Monday 29 February 2016

Lời Dặn Con - Trần Mộng Lâm

Tôi có 2 con trai, nay đều là những người thành đạt tại Canada. Hai con tôi  biết rất ít về cuộc chiến vừa qua vì chúng không sanh ra tại Việt Nam, nên tôi thấy cần phải dặn các con đôi điều. Tôi nói với chúng :
1)  Các con đừng bao giờ về Việt Nam du lịch : Gia đình chúng ta bỏ nước ra đi vào năm 1978, khi đó các con chưa ra đời. Ngày 30 tháng 4 năm1975, Bố mất nước, đại gia đình chúng ta khánh tận, sau đó bố vào tù. Ngày 30 tháng tư rõ ràng là một ngày đen tối cho người Miền Nam, ngày Quốc Hận, Tổ Quốc mất vào tay một nước láng giềng hiếu chiến là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, một nước Cộng Sản. Mới đây, tại Canada có một đạo luật gọi ngày 30 tháng tư là Ngày Tìm Về Tự Do, Đó là một đạo luật không thể nào chấp nhận được đối với đại đa số dân Miền Nam. Các con phải biết điều đó và đừng bị chi phối bởi những bào chữa khôn khéo đánh lạc dư luận. Ngày 30 tháng tư là ngày Miền Nam mất nước, chỉ có thế mà thôi.

Mùa Hè 1972 NHẨY DÙ TỬ CHIẾN VỚI BẮC QUÂN TẠI MẶT TRẬN QUÃNG TRỊ .Mũ Đỏ Trương Văn Út (Útbạchlan)


Mày cứ viết ra vài trang nhật ký
Đọc nghe chơi coi thử khóc hay cười ?
Tuổi học trò tuổi đời rồi tuổi lính
Tuổi vào tù, tuổi vượt biển ra khơi
(Trạch Gầm)


Chúng ta, những người sinh trưởng tại nước Việt, nhất là ở miền Nam dưới thể chế Việt Nam Cộng Hoà miền nắng ấm ban mai lan toả bao nỗi niềm tự do, hạnh phúc, an bình của những năm 1955 - 1960 và chắc hẳn như bao học sinh ngày ngày cắp sách đến trường khó có thể quên được bài Tôi Đi Học của Thanh Tịnh: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính, lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học….”. Và có tôi trong số những cậu học trò nhỏ đó nữa… Vâng, chính tôi với những ngày xưa còn bé cắp sách đến trường học hành, vui chơi cùng “đám học trò” ngây ngô bắt dế, đá gà, trèo cây hái trái, phá phách dễ thương trong xóm làng bình dị, mộc mạc có tiếng võng đu đưa kẻo kẹt và lời mẹ ru con à… ơi lẫn tiếng chim cu đồng gáy gọi nhau nghe buồn xao xác trong buổi trưa hè oi ả …! Cứ mỗi buổi tan trường, chào thầy cô phấn bảng trở về nhà, rồi lớn dần theo thời gian … tôi thường lang thang trên những con đường dưới hàng cây bóng mát, buông lời chọc ghẹo vẫn vơ với những nữ sinh trung học dung dăng tà áo dài phất phơ bay theo cơn gió nhẹ và đem về nhà nỗi tương tư dệt nên dăm đoá mộng diễm tuyệt lung linh và ôi…thời gian đầy hoa mộng đó vội qua mau như áng mây bay qua cửa sổ.! Khi bước chân vào Quân Ngũ phải hành quân miệt mài trên đoạn đường chiến binh, lặn lội đi suốt những con đường dài hun hút gió heo may…Những con đường mòn trên dãy núi rừng Trường Sơn bạt ngàn, lởn vởn những bóng ma trơi và thần chết chực chờ từng giây, từng phút để vung tay tử khí quơ mẽ lưỡi hái đoạt hồn chiến binh trong thâm lâm u ất…! Có lúc phải chặt cây choáng chằng chịt vừa đủ chỗ để chui qua dưới những bụi tre già dày đặc um tùm thăm thẳm mịt mùng… Đi ngày chưa tới, phải cố gắng đi đêm…Còn đâu những buổi ráng chiều nắng nhạt, nhàn du dung dăng dung dẽ thơ thẩn dưới những hàng dừa nghiêng ngã nên thơ “sao không thấy em lại để cùng anh thẩn thơ” đâu đấy thoảng nghe văng vẳng có tiếng sáo diều vi vu trên cánh đồng nội cùng với tiếng bao tiếng cười nói rộn rã của những cô học trò nghịch ngợm ở lứa tuổi trăng tròn…!!! Bây giờ là gót giày Sault dẫm lên chông gai, bùn lầy ướt sũng nước đọng mùa mưa, khô héo quắc queo mùa nắng cháy bõng da người trên khắp nẽo đường hành quân lùng và diệt địch trong những “mật khu bất khả xâm phạm” của địch quân…Còn đâu những bước chân dệt đầy mộng đẹp lứa tuổi học trò, bỏ lại sau lưng những mùa hè có hàng cây phượng trổ hoa nở đỏ thắm rực rỡ với tiếng ve sầu kêu vang và trao vội cho nhau vài hàng lưu bút ngày xanh còn thơm mùi mực mới…! Con đuờng gian khổ, hiểm nguy miệt mài bây giờ là con đường đi biết bao giờ đến đâu và về đâu, đi mãi rồi sẽ “nhỡ” một mai “rách áo“ hồn bay vào hư vô với tử thần chực chờ đón tiếp và “anh trở về hòm gỗ cài hoa”…! Sống còn tồn tại hay từ giả cõi đời chỉ trong tích tắt cây kim gió đồng hồ quả thật là như loài phù du trên mặt nước vô tình !

