Saturday 10 October 2015

"Hãy Cho Tôi Buồn" thơ Trần Văn Lương

Kính gửi đến quý anh con cóc cuối tuần.
 
Dẫn nhập : 
     Có một số người có lẽ gần "đắc đạo" (?!) đã khuyên bảo tôi: - Bốn mươi năm rồi sao vẫn còn thù hận, buồn bã đau lòng làm gì? Chuyện mất nước đã qua rồi, quá khứ không kéo lại được thì than khóc thương nhớ mà làm gì?
     Một số người khác lại bảo: - Già rồi, sao không chịu "hoà hợp hoà giải" (sic) và bỏ hết tất cả buồn phiền cho lòng thanh thản rồi về "thăm quê hương" (sic), du lịch, chụp ảnh, làm "từ thiện" (sic) và "tham quan" (sic) các nơi? Đẹp lắm, rẻ lắm và vui lắm!
     Xin cám ơn các bạn!
     Nhưng...
     Rất mong các bạn có dịp gặp gỡ những người Arménie và bảo họ rằng: - Chuyện Thổ Nhĩ Kỳ tàn sát dân của quý ông bà đã xảy ra cả 100 năm rồi, sao còn nhớ và thù hận làm gì? Sao không quên đi cho tâm hồn nhẹ nhàng? Hãy noi gương chúng tôi đây, mới 40 năm mà đã muốn quên đi tất cả!
     Hoặc gặp người Do thái và bảo họ rằng: - Bọn Nazi giết hại dân Do thái đã hơn 70 năm rồi, sao còn nhắc làm chi cho khổ, hãy quên đi cho lòng thanh thản!
     Hoặc gặp người Tây Tạng lưu vong để khuyên họ quên chuyện Tàu xâm chiếm Tây Tạng từ năm 1950...
     Hoặc gặp người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) ở Tân Cương để bảo họ hãy bỏ qua việc Tàu Cộng hoàn toàn thống trị Tân Cương từ năm 1949...
     Hoặc gặp người Cuba tỵ nạn ở Miami để khuyên họ chấp nhận chế độ Cộng sản đang ngự trị trên Cuba từ năm 1959...
    Chúc các bạn may mắn!
 
Dạo:
      Người quên thì cứ việc quên,
Nhưng xin người hãy để yên tôi buồn.
 

Thư Đông Kinh 1-10-2015




Kính gửi quý vị,
Xin gửi đến quý vị Thư Đông Kinh mới.
Nhận được và có ý kiến gì xin cho biết.
Kính chúc luôn mạnh tiến.
Đ T Minh

40 năm nhìn lại những khuôn mặt phản chiến & phản tỉnh - Song Nhị

I. PHẢN TỈNH MUỘN MÀNG
Năm 1954, sau Hiệp định Geneve ký kết giữa Pháp, Nga sô, Trung cộng và CSBV (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17, hơn một triệu người miền Bắc ồ ạt di cư vào Nam tìm tự do và tìm đất sống. Đây là cuộc di cư vĩ đại lần đầu tiên trong lịch sử Việt tộc vào thời cận đại. Hãy khoan nói về cuộc di cư vĩ đại lần thứ hai, với hơn hai triệu người, sau ngày 30-4-1975 mà trong đó có nhiều, rất nhiều người đã từng bỏ xứ ra đi bằng tàu há mồm từ Hà Nội Hải Phòng vào miền Nam Việt Nam năm 1954.
Một cách ví von, người ta cho rằng đó là những cuộc bỏ phiếu bằng chân dành cho chế độ Cộng sản, mà nếu được tự do ra đi công khai, sẽ có hàng chục triệu “lá phiếu” như vậy. Điều đáng nói ở đây là tại sao trước một hiện thực lớn lao như thế mà có không ít những người được cho là trí thức, là có ăn học lại không nhìn ra được thực chất của sự kiện? Họ đa nghi, mù quáng hay vì một một lý do nào đó, nhưng hẳn không phải là vì thiếu kiến thức, bởi vì họ là những người được cho ăn học.

