Tuesday 13 January 2015

David Attenborough: A Wonderful and Beautiful Natural World


What a Wonderful World...

David Attenborough is a respected and well educated zoologist. He also has a rich voice that is a pleasure to listen to. Here he is, reciting the familiar song of Louis Armstrong, "What a wonderful world", as he shows us exactly why that is!

Đọc Báo Vẹm 407 do Hoàng Tuấn và Nguyên Khôi phụ trách

Manh Kim - CHÍ PHÈO VÀ “NGỤY CHÍ PHÈO”

Định không nói về vấn đề này nữa nhưng ngày càng có nhiều ý kiến “uyên bác” ám chỉ việc ban biên tập Charlie Hebdo bị tấn công là đúng nên phải rườm lời.


Phải nói ngay rằng Charlie Hebdo là một “Chí Phèo” trong làng báo thế giới. Nói theo tiếng lóng phổ biến là “báo bựa”. Họ bôi bác tất cả. Năm 2011, sau khi người Công giáo tại thành phố Avignon phá tấm hình “Piss Christ” (bức ảnh của nhiếp ảnh gia Mỹ Andres Serrano chụp cây thánh giá nhựa trong cái ly dung dịch vàng mà tác giả nói rằng đó là nước tiểu của mình), Charlie Hebdo dựng ngay trang bìa vẽ cuộn giấy vệ sinh ghi “Bible, Koran và Torah” cùng hàng chữ: “Mọi tôn giáo trong nhà cầu!” (Torah thường được dịch là Ngũ kinh).

Charlie Hebdo chưa bao giờ được người Pháp hoan nghênh và được báo chí thế giới tôn trọng, cho đến sự kiện 7-1-2015. Tính đến năm 2012, theo The Atlantic 11-1-2015, tuần báo trào phúng này chỉ bán khoảng 60.000 bản – bằng 1/10 so với các tuần báo nổi tiếng khác của Pháp. Không chỉ tôn giáo, Charlie Hebdo cũng nhắm vào nhiều đối tượng khác. Trước khi bị khủng bố không lâu, họ đã vẽ bộ trưởng tư pháp Pháp (người da màu) là con khỉ. Tháng 9-2012, khi xảy ra loạt bạo động khắp thế giới Hồi giáo nhằm phản đối bộ phim bôi bác Nhà tiên tri mang tựa Innocence of Muslims (của Nakoula Basseley Nakoula; người Mỹ gốc Ai Cập), Charlie Hebdo lập tức hưởng ứng khi vẽ Mohammed như một diễn viên phim khiêu dâm, trần truồng, quỳ chổng mông, “hàng họ” lòng thòng, với chú thích “Mohammed: một ngôi sao vừa ra đời!”.

Và cách đây một năm, trong số đề ngày 15-1-2014, Charlie Hebdo đã chẳng cả nể khi lôi Tổng thống François Hollande ra bìa với ảnh biếm cực kỳ “bựa” (ảnh). Cần nhấn mạnh, luật pháp Pháp không hề cấm cách làm báo kiểu Charlie Hebdo. Tóm lại Charlie Hebdo không tha một ai, không từ tôn giáo nào, không ngán bất kỳ điều gì có thể gây tranh cãi và phản đối. Charlie Hebdo là nhân vật “phản diện” của làng báo thế giới. Họ nằm ở đường ranh cuối cùng của mép giới hạn tự do thông tin.

Đó cũng là lý do xuất hiện ý kiến gián tiếp ủng hộ việc Charlie Hebdo bị “thánh vật” bằng cuộc thảm sát. Nói vậy cũng chẳng khác một kiểu Chí Phèo. Ngụy biện. Giống như ghét tên trộm chó thì cứ phang cuốc vào đầu cho nó chết. Giống như “tao ghét mày nên tao bắn vỡ sọ mày đấy!”. Giống như “gia đình mày chửi tao nên tao vác dao sang đâm lòi ruột cả nhà mày xem ai làm gì tao!”. Trật tự xã hội và những thiết chế giúp định hình một xã hội văn minh có thể chấp nhận cách hành xử bạo lực và ác độc tùy tiện tương tự? Cần nhấn mạnh, trong các buổi thuyết giảng tại nhiều giáo đường Hồi giáo, từ Trung Đông, châu Á đến châu Âu, vô số giáo sĩ vẫn mạnh miệng công khai chỉ trích phương Tây, công khai sỉ nhục nguyên thủ phương Tây, công khai kêu gọi thánh chiến chống lại phương Tây. Các tờ báo và website Hồi giáo cũng vẽ biếm bôi bác đủ thứ liên quan phương Tây. Đã có tổ chức “huynh đệ” phương Tây nào trả thù bằng cách thực hiện cuộc cuồng sát man rợ tương tự vụ Charlie Hebdo?

