Thursday 14 April 2016

HƠN 40 NĂM “TỰ DO” - Ý Nga



Người ta tang chế ba năm
Dân tôi tang chế Bảy Lăm đến giờ
Người khôn phải học giả khờ
Tự do tín ngưỡng?
Giả vờ điếc, câm!
 
Tự do ngôn luận?
Thì thầm!
Loa phường, quận, xã ầm ầm “chiến công”.
Ngày xưa Việt Cộng nằm vùng
Bây giờ Tàu Cộng khắp cùng, nhiễu nhương
 
Người ta danh tiếng muôn phương
Dân tôi tăm tiếng: khinh thường, mỉa mai
Thanh niên phản kháng giặc ngoài
Thù trong vội vã giương oai “nhân quyền”.
 
Tự do bầu cử đảng viên
Những tên đảng chọn: không điên cũng khùng!
Đảng riêng hưởng, dân làm chung
Anh hùng nhốt hết, tôi trung cũng tù!
 
Tự do đi lại giặc thù
Dân đi?
Lo lót Hồng Dù*: lao nô!
Phong bì càng dày tờ đô
Càng đi không “lại”*: đảng vồ vập ngay!
 
Tự do nuốt đắng, ngậm cay
Đảng “ta” hạnh phúc, ngủ ngày sướng thêm
Bít, bưng độc lập màn đêm
Thương bao nhiêu Khúc Ruột Mềm* trống trơn!

Ý Nga, 13.4.2016
(Trích Biếm Thi Chính Trị sẽ xuất bản: THƯƠNG CA)

BỘ CHÍNH TRỊ CSVN ĐÃ BỊ HÁN HÓA

Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung cộng đã quay trở lại, lần này có vẻ như Trung cộng rất hài lòng khi nhìn thấy những tân thái thú Trọng, Ngân, Quang, Phúc làm rất tốt công tác an ninh trật tự, khi không để xẩy ra biểu tình chống đối, dẫn đến bạo động như cách đây hai năm. Lòng yêu nước của người dân không hề mất đi nhưng đây là lúc người dân cần phải theo dõi sát những gì csVN đang làm. Trong tiết mục Người Dân Tự Quyết hôm nay, mời quý thính giả theo dõi bài " Bộ chính trị csVN đã bị Hán hoá" của Lý Trần Công sẽ được Hướng Dương gởi đến quý thính giả để tiếp nối chương trình tối hôm nay.

Ngày 8/4/2016, Bộ Ngoại giao của Trung cộng ngang ngược bác bỏ yêu cầu của csVN phải di dời giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi cửa Vịnh Bắc Bộ, là vùng chồng lấn giữa hai quốc gia đang trong vòng đàm phán phân định.

Chúng ta hãy nghe lời tuyên bố ngang ngược của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung cộng Hồng Lỗi, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh: "Hoạt động này diễn ra ở vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc và đây là hoạt động thăm dò thương mại. Chúng tôi hy vọng các bên liên quan có cái nhìn khách quan và hợp lý về vấn đề này".


Hội luận với Nhà văn Quân đội Hải Triều, Vancouver, BC - Canada

Xin bấm vào để nghe: http://daiphatthanhvietnam.com/?p=1966

Đề tài: "Hiện tượng chụp mũ" (49 phút)Nhà văn Hải Triều  nói lên hiện tượng kẻ gian chụp mũ dai dẳng, có hệ thống để nhắm vào những ai xổng lưng chống lại tội ác VC và bọn tay sai của chúng.

