới đoàn tụ vào năm 1983 .
________________________
Trung tá Võ Phi Sơn (39 tuổi)
Thăng Trung Tá 01.3.2009, đang cố vấn huấn luyện Trực Thăng
Trung tá Võ Phi Sơn
Con của cựu Trung tá Phi công Võ Phi Hổ, khóa 17 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam . Sơn cùng gia đình thoát khỏi Việt Nam vào cuối tháng 4.1975. Sơn đến Hoa Kỳ khi mới lên 5 tuổi . Trung tá Hổ đoàn tụ gia đình tại đảo Guam, và được đưa về định cư tại Miami, Florida cuối tháng 5.1975.
Từ lớp 9, Sơn đã giữ vai trò Chủ tịch của National Honor Society và Science Society tại trường Trung Học. Năm 1985, Sơn đỗ thủ khoa tại W.R. Thomas Junior High với nhiều giải thưởng lớn của lien bang như: Award of Honor do The National Leadership Organization trao tặng; The American Legion School Award do The American Legion trao tặng.
Sơn đã tốt nghiệp Tối Ưu trên tổng số 597 học sinh của lớp 1988; đoạt giải The Best Student of the Year và Outstanding Math Student Award cùng rất nhiều giải khác với nhiều hiện kim.
Ra trường, Thiếu Úy Võ Phi Sơn lần lượt phục vụ tại nhiều đơn vị như Sư đoàn 2 Thiết Giáp, Sư đoàn 4 Bộ Binh, Sư đoàn 82 Nhảy Dù. Anh lái các phi cơ trực thăng OH-58 AC, Apache tham chiến tại chiến trường Afghanistan .
Hiện Trung tá Võ Phi Sơn là Cố vấn phụ trách huấn luyện Trực thăng cho quân đội các nước Ả Rập đồng minh.
_________________________
Nữ đại úy phi công F18 Elizabeth Phạm
Ðại Úy Elizabeth Phạm sinh tại Seattle, Washington . Cô là ái nữ của Bác Sĩ Phạm Văn Minh hiện có phòng mạch tại Seattle.
Elizabeth Phạm tốt nghiệp đại học University of California, San Diego (UCSD) . Học kỹ thuật bay tại trường huấn luyện phi hành T34 của Hải Quân Hoa Kỳ tại Pensacola, Florida, với cấp bậc thiếu úy. Sau đó, cô tiếp tục theo học về kỹ thuật bay cấp cao T45 Goshawk tại trung tâm huấn luyện Meridian của Hải Quân Hoa Kỳ tại tiểu bang Mississippi.
Cuối năm 2003, Trung Úy Elizabeth Phạm tốt nghiệp “Top Hook” (thủ khoa), được đại tướng chỉ huy trưởng đích thân trao bằng tốt nghiệp và được tuyển chọn phi công đầu tiên của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ điều khiển một chiến đấu cơ siêu thanh F18 Hornet trị giá $7 triệu. Elizabeth Phạm được thăng đại úy năm 2005.
Cô thành hôn với Ðại Úy Alexander Roloss, cũng là một sĩ quan phi công F-18, và hai vợ chồng cùng ở chung một đơn vị.
Đại úy Phi Công Michelle Vũ
Nữ phi công phi đội kỵ binh 6-17 CAV
Đại úy Michelle Vũ học lái máy bay là muốn theo nghiệp cha, một cựu phi công QLVNCH.
Cử nhân thương mại tại đại học Cal Poly San Luis Obispo, California .
Cô Michelle Vũ cùng đơn vị đến Iraq vào Tháng Tám, 2008 và vừa được thăng cấp đại úy 2/2008
Vừa tốt nghiệp đại học lúc 22 tuổi, tham gia lục quân Hoa Kỳ, học lái máy bay hai năm, sau đó được điều động về trung đoàn kỵ binh 17, rồi cùng đơn vị di chuyển từ Alaska sang Kuwait, rồi sang chiến trường Iraq và đang đóng quân tại căn cứ FOB Diamdback, gần Mosul.
_______________________
Nữ Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh
Dương Nguyệt Ánh sinh 1960, phụ nữ người Mỹ gốc Việt làm trong Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Bà sinh ở Việt Nam, cùng gia đình tỵ nạn sang Mỹ năm 1975
Dương Nguyệt Ánh tốt nghiệp Đại học Maryland ngành kỹ sư hóa học, khoa học điện toán và quốc gia hành chính.
Bà làm việc cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, chức Tổng giám đốc Khoa học và Kỹ thuật của Trung tâm Vũ khí Hải quân Hoa Kỳ (Naval Surface Warfare Center) tại Maryland, tiểu ban chất nổ với nhiều giải thưởng.
Bà từng là người đại diện cho Hoa Kỳ trong Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Bà cũng là tác giả của bom áp nhiệt (thermobaric bomb).
Bà nhận giải Dr. Arthur Bisson Award for Naval Technology Achievement vào năm 2000, giải Civilian Meritorious Medal năm 2001 và giải Service to America Medal for National Security năm 2007
Dương Nguyệt Ánh có lập trường chống Cộng sản rõ rệt . Bà là dòng dõi cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, là cháu ruột của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.

Dương Nguyệt Ánh,Thứ Trưởng Nội An Paul Schneider,
Tổng Giám Đốc Sở Di Trú Emilio Gonzalez.
Dương Nguyệt Ánh được Bộ Nội An (Homeland Security Dept.) vinh danh trong một buổi lễ đặc biệt, tổ chức ngày 15.1.2008 tại White House
____________________
Đại Úy Michael Đỗ
Thủy Quân Lục Chiến Mỹ
Đại úy Michael Đỗ, là một thuyền nhân, theo gia đình đến định cư tại Hoa Kỳ năm 1980 khi vừa 4 tuổi. Anh là con trai duy nhất của cựu Đại úy QLVNCH đã bị tù “học tập cải tạo” sau 30.4/1975 .