Nữ Ca-Nhạc sĩ Nguyệt Ánh với công tác sinh hoạt văn nghệ đấu tranh tại Âu Châu và Đông Âu : "WE MARCH FOR FREEDOM"

ThuMoi1.jpg
ThuMoi2.jpg
ThuMoi3.jpg

Vì nó là thái thú!

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Nó không ngu vì nếu ngu thì đã không leo lên được ghế ủy viên Bộ chính trị, nắm đầu hơn 3 triệu đảng viên không dại, cai trị 90 triệu người. Nó không "hèn với giặc, ác với dân" bởi vì Tàu khựa không phải là giặccủa nó và người Việt không phải là dân của nó; nó là đứa con hoang gọi Mao bằng nội, gọi Tập bằng cha. Nó cũng không khùng, không điên vì nó nói có chủ ý, có mục tiêu phục vụ thiên triều của nó. 

Tiểu Tử, những giọt nước mắt, những tiếng thở dài

Từ Thức (Danlambao) - André Gide nói "C’est avec les beaux sentiments qu’on fait de la mauvaise littérature" (Với những tình cảm tốt, người ta làm văn chương dở) (1). Tiểu Tử là một nhà văn đã chứng minh ngược lại, có thể viết hay với những tình cảm tốt. Trong tác phẩm của ông, hầu như chỉ có những tình cảm tốt, chỉ có tình người. Một nhân vật nói về một nhân vật khác trong truyện ngắn "Made in Vietnam": người chi mà tình nghĩa quá héng?. Độc giả nghĩ tới câu đó mỗi lần lại gần những nhân vật của Tiểu Tử. Người chi mà tình nghĩa quá héng. Độc giả chai đá tới đâu, đọc Tiểu Tử cũng không cầm được nước mắt. Người ta khóc, nhưng sau đó thấy ấm lòng, vì thấy trong một xã hội đảo lộn, vẫn còn đầy tình người, vẫn còn đầy thương yêu, vẫn còn nghĩa đồng bào vẫn còn những người tử tế. Và thấy đời còn đáng sống. Một nhà văn Pháp nói văn chương, trước hết là xúc động. Trong truyện ngắn của Tiểu Tử, sự xúc động hầu như thường trực.

Ngày 30 Tháng Tư - Trần Mộng Lâm


Tôi ngần ngại mãi không muốn viết bài này, vì nhiều lý do, trong đó có sự không muốn gây hiểu lầm, chia rẽ trong nội bộ những người cùng một chiến tuyến. Nhưng sau cùng, tôi thấy cần phải một lần dứt khoát, nêu lên những ý nghĩ mình có trong đầu ngay ban đầu, còn hơn sau này phải sống trong bực bội khi không còn thay đổi gì được nữa.

Tóm lại, tôi muốn viết về ngày 30 tháng tư năm 1975.

30 tháng tư, như vậy đã bốn chục năm rồi.

30 tháng tư, ngày tôi mất nước (CHVN). 30 tháng tư, ngày tôi mất tự do.

Ba Mươi tháng tư 1975, tôi bắt đầu một cuộc hành trình, vào trại cải tạo, vào tù tội.

Ngày 30 tháng tư đối với tôi là một ngày rất xấu, mà chữ tĩnh từ «black» trong Anh Ngữ không đủ để diễn tả, dù chữ black rất là sensitive.

Ngày 30 tháng tư 1975, với tôi, gần với ngày tận thế.

Trước 30 tháng tư, chúng tôi, những người công dân VNCH sống tại Miền Nam có đầy đủ tự do. Sau 30 tháng tư, chúng tôi đi về phía «mất tự do», ngày ngục tù, ngày mất nước, ngày khởi đầu một cuộc hành trình đi vào địa ngục.Với người Miền Nam, khó có thể gọi ngày 30 tháng tư là ngày mở đầu một cuộc hành trình đi vào đời sống tư do, trừ một thiểu số may mắn ra được khỏi nước vì được Mỹ bốc đi hay được tầu Mỹ vớt. Hiện nay, đa số người Miền Nam vẫn còn phải sống đọa dầy trong ngục tù CS.

Người Cộng Sản coi ngày 30 tháng tư là ngày họ thắng lợi, là ngày họ «giải phóng» cho người dân Việt «ra khỏi sự kềm kẹp của Mỹ-Ngụy» theo như họ tuyên truyền.

