Monday 4 January 2016

Hát cho anh, người thương binh VNCH

000_Hkg10174179-622.jpg
Những thương phế binh VNCH trong một buổi nhận tiền từ thiện tại chùa Liên Trì, TPHCM hôm 9/4/2015.
AFP photo
“Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi…” (tiếng hát của người thương binh bán vé số và âm thanh hỗn tạp của một bến xe buýt)
Giữa những âm thanh hỗn tạp của bến xe đò, người thương binh chỉ còn lại một chân vội vã leo lên chiếc xe khách chưa chuyển bánh. Cây ghi ta thùng cũ kỹ, lộ những vết tróc nhem nhuốc, khắc lên đó tuổi đời của thời gian. Người thương binh cất tiếng hát, bài hát “Rừng lá thấp” của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Những người khách trên chuyến xe, già có, trẻ có, bỗng nhiên được vài phút giây tách mình ra hẳn tiếng la ó của bến xe, tiếng hàng rong mời gọi ổ bánh mì, cây mía ghim. Người nhìn xa xăm. Người cúi đầu yên lặng. Họ nghĩ gì, thấy gì? Không ai biết…
Chỉ biết rằng khi ngừng tiếng hát, người thương binh rút cọc vé số trong túi áo màu xanh lá đã bạc cùng năm tháng, bước những bước đi khập khiễng mời khách mua giúp. Những gương mặt quay đi, ngại ngùng… Có lẽ cuộc sống của họ cũng chẳng có phần tốt hơn.

Nguồn gốc chia rẽ giữa người Hồi giáo Sunni và Shiite

Cái chết của Nhà tiên tri Mohammed, người sáng lập ra Hồi giáo, khiến cộng đồng người theo tôn giáo này bắt đầu chia thành hai dòng Sunni và Shiite dựa theo cách họ chọn người lãnh đạo mới.
A special forces soldier stands as Sunni and Shi'ite worshippers, together with Emir Sheikh Sabah al Ahmed al Sabah, pray at the Grand Mosque of Kuwait, in Kuwait City, July 3, 2015.
Người Hồi giáo dòng Sunni và Shiite cùng cầu nguyện tại Đại Thánh đường Kuwait, thủ đô Kuwait City, Kuwait 
ngày 3/7/2015. Ảnh: Reuters.

Người Hồi giáo chia thành hai nhánh chính, dòng Sunni và Shiite. Sự chia rẽ này bắt nguồn từ bất đồng liên quan đến việc quyết định ai sẽ là người lãnh đạo cộng đồng người Hồi giáo sau khi Nhà tiên tri Mohammed, người sáng lập ra tôn giáo này, qua đời năm 632, BBC cho biết.

Chính Quyền và Bạo Quyền

Những chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân sẽ trường tồn. Mọi bạo quyền, kể cả bạo quyền CSVN sẽ sụp đổ trước sức mạnh của người dân. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phạm Hy Sơn với tựa đề: "Chính quyền và bạo quyền."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.

Bạo là độc ác, dữ tợn không kể gì đến nhân nghĩa, đạo đức: bạo ngược, tàn bạo.

Mỗi quốc gia có một chính quyền để điều hành đất nước. Những chính quyền ấy được chia ra thành 2 loại: dân chủ và độc tài.

Chính quyền dân chủ được dựng lên bởi người dân qua các cuộc đầu phiếu tự do, họ chọn một trong số những người ứng cử có tài, đức, có khả năng, biết chăm lo nước, việc dân lên lãnh đạo đất nước.