Lễ Húy Nhật Đức Thánh Trần lần thứ 715 tại Tổ Đình Việt Nam, Seattle

IMG_0896
Các cựu HQ VNCH chụp hình lưu niệm cùng quan khách tham dự

Vào trưa ngày thứ Bảy 3 tháng 10 năm 2015, nhằm ngày 21 tháng 8 năm Ất Mùi. Tổ Đình Việt Nam Seattle hiệp cùng Hội Hải Quân VNCH/ WA đã long trọng tổ chức Lễ Húy Nhật Đức Thánh Trần Hưng Đạo năm thứ 715 tại Đền Thờ Đức Thánh Trần tọa lạc bên trong khuông viên Tổ Đình Việt Nam, trong khu SW thành phố Seattle. Cựu HQ Trung tá Đinh Mạnh Hùng là trưởng ban tổ chức và ông Nguyễn Văn Bảo là MC điều hợp chương trình buổi lễ.

Nga đánh ai tại Syria ?

mediaKhông quân Nga oanh kích một mục tiêu tại Syria. Ảnh ngày 30/09/2015.REUTERS/Ministry of Defence of the Russian Federation
Không quân Nga đã khởi động chiến dịch can thiệp võ trang vào Syria kể từ ngày 30/09/2015, với 20 phi vụ oanh kích. Mục tiêu được Quân đội Nga loan báo vị trí của các nhóm thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Tuyên bố của Matxcơva tuy nhiên đã vấp phải thái độ hoài nghi của phương Tây : Nga chủ yếu đánh vào phe nổi dậy chống chế độ Damas, chứ không phải là vào lực lượng thánh chiến Hồi giáo.
Theo các thông tin trùng hợp, mục tiêu tấn công của không quân Nga và Syria vào hôm qua ở tại các tỉnh Hama, Homs và Lattaquié. Matxcơva khẳng định đó là các vị trí của tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

Ngô Nhân Dụng - Cuộc phiêu lưu của Putin tại Syria


Ông Vladimir Putin, tổng thống Nga mới mừng sinh nhật 63 tuổi trong không khí huy hoàng, chỉ thua ông Stalin đời xưa. Ông đã ra sân đánh hockey cùng với những nhà tỷ phú tay chân và các cầu thủ hạng nhất nước Nga và thế giới; đội ông thắng 15-10! Chính ông đã làm bàn bảy, tám lần chắc vì không đối thủ nào dám chặn đường banh của ông! Một nhạc sĩ Nga tung ra đĩa video mới, với bài đồng ca chính: “Bạn thân nhất của tôi là Tổng Thống Putin!” Một họa sĩ triển lãm những bức tranh vẽ chân dung Putin, so sánh ông với những danh nhân lịch sử, như Che Guevara, họa sĩ Salvador Dali, và Ðại Ðế Hy Lạp Alexander! Dân Nga vẫn ủng hộ ông Putin, với tỷ lệ 84%, kể từ khi ông chiếm bán đảo Crimea đầu năm 2014. Trong ngày sinh nhật của ông năm nay, Hải Quân Nga đã bắn hỏa tiễn từ biển Caspian ở Nga vượt 1,500 cây số sang tận xứ Syria đánh quân nổi dậy IS, bay qua Iran và Iraq!

Nhà văn Thế Lữ

Kính thưa quý thính giả, lịch sử Việt Nam thời cận đại ghi nhận, một văn sĩ có chân trong Tự Lực Văn Đoàn, chuyên dịch sách và viết truyện ngắn. Ông đã dóng góp nhiều trong việc khởi xướng và phát triển thể thơ mới cho văn đàn nước Việt, bằng cách nới rộng hồn thơ và thay đổi bút pháp theo nhu cầu đổi mới về nội dung và hình thức ... Trong tiết mục “Danh Nhân Nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gởi đến quý thính giả bài “Nhà Văn Thế Lữ” của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi.

Đó là những câu thơ trong bài "Nhớ rừng" của Thế Lữ viết tặng Nguyễn Tường Tam. "Nhớ rừng" là một trong những bài thơ hay, tiêu biểu nhất của nhà thơ Thế Lữ và phong trào Thơ mới (1932 - 1941).

