Tuesday 9 February 2016

bonsai ăn quả

Mãn nhãn ngắm loạt cây bonsai ăn quả mang nhiều tài lộc

Dân Làm Báo 2016

Khai bút đầu năm

Đầu năm xông đất Dân Làm Báo
Đọc những comment thật ấm lòng
Sum vầy mừng Tết vang lời chúc
Tinh thần chống cộng vẫn hăng say

Tết Bính Thân không quên Mậu Thân Huế

Phạm Trần (Danlambao) - Cách nay 48 năm, truyền thống Tết của Dân tộc Việt Nam đã bị người Cộng sản nhuộm máu đỏ khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa với cuộc tấn công quân sự từ đêm Giao thừa (31/1/1968), sau đó biến thành chiến dịch quân sự kéo dài đến hết năm 1968. 

Người Cộng sản gọi đó là “cuộc tiến công nổi dậy và vận động quần chúng nổi dậy chiếm chính quyền”, nhưng không hề có cuộc nổi dậy nào của người dân miền Nam. Cũng không có bất cứ thị trấn hay thành phố nào của miền Nam bị quân Cộng sản chiếm đóng vĩnh viễn.

Đại hội XII, CSVN "ly trung tự hoại", tự nó sẽ tan vỡ, theo Sấm Trạng


HÀ NHÂN VĂN 
 Nhân dịp Tết, bản báo và Hà Nhân Văn quí chúc quí độc giả đồng hương một năm Bính Thân an khang thịnh vượng và mọi sự như ý. 
NHÌN VỀ QUÊ HƯƠNG RÁCH NÁT 
CSVN đã có bộ chính trị mới và một nhà nước mới nhưng vẫn là đào kép cũ. Tứ trụ mới Trọng, Quang, Phúc, Ngân thì Trọng vốn đã là gỗ tạp, cột mục đang được sơn phết lại. Điều cầm chắc, Trọng sẽ chuyển trục, hướng về Mỹ quốc. "Thế Xuân Thu, thế chiến quốc ... Thế thời phải thế!" CSVN tự thân nó vào lúc này, không thể đi theo hướng nào khác hơn, buộc phải theo dòng, vẫn là TPP và Cộng Đồng Kinh Tế ĐNA. Sáng giá nhất trong Tứ trụ là người đẹp Nguyễn Thị Kim Ngân, "sắc nước hương trời", sẽ giữ "chìa khóa dân chủ", Chủ tịch quốc hội Ngân được đào tạo trên nền tảng và cảnh quan Âu Mỹ, nói tiếng Anh lưu loát như một cô gái Mỹ gốc Việt. Có thời Ngân đi Âu Mỹ như đi chợ. Ngân được đào tạo và thấm nhuần tinh thần dân chủ, nhân quyền Tây phương. Dường như khuynh hướng chung trong lãnh đạo CSVN, mới và cũ đều nhắm đến quốc hội mới để "dân chủ hóa" từ từ. 
Bài diễn văn (đúng hơn là báo cáo) của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, đã đủ can đảm lớn tiếng cho rằng cải tổ kinh tế phải đi song hành với cải tổ chính trị. Kim Ngân cũng theo chủ trương này. Có lẽ nhờ vậy, người đẹp Vàng Bạc đang được tín nhiệm nhất, luôn dẫn đầu trong các cuộc bỏ phiếu ở quốc hội, các hội nghị TƯĐ và ĐH Đảng XII. Nhưng dù vậy, bà ta vẫn bị khóa chặt trong hệ thống cơ cấu Đảng. 

Đọc Báo Vẹm 463 do Nguyên Khôi và Hoàng Tuấn phụ trách

Đại sứ phương Tây ở Việt Nam sử dụng ‘quyền lực mềm’ dịp Tết

Đại sứ quán Canada ở Hà Nội gởi 'Món quà Tết đặc biệt dành tặng cho những người bạn Việt Nam' qua video bài 'Phút giao thừa lặng lẽ'.
Đại sứ quán Canada ở Hà Nội gởi 'Món quà Tết đặc biệt dành tặng cho những người bạn Việt Nam' qua video bài 'Phút giao thừa lặng lẽ'.