VIỆT-NAM CỘNG-HÒA MỘT THỜI KHÓ QUÊN

quochan003.jpg


Thanh-Dũng
Ngày 07/04/2016 

Quốc gia Việt-Nam Cộng-Hòa, tuy chỉ góp mặt trong khoảng 20 năm ngắn ngủi, đã kịp ghi lại nhiều đóng góp khả quan, hữu ích trong dòng lịch sử Việt. Các chính phủ Việt-Nam Cộng-Hòa gầy dựng được một nền chính trị dân chủ căn bản, theo nguyên tắc tam quyền phân lập, với các cuộc bầu cử tự do được tổ chức thường xuyên. Trong các bài trước, chúng tôi đã thử điểm qua hệ thống giáo dục cầu tiến và các chương trình kinh tế độc đáo của miền Nam.

Còn không ít vẻ đẹp đáng nêu khác về văn hoá, nghệ thuật, thể thao.... khiến không khí Việt-Nam Cộng-Hòa chừng như vẫn phảng phất, dù chiến cuộc đã tàn gần 41 năm rồi. Với không ít người Việt, ở hải ngoại cũng như tại quốc nội, xã hội miền Nam là lý tưởng, là thời điểm vàng son... Nỗi lưu luyến nhẹ nhàng này có thể góp phần khơi gợi tìm hiểu, khám phá lại các giá trị đẹp, những sự thật lịch sử về miền Nam: Việt-Nam Cộng-Hòa.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 14-4-2016

**************************************************************************************************************************************
Logo IBIBPhòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.pttpgqt.org - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 14-4-2016


PARIS, ngày 14.4.2016 (PTTPGQT) - Hoà thượng Thích Huyền Việt, Xử lý Thường vụ Văn phòng II Viện Hoá Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) vừa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến Lời kêu gọi Hướng Về Ngày Phật Đản, Những Thông tin cần thiết để về chùa Liên Hoa ở thành phố Houston, Phiếu ghi danh, và thành phần Ban Tổ chức Đại lễ.

Được biết Đại lễ chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ sẽ được tổ chức tại chùa Liên Hoa ở thành phố Houston hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật 14 và 15 tháng 5 năm nay 2016.

Sau đây là các tin tức liên quan đến Đại lễ Phật Đản 2560 (2016) :

Nước thủy điện Trung Quốc và Lào chảy về đâu? - Nam Nguyên, phóng viên RFA

000_Hkg4369841
Một phần hồ chứa đập thủy điện Nam Thiên 2 trên dòng Mekong thuộc địa phận Lào hôm 23/10/2010.
 AFP photo

Gần một tháng từ khi Trung Quốc loan báo xả nước đập thủy điện tỉnh Vân Nam và sau đó là Lào cũng có hành động tương tự, nhưng lượng nước thực tế về đến đồng bằng sông Cửu Long được ghi nhận ra sao.
Tối 12/4/2016, Phó Giáo sư Tiến Sĩ Lê Anh Tuấn, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ bác bỏ những thông tin lạc quan cho rằng, nước do Trung Quốc và Lào xả từ các đập thủy điện đưa vào sông Mekong đã cứu vãn tình hình hạn hán xâm nhập mặn và nông dân đã có nước tưới để xạ vụ lúa hè thu. PGSTS Lê Anh Tuấn cập nhật tình hình:
“Tôi nghĩ đây là chuyện chính trị nhiều hơn là đưa nước về …những ngày trước nước ở chỗ Tân Châu Châu Đốc tôi theo dõi có tăng lên…nhưng tăng lên đó là do ảnh hưởng thủy triều là chính…triều cường đang đi lên nhưng sau đó thì hiện nay nước đã xuống lại rồi…nước có về nhưng không phải là lớn.”

Người gốc Việt làm đẹp cho các siêu sao Hollywood

Ảnh chụp màn hình instagram của nghệ sĩ trang điểm Hung Vanngo.
Ảnh chụp màn hình instagram của nghệ sĩ trang điểm Hung Vanngo.
Một người tị nạn Canada gốc Việt vượt qua khó khăn để trở thành người trang điểm cho các ngôi sao Hollywood như Selena Gomez, Julianne Moore, Renee Zellweger hay Jennifer Aniston.
Tạp chí Cosmopolitan xếp Hung Vanngo vào danh sách một trong số 14 nghệ sĩ trang điểm hàng đầu thế giới và tạp chí New York gọi anh là “nghệ sĩ trang điểm bậc nhất nhì cho người nổi tiếng”.