Anh đã tốt nghiệp trường đại học quân sự nổi tiếng West Point, và theo học để trở thành một kỹ sư ngành chế tạo hỏa tiễn hay thiết kế phi đạn (missile design) . Cũng có bằng Tiến sĩ ngành Quản trị Hành chánh.
Năm 2005, Đại úy Michael Đỗ nhận lệnh đi chiến đấu tại Iraq , và đồn trú tại một thành phố đầy biến động là Fallujah. Với tư cách là một kỹ sư trong quân đội, anh được biệt phái làm việc trong Bộ Tham Mưu của Thiếu tướng Stephen Johnson.
Điều đáng chú ý là Đại úy Michael Đỗ luôn luôn dựng ngọn cờ vàng ba sọc đỏ tại Bộ Chỉ Huy hành quân của đơn vị mình .
____________________
Trò chuyện với những người lính Mỹ gốc Việt
Tuần này, chúng ta sẽ bàn đến cái đẹp của lòng dũng cảm và tinh thần tự nguyện dấn thân để bảo vệ sự bình yên cho mọi người, qua cuộc trao đổi với 4 người lính Mỹ gốc Việt trẻ tuổi đang phục vụ trong các binh chủng khác nhau của quân đội Hoa Kỳ.
Thumbnail, click to enlarge.
Thumbnail, click to enlarge.
Các quân nhân Mỹ gốc Việt tham gia Lễ Chào Cờ Đầu Năm tại Hội Tết Hương
Mùa Xuân San Diego cùng với các cựu chiến binh QLVNCH và Hoa Kỳ
Trong chương trình phát thanh kỳ trước, chúng ta đã nhắc đến những nét đẹp của lòng từ tâm và nhân ái khi nói về các bạn trẻ Việt Nam ở Mỹ tình nguyện tham gia các chuyến y tế nhân đạo hằng năm của Project Vietnam để về nước chăm sóc sức khoẻ cho những người khốn khó. Tuần này, chúng ta sẽ bàn đến cái đẹp của lòng dũng cảm và tinh thần tự nguyện dấn thân để bảo vệ sự bình yên cho mọi người, qua cuộc trao đổi với 4 người lính Mỹ gốc Việt trẻ tuổi đang phục vụ trong các binh chủng khác nhau của quân đội Hoa Kỳ.
Cuộc sống, nếp sinh hoạt, những nghĩa vụ và quyền lợi, cũng như tâm tình của những người lính Mỹ gốc Việt như thế nào? Mời quý vị cùng chia sẻ trong câu chuyện hôm nay với các vị khách mời của chương trình Tạp chí Thanh Niên của đài VOA.
Chinh: Tên em là Phan Vĩnh Chinh, thiếu tá luật sư của hải quân. Em từng đi Iraq 6 tháng từ 2006-2007, hiện em đang là lính trừ bị ở San Diego.
Tín: Em tên là Trần Trung Tín, đại úy hải quân Hoa Kỳ.
Chương: Em là Nguyễn Kiên Chương, thượng sĩ thủy quân lục chiến, hiện đang đóng quân ở Los Alamitos, California. Em từng đi Afghanistan cuối năm 2004-2005 và đi Iraq năm 2006.
Triết: Đây là Bùi Minh Triết, đại úy lục quân, hiện đang đóng quân ở California, trong lực lượng trừ bị. Triết đi Kosovo từ năm 2008-2009.
Trà Mi: Cảm ơn các anh rất nhiều. Trà Mi rất hân hạnh đựơc làm quen với các anh ở nhiều binh chủng khác nhau, với nhiều kinh nghiệm trong quân ngũ khác nhau. Ở Việt Nam, nghĩa vụ quân sự là điều bắt buộc, ngay cả trong thời bình. Trong khi đó, theo Trà Mi được biết, ở Mỹ thì ngược lại, phải không các anh?
Chinh: Dạ đúng. Đến 18 tuổi, thanh niên ở đây phải ký tên đăng ký với Sở Quân vụ (Selective Service). Mình ký nhưng không bị bắt buộc đi quân dịch trừ khi nào nhà binh cần mà họ thiếu người. Ngoài ra, việc đi lính là tự nguyện, chứ không bắt buộc.
Trà Mi: Ai cũng biết đời lính đầy gian khổ và hiểm nguy. Vì sao các anh lại tự nguyện đi lính giữa bối cảnh nước Mỹ trong những năm gần đây có tham chiến ở một số nơi rất nguy hiểm như Iraq hay Afghanistan chẳng hạn?
Tín: Lúc em đang học đại học, em không biết hướng đời của mình sẽ đi đâu, em mới chọn vào hải quân Hoa Kỳ. Lúc vào đây giống như mình tìm lại đựơc gia đình của mình một lần nữa. Em đã tìm cho mình một hướng đi tốt đẹp và xứng đáng. Cuộc sống sau 9 năm trong hải quân Hoa Kỳ em đã có cơ hội từ hạ sĩ quan lên làm một sĩ quan và quân lực Hoa Kỳ đã gửi em đi học miễn phí.
vaafa.org
Triết: Nguyên nhân khiến mình gia nhập quân đội là vì ngày xưa khi mình đến Mỹ, mình đã mang ơn đất nước này. Người ta đã mở rộng vòng tay đón người Việt Nam mình, nhất là những thuyền nhân. Mình nghĩ nếu mình đã mang ơn một đất nước nào, một người nào, thì mình sẽ làm một điều gì đó để trả ơn họ. Thì không có cách gì hay bằng việc gia nhập quân đội để cống hiến thời gian của mình để trả ơn đất nước này. Khi vào rồi, mình thấy đời sống quân ngũ rất thích hợp với mình, đã giúp mình rèn luyện được nhiều kỷ luật, nhiều ý chí, lại học hỏi đựơc rất nhiều điều. Cho nên, từ đó tới giờ mình vẫn chưa ra.