Tin liên hệ

Các nước Châu Á tưng bừng đón năm mới 2016

Năm mới theo âm lịch Bính Thân bắt đầu ngày 7/2/2016. Nhiều gia đình ở Mỹ, trong đó có nhiều người thuộc thế hệ thứ hai hoặc thứ ba, hiện đang ăn Tết
Các đại sứ Liên hiệp châu Âu đã hé lộ “bí mật” bất ngờ ngay dịp Tết Bính Thân trong một đoạn clip với âm nhạc đầy kịch tính theo kiểu loạt phim James Bond.
Theo kế hoạch này, các nam đại sứ châu Âu đi mua hoa Tết tặng các nữ đại sứ thuộc liên hiệp này ở Việt Nam.
Dù kế hoạch “mật” được cho là khá giản dị, việc các nhà ngoại giao ngồi ăn phở vỉa hè và bàn chuyện đã thu hút được sự quan tâm của người sử dụng mạng ở Việt Nam, thu hút hàng trăm nghìn lượt xem cũng như hàng nghìn bình luận và hàng chục nghìn “like” cũng như “share”.

THƠ TÌNH VIẾT TRONG ĐÊM GIAO THỪA - Lương Mỹ Trang

Trang Luong
THƠ TÌNH VIẾT TRONG ĐÊM GIAO THỪA
Trong đêm trừ tịch viết thơ tình
Đất trời tĩnh lặng trước bình minh
Lòng em không lặng như trời đất
Những ngón tay run một khối tình
Bài thơ không gởi đến cho anh
Không chứa triền miên nắng ngọt lành
Em đem thơ gởi trong tù ngục
Cho những người vì cuộc đấu tranh
Những người trẻ lắm, tóc xuân xanh
Trái tim ăm ắp giàu nhiệt thành
Đau quê, xót biển, yêu tổ quốc
Vì dân, sao im tiếng cho đành
Bài thơ tình trong đêm giao thừa
Là bài thơ viết cho những người con yêu quý
của tổ quốc Viet Nam tự nghìn xưa
Lê Nguyễn Trần Lý
của tổ quốc Viet Nam ngày nay
Lê Trí Tuệ
Phạm Thanh Nghiên
Nguyễn Tiến Trung
Trần Huỳnh Duy Thức
....
Và còn nhiều
Nhiều lắm
Những người đêm nay chắc nhiều trăn trở
Đón giao thừa như em , như anh , như bao người Việt khác
Những người cha, người mẹ , người vợ
có ai nhìn thấy được mùa xuân
Những kẻ ngất ngưỡng bổng lộc nhờ dân
Đêm nay giao thừa triền miên thịt mỡ dưa hành
trái tim đông cứng cholesterol
nên không còn cảm xúc
Những kẻ lên xe Ferrari
xuống ngựa Hoàng gia đỏ
xênh xang áo xống trước mùa xuân
máu đầy chất đường mà không đủ ngọt tình yêu
Đêm giao thừa hồn thiêng sông núi
đôi mắt ai bên kia song sắt
đau đáu một giấc mơ
đôi mắt em bên này nửa vòng trái đất
gởi mối tình quê trong một bài thơ
Đêm giao thừa trong trầm nhang hương khói
Hồn Hai Bà , Thánh Gióng, Đức Trần Vương
Hồn Quang Trung , Lê Lợi
xin về cùng
Hào khí Mê Linh , trống hội Diên Hồng
gọi bình minh đến cho dân tộc
xin gởi một tình yêu trong tù ngục
xin gởi một tình yêu làm ánh đuốc
cho những cánh chim tự do
xin gởi vị mứt thơm ngọt
lung linh sắc hoa
sáng bầu trời đêm trừ tịch
cho một nguyên đán tươi lành
phía trước rực bình minh !
Em sẽ dành riêng bài thơ tình
Kể chuyện yêu thương chuyện chúng mình
Mối tình riêng ở trong tình lớn
Mộng cả non sông Tết thái bình !
Lương Mỹ Trang
Bài thơ trong giao thừa một năm cũ!
Úc châu đã sang năm Bính Thân, cầu nguyện mọi điều an lành cho quê hương, dân tộc!
Cầu xin hồn thiêng sông núi phò trợ dân tộc Việt Nam sớm hưởng tự do , độc lập thoát ách ngọai bang.
Giao thừa Tết Bính Thân