Trạch Gầm: Nhật ký tháng tư

Hai mươi tháng Tư tiễn em đi Mỹ
Ta biết dễ dàng mất bé từ đây
Em lên máy bay, ta về đơn vị
Đất Biên Hòa buồn… chết điếng cỏ cây


     Hai mốt tháng Tư ta vào Quân Đoàn
     Ngồi nghe thuyết trình, nhận lệnh hành quân
     Tay áo xăn cao một đời thám kích
     “Kiến lửa bu đầy” nhột cả đôi chân


Hai hai tháng Tư... ta vào Đại An
Chứng kiến cảnh dân bỏ xóm bỏ làng
Dân chạy đến đâu… địch bò đến đó
… Đâu được như em chừ đã thênh thang


     Hai ba tháng Tư… ta ngược Đồng Nai
     Sương ôm mặt sông lau sậy thở dài
     Địch xua quân tràn giữa đêm vắng lặng
     Ta chỉnh pháo… và thây giặc chồng thây


Ta lạc mấy ngày trong lòng đất địch
Gọi đã khàn hơi chẳng thấy bạn bè
Thằng nào cũng đang giữ từng tấc đất
Đâu có thì giờ để cứu ta ra


     Hai tám tháng Tư… ta ra lộ Một
     Gặp ông tướng vùng thị sát thăm dân
     Ông nói lung tung, ông thề sống chết
     Ông nói xong rồi, ông bay biệt tăm


Hai chín tháng Tư… Biên Hòa xơ xác
Ta về Sài Gòn ngang qua nghĩa trang
Ta đứng nghiêm chào bạn ta đã chết
Như tự chào mình - nát cả tim gan.


     Ba mươi tháng Tư… ta ôm mặt khóc
     Trên cầu Sài Gòn - cạnh phố Hùng Vương
     Mười năm binh đao… mười ngày kết thúc
     Ta, còn nguyên, mà… mất cả Quê Hương!!!

Phan Lạc Phúc: Qua cơn mê, chợt nhớ đêm văn nghệ trong tù

Tôi vừa nhận thư từ Seattle, Mỹ gửi sang. Không phải những người bạn thân quen của tôi mà nhìn tên người gửi thấy đề T. Nguyen lạ hoắc. Sang xứ sở văn minh thực dụng này, tên tuổi lộn đầu lộn đuôi mà chữ viết cũng ít khi dùng đến nên tôi cầm lá thư mà chưa nhớ ra ai. Mỗi người sinh ra trên trái đất này đều có một nhân dáng riêng, cũng như có một nét chữ riêng, có ai giống ai đâu? Bây giờ bỏ cái riêng tư ấy đi, dùng toàn chữ in sẵn trong computer – tiện lợi thì có tiện lợi thật nhưng cầm cái thư tôi thấy nó lạnh lùng, khô khốc… Bề ngoài bao thơ không cho tôi một tín hiệu tình cảm nào, tôi hờ hững mở thư. Nhưng vừa đọc, tôi đã vô vàn cảm xúc: “Anh P. ơi, chấc anh không nhớ được em đâu, nhưng em nhớ anh hoài, em nhớ “ông già chăn ngựa”. Em là “La Sơn Phu Tử” đây.” Những cụm từ “ông già chăn ngựa ” và “La Sơn Phu Tử” đã như chiếc chìa khóa mở ra một quãng đời tù tưởng đã nhạt nhòa trong ký ức…

