Thursday 19 March 2015

Cho Mỹ sử dụng cảng Cam Ranh có ý nghĩa gì? - Anh Vũ, thông tín viên RFA

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (giữa) nói chuyện với các phi hành đoàn khi ông đến thăm tàu USNS Richard E. Byrd neo đậu tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam vào ngày 03 tháng 6, 2012
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (giữa) nói chuyện với các phi hành đoàn khi ông đến thăm tàu USNS Richard E. Byrd neo đậu tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam vào ngày 03 tháng 6, 2012
 AFP
Việc Mỹ yêu cầu VN ngưng cho Nga sử dụng cảng Cam Ranh, trùng hợp với tin đồn rất đáng tin rằng VN có thể sẽ cho phép Mỹ tiếp cận không phận Cam Ranh cùng các cuộc diễn tập hải quân trong chuyến thăm Mỹ sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Việc này theo các chuyên gia có ý nghĩa như thế nào?
Mỹ sẽ trở lại Cam Ranh?
Cam Ranh là một cảng biển nước sâu tốt nhất Đông Nam Á, có địa thế chiến lược hết sức quan trọng. Từ trước đến nay, hải quân các nước Pháp, Mỹ, và Liên Xô đã từng dùng Cam Ranh làm căn cứ quân sự.

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 20-3-2015

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta

TỘI NGHIỆP TIẾNG NGA

Một đôi lần xem  lướt qua mấy chương trình thi hát ở trong nước phát sóng trên một  đài truyền hình ở đây, ngoài cảm tưởng khó chịu khi nghe các giám khảo “rặn” mãi mới ra được vài ba câu rỗng tuếch để phê bình các giọng hát dự thi, tôi cũng thấy được một điều lâu nay không để ý. Mà cũng có thể nhiều người khác cũng đã  thấy điều ấy. Đó là vài thí sinh dự thi đã đem những ca khúc bằng tiếng Anh ra trình bầy. Cả rock lẫn hip hop, luôn cả rap nữa. Các ca khúc này có thể do chính các thí sinh hay do các nhạc sĩ trong nước sáng tác, cũng có vài bài hát nổi tiếng của ngoại quốc.

Nhạc Mỹ, nhạc Anh được  trình bầy thoải mái. Vài giọng hát trong nước ra hải ngoại cũng hát được rất hay các ca khúc của Carpenters, của ABBA…

Kẻ trên trăm tên - TRẦN GIA PHỤNG

alt

Người xưa thường có tên húy do cha mẹ đặt, tên tục, tên thường dùng, tên thụy (sau khi chết). Nhiều người có thêm tên tự (tên chữ), tên hiệu, biệt hiệu. Ngày nay, các văn nghệ sĩ có bút danh, nghệ danh, biệt hiệu, nhà buôn có thương hiệu, tu sĩ có pháp danh (Phật giáo), tên thánh (Ky-Tô giáo), hướng đạo sinh có tên rừng …

Trong ngành tình báo, kể cả trong tiểu thuyết gián điệp, các điệp viên thường có nhiều tên hoặc bí danh, bí số khi hoạt động để tự giấu mình và đánh lừa kẻ khác. Ngoài ra, còn có nhiều người thay tên đổi họ để lừa bịp, lừa tiền hoặc lừa tình.

Canberra: VC Nguyễn Tấn Dũng quá bẽ bàng! Vì sao NTD không trả lời câu hỏi của báo chí?!

Hữu Nguyên (huunguyen@saigontimes.org)

Ngày 18.3, tại Canberra có 3 sự kiện đặc biệt: 1. Cuộc biểu tình phản đối tên khủng bố Nguyễn Tấn Dũng; 2. Vì sao VC Nguyễn Tấn Dũng không trả lời câu hỏi của báo chí; 3. Nghĩ gì về câu nói của Thủ Tướng Úc Tony Abbott: We Australians know well the power of the Vietnamese [communist] army?


​​BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI NGUYỄN TẤN DŨNG

Sáng 18.3, trước Quốc Hội Liên Bang Úc, CĐNVTD Liên Bang Úc Châu kết hợp cùng CĐNVTD NSW, Victoria và Wollongong, đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối NTD. Tuy trời mưa, thời gian gấp rút, lại đúng vào Thứ Tư, ngày làm việc, nhưng cuộc biểu tình đã quy tụ đông đảo đồng hương, và đặc biệt có sự tham dự của Dân Biểu Liên Bang Chris Hayes.