Chinh: Nói thiệt là em cũng muốn vào quân ngũ để có dịp được đi chơi. Bởi vì vào hải quân, mình có thể đi nhiều nước khác để học hỏi mà nếu chỉ đi du lịch thì không có đựơc cơ hội đó. Lý do này cộng với những gì mà mấy anh đã nói.
Trà Mi: Dạ nhưng đi chơi kiểu này thì có phần nguy hiểm, phải không anh?
Chinh: Nhưng chị biết không, mình giống như một chiếc lá bay vậy. Nếu trời Phật thương thì mình đi về may mắn chứ không sao đâu.
Trà Mi: Là những người đang trong quân ngũ Hoa Kỳ, các anh có thể chia sẻ với bạn nghe đài khắp nơi về đời sống cũng như môi trừơng rèn luyện của ngừơi lính Mỹ như thế nào không?
Chương: Em là hạ sĩ quan. Ba anh kia là sĩ quan. Thường lính hạ sĩ quan ở Hoa Kỳ đăng ký đi lính xong sẽ trải qua khoảng 3 tháng quân trường, theo như thủy quân lục chiến. Sau đó, mình được vô trường để học các ngành nghề của mình. Cho nên, em được đi học thêm 2,5 tháng ở trường bộ binh nữa. Rồi em được đưa đi ra chỗ binh chủng của mình. Đội mình đi đâu thì mình phải đi theo đó. Thường thủy quân lục chiến mỗi ba năm được dời đi một chỗ khác.
Trà Mi: Thời gian phục vụ quân đội có quy định ít nhất và dài nhất là bao nhiêu năm không?
Chương: Đối với thuỷ quân lục chiến, thường mình đăng ký 4 năm. Sau 4 năm đó, nếu muốn đi thêm, mình xin được gia hạn. Nếu đựơc chấp nhận thì mình được đi thêm. Đi đến 20 năm thì mình có thể được về hưu.
Trà Mi: Đúng 20 năm phải về hưu?
Chương: Có thể đi hơn 20 năm, nhưng bắt đầu 20 năm là mức có thể về hưu.
Trà Mi: Thế có quy định thời gian tối đa phải về hưu không?
Chương: Có, tối đa là 30 năm, nhưng cũng tùy chức vụ mình nắm giữ lúc đó.
Triết: Mình vào không quân 4 năm, cũng là hạ sĩ quan. Mình được cho học những cái nghề. Khi ra, mình có được học bổng để trở lại đi học. Khi Triết học xong, ra trường mình xin vào trường sĩ quan trừ bị bên quân y.
Trà Mi: Các anh nói được học những “cái nghề”, đó là những nghề chuyên môn trong quân đội hay những nghề dân sự bên ngoài nữa?
Triết: Tùy theo từng binh chủng khác nhau. Lúc ở trong không quân, mình được học ngành thầu khoán, có thể sửa chữa nhà cửa, nhưng chuyên môn quân sự là cái cốt yếu.
Trà Mi: Những anh khác có gì chia sẻ thêm không?
Chinh: Em là luật sư cho hải quân. Em học xong trường luật rồi mới vào hải quân. Mình phải đậu được một cái bằng trước khi hải quân nhận mình vào.
Trà Mi: Có phải quy định của hải quân cao hơn những binh chủng khác? Trà Mi hiểu là chỉ cần tốt nghiệp trung học thì có thể gia nhập quân ngũ. Điều đó đúng không?
Chinh: Thưa đúng, nhưng cũng tuỳ theo cái ngành mình làm nữa. Ví dụ làm bác sĩ hay luật sư cho hải quân thì phải đậu cái bằng chuyên môn của tiểu bang. Sau đó mình mới được nhận vô. Khi nhận vô rồi mình thực tập thêm nữa.
Tín: Điều kiện để đựơc làm sĩ quan trong quân đội Hoa Kỳ là phải có một bằng cử nhân trở lên. Nhưng điều này không có nghĩa là các hạ sĩ quan trong quân lực Hoa Kỳ không có bằng cấp. Nhiều anh em là hạ sĩ quan nhưng họ đã có bằng cấp rồi. Tuy nhiên, nếu muốn làm sĩ quan trong quân đội Hoa Kỳ mà không kinh qua con đường của một hạ sĩ quan thì mình phải có bằng cấp trước mới vào được vị trí này.
Trà Mi: Trong lúc phục vụ quân ngũ, các anh được phép về thăm nhà bao lâu một lần?
Chinh: Mỗi năm mình đựơc 30 ngày nghỉ.
Trà Mi: Mình cũng được nghe nói rằng ở Mỹ khi phục vụ quân ngũ thì cũng đựơc lãnh lương như phục vụ dân sự vậy, phải không các anh?
Triết: Khi bị kêu đi hiển dịch, hoặc được gửi ra chiến trường, tuỳ theo chỗ mình làm họ có cho mình thì mình mới đựơc quyền lợi đó.
Trà Mi: Nghĩa là có lương hay không cũng tùy quy định từng vùng, thành phố, tiểu bang, hoặc nơi mình đang phục vụ?
Tín: Đó là anh Triết và anh Chinh đang nói về quân dự bị. Còn những người giống anh Chương với Tín đây là đang hiển dịch thì có lãnh lương của chính phủ.
Trà Mi: Nề nếp sinh hoạt thường nhật của các anh như thế nào, trong vòng kỷ cương nghiêm ngặt hay cũng có chút thoải mái, tự do, có giờ vui chơi, giải trí, liên lạc với gia đình?
Tín: Như Tín là đại uý trong hải quân, đang làm việc trên chiến hạm của hải quân Hoa Kỳ. Cứ mỗi 5 giờ làm việc thì mình có 5 giờ để ngủ. Có rảnh thì mình viết thư, email, hoặc lâu lâu gọi về nói chuyện với gia đình qua computer.
Trà Mi: Xin được hỏi thăm bên lục quân hay thủy quân lục chiến?
