Sunday 11 September 2016

Bầu Ở Rừng - phan ni tấn

Image may contain: food and nature

Từ ngày sinh ra cho tới bây giờ, thủy chung tôi và núi rừng vẫn là bè bạn. Thuở còn có nhau, ban ngày chúng tôi vẫn thường gặp nhau, đi lại thăm hỏi nhau, gối tay, gác chân lên bụng nhau. Ban đêm tôi ngủ, núi rừng thì muôn đời thức trắng.
Cuối thập niên 1940, buổi sáng mở cửa ra thấy rừng, thấy núi vẫn còn nguyên sơ. Hoang dã mà hiền hòa, xa xôi mà gần gũi. Thuở ấy cho tới lớn lên sau này, rừng núi đã dạy và ban cho tôi nhiều điều. Từ đời xưa người Thượng đã có văn hóa. Mà văn hóa theo tự điển Pháp Việt tôi học hồi nhỏ có nghĩa là vun trồng. Tiếng Latin nghĩa gốc của chữ văn hóa là sự trồng trọt, chăn nuôi, cầy cấy. Nói rõ ra từ xưa một cụm thiên nhiên hoang dã của đại ngàn đã được con người thuần hóa mà biến thành văn hóa. Điều đó chứng tỏ văn hóa không phải tự nhiên mà có, mà có từ cộng đồng làng qua bao thế hệ đã vun trồng nên. Ngày nay văn hóa bao quát hơn gồm cả văn học, nghệ thuật, thể thao, tín ngưỡng, đời sống v.v...

Sự thật nó còn tồi tệ hơn nhiều người tưởng!

Như chúng ta đã biết công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng là bề ngoài của vấn đề, nhưng có một thỏa ước khác của Hồ Chí Minh với Trung cộng mà chúng ta gần như không được biết đến từ năm 1953. Năm 1953 chính Hồ đã ký giao ước gửi Việt Nam cho Tàu. Giao ước của Hồ là lúc đó hồ chấp nhận Việt Nam là 1 quân khu ngang hàng với Quảng Châu, Quảng Tây. Thực chất là Hồ đã đích thân ký thỏa thuận giao Việt Nam dần dần bắt đầu từ HS-TS sau đó cả VN làm một bang của Trung cộng như dạng các nước nhỏ dưới thời Xô Viết nếu chiếm được toàn Việt Nam nhờ Trung cộng viện trợ quân, vũ khí... Thỏa thuận này ký năm 1953 tại Quảng Tây. Không ngạc nhiên sau đó 1958 thì giao HS-TS bằng công hàm PVĐ và tiếp sau...
Giao ước có tên “Ghi nhớ hợp tác Việt Trung” – số hiệu (VT/GU- 0212) ký ngày 12/06/1953 tại Quảng Tây “ giữa Hồ và Mao như sau: “ Trước tình hình quân đội thực dân Pháp đang củng cố xâm lược Việt Nam. Đảng cộng sản nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đảng Lao động Việt Nam dân chủ cộng hòa nhận thấy cần có sự tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau để giữ tình đoàn kết hai đảng, chính phủ và nhân dân hai nước như sau:
Điều 1: Chính phủ Trung Quốc sẽ đồng ý viện trợ vũ khí theo yêu cầu chi viện của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra sẽ gửi các cố vấn, chuyên gia quân sự để giúp đỡ quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều 2: Đảng Lao động do đồng chí Hồ Chí Minh lãnh đạo đồng ý sáp nhập đảng Lao Động Việt Nam là một bộ phận của đảng cộng sản Trung Quốc.
Điều 3: Hai bên thống nhất Việt Nam dân chủ cộng hòa là một bộ phận của cộng hòa nhân dân Trung Hoa với quy chế của một liên ban theo mô hình các quốc gia nằm trong Liên Bang Xô Viết ( Phụ lục đính kèm).
Điều 4: Trước đảng và chính phủ hai nước cần tập chung đánh đuổi thực dân Pháp và giành lại chủ quyền lãnh thổ cho Việt Nam. Các bước tiếp theo của việc sáp nhập sẽ được chính thực thực thi kể từ ngày hôm nay 12/06/1953.
Điều 5: Chính phủ cộng hòa nhân dân Trung Hoa đồng ý cung cấp viện trợ kinh tế cho chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa theo thỏa thuận đã bàn giữa chủ tịch Mao Trạch Đông và chủ tich Hồ Chí Minh (Phụ lục đính kèm).
….
Ký tên: Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông “
(Tài liệu lưu trữ tại T.C2 BQP CSVN - Trích: Những sự thật cần phải biết - Quyển 1)
Và đó chính là lý do báo Tân Hoa Xã đã đưa tin: "Chiến tranh ngoại giao Trung Quốc thắng lớn, chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc", "Đã thu phục một chư hầu đời nay chỉ cần 10 văn kiện hợp tác toàn diện" .
ĐCH
11/9/2016