Luân Hoán: Buồn như Tết

không xa nhà chỉ xa quê
xuân về tết đến không thê thảm buồn
chỉ hơi nhớ nhớ thương thương
hương hoa mùi bánh mái từ đường xa
      tuổi xuân vui tết quê nhà
      đón tết hải ngoại tuổi già hồi xuân
      không vui nhưng vẫn gắng mừng
      tham gia, tổ chức tưng bừng cuộc chơi
nhìn người vui tôi học vui
lạ kỳ xuân đến ngậm ngùi nhiều hơn
cả năm nhặt nhạnh cô đơn
ngày tết muốn tặng nhưng không ai thèm
      họa hoằn vẫn chỉ một em


(Luân Hoán - 9.53 PM-24.01.2016)

Trần Trung Đạo: Đêm Giao thừa đầu tiên trên đất Mỹ

Tôi xuống máy bay ở phi trường Logan, Boston khoảng 10 giờ tối, một ngày cuối tháng 11, 1981 trong cái lạnh se người. Tôi và T., một người tỵ nạn cùng chuyến và nhỏ hơn tôi vài tuổi, nhìn quanh không thấy ai. Chờ khoảng mười phút, chúng tôi tự động lần mò theo lối đi có chữ Exit để ra ngoài.
Bác Tôn Thất Ân làm việc cho Viện Quốc Tế (International Institute of Boston) có nhiệm vụ đón chúng tôi ở phi trường. Ngày đó, người đi đón có thể vào tận cửa nhưng bác ngồi chờ ở trạm lấy hành lý vì nghĩ thế nào chúng tôi cũng ra đó trước.

Tôi không có hành lý gì cả ngoài một túi nhỏ cầm trên tay, trong đó chứa vài bộ áo quần và những giấy tờ cần thiết. T. cũng thế. Bác thấy chúng tôi nên rời khỏi ghế bước lại gần. Bác Ân không lạnh lùng nhưng cũng không quá miềm nở. Bác làm việc đón đưa mỗi ngày theo phận sự một nhân viên có lương chứ không phải đón mừng một thân nhân từ bên kia trái địa cầu vừa đến.

T. có bà con ở Boston còn tôi đến một mình. Lát nữa, bác Ân sẽ đưa T. đến nhà bà con của chú ấy, và sau đó sẽ mang tôi đến nơi tạm trú đầu tiên trong hành trình tỵ nạn còn mờ mịt và chông gai của mình. Sau này gần gũi bác nhiều hơn, tôi biết bác Ân rất bao dung, rộng lượng và đầy tình nhân ái nhưng tính tình hơi nghiêm nghị. Tôi gặp lại bác Ân nhiều lần khi bác còn ở Boston và luôn nghĩ đến bác như một người ơn lớn của mình.

Nhà văn Nhã Ca: Huế Tết Mậu Thân Chết Oan – 40 năm, 3 lần bị chôn sống


Đúng vậy. Hàng ngàn người chết oan. Họ bị chôn sống tới ba lần. Lần thứ nhất chôn trong đất Huế. Lần thứ hai chôn ngay tại Hoa Kỳ. Và lần thứ ba, đang tiếp tục bị chôn tại Việt Nam. Những người chết oan nhắc tôi phải nói vậy. 

Họ đã bị chôn sống lần thứ nhất tại Huế Tết Mậu Thân.


Bị chôn ở Thành Nội, ở Gia Hội, ở Bãi Dâu, ở Phú Thứ, ở khe Đá Mài… Không chỉ trong núi trong rừng, nơi họ bị chôn còn là đất chùa, đất nhà thờ, đất trường học, và ngay tại vườn nhà…Trong số những người bị chôn có (Tâm Tuý,) cô bạn trường Đồng Khánh của tôi. Khi xác được đào lên, thấy tóc mọc dài hơn, móng tay mọc dài hơn. Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống, như nhiều nạn nhân khác. Họ bị chôn ra sao, chôn bằng cách nào?


Chỉ riêng 4 khu tại Gia Hội cộng lại đã là 473 người. Chính con cháu những người bị chôn -gồm toàn các thiếu niên 14, 15, 16 tuổi, học trò trường Nguyễn Du- bị buộc phải đào hố.


