Saturday 16 April 2016

Truyện ngắn TRÊN NHỮNG DÒNG SÔNG OAN NGHIỆT - ĐIỆP-MỸ-LINH

Kính tặng tất cả quân nhân đã phục vụ tại Giang-Đoàn 26 Xung-Phong

ĐIỆP-MỸ-LINH

Ánh nắng mai lấp lánh trên dòng sông, lung linh trên khóm lá khi đoàn giang đỉnh thuộc Giang-Đoàn 26 Xung-Phong rời sông Hậu-Giang, rẽ vào kinh Cái Sắn, đi về hướng Rạch-Giá. Từ Rạch-Giá, đoàn giang đỉnh lầm lủi tiến trên sông Cái Lớn, mở đầu cuộc hành quân dài hạn tại U-Minh.

Sau khi rẽ từ sông Cái Lớn vào Kinh Ngang, đoàn giang đỉnh phát hiện chướng ngại vật chận ngang sông, phía trên gắn hình đầu lâu và hai xương chéo nhau. Hai chiếc LCVP (Tiểu-Vận-Đỉnh) vượt lên, thực hiện công tác gỡ mìn.

Trong khi đoàn giang đỉnh thả trôi, chờ LCVP gỡ mìn, tôi thấy một chiếc tắc ráng từ trong khóm dừa nước chui ra, chạy thẳng đến chiếc Command. Trên chiếc ghe bé xíu ấy, một cô gái cầm chèo. Trong lòng ghe một người đàn bà nằm im, bên trên phủ vài nhánh dừa nước. Nơi mũi ghe, một người con trai ngồi xếp bằng, trên đầu mang nhiều lớp băng mà máu đã đặc quánh, trở nên nâu sậm. Chiếc đầu khổ nạn của người con trai gục lên vai người đàn ông đứng tuổi. Hai tay ôm lấy vai nạn nhân, đôi mắt của người đàn ông hun hút nhìn về rặng dừa nước phía xa. Trong đôi mắt của người đàn ông tôi thấy những đớn đau òa vỡ, cuồn cuộn theo từng đường gân máu nhỏ li ti.

Những nét đớn đau trong đôi mắt của người đàn ông trên chiếc tắc ráng gợi nơi lòng tôi ánh mắt u uất của Ba tôi vào những ngày gia đình tôi tản cư, nương náu trong mái tranh, cạnh bờ sông Triêm-Đức.

Tôi không nhớ lúc đó tôi bao nhiêu tuổi; nhưng hình ảnh tôi không thể quên được là mỗi sáng, Má tôi quảy gánh bún vào bán cho công nhân viên ở công xưởng. Ba tôi đi làm trong bộ đồ kaki xám, nón cối, dép võ xe hơi. Em tôi – Bảo-Ngọc – và tôi chơi cạnh hầm tròn, dưới gốc cây khế, với bốn đứa con của bác Ca.

Món ăn quí hóa: Bài làm của học sinh lớp 6

Sáng nào cũng vậy, khi con gà trống nhà em gáy te te là mẹ em trở dậy lục tục chuẩn bị ra đồng. Mấy năm nay mẹ em cứ dậy là kêu đau người, đau đầu liên tục.

Mẹ thường ca cẩm với bố, ông to xác thế, sao không chăm bẵm mấy sào rau cho tôi, ngày nào tôi cũng phải quần quật từ sáng đến tối ngoài đồng, tôi sắp chết rồi ông có biết không?

Bố em cũng đã dậy từ lâu, ông đăm chiêu nhấp một ngụm rượu sếch (ở quê em uống rượu vã không có đồ nhắm thì gọi là rượu sếch) rồi bảo mẹ: Bà phải chịu khó mà cày cấy, tôi ở nhà còn đàn lợn, gà rồi lại còn bán quán lòng lợn tiết canh, vất vả lắm thay.

Mẹ em không nói không rằng, chuẩn bị quần áo, khẩu trang kín mít rồi ra đồng.

Ở đồng, mẹ em trồng nhiều rau muống, rau cải với xu hào, thi thoảng bà còn tăng gia thêm cả vài sào dưa hấu. Mùa nào cũng vậy, rau xanh mơn mởn, lá nảy mượt mà.