Dạo ấy là cuối năm 1977, chúng tôi vừa từ giã trại tù quân quản Liên trại 2 để đến một nhà tù chính thức Yên Hạ – Sơn La thuộc Công an – Bộ Nội vụ. Cùng là đi cải tạo nhưng bên trong có chia ra nhiều loại. Loại cải tạo trong Nam tương đối nhẹ nhàng hơn, ngắn hạn hơn. Tù nặng, tù lâu là ra Bắc. Những năm đầu ra Bắc, tù đặt dưới quyền quân quản, tức là do bộ đội quản lý. Sau chừng từ 2 đến 3 năm tù được chuyển dần từ trại “trâu xanh” (bộ đội) sang trại “bò vàng” (công an). Ở trại tù chính thức của Bộ Nội vụ như trại Yên Hạ này chúng tôi được gặp những bạn tù anh em ta bị bắt từ hồi Mậu Thân (1968) cũng như một số anh em khác, tù binh từ trận Hạ Lào (1971). Những trại tù này thường là trại hỗn hợp vừa có tù chính trị (như tụi tôi) vừa có tù hình sự. Bên hình sự có thiếu gì những người tù bị hình án nặng nề từ 20 năm đến chung thân ở đây.


Ba cú sốc của một Việt kiều bỏ Đan Mạch về Việt Nam


“Bạn muốn ăn thực phẩm nhiễm hóa chất, muốn đi khám bệnh phải đợi cả thế kỉ, làm việc  phải nhìn trước ngó sau, đi đường có thể chết vì tai nạn bất cứ lúc nào… thì hãy về Việt Nam”.

Trong cuộc tranh luận “đi hay ở” trên một diễn đàn dành cho sinh viên Việt tại Pháp có rất nhiều ý kiến trái chiều. Nếu như nhiều người muốn về quê hương thì độc giả T.T lại kiên quyết phản đối. VietNamNet xin đăng lại nguyên văn một ý kiến của thành viên này. Nguyên văn những tranh luận của chị T.T:
“Bạn cứ về Việt Nam ăn thực phẩm nhiễm hoá chất, áp lực con học theo điểm số, muốn đi khám bệnh đợi cả thế kỉ, làm việc phải nhìn trước ngó sau, đi đường có thể chết vì tai nạn bất cứ lúc nào… rồi bạn sẽ lại nhớ cuộc sống (ở Pháp) đang có.

Ở Việt Nam, mình không thể chịu được mỗi khi hàng xóm hay ai đó tới chơi tự tiện mở cửa ngó phòng mình. Mình mắng thì họ bảo mình ghê gớm và họ chỉ xem chứ chả làm gì. Mình không chịu được mỗi khi một bà mình quen rất xã giao lại cứ hỏi mình: “Tháng làm được bao nhiêu lương? Tại sao không giảm béo? Ăn cái này cái kia đi gầy lắm…”.

Mình rất ghét mỗi khi người tận đẩu đâu đến chơi nhà mình vào một sáng chủ nhật sau cả tuần mình làm việc cật lực chỉ thèm ngủ thêm vài tiếng và họ không hề báo trước. Mình rất ghét mỗi khi có ai đó nói: “Con này nó không có bố nên thế là tốt lắm rồi” chỉ vì bố mẹ mình chia tay.

Bạn nào đang ở nước ngoài thích ôm mộng nói tiếng mẹ đẻ thì ngày gọi điện về cho người thân khoảng 1 giờ là được nói thỏa thích. Mình chỉ muốn chị VanLinh đừng bị luỵ chút tình cảm mà kéo theo cả tương lai các con mệt mỏi. Cuộc sống ở Việt Nam của mình đang cực ổn nhưng chẳng bao giờ thích ở lại.

Mình kể cho các bạn nghe chuyện này để các bạn hiểu tại sao mình nói vậy. Cách đây 8 năm anh chị mình từ Đan Mạch trở về, mang theo một khoản tiền lớn mà anh chị tiết kiệm được khi ở bên đấy. Chị mình vẫn giữ nguyên nếp sống như ở Đan Mạch và đã bị sốc không ít lần.