Miền Nam tiếp tục bị Bắc thuộc

Trong một sân chơi nọ tại Sài Gòn, có một người la to sau kỳ đại hội 12:

- Tôi rất mừng khi TBT Trọng được tái ứng cử, vì ông ta là "người Bắc, biết lý luận, và không ham quyền lực" . Ba Dũng được "chấp nhận chuẩn bị cho về bưng", vì ông ta là "người Nam, không biết lý luận, và ham quyền lực". N'est ce pas?

Một nữ dư luận viên khác thầm thì: "mình là người Bắc,không biết lý luận nhưng thích tạo dư luận, và phục vụ cho người tham quyền lực, thế cũng là khá, coi như nằm trong 1 % lãnh đạo sân. Thế mới là chính trị, đứa nào phản đối, mình nói nó là kỳ thị địa phương, phản động"  

Đám công an gác sân nói nhau: "mình không là người Bắc, không biết lý luận, rất thích quyền lực" nhưng không cần làm lãnh đạo. Miễn sao phục vụ cho lãnh đạo là có cái ăn, cái quyền, cái nhậu, cái đánh đập người là dzui rồi.

Vài tháng sau, cái sân vẫn còn đó, nhưng chỉ còn lãnh đạo, dư luận viên và công an

Mấy tên chệt bán đá nhận bắt đầu tìm cách "liên hệ" với ban lãnh đạo, đút lót công an và dư luận viên nhằm mua hết sân về làm sòng bài...

Đinh Thế Dũng

Miền Nam tiếp tục bị Bắc thuộc
K’tem (Danlambao) - Đại hội thứ 12 của đảng CSVN đã kết thúc. Trong khi theo dõi ĐH, người dân biết trong hai phe tranh giành, phe nào thắng thể cũng vẫn đảng CS là lực lượng tối cao cầm quyền. Biết thế người dân vẫn mong một nhân vật mới trong vai trò lãnh đạo. Không phải người ta trông cậy gì ở gương mặt mới này nhưng người ta mong thế vì người ta mong muốn có sự thay đổi. Thêm nữa, qua những màn tung tin bôi xấu, hạ gục nhau để tranh chức trong những ngày ĐH, người ta mong sự tranh giành quyền lực đạt đến cực điểm, để qua cuộc tranh giành tế bào đảng bị phá vỡ, để sự thay đổi đến nhanh hơn. Nhưng sau ĐH, mọi người thất vọng. Triển vọng thay đổi không đến, ít ra là năm nữa, và không chừng có thể triền miên.

Nhưng bên cạnh triển vọng thay đổi không còn, sau ĐH thứ 12, người dân chợt nhận ra ý nghĩa của sự mất cân bằng có tính địa phương trong việc định đoạt nhân sự đảng. Điều này đến từ tiêu chí dành cho chức TBT và tỷ số nhân sự trong bộ phận cấp cao của đảng.

XUÂN và TẾT trong nhạc Việt Nam - Lê Hoàng Thanh

 
Chơi Xuân kẻo hết Xuân đi,
Xuân tàn hoa rụng còn gì vui Xuân

 (Nguyễn công Trứ)

Thời gian cứ thế mà trôi. Mười hai con giáp thay nhau chạy. Hết con này đi, con kia lại kéo tới, đúng như tục ngữ ta vẫn thường nói: „Năm hết, Tết đến!“.Thắm thoát Đông qua và Xuân lại về. Khắp nơi, tất cả mọi người, già trẻ lớn bé hớn hở vui mừng, yêu đời ca hát chờ đón nàng Xuân.

Nhạc sĩ Minh Kỳ đã chào đón nàng Xuân:

 Một bài ca đón chào mừng, hoà theo tiếng pháo đì đùng,
Mừng Xuân nay đã về rồi và Đông đã tàn qua 
Về gieo bao thắm tươi, lòng ta thấy yêu đời   

(Xuân đã về của NS Minh Kỳ) 

CUNG CHÚC TÂN XUÂN - VIỆT NAM TỰ DO - CHÀO CỜ ĐẦU NĂM



CUNG CHÚC TÂN XUÂN - VIỆT NAM TỰ DO - CHÀO CỜ ĐẦU NĂM
Posted by Thuy Trang Nguyen on Sunday, February 7, 2016