Đêm Lê Dinh, Kỷ niệm 60 năm viết nhạc

TƯỜNG THUẬT:
Đêm Lê Dinh, Kỷ niệm 60 năm viết nhạc
Đoàn Tấn Khang tường thuật

Image result for Nhạc Sĩ Lê Dinh

Link DIRECT:

Lê Duy
Ph trách trang web LÊ DINH

Chúc thư chính trị của một danh tướng - Trần Gia Phụng

Tượng Trần Hưng Đạo tại bến Bạch Đằng, Sài Gòn trước năm 1975 (Hình Internet)
Tượng Trần Hưng Đạo tại bến Bạch Đằng, Sài Gòn trước năm 1975
(Hình Internet)
Vào thế kỷ 13, trong lịch sử Đại Việt, xảy ra một cuộc đảo chánh êm thắm bằng cuộc chuyển nhượng quyền hành giữa hai vợ chồng trẻ, từ họ Lý qua họ Trần. Số là vào năm 1209, triều đình nhà Lý gặp loạn Quách Bốc. Vua Lý Cao Tông (trị vì 1176-1210) cùng thái tử Sảm đi lánh nạn. Thái Tử Sảm chạy đến Hải Ấp, Thái Bình và nhờ một người đánh cá giàu có giúp đỡ là Trần Lý. Thái tử Sảm cưới con gái Trần Lý, thường được gọi là Trần thị.
Trần Lý giúp Cao Tông dẹp yên Quách Bốc. Cao Tông về lại kinh đô, phong cho gia đình Trần Lý nắm giữ nhiều quyền lực trong triều. Chẳng bao lâu, Cao Tông từ trần, con là thái tử Sảm lên nối ngôi tức Lý Huệ Tông (trị vì 1211-1224). Huệ Tông cùng Trần thị không có con trai, chỉ có hai người con gái là Lý Thuận Thiên và Lý Chiêu Thánh. Năm 1224, Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái thứ hai mới 7 tuổi là công chúa Lý Chiêu Thánh. Chiêu Thánh lên làm vua tức Lý Chiêu Hoàng. Lý Huệ Tông bị bệnh cuồng, khi tỉnh khi điên, nên bỏ đi tu. Công việc triều chính do hoàng hậu Trần thị, mẹ của Chiêu Thánh, đảm trách. Hoàng hậu Trần thị được một người anh họ, vừa là tình nhân là Trần Thủ Độ phụ giúp.
Anh ruột của Trần thị là Trần Thừa cai quản mọi việc trong cung vua. Con trai lớn của Trần Thừa là Trần Liễu kết hôn với công chúa Lý Thuận Thiên, con gái đầu của Trần thị, nghĩa là anh em cô cậu ruột lập gia đình với nhau. Trần thị cùng Trần Thủ Độ sắp đặt để con trai thứ của Trần Thừa là Trần Cảnh, kết hôn với vua Lý Chiêu Hoàng, em của Lý Thuận Thiên, tức hai vợ chồng trẻ nầy cũng anh em cô cậu kết hôn với nhau, giống như trường hợp anh chị của mình. Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng cùng tuổi với nhau.
Ngày 11 tháng 12 năm ất dậu (qua năm 1226), tại điện Thiên An, Lý Chiêu Hoàng làm lễ nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, chấm dứt nhà Lý. Nhà Lý trị vì được hai trăm mười sáu năm, truyền chín đời vua. Trần Cảnh lên làm vua tức Trần Thái Tông (trị vì 1226-1258), lập ra nhà Trần (1226-1400).

Càng nhiều đất càng khóc - CẢ NƯỚC THỐI HOĂNG Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Người ta mong có một miếng đất cắm dùi còn khó vậy mà người dân ở “Nông Thôn Mới” ngày nay có miếng đất lại khóc ròng. Chuyện ngược đời chỉ có thể xảy ra ở thời đại “đổi mới” này.
01- (2)
Nhà chị Bơ có mỗi cái ti vi chập chờn như thế này
là tài sản quý nhất.
Đất từ trên trời rơi xuống trúng đầu
Đây là một trường hợp “ly kỳ” nhưng thật ra lại dễ hiểu. Bạn hãy nhìn vào gia cảnh của một người dân nghèo khổ cùng cực mà bỗng dưng trong sổ được làng xã cấp cho mảnh đất rất đẹp.
Chị Phan Thị Bơ, ở xã Phù Lưu – huyện Lộc Hà – tỉnh  Hà Tĩnh, một người phụ nữ đơn thân, bệnh tật triền miên mà không có tiền đi chữa bệnh, khóc sướt mướt khi tên chị nằm trong danh sách được xã cấp đất. Chị Bơ kể:
“Đến tiền đi khám bệnh, cái ăn chưa có thì tiền mô mà đất với đai? Hôm rồi nghe loáng thoáng có tên trong danh sách được cấp đất mà chị thấy trời đất như quay cuồng.

