Friday 7 August 2015

Cách nhận biết hoa quả ngậm chất kích thích.

Làm thế nào để mua được đúng hoa quả chín cây tự nhiên, khi hoa quả bị "ép chín" bằng thuốc đang trà trộn ngày càng nhiều và được bán tràn lan tại các chợ và siêu thị mua sắm?

Sầu riêng :
Với những quả sầu riêng bị ép chín bằng thuốc hay chín tự nhiên, người dùng có thể nhận biết bằng cách nhìn ngay cuống và gai của quả khi chọn mua.

nhận biết, hoa quả, hóa chất, kích thích, trái cây, nhận-biết, hoa-quả, hóa-chất, kích-thích, trái-cây,

Nếu cuống quả héo cũ, gai bầm dập, màu sạm cũ thì là quả bị cắt cây khi còn non và đã bị ngâm thuốc hoặc tiêm thuốc kích chín. Còn sầu riêng chín cây có cuống và gai tươi mới, xách lên ngửi sẽ cảm nhận hương thơm lừng tự nhiên.

Góp Nước Miếng Húp Chung - Tràm Cà Mau

Nhà có đám giỗ, chị Hương hớn hở nói với đứa con trai: “Sao không mời con Da-Ni-Phờ đến ăn cho vui? Con bé nầy dễ thương, vui vẻ, và ưa lăn vô bếp lăng xăng làm việc nầy việc nọ. Có khi giành rửa cả núi chén bát, mà mặt vẫn tươi như hoa nở.”

Trân thẳng thắn trả lới mẹ: “Nó ớn thấu óc lối ăn uống nhà mình rồi mẹ à. Nó nói thiếu vệ sinh, dễ lây lan truyền nhiễm bệnh từ người nầy qua người khác.”

“Sao vậy?” Chị Hương tròn mắt ngạc nhiên hỏi.

Trân rùn vai: “Nó nói nhà mình ăn đũa, ngậm vào miệng, rồi gắp thức ăn trong dĩa chung. Dính cả nước miếng, đờm dãi của người khác. Có người mang bệnh truyền nhiễm, không ai biết, rồi lây lan cho mọi người. Dơ dáy.”

Chị Hương gằn giọng: “Dơ dáy? Tụi bây hôn môi, ngoạm mồm, trún nước bọt cho nhau, dễ thường vệ sinh sạch sẽ hơn ăn đũa sao?”

Trân không dám cãi lại mẹ, lảng đi nơi khác. Bố của Trân hạ cuốn sách xuống nhìn bà vợ, rồi cười:

Hai thanh niên gánh nước 2 sự lựa chọn / 2 cuộc đời

Có hai thanh niên nghèo khổ là Trần Tứ và Lý Lục được người trong thôn thuê gánh nước sông vào cái bồn lớn ở sân làng, tiền công là một tiền một thùng. Hai chàng trai hai quan điểm và thế là có hai cuộc đời khác nhau.

Nếu một ngày họ gánh được ít nhất là 100 thùng thì sẽ kiếm được một đồng, đây đã là mức thu nhập người giàu trong thôn.

Trần Tứ tin đây là công việc tốt nhất trên đời, vừa thu nhập cao lại được sống thoải mái…

Thế là anh chăm chỉ làm việc, hai ngày cuối tuần thì ung dung thư thả, cứ thế qua hai năm sau anh có được căn nhà nhỏ và mấy con bò sữa.

Tuy nhiên, Lý Lục thì khác, dù lúc trước khi nhận công việc này anh cũng rất vui nhưng vẫn không khỏi lo lắng, không biết tuổi già phải làm thế nào?

Thế rồi Lý Lục nghĩ ra cách: Làm một đường ống nước dẫn vào thôn, như thế không những bản thân không phải gánh nước nữa mà được hưởng thụ bất tận.

Nghĩ là làm, Lý Lục quyết định đào đường dẫn nước, anh khổ công làm việc, ban ngày gánh nước, tối tranh thủ thời gian đào đường dẫn nước, Thứ Bảy hay Chủ Nhật đều không nghỉ mà tiếp tục làm việc.

Vì tiền anh kiếm được và thời gian rảnh rỗi đều dành cho đào đường dẫn nước nên sau 5 năm anh vẫn nghèo như xưa.

Trần Tứ liền nói với Lý Lục bằng giọng mỉa mai: “Việc tốt không làm lại tự làm khổ mình!”
Lý Lục cười nói: “Tôi không muốn gánh nước cả đời”.

Thế rồi sau một thời gian dài gánh nước, cơ thể Trần Tứ và Lý Lục đã không còn được như trước nữa.