Hạt lệ khô như gió nam Trường Sơn
Qua bao tuổi tác bấy nhiêu buồn…!


Đảng Cộng Hòa trong cơn khủng hoảng © Đoàn Hưng Quốc

Fot.-Mike-Licht. Nguồn Flickr

Trong số ba ứng cử viên dẫn đầu của đảng Cộng Hoà: một ông tỷ phú không đáng tin cậy; một người gốc Cuba cực đoan cánh hữu và bị nhiều người ghét; một người khác cũng gốc Cuba cực hữu và nhẹ ký (lightweight). Đứa con cưng và con gà nòi của đảng Cộng Hoà là ông Bush em nhanh chóng bị đá văng ra khỏi vòng sơ bộ dù trước đó được sự ủng hộ trong cơ cấu đảng (party establishment) để gầy dựng quỹ tranh cử lên đến 150 triệu USD.

Các lãnh tụ của đảng Cộng Hoà bối rối hốt hoảng: bậc trưởng lão như ông Bush cha, ông Bob Dole không thể hiểu nổi tại sao Donald Trump và Ted Cruz lại nổi lên như diều gặp gió; cánh trong Quốc Hội hoang mang không biết sẽ hợp tác như thế nào nếu một trong hai người này trở thành ứng cử viên Tổng Thống của đảng. Chỉ còn vài hôm nữa là đến ngày 1 và 15 tháng 3 vô cùng quan trọng – có thể là thời điểm quyết định – nên nhiều người trong đảng đành vội vả tô bóng cho Marco Rubio như chọn lựa ít tệ hại nhất, xúi ông này đánh gấp hạ bàn mong hạ gục đối phương.

Thư Đông Kinh 1/3/2016 - Đỗ Thông Minh

Kính gửi quý vị,
Xin gửi đến quý vị Thư Đông Kinh mới.
Nhận được và có ý kiến gì xin cho biết.
Kính chúc luôn mạnh tiến.

Đ T Minh

Đọc Báo Vẹm 465 & 466 do Nguyên Khôi và Hoàng Tuấn phụ trách