Triết: Lục quân mình sáng ra phải tập thể dục. Mình làm việc một ngày cũng 8-10 tiếng. Sau đó mình cũng có thời gian để học hỏi thêm hoặc giải trí với bạn bè. Đó là những người đang trong hiển dịch, đóng tại trong trại lính. Còn những người trong trừ bị như Triết, mỗi tháng mình phải vào trong đó 2 ngày, rèn luyện thêm chuyên môn quân sự hoặc học hỏi thêm về ngành nghề của mình, tập lại để đừng quên.
vaafa.org
Trà Mi: Lính thuỷ quân lục chiến thì ra sao, anh Chương?
Chương: Khi tụi em đi rừng để huấn luyện hoặc đi qua Iraq, Afghanistan, hay mấy nứơc khác thì thời khoá biểu của mình cũng khác. Có nhiều khi phải làm việc 24/24 mỗi ngày.
Trà Mi: Trong lúc các anh hiển dịch, sự tiếp cận của các anh với thế giới bên ngoài như thế nào?
Chương: Khi làm việc thường nhật xong, đến tối, nếu mình chưa có vợ, thì mình về phòng ở mà được cung cấp. Trong phòng đó, mình muốn có TV, internet, phone…v..v.., muốn bỏ gì vô thì bỏ, mình có đầy đủ tiện nghi. Nếu đã cưới vợ, sau giờ làm việc mình được về nhà, ngày hôm sau trở lại làm thôi.
Trà Mi: Nghe nói những người lính Mỹ đóng quân ở căn cứ nào thì được đem theo vợ con, nếu đã lập gia đình?
Triết: Mình bên quân y, tuỳ theo từng đơn vị chỗ đóng quân như thế nào. Chẳng hạn nếu đi qua Hàn Quốc, nhiều nơi họ không chấp nhận cho gia đình mình đi theo. Tuy nhiên thường những căn cứ trong nước Mỹ thì gia đình có thể đi theo, hoặc ở trong trại lính, hoặc ở bên ngoài.
Trà Mi: Nếu gia đình đi theo, phương tiện ăn ở-sinh hoạt có phải tự túc?
Triết: Nếu ở ngay trong trại lính thì không phải trả tiền. Còn nếu ở bên ngoài thì quân đội sẽ cho tiền phụ cấp.
Trà Mi: Có những nơi trở thành các khu vực chuyên biệt cho quân đội sinh hoạt, giống như những thành phố thu nhỏ dành riêng cho người lính và gia đình của họ sinh sống, phải không ạ?
Triết: Dạ có. Cái đó thường nằm trong trại lính. Tất cả những gia đình của quân đội họ ở trong trại lính hết.
Trà Mi: Những sinh hoạt trong thành phố thu nhỏ đó có đầy đủ giống một thành phố dân sự bên ngoài hay không?
Triết: Rất đầy đủ, không thiếu một tiện nghi gì hết.
Trà Mi: Trong lúc các anh đang hiển dịch mà muốn đi học thêm, thì các anh học ngay trong doanh trại luôn hay các anh có giờ học riêng, ngoài giờ phục vụ quân đội, để ra các trường bên ngoài học?
Tín: Tùy từng nơi. Có nơi họ mướn các giáo sư đến dạy. Chẳng hạn trên chiến hạm, trong các chuyến hải hành 6 tháng như vầy thì thường có giáo sư bay ra giảng dạy. Cứ mỗi 3 tháng họ lại đổi người ra dạy.
Triết: Bên bộ binh thì họ cho đi học, hoặc học hàm thụ trên internet, hoặc có lớp mở ngay trong trại lính. Trong thời gian học, nếu mình đang hiển dịch thì không phải trả tiền. Còn nếu mình đang trong trừ bị thì chính phủ sẽ trả cho mình 75%.
Trà Mi: Sau khi xuất ngũ, người lính Mỹ có những cơ hội như thế nào trong đời sống, công ăn việc làm?
Chinh: Ra quân đội, cơ hội của mình sẽ cao hơn nếu trong thời gian phục vụ mình làm tốt.
Triết: Những quyền lợi mà chính phủ dành cho cựu quân nhân rất nhiều, nhưng để mình tóm tắt những cái chính. Thứ nhất, mình có thể được tiền để đi học. Thứ nhì, mình có thể mua nhà với tỷ lệ tiền lợi đặc biệt của chính phủ dành cho. Sau 20 năm phục vụ, mình sẽ có được hưu bổng hoặc những khoản trợ cấp về y tế.
Trà Mi: Trong đây có anh từng đi tham chiến ở các chiến trường nguy hiểm như Iraq hay Afghanistan, nơi mà sự nguy hiểm không chỉ nằm giữa các lằn đạn mà nó luôn rình rập đe doạ từ các vụ tấn công tự sát. Các anh có những kinh nghiệm vui buồn, hay những câu chuyện chiến trường nào muốn chia sẻ không?
Chinh: Lúc mình đi xa nhà vào những dịp lễ thì thiệt là nhớ và buồn, vì không đựơc có thời gian cùng gia đình ăn lễ. Cho nên lý do mà tụi em muốn tạo ra Hội Quân nhân người Mỹ gốc Việt VAAFA là để giúp các anh em đi sau. Tới những dịp lễ, mình gửi quà cho họ để họ biết là mình vẫn nhớ tới họ.
Trà Mi: Là người gốc Việt tóc đen da vàng, khi khoác lên mình bộ quân phục Hoa Kỳ, tới những chiến trường xa xôi nguy hiểm, tham dự vào những cuộc chiến mà đôi khi chính người Mỹ cũng lên án, như chiến trường Iraq chẳng hạn, cảm tưởng của các anh như thế nào?
Triết: Đây là đất nước của mình, đây là nghĩa vụ và là sự tự nguyện của mình. Da vàng, trắng, hay đen gì đi nữa thì máu cũng màu đỏ cả. Khi mình đã khoác áo lính vào rồi thì tất cả đều là anh em của nhau hết.