Một H.O. Không Giống Ai?

Đáng lý tôi phải viết ra chuyện nầy để chư liệt vị thưởng lãm từ lâu; nhưng cứ lần khân mãi cho đến bây giờ mới “khai bút”! Mà bây giờ có nghĩa là đã qua những 25 năm sau khi chương trình H.O bắt đầu.

Hồi đó, trước năm 1990, chẳng có ai trong những người tù từ các trại tập trung của Cộng Sản được “tha” về với gia đình mà tưởng tượng được sẽ có một ngày bản thân họ cùng vợ con được thong dong leo lên phi cơ; thực hiện một cuộc “đổi đời” từ địa ngục trần gian tới thiên đường!

Thế nhưng chuyện khó tin đó đã trở thành sự thật. Chương trình định cư những người tù, trở về từ các trại tập trung của Cộng Sản sau ngày mất nước 30-4-75 đã không còn là hoang đường, là ảo tưởng nữa. Chúng tôi, hàng mấy chục ngàn cựu tù, đủ mọi thành phần quân, cán, chính và dân sự trong guồng máy Việt Nam Cộng Hòa; đã được cứu vớt.


THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 9-10-2015


THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta


NỢ MỘT LỜI XIN LỖI

Tính tới nay, bốn mươi năm đã qua. Gần một nửa thế kỷ, thời gian đủ dài để nhìn lại những sai sót, những lầm lẫn, những chuyện không hay đã xẩy ra để tránh lập lại, và ít nhất là nhận lỗi, để đưa ra một lời xin lỗi. Mặc dù lời xin lỗi đó có muộn màng, có quá muộn màng đi chăng nữa. Tôi rất thích cách nói này của tiếng Anh: tôi nợ anh một lời xin lỗi, I owe you an apology. Khi mắc hay thiếu nợ thì phải trả, không có chuyện bỏ qua được.

Duy Tâm Duy Vật - Hoàng Hải Thủy

Khoảng năm 1991, 1992, một buổi tối trong căn gác lửng vo ve tiếng muỗi, tôi nằm nghe qua cái radio rêu rã đoạn tin về một ông Việt kiều tên là Bùi Duy Tâm. Ông Việt kiều này có liên lạc tình cảm chi đó với Nữ văn sĩ Dương Thu Hương ở Hà Nội.
Trước khi nghe đoạn tin, tôi mù tịt về những hoạt động sau năm 1975 của Bác sĩ Bùi Duy Tâm. Tôi không biết sau Tháng Tư 1975, ông ở Sài Gòn hay ông chạy thoát ra nước ngoài, nên thoạt nghe tin, tôi nghĩ:
Việt Kiều Bùi Duy Tâm tiếp đón phái đoàn Bắc Cộng.
“Ông Bùi Duy Tâm này là ông nào đó trùng tên, đâu phải là ông Bác sĩ Bùi Duy Tâm mình được quen?” Tôi cứ tưởng Bác sĩ Bùi Duy Tâm là người hiền lành, tôi không ngờ ông là người quá xá. Ông không chỉ là người “quá xá” thường, ông là tay “quá xá mấu.” Ông quậy phải nói là “tới bến,” là “quá cỡ thợ mộc.” Năm 1967 tôi có nhiều buổi chiều đến rượt bóng bàn trong Nhà Khánh Tiết của Vận Ðộng Trường Cộng Hoà. Quí vị đọc đoạn bài viết dưới đây sẽ thấy những năm từ 1965 Bác sĩ Bùi Duy Tâm có những hoạt động xã hội, ông chủ trương Câu Lạc Bộ Gió Khơi, ông xin Toà Ðại Sứ Tây Ðức cho Gió Khơi 10 chiếc bàn chơi bóng bàn tuyệt đẹp, ông đặt 10 bàn này trong Phòng Khánh Tiết Vận Ðộng Trường Cộng Hoà cho các em đến chơi, đã miễn phí còn được cấp banh Nittakku, ông giữ sân Vận Ðộng được nhờ mỗi chiều nấu một nồi nước trà cho các em uống. Một lần gặp Bác sĩ Tâm ở chỗ chơi Ping Pong này, tôi nghe ông nói:

Họ sợ “quân phục” QL/VNCH!?