Em rất muốn giúp mẹ nhưng cứ hễ thò mặt ra đồng là mẹ em đuổi em quầy quậy, bà bảo: "Về ngay, cái thằng ranh kia, chỗ sung sướng thì mày không ở lại đâm đầu ra đây. Mày có muốn chết sớm không con."

Giỗ tổ Hùng Vương

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
Tháng 4 Năm 2016
16 Thứ bảy

Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, xin gởi đến quí vị nhạc phẩm Hùng Vương của Thẩm Oánh. 

Theo một giai thoại thì nhạc sĩ Thẩm Oánh sáng tác nhạc phẩm này tại Đền Hùng.

Vào một ngày Giỗ Tổ thời tiền chiến, các quan Ta mũ áo cân đai đến lễ tại Đền Hùng, có mời các quan Tây cùng đến dự. Vì thế, có ban nhạc đến để dàn chào. Vì không thể để ban nhạc trổi nhạc Tây làm lễ Tổ Việt Nam, nhạc sĩ Thẩm Oánh đã sáng tác ngay tại chỗ nhạc phẩm này để ban nhạc cử hành lễ.

Nhạc sĩ Thẩm Oánh còn sáng tác một số bản anh hùng ca như Trưng Nữ Vương, Hưng Đạo Vương, Bình Định Vương, Gươm Thần, Nhà Việt Nam...

Trong thời Việt Nam Cộng Hoà, Ngày Giỗ Hùng Vương được coi là ngày Quốc lễ, theo sau là ngày Lễ Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo. Lê Lợi...

Sau 30/4/1975, các ngày lễ trên bị dẹp bỏ. Chỉ còn ngày sinh Các Mác, Hồ Chí Minh. Năm 1995, ngày Giỗ Tổ trùng vào dịp Kim Nhật Thành của Bắc Hàn chầu Diêm Chúa. Hà nội ra chỉ thị toàn quốc để tang Kim Nhật Thành 3 ngày. Hoà thượng Thích Quảng Độ, nhân danh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất gởi Kháng Thư phản đối cái chỉ thị "Mồ cha không khóc, khóc đống mối" đó. Nhà nước tăng cường đàn áp giáo hội. Nhưng thờ kính các vị anh hùng dân tộc dựng nước và giữ nước là một truyền thống, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam, không gì có thể ngăn cản. Vì thế, không thể trơ mặt với dân, mấy năm sau, nhà nước đành phải cho làm lễ Hùng Vương. Từ đó, các cháu "dư luận viên" có dịp ti toe "Hùng Vương dựng nước...", mà không biết nhà nước chỉ theo đuôi, chờ cơ hội giương ngọn cờ 'Tam Vô'

Trân trọng
Minh Chính

Nhìn Lại Vấn Đề Lịch Sử Thống Nhất Đất Nước Dưới Ách Nô Lệ Mác-Lênin: 'Công Lớn' Hay Tội Ác Tầy Trời?

Trần Quốc Kháng 

Tôi khóc Miền Nam Tự Do vừa mất
Và khóc cho mình, chua xót đắng cay
Nửa đời người theo ĐẢNG đến hôm nay
Tưởng cứu nước đã trở thành TỘI ÁC.
Phan Huy

Kể từ khi miền Nam thất thủ, mỗi năm đến 'Tháng Tư Đen' thì VC lại 'đánh trống khua chiêng' om sòm, ca ngợi 'Đại Thắng Mùa Xuân' của chúng. Từ quốc nội ra hải ngoại, tất cả cơ sở tuyên truyền VC cùng bọn bồi bút, liên tục 'nói như vẹm'. Chúng sử dụng những tài liệu ngụy tạo ─ trích dẫn từ sách báo thiên tả ─ để tung ra lập luận hồ đồ, cho rằng Hồ Chí Minh (HCM) và đảng CSVN có 'công lớn' trong cuộc chiến (1954-1975) 'chống Mỹ cứu nước', 'giải phóng miền Nam' và 'thống nhất đất nước'.

Buc tranh son dau cua Rubens


Dù bạn là ai, cũng nên đọc một lần bài này để sống cho ra sống!

