Tuesday 23 February 2016

Cuộc chiến bị lãng quên - Kính Hòa, phóng viên RFA

000_Hkg10255403
Người dân tưởng niệm những người đã ngã xuống trong ngày Trung Quốc tấn công Việt Nam 37 năm trước. Ảnh chụp tại Hà Nội ngày 17/2/2016.
AFP photo

Sự lãng quên trong sách sử
Ngày 17 tháng hai hàng năm là một ngày được nhiều người Việt Nam ghi nhớ, đó là ngày hàng trăm ngàn quân Trung Quốc tấn công Việt Nam cách đây 37 năm. Người Việt Nam ghi nhớ và tổ chức kỷ niệm hàng năm, cho dù năm ấy, ngày ấy có thể không rơi vào con số chẵn. Cuộc chiến tranh dù chỉ kéo dài hơn một tháng, nhưng lại là một cuộc chiến thêm vào trong hàng trăm cuộc chiến suốt mấy ngàn năm qua của lịch sử Việt Nam chống xâm lược phương Bắc.
Một điều khác với những cuộc chiến ở các thế kỷ trước là cuộc chiến biên giới 17/2 năm 1979 dường như không được sách sử của nước Việt Nam ngày nay ghi nhận một cách đúng đắn.
Tại sao giờ đây người ta lại muốn quên đi ngày đó ? Vì sao mà lớp con cháu mình hôm nay không được dạy để biết rằng đó là ngày không bao giờ được quên?
- Cây bút Nguyễn Thị Oanh 

Ai bán vỉa hè? Dân đi bộ bằng cách nào? - Văn Quang

  Biếm họa lề đường bị bán rồi.

 Bách bộ trên phố Hàng Quạt chỉ có cách đi dưới lòng đường.

Nơi trông giữ xe trên phố Phạm Sư Mạnh tràn xuống cả lòng đường. 

Một quy định của chính phủ VN ban hành có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2, 2016 tức là trước Tết Nguyên Đán vài ngày khiến người dân khắp nơi ngỡ ngàng và đã có một số người bị Cảnh Sát phạt. Đồng thời cũng dấy lên một luồng dư luận phản đối dữ dội bởi vỉa hè đã bị lấn chiếm gần hết rồi, dân buộc phải đi bộ dưới lòng đường, dù họ biết rằng đi như thế là rất nguy hiểm song không còn cách nào khác.

Hơn thế, người dân thừa biết vỉa hè đã bị “bán” rồi. Vậy ai “bán”? Phường “bán”? Cảnh sát khu vực hay Giao thông công chính “bán”? Người dân chẳng thể biết. Nhưng nhất định là có sự “mua bán đổi chác” ở đây. Bởi người lấn chiếm vỉa hè phải nộp thuế, nộp phí và tất nhiên không thể không có tiền hối lộ hàng tuần hàng tháng cho những vị có chức có quyền, đó là một hình thức “bán vỉa hè” và người mua vỉa hè để bày hàng buôn bán coi như hợp lệ. Nếu không nộp phí thuế và hối lộ thì vừa bày hàng ra là bị “hốt” ngay, có khi mất trắng cả gánh hàng. Chuyện đó người dân nào chẳng biết.

Tham luận 112 Biển Đông trước những thực tế và những hệ quả có thể xãy ra

1.- Mưu đồ bất chánh:
Trung Cộng khoanh vùng biển để tự nhận mình là chủ nhân ông qua Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn mà không cần chứng minh bất cứ văn kiện pháp lý nào, dù là tối thiểu. Chính Tập cận Bình từ lúc tóm thâu quyền bính (2013) với cuồng vọng bành trướng đại Hán, không còn dấu diếm sách lược chiếm lấy Biển Đông: “Đường chín đoạn và các đảo trong Biển Nam Trung Hoa là thuộc sở hữu của Trung Quốc từ thời cổ đại”và tự coi Biển Đông là ao nhà của họ, họ tự cho quyền đơn phương bồi đấp các đảo nhơn tạo, xây dụng cơ sở hạ tầng, tăng cường quân sự hóa dưới những hình thức khác nhau, và gần đây họ cho ba phi cơ đáp xuống một hòn đảo mà họ vừa bồi đắp” (trích bài viết Tương Lai Biển Đông Mờ Mịt Sau Thượng Đỉnh Mỹ-Asean  của Bs.Mã Xái, ngày 19/02/2016).

Vùng lưỡi bò chin đoạn nầy chiếm hết 90% của Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng sa của Việt Nam mà chúng đã xua quân tiến chiếm vào năm 1974, là lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam Cộng Hòa đã được Hiệp Định Genève năm 1954 xác định; Bao gồm quần đảo Trường sa gồm một phần của Việt Nam, một phần của Phi Luật Tân, Mã Lai và Brunei và đặc biệt bao gồm hết khu vực của hải phận quốc tế, vùng tự do hàng hải và không lưu quan trọng vào bật nhứt trên thế.

Để củng cố cho chủ quyền vùng biển vừa cướp đoạt của các nước trong vùng, Tập Cận Bình cho xây dựng ngay các ngọn hải đăng, lập các cơ sở hành chánh để điều hành và chánh thức đặt tên là quận Tam sa gồm vùng biển và các nhóm đảo Hoàng sa, Trường sa.