Thursday 16 April 2015

Hãy vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hòa

NL-VNCH%201_zpsjfz54oew Hãy vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hòa: một bài đáng đọc
Chân dung người lính VNCH
Nước mắt anh không rơi trong ngục tù Cộng Sản, nước mắt anh rơi khi anh được trả tự do. Anh bước về, anh đi giữa lòng quê hương. Anh ngỡ ngàng như thức từ cơn mộng. Có thật chăng đất nước Việt Nam, tàn hơn 30 năm chinh chiến và tù đày, để anh có được một đất nước thanh bình điêu tàn hơn thời chiến?
Không biết bắt đầu từ thuở nào có một quy luật hình thành là ở một thể chế chính trị, đều thành lập một lực lượng để bảo vệ mình, lực lượng đó được gọi là quân đội. Quân đội sinh ra từ chế độ và nó cũng vẽ nên những chân dung của chế độ. Chế độ tốt sẽ xây dựng nên một quân đội tốt. Quân đội tốt sẽ không dung dưỡng một chế độ xấu. Từ hơn hai nghìn năm về trước, người lính Việt Nam với chiếc áo trấn thủ, mang gươm giáo ngàn xưa để gồng gánh trên vai những nhiệm vụ giết thù diệt loạn, bảo quốc an dân, giữ gìn cơ nghiệp của tiền nhân. Trải qua bao thăng trầm của đất nước, hình ảnh của người lính thay đổi qua bao thế hệ, nhưng trách nhiệm không hề thay đổi.

Hữu Nguyên: Lời Vàng Ngọc của Cựu TT Trần Văn Hương


​Phỏng vấn giả tưởng - Hữu Nguyên (huunguyen@saigontimes.org)

LGT: Suốt bốn thập niên qua, người Việt yêu nước trên khắp thế giới đều kính cẩn nghiêng mình tri ân: Những hy sinh cao cả của hàng triệu quân, dân, cán, chính VNCH, cùng hàng chục ngàn binh lính Đồng Minh trong cuộc chiến tranh chống CS Bắc Việt xâm lăng, bảo vệ Miền Nam Tự Do; Những chiến sĩ phục quốc hy sinh hoặc trải qua những năm tháng trong lao tù CS, đã thắp sáng ngọn lửa tin yêu, tinh thần đấu tranh bất diệt của người Việt yêu tự do; Những người Việt ở hải ngoại cũng như ở Việt Nam, tiếp tục son sắt gìn vàng giữ lửa, một lòng một dạ, âm thầm và kiên trì đấu tranh chống cộng sản đến hơi thở cuối cùng. Bài phỏng vấn giả tưởng sau đây, dựa vào sự thật: Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương đã từ chối lời mời di tản của Đại Sứ Mỹ Graham Anderson Martin và Đại Sứ Pháp Jean Marie Merillon, với những lời tuyên bố bất hủ; và tinh thần bất khuất của Cụ trong những năm tháng cuối cùng sống giữa sự kìm kẹp của CS, đã thực sự thắp sáng ngọn lửa yêu nước chống cộng cho mọi người Việt tự do hôm qua, hôm nay và mãi mãi trong mai hậu.

PHÁT MINH KHOA HỌC TỪ BẮT CHƯỚC THIÊN NHIÊN - Trần-Đăng Hồng, PhD

image002 
Cơ thể động vật cũng như thực vật, qua tiến hóa hàng vạn năm để thích ứng với môi trường sống, đã phát triển những bộ phận hay cơ nguyên thích ứng thật hoàn hảo và tiết kiệm năng lượng nhất. Các nhà khoa học quan sát các hoạt động của sinh vật, nghiên cứu cách cấu tạo cơ thể chúng, để tìm hiểu và sau đó bắt chước chúng để phát minh, hay sáng chế áp dụng kỹ thuật. 
 I. BẮT CHƯỚC ĐỘNG VẬT
  1. LÀM SAO CON HÀU DÍNH CHẶT VÀO KHỐI ĐÁ TRƠN
image001
Hình 1. Con hàu dính vào tấm kính 

NHÂN DÂN BÌNH THUẬN ĐỐT XE LÃNH ĐẠO UBND, TẤN CÔNG "TỔNG HÀNH DINH" CỦA CÔNG AN BÌNH THUẬN - 15 Tháng 4 Năm 2015


Khách sạn Vĩnh Hảo là TỔNG HÀNH DINH của UBND huyện Tuy phong, Bình Thuận thuê để điều động Công An và CSCĐ đàn áp người dân Vĩnh Tân.

Vào đêm 22 giờ tối ngày 15-4, hằng ngàn người dân dùng gạch, đá và "bom xăng" tự chế ném vào CSCĐ và Công an Bình Thuận. Một số đông Công An đã trốn chạy khỏi hiện trường mang theo hằng chục Công An khác bị thương vong đi cấp cứu bằng xe máy vì đoạn đườ...ng Quốc Lộ 1A bị chặn, không còn đường cho xe cấp cứu tiến vào.


THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 17-4-2015

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta

LẠI CỔ TÍCH CHO CÁC CHÁU NGOAN

Các cháu ngoan của bác Hồ kính yêu ở trong nước còn đang thích thú với truyện Thạch Sanh và chi tiết được mẹ cởi quần nhường cho trước khi chết thì lại được đặt vào tay một cuốn truyện cổ tích khác không kém phần hấp dẫn.

Cuốn sách do nhà xuất bản Hải Phòng ấn hành hồi năm ngoái (2014) chắc chắn đã tới tay nhiều độc giả. Trong cuốn cổ tích này có một truyện rất đáng đọc với tựa đề “Thỏ trắng và Hổ xám”. Những truyện về hổ không hiếm trong cổ tích Việt Nam và thường là những lần hổ thua nặng, hết thua trâu lại đến thua bác thợ cầy, rồi lại thua cả cóc một cách thảm hại.