Đôi giày mình mang, vừa hay không vừa bản thân mình biết. Hãy mang đôi giày của mình đi trên con đường của mình.

Cô gái trẻ để lộ bầu ngực, quần áo xộc xệch cho ông lão ngậm.

"Simon và Perot" - Bức tranh sơn dầu của Rubens. Những người lần đầu tiên bước vào viện bảo tàng đã cảm thấy kinh ngạc khi nhìn thấy bức tranh này, có người còn cười và chế nhạo. Sao có thể treo bức tranh như vậy ngay cửa chính viện bảo tàng chứ?

Việt Nam vẫn vi phạm nhân quyền nghiêm trọng - Thanh Trúc, phóng viên RFA

000_Hkg10178237
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Tom Malinowski (trái) gặp gỡ các nhà báo trong và ngoài nước trong một cuộc họp báo nhân quyền thường niên với chính phủ Hà Nội vào ngày 11 tháng năm năm 2015.
 AFP photo
Phúc trình nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ năm 2015 vừa công bố cho thấy bất kể một số cải cải thiện về mặt pháp lý, Việt Nam vẫn vi phạm quyền làm người của công dân một cách nghiêm trọng.
Tình hình nhân quyền toàn cầu năm 2015, được ngoại trưởng John Kerry và phụ tá ngoại trưởng đặc trách dân chủ nhân quyền Tom Malinowski công bố hôm thứ Tư ngày 13 vừa qua, là công việc thường niên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, mục đích nhắc nhở mọi quốc gia đang vi phạm phải cải thiện hồ sơ nhân quyền yếu kém của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế hầu tiến tới một thể chế dân chủ và công bằng hơn.

ĐƠN TỐ CÁO CỦA ỨNG CỬ VIÊN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Hà nội, ngày 14 tháng 4 năm 2016
ĐƠN TỐ CÁO
Về vi phạm trong tổ chức hội nghị cử tri
   
Kính gửi: Hội đồng Bầu cử Quốc gia;
                Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
                Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội;
                Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam thành phố Hà Nội;
Tôi là Nguyễn Tường Thụy, Số nhà 11, Tổ Quỳnh Lân, xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, HN.
Là người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14.
Tố cáo việc tổ chức Hội nghị cử tri ở xã Vĩnh Quỳnh: 
Ngày 9/4/2016, hội nghị cử tri lấy ý kiến nhận xét ứng cử viên Đại biểu Quốc hội là tôi và 1 ứng cử viên Hội đồng nhân dân xã. Chủ trì hội nghị là ông Vũ Minh Tuế, chủ tịch mặt trận TQVN xã Vĩnh Quỳnh và ông Nguyễn Du Tân phó chủ tịch UBND xã.

'Giai cấp tiên phong' đến đường cùng, lãnh thổ mặc 'bạn vàng' quản lý

"Giai cấp tiên phong" và đảng của "giai cấp tiên phong"
Vài hôm nay, báo chí nêu vấn nạn người dân nông thôn bỏ nhà ra thành phố kiếm sống. Nguyên nhân hiện tượng này, được lý giải đơn giản như trong câu nói của bà Nguyễn Thị Quá (ngụ thôn Tân Mỹ, xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên):“Không đi thì lấy gì ăn? Vào trong ấy lê chân cả ngày còn kiếm được 50.000-100.000 đồng gửi về cho con, chứ ở đây lấy gì cho chúng học?”.
Hậu quả của hiện tượng này chưa ai thống kê được.
Trước hết, là cảnh gia đình ly tán, dẫn đến nhiều vấn đề xã hội phát sinh, trẻ em không được học hành, người già thiếu người chăm sóc. Sau đó, nông thôn dần biến thành những vùng đất hoang.
Báo chí nêu một ví dụ: "Ông Lê Duy Thắng, Chủ tịch UBND xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cho hay toàn xã có khoảng 7.800 người nhưng nay chỉ còn 2.400 người ở lại địa phương gồm 900 người già, hơn 400 học sinh và các thành phần lao động khác" - Nghĩa là 2/3 số người ở xã này đã ra đi tìm đường cứu... gia đình.