Nay tôi đọc thấy ông Ngô Thanh Hải , thượng nghị sĩ của Canada, làm dự luật để cho Canada công nhận ngày 30 tháng tư là Jouney to freedom day, tôi thật rất thắc mắc. Có lẽ trình độ anh ngữ của tôi quá kém, nhưng bạn, bạn nghĩ sao?? Gọi như vậy, thì coi ngày 30 tháng tư là một ngày xấu, hay là một ngày tốt??

Điều tôi sợ, là các bạn tôi trong nước đau lòng.

Một lần nữa, xin minh xác, là tôi không có ý công kích ai hết, nhưng chúng ta phải suy nghĩ chín chắn,trước khi đặt bút ký vào các kiến nghị, mà chính mình cũng không hiểu rõ nội dung, nhất là khi kiến nghị này viết bằng ngoại ngữ.  

Tôi rất dốt về Anh Ngữ, có gì sai lầm, xin quý bạn châm chước cho.Tôi chỉ sợ mai sau, nhìn vào lịch, thấy dưới ngày 30 tháng tư, họ ghi là Journey to freedom day, là người đời sau hiểu lầm, thì chúng ta «chết một của tứ» !! 

Trần Mộng Lâm

Có nên bắt chước Tầu? - Đại Lãn, Vietland

Hôm trước tại Thượng Hải có một buổi lễ gọi là " ngày lễ hội văn hóa " một trường đại học trong thành phố muốn đề cao văn hóa Khổng Tử, làm con phải kính trọng cha mẹ ,họ cho cha mẹ ngồi trên hai hàng ghế hai bên,ai có tóc bạc thì kéo ra phía trước, còn những đứa con xếp hai hàng ở giữa qùy lậy ,buổi lễ đuợc coi là cảm động có trào nước mắt nhưng cũng có người lên tiếng cho rằng thời buổi bây giờ cha mẹ và con cái phải tôn trọng lẫn nhau chứ không phải như thời của Khổng Tử ngày xưa con cái bị coi như là "nô lệ" là của riêng của cha mẹ muốn làm gì thì làm .

Đây là chuyện bên Tầu song nghe đâu tại Việt Nam đang có phong trào phục hưng văn hóa Khổng Tử, nhiều trường đại học Khổng Tử đã mở ra tại Việt Nam, giới lãnh đạo muốn bắt chiếc Trung Quốc mượn văn hóa Khổng Tử trước đề cao đạo đức giữa cha mẹ con cái, giữa học trò và thầy giáo sau sẽ là giữa dân chúng với nhà cầm quyền? Việt Nam có nên bắt chiếc Tầu phục hồi văn hóa Khổng Tử ở thời đại này hay không?

-----------------------------------------------------

Sau khi đọc bản tin trên Vietland và hình ảnh hai dãy học trò quỳ lạy hàng ghế cha mẹ và người lớn ngồi trong chính sách dùng Đức Khổng Tử như một lớp vải thưa che các chính sách cộng sản. Nghe tin CSVN dự trù theo gương Tầu... kẻ thất phu " Thư Sinh Văng Bút" này gửi về nước (qua Facebook, Vietland, internet...)  mấy vần thơ như sau đây. Chẳng biết đảng ta có hiểu được không?! Chẳng biết các "đồng chí" đảng có nhớ bác Hù của đảng đã bày cho mấy đứa con nít đấu tố cha mẹ trong cuộc cải cách ruộng đất 1954 trên đất Bắc không???

Các "đồng chí" ngon công bố lời lên án bác Hù là phi đạo đức không?  Đúng là " Đảng ta hề rất linh tinh. Hề siêu hơn cả Hoài Linh bây giờ!!!!"

Một ông Khổng Tử làm gì được đây?

Học Khổng... Con cái cúi đầu
Học đảng... cả đảng thờ Tầu Bắc phương
Ngày nay, đem Khổng làm gương
Ngày mai, biển đảo, biên cương không còn
Còn Trời, còn nước, còn non
Nước còn cộng sản, dân còn điêu linh
Đảng làm toàn chuyện linh tinh
Đảng làm toàn chuyện cực hình cho dân
Học Tầu, học Khổng đâu cần
Chỉ cần cộng sản tan dần, biến đi!

Ngày nay cả nước suy vi
Một ông Khổng Tử làm gì được đây?
Đảng khờ như cỏ, như cây
Đảng ngu như cả một bầy vịt Xiêm!