Trà Mi: Bây giờ xin đựơc hỏi về những niềm vui đời lính. Những người lính Mỹ gốc Việt, các anh có những niềm vui nào để chia sẻ với bạn nghe đài không?
Chinh: Em thấy trong quân đội Hoa Kỳ, sự công bằng cao lắm. Hai nữa, sau khi tụi em tạo ra Hội Quân nhân người Mỹ gốc Việt thì càng vui hơn nữa vì mình có chung lịch sử và ngôn ngữ với nhau.
Trà Mi: Nếu có một lời nhắn gửi tới những thanh niên đồng trang lứa, các anh sẽ nói gì?
Chinh: Em thấy rằng cơ hội của mình rất là tốt. Ngoài sự nguy hiểm, đôi khi cực khổ hay phải đi xa gia đình, nhưng nếu mình có đựơc cơ hội để làm được điều gì hơn cái cá nhân của mình, để giúp dân, giúp nước, bảo vệ độc lập, thì em thấy mình nên làm. Lý do mình làm là mình muốn bảo vệ những gì mà mình thương.
Trà Mi: Đó cũng là thông điệp chính mà các anh, những quân nhân đang phục vụ trong quân ngũ Hoa Kỳ, muốn gửi gắm trong chương trình hôm nay. Xin cảm ơn các anh rất nhiều đã dành thời gian tham gia chương trình này, và thân chúc các anh thành công trong binh nghiệp và được nhiều bình an trong cuộc sống.
Trà Mi hẹn mang đến quý vị và các bạn một câu chuyện mới trong chương trình kỳ tới. Mong quý vị, nhất là các bạn trẻ, đón nghe tiết mục Tạp chí Thanh Niên của đài VOA trong chương trình 10 giờ tối thứ ba mỗi tuần.
__________________
Ðại Tá nữ bác sĩ Mylene Trần Huỳnh 44 tuổi
Thumbnail, click to enlarge.
Trung Tá Bác Sĩ Không Quân Mỹ Mylene Trần Huỳnh, 44 tuổi, giám đốc của Air Force Medical Service (AFMS), thuộc chương trình Chuyên Viên Y Tế Quốc Tế (International Health Specialist – IHS), trực thuộc văn phòng “Office of the Air Force Surgeon General,” vừa được vinh thăng Ðại Tá trong một buổi lễ được tổ chức ngày 14.5.2010.
Chức vụ Giám Ðốc AFMS, nữ bác sĩ gốc Việt, Trần Huỳnh, có trách nhiệm thiết lập các qui định, hướng dẫn và giám sát cho 65 nhân viên thuộc quyền ở 15 địa điểm khác nhau trên thế giới, và cho cả 150 nhân viên quân y của Không Lực Hoa Kỳ thuộc chương trình IHS.
Ðại Tá Huỳnh hoàn tất văn bằng cử nhân và bác sĩ y khoa tại đại học University of Virginia. Bà phục vụ trong Không Lực Hoa Kỳ suốt 18 năm, và hướng dẫn 25 cuộc trao đổi hợp tác về y tế ở 15 quốc gia.
Bác Sĩ Mylene Trần Huỳnh là ái nữ cựu bác sĩ quân y, binh chủng dù QLVNCH Bác Sĩ Trần Ðoàn, và Dược Sĩ Phan Thị Nhơn. Mylene tròn chín tuổi khi Sài Gòn thất thủ. Gia đình bà tìm cách ra khỏi Việt Nam nhưng bất thành nên quay về quê ở Nha Trang, nơi cha bà bị đưa đi “cải tạo”.
Sau đó mẹ bà chung với ba gia đình khác, mua một chiếc thuyền đánh cá để vượt biên. Sau sáu ngày đêm vượt qua chặng đường dài 703 dặm, họ cập bến Manila.
Tini Trần: Nữ phóng viên chiến trường
Tini Trần đến Hoa Kỳ vào đầu tháng 5/1975 (chỉ ba tuổi rưỡi).
Tini Trần sinh tại Saigon vào tháng 6, năm 1971, và cuối tháng 4, năm 1975, theo gia đình được di tản ra Đệ Thất Hạm Đội, đến Subic Bay rời đi Guam và được đưa về định cư tại Alabama.
Tini Trần tốt nghiệp cử nhân báo chí ưu hạng vào mùa Thu năm 1994, sau đó cô được tuyển dụng ngay cho tờ báo Tennessian tại tiểu bang Tennessee. Và đại học ngành luật hành chánh.
Hiện nay cô là thông tín viên của hãng Thông Tấn AP (Associated Press) tại Bắc Kinh.
đang nhận một nhiệm vụ khá quan trọng tại Đông Nam Á. Đã đi từ Ấn Độ, Singapore, Thái Lan, Pakistan, Mã Lai đến Afganistan, Kuwait và tại Iraq trong những ngày Hoa Kỳ mở trận chiên tấn công vào cứ điểm Falluja, Baghdad,
Bài của Tini Trần thường trực trên những tờ báo lớn như Washington Post, Wall Street Journal, San Jose Mercury News, Los Angeles Times, Baltimore Sun, Chicago Tribune, Houston Chronicle, Sacramento Bees… và hằng trăm tờ báo khác trên khắp lục địa Hoa Kỳ.
Thân phụ của Tini Trần là Bác Sĩ Trần Văn Thuần và mẹ là Công Huyền Tôn Nữ Mỹ Chương, bà du học ở Iowa từ năm 1963, và về nước năm 1968.