Sau 10 năm, đường dẫn nước của Lý Sáu đã đào xong.
Nước ở sông theo đường dẫn chảy ùn ùn vào trong kênh, nước mới được cung ứng liên tục, người trong thôn reo hò, những thôn xung quanh cũng chuyển đến thôn này khiến thôn không ngừng phát triển.
Còn Lý Lục lúc này cũng không cần phải gánh nước nữa, dù anh có làm việc hay không thì nước vẫn không ngừng chảy vào….
Khi ăn, nước vẫn chảy; khi ngủ, nước vẫn chảy; cuối tuần Lý Lục đi chơi, nước vẫn chảy; nước chảy càng nhiều thì tiền Lý Lục kiếm được càng nhiều.
Còn đường dẫn nước lại khiến Trần Tứ bị mất việc.

Bạn thân yêu ơi, bạn đã bao giờ nghĩ đến việc sẽ đào cho mình một đường dẫn nước chưa?                  

           

Câu chuyện cổ tích về hoa anh đào

Câu chuyện cổ tích về hoa anh đào  (+Album ảnh)
Câu chuyện cổ tích về hoa anh đào (+Album ảnh)
Hoa anh đào với vẻ đẹp của thiên đường, đã trở thành biểu tượng của đất nước Nhật Bản được truyền tụng qua nhiều đời. Có một câu chuyện cổ về loài hoa này cho thấy tinh thần nhân văn sâu sắc của người xưa.
Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng ở Nhật Bản, có một ông lão sống cùng vợ trong một căn nhà nhỏ. Họ nghèo, nhưng sống rất yên bình, nỗi buồn duy nhất của họ là không có con.
Một sáng sớm, khi ra vườn để chăm sóc cây thì bà cụ nghe thấy tiếng kêu của một con thú nhỏ. Giữa đám rau bà tìm thấy một chú cún trắng xinh xắn, không biết từ đâu ra. Bà bọc nó trong tấm tạp dề, rồi mang về nhà.

Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu lẽ hoán đổi…

a0100107_4f892015f3856

Một bữa nọ, hai thầy trò cao tăng ngồi nói chuyện với nhau:

Đệ tử: Thưa thầy, đạo Phật khuyên người ta buông bỏ mọi thứ đúng không?
Sư phụ: Không đúng!
Đệ tử: Rõ ràng có câu “buông bỏ tất cả” đấy thôi?
Sư phụ: “Buông bỏ tất cả” để làm gì?
Đệ tử: Đúng thế, đệ tử cũng thấy rất nghi ngờ! Đệ tử thấy Phật giáo luôn nhìn vấn đề tiêu cực. Nhiều người hỏi đệ tử: “Nếu mọi sự đều buông bỏ thì lấy đâu ra tiền? Quần áo? Mọi người đều không làm việc thì thế giới này sao có thể tồn tại?”
Sư phụ: Mọi sự buông bỏ thì dẫn đến sụp đổ, cái gì cũng không buông bỏ thì cũng dẫn đến sụp đổ.

Đệ tử: Như vậy phải làm thế nào?
Sư phụ: Thay thế và hoán đổi!
Đệ tử: Nhờ thầy chỉ rõ cho con!
Sư phụ: Con có thể kêu một người ăn mày cam tâm cho con số tiền đang nắm chặt trong tay họ không?
Đệ tử: Không thể được.
Sư phụ: Con có thể dùng hòn sỏi đổi lấy số tiền trong tay người ăn mày không?
Đệ tử: Con nghĩ không được.
Sư phụ: Tại sao?
Đệ tử: Vì tiền đáng giá hơn.
Sư phụ: Vậy nếu dùng vàng để đổi thì sao?
Đệ tử: Vậy thì được.
Sư phụ: Tại sao?
Đệ tử: Vì vàng đáng giá hơn.

Sư phụ: Vì thế, cách buông bỏ đơn giản nhất chính là hoán đổi. Nguyên nhân khiến người ta không buông bỏ là vì không giành được thứ tốt hơn. Dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, con sẽ buông bỏ được con dao mổ; dùng bố thí thay cho giành giật, con sẽ buông bỏ được lòng tham; dùng tín ngưỡng thay cho hư vô, con sẽ buông bỏ được nỗi trống rỗng; dùng trí tuệ thay cho ngu dốt, con sẽ buông bỏ được cố chấp; dùng chính niệm thay cho tạp niệm, con sẽ buông bỏ được ngông cuồng; dùng nhẫn nại thay cho báo thù, con sẽ buông bỏ được giận dữ; dùng yêu thương thay cho tham lam, con sẽ buông bỏ được đau tim. Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu lẽ hoán đổi.

MOST AMAZING SKILLS





ĐÀI PHẬT GIÁO VIỆT NAM Báo cáo viên Đặc biệt LHQ điều tra tôn giáo tại Việt Nam

Dai Phat giao Viet Nam
 
 
Xin qúy thính giả vui lòng chú ý Đài Phật giáo Việt Nam thay đổi giờ và làn sóng phát về Việt Nam. Xin quý vị tìm nghe tại làn sóng ngắn 31 thước, 9930 Ki lô Hertz từ 19 giờ đến 19 giờ 30 mỗi tối thứ Sáu. Kính mong quý thính giả hoan hỉ viết thư về Đài cho biết tình hình bắt đài có trở ngại, hay khó khăn gì không, để Đài kíp hoàn thiện.