Những đứa trẻ trong chiến tranh Việt Nam

Năm 1969, thời điểm cuộc chiến tranh Việt Nam khốc liệt nhất, bác sĩ trẻ người Mỹ Bob Shirley cùng đồng đội chữa bệnh cho người bị thương ở Chơn Thành (Bình Phước). Trong thời gian làm việc ở đây, ông đã chụp ảnh một nhóm trẻ em Việt Nam. Gần 50 năm sau, Larry Johns - người muốn tìm ký ức về anh trai từng chiến đấu ở Việt Nam - vô tình tìm thấy những bức ảnh của Bob Shirley. Tò mò về số phận của những đứa trẻ trong ảnh, ông đã liên hệ với Bob Shirley và nhiếp ảnh gia Reed Young cùng lên đường tìm lại những đứa trẻ ngày xưa ấy. Ảnh Bob Shirley.

Nỗi nhục Trường Sa !!!

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 215 (15-03-2015)

          Ngay từ cuối năm 1986, tình hình vùng biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa có nhiều diễn biến phức tạp do các hoạt động do thám, khiêu khích của hải quân Tàu cộng. Cuối tháng 2-1988, lực lượng ngoại bang này tăng thêm 4 tàu hộ vệ trang bị tên lửa và đại pháo xuống hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa. Trước tình hình ấy, bộ tư lệnh hải quân Hà Nội mở chiến dịch bảo vệ chủ quyền các đảo của Việt Nam, lấy tên là chiến dịch CQ (chủ quyền)-88.

          Vào sáng ngày 14-3-1988, 73 chiến sĩ hải quân, đúng ra là công binh (không mấy lúc cầm súng) của tàu HQ 604 đến đảo đá nửa chìm nửa nổi Gạc Ma, mang theo vật liệu xi măng, cốt thép và các cột bê tông đúc sẵn để xây dựng công sự trên đó, ngõ hầu xác nhận rõ rệt chủ quyền. Về khí giới, họ chỉ mang theo một số khẩu AK, nhưng lại có quân lệnh là không được nổ súng. Chiến hạm Tàu cộng ùa tới, vây chặt. Sau một hồi trao đổi trên loa mà bên nào cũng cho mình có chủ quyền, rốt cục các chiến sĩ công binh VN không vũ trang đang đứng trên đảo đã trở thành bia hứng đạn đại liên của kẻ thù mà trước đó vẫn ngỡ là bạn. Chỉ chưa đầy nửa giờ, 64 người đã vĩnh viễn nằm xuống trong nỗi tức tưởi và uất hận. Con tàu vận tải HQ-604 rỉ sét đang thả neo giữa biển cũng đành phơi bụng lãnh đủ lửa pháo 100 ly từ mấy chiếc khu trục tối tân, trang bị cả tên lửa đối hạm. Quả như câu đối tưởng niệm đầy chua chát của ai sau đó: "Cướp Gạc Ma, bắn tàu bạn, xưng danh tình đồng chí! Trấn Len Đảo, giết mạng người, kêu tiếng tình anh em!". Sau khi 64 người bị thảm sát, 9 chiến sĩ còn lại được tàu Trung Quốc vớt lên làm tù binh và đem về tỉnh Quảng Đông giam giữ gần 4 năm trời.

"KHÓC MỘT MÙA XUÂN- MẬU THÂN 68"

image

Người con gái Việt Nam trên đại lộ Ayutthaya

image

Đọc bản tin “18.000 gái Việt ra nước ngoài hành nghề mại dâm mỗi năm” trong đó trích lời phát biểu của Jeremey Douglas, Trưởng đại diện khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tôi chợt nhớ đến phóng sự của một nhà báo Mỹ viết về cảnh các cô gái VN vừa mới lớn đang hành nghề mãi dâm trên trên đại lộ Sri Ayutthaya, thủ đô Bankok, Thái Lan đầu thập niên 1990.