Lần đầu tiên là năm 2008 khi chị đi đẻ bệnh viện, đẻ dịch vụ đóng 4 triệu vẫn phải “lót tay” cho bác sĩ 1 triệu, chị mình đã mua BHYT cho con mà vẫn phải “bồi dưỡng” bác sĩ thêm 100 nghìn để tiêm không đau.

Lần sốc thứ hai là chồng chị về nước là tối ngày ôm bàn bia bàn nhậu, trai gái liên miên, khi ly hôn lương chồng 3000 USD nhưng toà chỉ bắt đóng nuôi con 5 triệu, không ràng buộc gì thêm về các nghĩa vụ liên quan.

Sốc lần ba là con đi học lớp 1 bị cô giáo hết nhét xuống cuối lớp, lại bắt ăn nhiều gấp mấy lần các bạn đến mức oẹ, con về tự bảo mẹ 20-11 phải mang quà đến cô. Bạn nào trong đời chưa ít nhất một lần trải qua các tập mình nêu trên thì bạn quá may mắn, số người như bạn không biết có chiếm 0,1% dân số hay không nữa?

Mình còn ghét cái kiểu ở Việt Nam, mời người ta ăn mà người ta ăn thật thì chửi là tham; Cho người ta mấy đồng thì đi kể khắp làng khắp tổng như kiểu cứu vớt một linh hồn; Đi làm chưa biết việc thì hỏi không ai nói, tự làm thì bị chửi toé loe…Cô giáo thì mớm văn ép học sinh viết theo, viết xong thì bảo không sáng tạo, sáng tạo thì bảo lạc đề. 

Quan trọng nhất là bạn có muốn vì cuốn hộ chiếu xanh mà khổ sở mỗi khi đi đến một số quốc gia hay không? Bạn có hộ chiếu Pháp nghĩa là bạn đang được cầm trong tay một trong 10 cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới. Cuộc sống vốn công bằng nhưng có những thứ lại công bằng hơn là vậy đó.

Nếu bạn không ngừng phấn đấu và đóng góp cho xã hội của họ thì ít nhất bạn còn được công nhận là một phần của đất nước họ. Mình thấy bạn nào hưởng học bổng chính phủ Pháp, đi tàu giá rẻ, hưởng mọi ưu đãi sinh viên từ Pháp mà vẫn trở ra đá lại cái xứ cho bạn kiến thức lẫn miếng cơm thì không còn gì để nói. Đó là kiểu người qua cầu rút ván.

Mình không nói riêng nước Pháp mà đang nói các nhóm nước có mức phát triển chung rất tốt cho cuộc sống của nhiều người. Không phải ai cũng có khả năng để đến và được ở lại. Mình nhấn mạnh xưa này vẫn thấy từ “được” chứ chưa ai nói là “bị” ở lại cả.

Mình xin nói luôn mình không có ý định làm người Pháp, tiếng Pháp một chữ bẻ đôi mình cũng không biết nhưng cái gì đúng thì mình phải nói. Vậy thôi!”

*Ghi theo lời kể của chị T.T
Theo Phương Lễ

Nhạc Sĩ Nguyen Anh 9 từ trần....14-4-2016

Cách đây ít hôm, trong một cuộc gặp gỡ báo giới, nhạc sĩ Nguyễn Quang nói rằng ba của anh, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, đang hồi phục dần sức khỏe có tiến triển khả quan. Nhưng tin buồn đã đến vào chiều hôm nay thu nam 14/4, lúc 14h30, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã qua đời. Trước đó, vào buổi sáng, nhạc sĩ đã chìm vào hôn mê.



Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (1940 - 2016)

Nhạc sĩ Nguyễn Quang đang ở Mỹ, hiện đang gấp rút bay về. Trước đó anh có nói rằng nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã trải qua ca phẫu thuật khá thành công nhưng ông rất yếu, không nói được tuy nhiên vẫn nhận biết được xung quanh.