ĐÀI PHẬT GIÁO VIỆT NAMBáo cáo viên Đặc biệt LHQ điều tra tôn giáo tại Việt Nam


Chương trình thứ Sáu 7.8.2015 tuần này xin mời nghe Tin Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Tom Malinowski đến Thanh Minh Thiền viện thăm và trao đổi với Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Nghe lại chuyến đi điều tra tình hình tôn giáo tại Việt Nam của Báo viên Đặc biệt LHQ Heiner Bielfeldt qua các Đài VOA và cuộc phỏng vấn đặc biệt của Ỷ Lan trên Đài RFA & Nghe mục “Mùa Hè Đọc Thơ Xưa”, một Tuyên ngôn Dựng nước của Thiền sư Pháp Thuận, xin bấm vào dưới đây để nghe, trường hợp không có cơ hội nghe trực tiếp trên Đài Phật giáo Việt Nam phát thanh về trong nước vào lúc 19 giờ (giờ Việt Nam) trên làn sóng sóng ngắn 31 mét 9930 kilô Hertz :

Bấm vào dưới đây để tìm nghe Chương trình thứ sáu này :
http://pttpgqt.net/2015/08/07/dai-phat-giao-viet-nam-ngay-7-8-2015

Bấm vào đây để thu thanh chương trình này :

Nếu có vấn đề, kính xin thông báo Đài Phật giáo Việt Nam để chúng tôi chỉ dẫn bổ túc. Đài Phật giáo Việt Nam mong được chư Tôn đức, đồng bào Phật tử và đồng bào các giới đón nghe và góp ý để công cuộc truyền thông ngày một thăng.
PTTPGQT

Để theo dõi các chương trình trong quá khứ, xin mời quý thính giả vào nghe qua địa chỉ :


Đài Phật giáo Việt Nam là tiếng nói của những Phật tử phải sống xa quê vì nhiều lý do, nhưng trái tim chưa ngừng đập với tiếng đập quê hương làm xanh rừng biếc sóng tự bao đời. Một tiếng nói vọng từ nghìn xưa ưu ái, và hôm nay, vang động những ưu tư an lạc, nhân quyền và tự do tôn giáo. Cầu mong đến tai quý thính giả trong và ngoài nước, làm nhịp cầu dân tộc, để cùng nhau trao đổi cho tương lai đất nước thanh bình và phát triển trong tình nghĩa đồng bào bị thiếu vắng 60 năm qua - do chinh chiến và tranh chấp ý thức hệ gây ra. Mong mỏi nhận được những ý kiến và tham gia của quý thính giả trong, ngoài nước. Thư từ xin gửi về :

Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tếBP. 60063
94472 Boissy Saint Léger cedex – France
Địa chỉ E-mail : daiphatgiao@daiphatgiao.org

Quý thính giả cũng có thể theo dõi tin tức trên Trang nhà Quê Mẹ và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế : http://www.queme.net &http://pttpgqt.net

Cờ đỏ sao vàng trong lễ hội trên đất Canada: Thủ đoạn ma giáo của CSVN



Hải Triều
Nhóm nhà văn quân đội.

Truyền thống và bản chất của cộng sản, bất cứ điều gì cũng có thể lợi dụng, bóp méo, xuyên tạc và lợi dụng. Đó là những gì đã xẩy ra trong ngày đa văn hóa Fusion Festival 19 tháng 7 năm 2015 tại Surrey, một thành phố nhỏ cách Vancouver khoảng 60 km về phía Đông, nơi hàng năm, thành phố này đứng ra tổ chức lễ Fusion Festival cho các sắc dân Canada có nguồn gốc từ các quốc gia khác di dân đến định cư, trong đó có sắc dân Việt Nam Canada theo diện tỵ nạn chính trị sau biến cố 1975 khi CSVN dẫm nát hiệp định Paris 1973 và chiếm miền Nam.

Năm nay, Việt gian và tay sai cộng sản ở vùng Surrey đã đóng vai trò sắc dân Việt Nam, bắt tay và liên kết với lãnh sự quán cộng sản Việt Nam tại Vancouver và chế độ Hà Nội để đóng vai thay thế người Việt tỵ nạn tại Surrey mà bà con không biết. CSVN đã nhân cơ hội này đưa nguyên một phái đoàn gọi là “đoàn nghệ thuật thành phố hồ chí minh”qua tăng cường và tham dự Fusion Festival; và nhân cơ hội đó quay phim, chụp hình, tung cờ đỏ sao vàng, áo thum cờ đỏ sao vàng lên net và các web của VC rồi “vỗ ngực” Cờ đỏ sao vàng tung bay trên đất Canada, cờ đỏ sao vàng tràn ngập Vancouver! CSVN đã tung lên những web và net của họ những gì?