Ngày 19 tháng 9, năm 2009 vừa qua, cô Tini Trần đã lập gia đình với Edward Wong, hiện là thông tín viên của tờ New York Times tại Bắc Kinh. Wong cũng tốt nghiệp báo chí tại Đại Học California, Berkeley
Các giải thưởng về báo chí của Tini Trần
2005 Associated Press Managing Editors Award – Deadline Reporting AP staff coverage of Asian tsunami
2000 – National Headliners Award – 1st Place Coverage of a Major News Event AP coverage of 25th Anniversary of Fall of Saigon, “Vietnam Legacy” – Associated Press Managing Editors Award – Enterprise Reporting AP coverage of 25th Anniversary of Fall of Saigon, “Vietnam Legacy”
1999 Los Angeles Times – Top of the Times Award Beat Coverage & Investigative Reporting
1995 – Associated Press Managing Editors Award, 1st Place Non-Deadline Writing “Return to Vietnam” Series, The Tennessean – Asian American Journalists Association Award – 2nd Place Asian American Issues “Return to Vietnam” Series, The Tennessean – Green Eyeshade Investigative Awards, Finalist
Tại chiến trường Iraq
________________________
Cung Hoàng Kim – Hoa Hậu America’s U.S. năm 2010
Thumbnail, click to enlarge.
Gia đình em vượt thoát và đến Hoa Kỳ năm 1986, sau khi Cộng Sản tạm chiếm Việt Nam từ 1975. Ba em, môt chiến binh Việt Nam Cộng Hoà đã bị nhốt tù, bị đẩy đọa và hành hạ trong các trại tập trung. Ba me và anh chị của em đến Hoa Kỳ để được sống trong một xứ sở không có áp bức và cấm đoán, để được tự do tạo dựng hạnh phúc cho gia đình và bản thân.
Đã không còn nữa đất nước Việt Nam xinh đẹp ngày nào đã nuôi dưỡng ba mẹ em trưởng thành và thay vào đó Việt Nam bây giờ là một nước cộng sản, gian dối, không có nhân quyền. Chừng nào còn cộng sản ở đó, em sẽ không bao giở về Việt Nam.
Vì thế, em luôn bảo vệ, đứng đằng sau Lá Cờ Vàng với Ba sọc Đỏ, ba sọc tượng trưng cho Tự Do, Di sản và Nhân Cách con người.
(CUNG HOÀNG KIM viết)
http://www.hkcung.tumblr.com
_________________________
Đại Tá Nguyen M Hung,
Lực lượng duyên phòng,
được giao trọng trách điều tra về vụ dàn khoan Deepwater Hirizon bị chìm làm tràn dầu vùng vịnh năm 2010.
Thumbnail, click to enlarge.
USCG photo. Đai tá Nguyen M Hung trã lời phỏng vấn trong cuộc hợp báo từ giới Truyền thông Hoa Kỳ.
_________________
Một người Mỹ gốc Việt làm cố vấn cho Tổng thống Mỹ
Tổng thống Mỹ ngày 7-10 vừa qua đã bổ nhiệm thêm 8 người vào những vị trí then chốt, trong đó người Mỹ gốc Việt, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng được bổ nhiệm vào Ủy ban cố vấn của Tổng thống về người Mỹ gốc châu Á – Thái Bình Dương.
Thumbnail, click to enlarge.
Theo website chính thức của Nhà Trắng, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng là giáo sư y khoa tại trường Đại học California, San Francisco (UCSF), nơi ông chăm sóc y tế cho cộng đồng đa sắc tộc và đào tạo bác sĩ lâm sàng. Ông cũng là giám đốc Dự án phát triển sức khỏe cộng đồng người Việt và là điều tra viên chính của Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và nâng cao nhận thức về ung thư cho cộng đồng người Mỹ gốc châu Á tại UCSF, trong vai trò này ông đảm nhiệm nghiên cứu chăm sóc sức khỏe cho người Mỹ gốc Á. Ông nghiên cứu sự phát triển của ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng và tác hại của thuốc lá đối với người Mỹ gốc Á.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng còn là Chủ tịch tình nguyện Hội người châu Á – Thái Bình Dương của Hiệp hội ung thư Mỹ ở California. Năm 2002, ông đã được trao giải thưởng Vì sự nghiệp kiểm soát bệnh ung thư trong xã hội Mỹ vì những thành tích xuất sắc của mình trong việc nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng cũng từng tốt nghiệp cử nhân Triết học Đại học Harvard và có bằng tiến sĩ y khoa của đại học
Stanford. Nguyễn Hà (Theo Whitehouse.gov)
____________________
Một phụ nữ Việt Nam được bổ nhiệm vào
chức vụ thẩm phán Liên Bang Mỹ
Trọng Nghĩa
Với 91 phiếu thuận và 3 phiếu chống, Thượng viện Hoa Kỳ vào hôm qua, 07/05/2012 đã chấp thuận việc bổ nhiệm bà Jacqueline H. Nguyễn vào chức vụ thẩm phán tại Tòa Kháng án Liên bang Khu vực 9. Theo giới quan sát, nữ thẩm phán Việt Nam như vậy đã trở thành một phụ nữ gốc Á châu đầu tiên được cử vào một tòa kháng án liên bang, định chế tư pháp ngay dưới Tối cao Pháp viện.
Thẩm Phán Jacqueline Nguyễn đã được Tổng Thống Barack Obama đề cử từ tháng 9 năm ngoái, nhưng việc bổ nhiệm vào chức vụ quan trọng này cần phải được Thượng viện Mỹ thông qua.
Sinh trong một gia đình có cha là một đại tá trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, bà Jacqueline Nguyễn đã cùng với gia đình di tản khỏi Sài Gòn vào năm 1975, tạm cư tại San Diego California một thời gian trước khi đến ở tại khu vực Los Angeles.
Bà tốt nghiệp cử nhân tại đại học Occidental College, nơi cũng có một sinh viên tên là Barack Obama, sau đó đậu tiến sĩ luật tại Đại học UCLA tại California. Thoạt đầu, bà Jacqueline Nguyễn đã làm việc cho một văn phòng luật sư tư nhân (Musick, Peeler & Garrett LLP 1991-1994) trước khi chuyển qua làm việc cho văn phòng Biện lý Los Angeles.
Năm 2002, bà được bổ nhiệm vào Tòa Thượng Thẩm Los Angeles County, và đến năm 2009 cũng chính tổng thống Obama đã đề cử bà làm thẩm phán tòa sơ thẩm liên bang cho trung tâm California.