“Nhưng ba tôi rất dũng cảm và sức khỏe ông mỗi ngày một khá hơn một chút nên tôi rất hy vọng ba sẽ phục hồi được sức khỏe của mình”, nhạc sĩ Nguyễn Quang nói.


Trước đó, ngày 20/3, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã nhập viện khẩn cấp do bị khó thở. Nhiều năm qua sức khỏe của ông không được tốt, ngoài hen suyễn ông cũng có thêm bệnh về đường hô hấp kèm theo suy thận, suy tim. 


Những cơn khó thở bắt đầu hành hạ nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 từ cách đây 4 năm bắt nguồn từ thói quen hút thuốc lá khi còn trẻ. Thời gian gần đây ông phải dùng thuốc thường xuyên và ngày càng tăng liều để chống những cơn khó thở. Càng về sau sức khỏe ông càng mệt hơn và chỉ trong 6 tháng đã sút mất 6 kg.


Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua đời là một mất mát lớn nữa cho nền âm nhạc Việt Nam khi những cây cổ thụ đã bất đầu khuất bóng. Sinh năm 1940 với tên thật là Nguyễn Đình Ánh, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 để lại cho nền âm nhạc Việt Nam nhiều ca khúc có đời sống lâu dài và được công chúng nhiều thế hệ yêu mến như Ai đưa em về, Không, Buồn ơi chào mi, Mùa thu cánh nâu, Tình khúc chiều mưa


Mời cùng nghe lại ...

*Những ca khúc bất hữu của NS. Nguyễn Ánh 9



*Nhạc phẩm "Không" được trình bày bằng Nhật ngữ .





Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: Một trong vài giọt nắng cuối cùng  (Văn Lang - Tôn Thất Phương - Exryu Úc Châu)

Tiếng sáo - Phạm Tín An Ninh

Riêng tặng Hồ Ngọc…

(Lời thưa của tác giả: Tác giả thành thật xin tạ lỗi, nếu bài viết đã chạm đến vết thương của một số người, mà thời gian hơn 35 năm chưa hẳn đã lành được. Viết truyện này, tác giả chỉ muốn nói lên một góc khuất trong giai đoạn lịch sử bi thương nhất của dân tộc, với lòng thương cảm và tội nghiệp cho những người đàn bà sau cuộc đổi đời nghiệt ngã, và trân trọng ngợi ca lòng vị tha, bao dung của những người chồng bất hạnh, mà Hồ Ngọc, nhân vật trong truyện, là một điển hình.)


Tôi đến thăm Cali vào những ngày mưa, mưa tầm tã. Đài phát thanh Little Saigon, trong chương trình dự báo thời tiết, cho biết cả tiểu bang Cali đang bị ảnh hưởng một cơn bão nhiệt đới. Nằm nhà người bạn cùng đơn vị xưa ở thành phố Garden Grove, trong khu Little Saigon, cả ngày hai thằng thi nhau kể chuyện chiến trường, chuyện bạn bè, tù tội, làm cho những cơn mưa như càng dài ra thêm. 

Anh bạn rủ tôi ra Hội Trường Nhật Báo Viễn Đông tham dự buổi ra mắt sách của một nhà văn nữ. Anh tỏ ra am tường về mọi thứ chuyện, bảo ở hải ngoại thời buổi này văn chương chữ nghĩa rẻ như bèo, mà nhà văn nhà thơ thì cứ mọc lên như nấm. Đúng là người Việt nam nào cũng có đầy thơ văn trong bụng. Nhưng nhà văn hôm nay là người quen, một cô bạn học cũ, sau này anh bất ngờ gặp lại khi cô đang làm phóng viên chiến trường, nên tới để cho cô ấy vui. 

Chúng tôi đến trễ, may mà còn mấy chiếc ghế trống phía sau để không phải đứng. Trên sân khấu, một diễn giả, dường như cũng là một nhà văn lão thành có tiếng tăm, đang giới thiệu tác giả và tác phẩm.