Viết trong nước mắt – vợ tù nhân lương tâm Ngô Hào

Tranh đấu cho Lẽ Phải, cho Sự Thật, nói lên những gian dối, dấu diếm là những công việc lớn lao mà chỉ có những con người vĩ đại mới chịu hi sinh vì hạnh phúc của người khác, cho quốc gia dân tộc thoát vòng đày đọa của CSVN. Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: " Viết trong nước mắt " của Nguyễn Thị Kim Lan sẽ được Minh Nguyệt trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay
Tôi viết lá thư này với hy vọng lớn lao rằng các quý vị hãy lên tiếng, giúp đỡ cho chồng tôi, một người chỉ vì đấu tranh cho Nhân quyền, cho Công bằng và Lẽ phải mà phải chịu cảnh tù đầy. Cho dù ông không được trả tự do trong nay mai, nhưng ít ra ông cũng được đối xử nhân đạo, được tôn trọng nhân phẩm và được pháp luật bảo vệ.

Kính gửi: Các tổ chức nhân quyền thế giới, các Chính Phủ yêu chuộng hòa bình.

Tôi là Nguyễn Thị Kim Lan, vợ của Tù nhân lương tâm Ngô Hào hiện đang trong trại tù Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

Ông Ngô Hào bị bắt ngày 8.2.2013 và bị kết án 15 năm vì bị cáo buộc vi phạm điều 79 Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" mà thực chất là do ông đấu tranh một cách ôn hòa đòi Nhân quyền, Dân chủ và Toàn vẹn lãnh thổ.

“Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi.”

Đây là một ông lão mới thoạt nhìn trông nghèo khó lại keo kiệt. Nhưng việc ông làm lại khiến ông trở thành tấm gương cho các phú hào khác như Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ ông.
ĐKN - Vì sao ông lão 76 tuổi muốn quyên góp hết 8 tỷ đô la gia sản?
Ông đã 76 tuổi, ở cùng vợ trong một căn hộ cho thuê ở thành phố San Francisco nước Mỹ. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không hợp thời. Ông không thích món ăn ngon, thích nhất là sữa hâm nóng và bánh sandwich cà chua giá rẻ. Ông cũng không có ô tô riêng, ra ngoài thường đều đi bằng xe buýt, túi xách mà ông từng dùng để đi làm là túi vải.

Ở nơi sâu nhất địa cầu - Jasmin Fox-Skelly

Vào ngày 26/3 năm 2012, đạo diễn Hollywood James Cameron cúi khom người trong một khoang tàu ngầm chật hẹp ở ngoài khơi Thái Bình Dương. Trong khoảng thời gian hai tiếng rưỡi, Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới mới về lặn một mình. Ông đã lặn đến nơi sâu nhất của đại dương: Rãnh Mariana.

Nỗ lực mới nhất

Cameron chỉ là người thứ ba chiêm ngưỡng quang cảnh hoang vu như trên Mặt Trăng ở đáy rãnh. May mắn cho chúng ta là ông đã đem theo máy quay ba chiều. Những thước phim ông quay lại cho thấy những sinh vật biển đáng kinh ngạc từ dưới biển cho đến tận đáy rãnh. Những hình ảnh này đã được các nhà khoa học trên khắp thế giới nghiên cứu kỹ để tìm hiểu xem phải làm sao sống được ở dưới đáy biển sâu.
Đây là nỗ lực mới nhất của con người trong hành trình 200 năm khám phá nơi sâu nhất dưới đáy biển – nơi cuối cùng trên Trái Đất mà chúng ta chưa biết được.

"GIỮA QUÊ NGƯỜI TÔI HÁT TÊN ANH"

Vì sao người Việt mê tư bản? - Anh Vũ, thông tín viên RFA

Tư gia của Nguyên Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền
Tư gia của Nguyên Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền
 Kienthuc.net
Việt Nam đang bị cai trị bởi một đảng cộng sản độc, nhưng lý tưởng cộng sản đã gần như phai mờ trong trái tim người Việt và trên thực tế, người Việt Nam lại mê tư bản nhất trên thế giới.
Tại sao lại có tình trạng như vậy xảy ra ở VN?
Việt nam trên danh nghĩa là một nước vẫn theo đường lối cộng sản, đảng CSVN là đảng chính trị duy nhất nắm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội.
So sánh cuộc sống
Tuy vậy, trong vài chục năm gần đây, nền kinh tế VN về cơ bản được tiến hành theo thể chế kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa, cho dù về hình thức vẫn được gắn cái đuôi định hướng XHCN.