Xin nhắc lại là Tòa kháng án liên bang là định chế tư pháp ngay dưới Tối Cao Pháp Viện. Khu vực 9 bao gồm toàn bộ miền Tây nước Mỹ với 9 tiểu bang, trong đó có California, và hai lãnh thổ Guam và Northern Mariana.
___________________
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh một phụ nữ Việt
Chị Ðỗ Minh Thùy mới đây được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh là cựu sinh viên xuất sắc nhất của tháng Bảy
Thumbnail, click to enlarge.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã tuyên dương chị Ðỗ Minh Thùy (người mặc áo dài màu vàng), trong một cuộc họp mặt nhân kỷ niệm 20 năm chương trình Fulbright Việt Nam.
Học chuyên ngành tiếng Anh và lại có niềm đam mê viết lách, Ðỗ Minh Thùy đã tận dụng được cả hai lợi thế đó khi được tuyển vào làm việc tại một tạp chí của Mỹ, Tạp chí Time, ở Việt Nam hồi đầu những năm 2000. Nhưng không dừng lại ở một công việc mà có lẽ nhiều bạn trẻ mơ ước tại một tạp chí nước ngoài danh tiếng, Thùy vẫn muốn được mở rộng kiến thức và muốn được đào tạo bài bản về nghề làm báo, chính vì vậy mà khi biết chương trình Fulbright có học bổng dành cho ngành báo chí, chị đã quyết tâm xin học bổng cao học và đã được lựa chọn vào học thạc sĩ báo chí tại trường đại học Indiana vào năm 2004.
Trong thời gian học tại đó, chị nhận ra có một sự khác biệt cơ bản giữa việc dạy và học báo chí ở Mỹ và ở Việt Nam, chị nói: “Khi học bên đó thày cô dậy cho tôi nhiều kiến thức, nhưng đồng thời họ cũng yêu cầu sinh viên phải thực hành những gì đã học. Ví dụ giảng viên dạy viết của tôi ngay từ những ngày đầu tiên đã yêu cầu sinh viên phải viết một bài và làm ra một tờ báo của chính lớp học đó. Những bài tập mà cô hướng dẫn trên lớp thì sau đó cũng được áp dụng ngay để làm sao sinh viên có thể thực hành luôn. Tôi thấy đó là điều mà ở Việt Nam trong các chương trình học nói chung, và các chương trình học báo chí nói riêng thì dường như vẫn còn thiếu.”
Chính những sự khác biệt trong môi trường giáo dục của Mỹ đã thôi thúc Thùy muốn truyền đạt lại những kinh nghiệm và kiến thức mà mình học được cho các nhà báo trẻ và các em sinh viên ở Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành báo chí ở Mỹ trở về Việt Nam, chị đã cùng một số cựu sinh viên đã từng theo học ở Hoa Kỳ lập nên dự án mang tên ‘Chương trình Nâng cao Năng lực Nhà báo trẻ Việt Nam’ vào năm 2009.
Hoạt động chính của chương trình là thiết kế các khóa học nhằm nâng cao năng lực viết bài, đưa tin, kinh nghiệm trong việc khai thác, thu thập, xử lý thông tin, viết tin bài, phóng sự ảnh, nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp cũng như tính chuyên nghiệp. Chị Thùy cho biết chương trình cũng thường xuyên mời các nhà báo kỳ cựu của Việt Nam, như nhà báo Huy Ðức, bút danh Osin, và cả các nhà báo của các tờ báo nước ngoài tới chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn. Ngoài ra, chương trình cũng thường tổ chức những chuyến đi thực tế cho các nhà báo trẻ để họ có thể tiếp xúc với những vấn đề nổi cộm đang được xã hội quan tâm.
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, kể từ khi thành lập, dự án đã thực hiện 41 khóa tập huấn cho hàng ngàn nhà báo trẻ và sinh viên báo chí ở Việt Nam. Cũng nhờ có chương trình huấn luyện này mà một mạng lưới mới kết nối các nhà báo trẻ ở Việt Nam đã ra đời để ủng hộ cho vấn đề đạo đức nghề nghiệp và nâng cao tính chuyên nghiệp của ngành báo chí của Việt Nam.
Chị Ðỗ Minh Thùy mới đây đã được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh là cựu sinh viên xuất sắc nhất của tháng 7 để công nhận sự tận tâm của chị trong việc nâng cao tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp của ngành báo chí Việt Nam.
Trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, đích thân Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã tuyên dương chị Thùy trong một buổi họp mặt nhân kỷ niệm 20 năm chương trình Fulbright Việt Nam. Bà Clinton nói: “Ðỗ Minh Thùy đã nhận được học bổng Fulbright để học báo chí ở Indiana. Sau khi học xong, cô ấy nhận thấy rằng các nhà báo như mình ở Việt Nam xứng đáng tiếp cận với những kinh nghiệm và kỹ năng mà cô ấy học được ở Mỹ. Cô ấy cùng với những người bạn khác đã tạo ra một chương trình đào tạo và huấn luyện cho các nhà báo trẻ. Những khóa huấn luyện cô ấy tổ chức thu hút tới 2.300 bạn trẻ ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Một học bổng cho một cá nhân giờ đây đã có hiệu ứng dây chuyền trong một lĩnh vực riêng biệt ra toàn xã hội.”
Chị Ðỗ Minh Thùy cùng các đồng nghiệp và học viên.
​​Phát biểu cảm tưởng về việc được vinh danh này, chị Thùy khiêm tốn nói: “Tôi cũng rất bất ngờ khi được chọn là cựu sinh viên xuất sắc của tháng Bảy, cũng như được bà Ngoại trưởng đề cập đến trong cuộc gặp với các cựu thành viên chương trình Fulbright. Ðây là một vinh dự rất lớn và tôi nghĩ rằng vinh dự này không phải chỉ của riêng tôi mà tôi muốn gửi sự ghi nhận này tới tất cả các anh chị thành viên đã tham gia dự án từ những ngày đầu. Các anh, các chị đã đóng góp một phần rất lớn. Mặc dù đây là sự ghi nhận cá nhân, nhưng tôi muốn nói rằng thành công đó không phải là nỗ lực của riêng bản thân tôi, mà còn là của tất cả nhóm trong suốt thời gian qua, và tôi cũng chỉ là người đại diện mà thôi.”