Văng Bút Thư Sinh
Đông Canada 2015

Ngày “Tôi là Charlie”













đúng là một biến cố lịch sử
mang ý nghĩa nhân bản
vì hàng triệu người đến từ khắp nơi 
khác biệt màu da chủng tộc
khác biệt ngôn ngữ tôn giáo...
tụ tập ở quảng trường Cộng Hòa
rồi lũ lượt đổ về quảng trường Quốc Gia nước Pháp
biểu dương tinh thần đoàn kết hợp nhất
kết án bọn khủng bố cuồng tín cực đoan
giữa thành phố Paris
tất cả với một thông điệp 
“Tôi là Charlie”

Phim tài liệu: Thảm Họa Đỏ - Bộ mặt thật đảng CSVN


Thảm họa đỏ: Sự trần trụi về đảng cộng sản Việt Nam!

Lực lượng Dân Tộc cứu nguy Tổ Quốc vừa công bố buổi lễ ra mắt DVD Thảm Họa Đỏ qua đó lịch sử đảng csvn được tái hiện lại chân thật với những cột mốc từ trong quá khứ cho đến ngày hôm nay.


Nghề của đảng

Ngày hôm nay, cùng với sự phát triển của Internet, sự tìm tòi của thế hệ trẻ và thậm chí của ngay những đảng viên kiên trung của đảng... thì các bằng chứng bán nước của đảng cộng sản Việt Nam đã ngày càng được nhiều người dân biết đến. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Ngọc Huy với tựa đề: “Nghề Của Đảng” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay

Từ trước đến nay người ta chưa thấy đảng cộng sản Việt nam làm gì ra hồn. Sau hơn 80 năm nắm quyền và hơn 40 năm có trong tay cả nước Việt Nam nhưng nhà cầm quyền cộng sản chỉ dám thừa nhận "họ đã sản xuất được cái đinh vít" mà thôi. Vậy thì người ta mong chờ gì từ những đảng viên và đặc biệt là những lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Họ đa phần không có học hành đàng hoàng, bằng cấp thì đi mua và trình độ cũng chẳng khá hơn ai. Vậy nghề nghiệp của đảng là gì? Người viết đã tìm ra câu trả lời sau một thời gian dài nghiên cứu và đặc biệt là sau khi theo dõi báo chí nhà cầm quyền cộng sản về buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội hôm 6/12/2014, nhiều ý kiến kêu gọi cần có thái độ và hành động dứt khoát hơn trước hành vi gia tăng gây hấn của Trung cộng, tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã vội vàng lên tiếng kêu gọi 'phải giữ cho được chế độ, bảo đảm cho được đảng lãnh đạo'.

Ngày Tri Ân Thương Phế Binh VNCH năm 2015 tại Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn

Ngày Tri Ân Thương Phế Binh VNCH năm 2015 tại Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn. Mặc dù cuộc chiến đã ra đi trước và sau 40 năm, kỷ niệm  những bài hát thụ huấn nơi quân trường giờ di hành  về đêm hay những lúc tác xạ về trại thay bằng những bài hát hào hùng của người trai thế hệ không bao giờ tắc trên môi người Thương Binh Việt Nam Cộng Hoà.

Thao Trường Đổ Mồ Hôi. Thì Chiến Trường Bớt Đổ Máu hay những tình khúc bên nhau khi chia tay từ quân trường, anh về An Lộc, Tôi ra Quảng Trị, bạn chiến đấu nơi KomTum. Tình Khúc Nó và Tôi luôn luôn ở trong tâm khảm nghĩa đồng đội Người Lính  Thương Binh VNCH


Tri Ân Quý Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa
Bắc Âu Nauy
Trần Văn Dũng

Thế kỷ kết liễu độc tài - tuankhanh

Những ngày của đầu năm 2015, tin tức về cái chết của Fidel Castro, nhà lãnh đạo cộng sản khét tiếng của Châu Mỹ Latin đang được lan truyền khắp nơi. Có thể đó chỉ là tin đồn. Có thể ông ta đã chết nhưng đảng cộng sản Cuba đang chọn tìm một thời điểm thích hợp để công bố, như số phận của nhiều nhà lãnh đạo cộng sản khác. Cũng có thể tin đồn đó chỉ là cách phản ánh một tâm thức chán ghét của của đám đông về nhân vật này. Nhưng điều quan trọng hơn, với những gì đang diễn ra ở Cuba, thì ý nghĩa tồn tại thể chất của nhà độc tài cộng sản 88 tuổi không còn quan trọng: Trong mắt loài người văn minh, Fidel Castro kể như đã chết.