Nhà hoạt động Ngô Duy Quyền trả lời RFA ngay sau khi rời đồn công an - Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA

ndq-622.jpg
Nhà hoạt động Ngô Duy Quyền thuộc Hội Bầu bí Tương Thân, và vợ là cựu tù nhân lương tâm Lê Thị Công Nhân, ảnh minh họa chụp trước đây.
File photo
Nhà hoạt động Ngô Duy Quyền, thuộc Hội Bầu bí Tương Thân và cũng là chồng của cựu tù nhân lương tâm luật sư nhân quyền Lê Thị Công Nhân, hôm qua bị công an về nhà ở Bắc Giang đưa xuống công an Hà Nội làm việc.

Thư gửi ông Trần Đại Quang

Sau chừng 9 tiếng làm việc, sau khi được thả ra, ông này dành cho Gia Minh cuộc nói chuyện sau đây. Trước hết ông trình bày quan điểm về lá thư gửi cho cựu bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, hiện là chủ tịch nước Việt Nam như sau:
Ngô Duy Quyền: Tôi nghĩ công dân gửi thư cho ông bộ trưởng là việc hoàn toàn rất bình thường; còn nếu có (không bình thường) thì chỉ ở lĩnh vực hành chính thôi. Ít ra thư gửi cho cơ quan Nhà nước thì các ông phải có hồi đáp chứ. Nói tóm lại nếu như ông ta bận quá thì ủy quyền cho trợ lý hay người nào đó… Việc xác định có phải tôi gửi thư cho ông bộ trưởng hay không thì việc đó quá đơn giản. Còn việc tôi gửi thư cho ông bộ trưởng mà công an lại triệu tập tôi với lý do rất mơ hồ, chung chung. Tôi yêu cầu ghi rõ, cụ thể thì họ không đáp ứng. Tôi bất tuân thì họ bắt bớ, chặn đường, làm đủ trò rồi đến nhà lục soát lấy đồ đi, khủng bố gia đình!
Tôi nghĩ công dân gửi thư cho ông bộ trưởng là việc hoàn toàn rất bình thường; còn nếu có (không bình thường) thì chỉ ở lĩnh vực hành chính thôi. Ít ra thư gửi cho cơ quan Nhà nước thì các ông phải có hồi đáp chứ. Nói tóm lại nếu như ông ta bận quá thì ủy quyền cho trợ lý hay người nào đó…
-Ngô Duy Quyền

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 15-4-2016

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta


XÂM MÌNH  

Mấy chi tiết của một bài học lịch sử học từ hơn nửa thế kỷ đến nay vẫn còn nguyên trong trí nhớ của nhiều học sinh tiểu học thời của tôi, đó là từ thời cổ đại, người Việt đã có tục xâm mình để khi xuống biển đánh cá các loài thủy tộc  sợ mà không dám tấn công. Không chỉ xâm mình mà trên mũi của những chiếc thuyền đánh cá của họ còn có vẽ những con mắt để loài giao long, thuồng luồng phải tránh xa không dám làm hại.

Thực ra thì chẳng phải chỉ người Việt Nam, mà luôn cả những dân tộc khác cũng có tục xâm mình. Người Nhật,  người Polynesien, người Hạ Uy Di, người Fiji, người Samoa,  người Maori ... cũng biết xâm mình. Ngày nay xâm mình không còn là cách trang trí thân thể của các dân tộc bán khai, sơ khai nữa, mà luôn cả các dân tộc văn minh cũng thích xâm mình. Người Mỹ cũng xâm mình và xâm mình rất đẹp. Nhưng rất nhiều người vẫn còn có những thành kiến không đẹp về xâm mình. Nhiều người vẫn coi chuyện xâm mình là trò chơi của những thành phần bất hảo, những băng đảng sống ngoài vòng pháp luật. Một số người khi muốn trở về với xã hội và đời sống bình thường phải tìm cách xóa đi những hình xâm trên người, nhất là khi đi tìm việc làm, nhất là những thứ công việc vẫn còn mang nhiều định kiến không tốt về những hình xâm. Chuyện phá những hình xâm này không dễ và còn rất tốn tiền. Kỹ thuật laser được sử dụng để làm mờ đi được hình xâm.