Nói về lĩnh vực báo chí ở Việt Nam, vấn đề được nhiều người quan tâm không chỉ có đạo đức nghề nghiệp hay sự chuyên nghiệp của các ký giả, mà vấn đề tự do báo chí cũng luôn được các nhà quan sát và các tổ chức quốc tế đề cập đến. Trong báo cáo về Tự do Báo chí Toàn cầu năm 2011, tổ chức Freedom House nhận xét Việt Nam vẫn không có tự do báo chí, trong khi Báo cáo về nhân quyền năm 2011 của Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định rằng tất cả báo chí, đài truyền thanh và truyền hình trong nước vẫn do chính phủ hoặc các tổ chức quần chúng kiểm soát và các hãng tin tức, truyền thông tư nhân vẫn bị cấm thành lập.
Khi được hỏi ý kiến về nhận định này với tư cách là người đã từng tiếp xúc với cả hai nền báo chí Mỹ và Việt Nam, chị Thùy cho biết: “Tôi nghĩ khi người ta tiến hành báo cáo hay điều tra nào đó thì người ta đã có cơ sở nhất định như đối tượng phỏng vấn hay làm điều tra, vì vậy báo cáo đó dựa trên kết quả mà họ thu được. Tôi không biết họ lấy mẫu điều tra như thế nào nên tôi không thể nói báo cáo đó đúng 100% hay là sai. Nhưng tôi may mắn được tiếp xúc với hai nền báo chí, ở Hoa Kỳ thì nhà báo có được sự tự do nhất định khi họ viết bài và họ được bảo vệ. Ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng các cơ quan nhà nước, chính phủ cũng đang cố gắng hướng tới để làm sao bảo vệ quyền tự do ngôn luận của nhà báo nói riêng và người dân nói chung.”
Cũng theo chị Thùy, tự nhân hóa báo chí là xu hướng tất yếu mà Việt Nam sẽ đi theo, chị nói: “Báo chí tư nhân thì cũng đã manh nha xuất hiện ở Việt Nam. Ở Việt Nam mà muốn ra một tờ báo nào đó thì bao giờ cũng phải dưới một cơ quan nào đó, rồi cơ quan đó có thể thực hiện tờ báo đó hay để tư nhân làm, và điều này thì đã có rồi. Tôi nghĩ rằng sớm hay muộn thì đây cũng là một xu hướng chung mà Việt Nam cũng cần phải tiến tới. Nếu điều đó là tốt thì chúng ta không có gì phải sợ hay ngăn cản cả.”
Ðược biết, hàng tháng, Bộ phận đặc trách các vấn đề của cựu sinh viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều công nhận thành tích của một cựu sinh viên xuất sắc. Trong suốt tháng Bảy này, chị Ðỗ Minh Thùy sẽ được vinh danh trên trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dành cho hơn một triệu cựu sinh viên mà Bộ đã tài trợ học bổng trên khắp thế giới.
Quí vị có thể tìm hiểu thêm về dự án của chị Thùy tại: evj.vn.
http://www.voatiengviet.com/content/vietnamese-woman-selected-as-state-alumni-of-the-month/1418990.html
_____________________
Ngô Thanh Hải : Thượng nghị sĩ gốc Việt đầu tiên ở Canada

Thẩm phán Ngô Thanh Hải (Bên phải, ngoài cùng)
Thủ tướng Canada Stephen Harper hôm qua, 07/09/2012, đã loan báo quyết định bổ nhiệm 5 thượng nghị sĩ mới, trong đó có giáo sư, thẩm phán Ngô Thanh Hải. Đây là công dân Canada gốc Việt đầu tiên được bổ nhiệm vào Thượng viện nước này. Ông Ngô Thanh Hải sẽ là thượng nghị sĩ đại diện cho vùng Ottawa.
Giáo sư Ngô Thanh Hải nguyên là một thuyền nhân Việt Nam vượt biên và định cư ở Canada sau năm 1975. Trả lời phỏng vấn báo chí Ottawa hôm qua, ông Ngô Thanh Hải nói : « Đây là một cơ hội để tôi đền đáp những gì mà Canada đã ban cho tôi kể từ năm 1975, khi tôi đặt chân đến Canada.
Đặc biệt, TP Ngô Thanh Hải vừa được bầu làm chủ tịch Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, một tổ chức Hải Ngoại đấu tranh đòi Dân Chủ cho Việt Nam.
Sau đây là đôi dòng về Chánh Án Ngô Thanh Hải:
Thẩm phán Ngô Thanh Hải đã được bổ nhiệm vào chức vụ Chánh án chuyên về Di trú & Quốc Tịch tại Ottawa vào tháng 12 năm 2007. Trước đây, ông là Chủ Tịch Hội Ðồng Bảo Hiểm Nhân Sự tại Ottawa; ông là một nhà giáo tại Ottawa và trước đó ở Mã Lai, Việt Nam; là một nhà hoạt động trong các cộng đồng người Việt khắp Canada và các quốc gia khác; sáng lập và là cựu Chủ Tịch Hiệp Hội Người Việt Vô Vụ Lợi tại Ottawa; Chủ Tịch Cộng Ðồng Người Việt tại Ottawa và là Phó Chủ tịch Trung Tâm Ấn Ðịnh Bồi Thường Canada và Trung Tâm Tìm Việc Làm Cho Di Dân. Chánh án Ngô tốt nghiệp cử nhân giáo dục tại đại học Sorbonne, Pháp và Cao học ngành giáo dục đại học Ottawa, Canada.