CSVN là một đảng chính trị kỵ sự thật và ánh sáng. Khi còn trong thời kỳ tranh đấu "cướp chính quyền", đảng CSVN được những nhóm khuynh tả, thân cộng, hay thù ghét Mỹ ủng hộ.

Vào giai đoạn 1945-1975, ủng hộ cộng sản đem lại nhiều điều lợi, vì các nước nghèo đang tìm cách trổi dậy, vì Nhật & Đức vừa bị Mỹ đánh cho tơi tả, vì Pháp cay Mỹ coi thường kẻ thua trận và chống chế độ thực dân, vì Mao muốn nhuộm đỏ Á Châu, vì Stalin muốn chia đôi thế giới... 

Những giáo sư, văn nhân, nghệ sỹ... muốn có tiếng nói để cân bằng quyền lực với nhóm người thống trị, phần đông thuộc nhóm tư bản, cha truyền con nối (ở Anh, Pháp, Tây Ban Nha...) nên đã ủng hộ các phong trào gọi là "cách mạng"... Những chính quyền quân đội thường bị các cơ quan dân sự quốc tế chống đối và cho đó là quân phiệt (trong khi cộng sản còn tàn bạo hơn cả quân phiệt, nhưng chưa hại tới họ, nên họ im)

Bầu - Nguyễn Ngọc Duy Hân

Tiếng Việt mình rất ngộ, hay có những chữ kép, thường thì chữ phía sau làm cho nghĩa của từ được rõ ràng hơn. Thí dụ chữ "họp" thì đi liền với chữ "hành" thành chữ họp hành, nghĩa đúng là họp lại bàn tính xong thì phải hành động, không chỉ nói khơi khơi - giống như chữ học hành. Bạn tôi suốt ngày đi họp lo việc cộng đồng, méo mó giải thích chữ họp hành nghĩa là họp lại để hành hạ nhau, trách cứ nhau, hành nhau làm việc! Nhưng cũng có những chữ kép rất khó hiểu, chẳng hạn chuyện các bà mang thai thì được gọi là vấn đề bầu bì, bì ở đây nghĩa gì thì dốt như tôi đành chịu thua. Ai có khuôn trăng tròn trịa như Thúy Vân thì gọi là mặt bầu bĩnh, tại sao lại bĩnh?!! Nếu nói tới chuyện bầu cử, thì lại có chữ bầu bán, người bạn tôi lại vui vẻ giải thích là vì chuyện bầu cử luôn có liên hệ tới việc mua danh bán tước, nên có bầu thì phải có... bán!
 
Bên Mỹ - xứ Cờ Hoa - đang rộn ràng việc vận động bầu lại tổng thống, bên Canada, xứ Cờ Lá (lá Phong) cũng đang là mùa bầu cử Liên Bang, tôi hơi “quởn" nên sưu tầm được vài câu chuyện hay hay liên hệ tới việc đi bầu, xin kể ra đây để các bạn cùng đọc cho vui, hy vọng sẽ giúp được ai đó hăng hái hơn xách thẻ đi bầu thực hiện quyền công dân của mình.
Đầu tiên là chuyện bầu cử rất quan trọng, không những ta phải chọn mặt gửi vàng để các đại diện chính phủ đứng ra lo cho dân cho nước, mà nó cũng làm ảnh hưởng tới giá vàng, giá stock của thị trường chứng khoán. Mới đầu năm 2015, ngay sau khi tin lãnh đạo đảng cánh tả Syriza tại Hy Lạp - Alexis Tsipras - chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội, đồng Euro xuống giá thấp nhất trong 11 năm. Kết quả cuộc bầu quốc hội Ukraine cũng tác động làm hạ giá vàng thấy rõ. Nói chung thì sau bất cứ cuộc bầu cử nào, kinh tế cũng giao động thay đổi lớn. Tôi có chút xíu tiền trong stock, nhưng cũng lo lo khi mùa tranh cử tới, mong cho nước mạnh dân giàu, thì tiền đầu tư của tôi cũng được ké!