Tùy bút: TẠ ƠN MẢNH ĐẤT NÀY - ĐIỆP MỸ LINH

Vừa rời chiếc xe buýt của công ty du lịch Trafalgar, tôi chú ý ngay đến một nhóm đàn ông lớn tuổi, người Nga, ngồi bên trái lối đi, cạnh con kinh đào. Mỗi ông mang một nhạc cụ nhà binh như saxophone, trumpet, clarinet, v.v… Không hiểu có phải vì nghe những tiếng thầm thì bằng tiếng Anh của du khách hay không mà bỗng nhiên ban nhạc đều đứng lên, cử hành Quốc Ca Hoa-Kỳ.
Nhóm du khách và tôi đều dừng bước, ngạc nhiên, vì đây là lãnh thổ của Nga. Du khách Mỹ để tay phải lên lồng ngực bên trái. Nhìn các nhạc công, tôi nghĩ, có lẽ họ là những người lính trẻ nhất của trận thế chiến thứ II. Tôi cảm thấy nao nao buồn. Những người lính già nua, yếu đuối đang cố kéo chút hơi tàn để tìm sự sống qua bản Quốc Ca của kẻ thù xưa, vì lương hưu của cựu chiến binh Nga rất thấp!
Bản nhạc dứt. Du khách vui vẻ lấy tiền cho vào cái xắc nhỏ được đặt trước mặt các nhạc công. Các nhạc công ngồi xuống, đồng tấu tiếp bản America, the Beautiful. Tôi đứng lặng, lòng đầy xúc động!
Niềm xúc động trong tôi lần này cũng dạc dào như năm 1977, khi con gái lớn của tôi, Xuân-Nguyệt – lúc đó là học sinh lớp 8 – được trao tặng giải nhất toàn tiểu bang Arizona về bài luận văn “What Makes America Beautiful?”

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 9-9-2016

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta


HÔM NAY TAO ĐI HỌC

Hôm nay là hết những ngày lang thang bẻ me trèo sấu của bọn chúng tao, thế là lại phải quần áo để trở lại trường. Tao ghét nhất là cái khăn đỏ lúc nào cũng phải đeo trên cổ đã suốt mấy năm nay mà không đeo thì không được. Không đeo là bị kiểm điểm ngay. Mà tao biết ngay cả cái đứa đem tao ra kiểm điểm chính nó cũng chẳng ưa gì cái trò tròng cái khăn ấy vào cổ. Tao biết điều đó vì chính thằng con của nó nói với bọn tao chứ đâu. Nó là con mụ chủ nhiệm một lớp trong cái trường này. Thôi thì quàng vào cổ cho đủ lệ bộ. Nhưng lần trở lại trường năm nay tao cũng vui hơn một chút : tao có đồ chơi mới trong túi. Không phải là mấy món đồ chơi Trung quốc rẻ tiền đâu nhá, như những lần trước, mấy cái ghêm vớ vẩn chơi dăm ba ngày là hỏng mẹ nó đâu. Trong túi tao có con dế rất sịn. Mẹ tao gửi tiền từ Đài Loan về cho tao mua nó. Tao chắc mẹ tao muốn tao im mồm về chuyện mẹ tao gì gì với thằng đàn ông mẹ tao ấm ớ với nó ở Cao Hùng từ mấy năm nay. Ối giời ơi, làm gì thì làm chứ dính dáng gì với tao nữa. Tao lo được thân tao. Ông bà nội ngoại tao tháng tháng có ít tiền gửi về là vui rồi, con chị tao hát karaoke trong cái quán khu Cửa Nam son phấn kiểu sao Hàn quốc thì kệ nó. Hai năm nay nó không còn làm phiền tao nữa. Con dế mới của tao là con Samsung 7.

Nhà hàng của ai? - Trần Mộng Tú

Tôi xuống Cali chơi, chị bạn đưa tới một tiệm ăn nhỏ, có bảng hiệu Cháo Cá Chợ Cũ ở thành phố Westminster. Người phụ nữ dọn bàn lấy thực đơn cho khách khoảng gần năm mươi. Bà mặc cái quần đen và cái áo vải mùa hè màu nâu, mặt mũi mộc mạc không son phấn, giống như mấy bà nội trợ ở Việt Nam cách đây bốn thập niên trước, mình hay gặp trong ngõ hay ở khu chợ nhỏ trong xóm. Khách ăn phần đông ở tuổi trung niên, toàn người Việt, trừ một đôi người Mễ hay Trung Hoa. Trông bà và những người khách đến ăn không thấy khác biệt nhau lắm. Họ cùng một phong cách ăn mặc, nói cười, trạc tuổi ba mươi đến năm mươi. Họ chắc mới tới đây năm mười năm thôi.
Tiệm ăn chẳng trang trí nhiều, phía bên trái có một tấm hình lộng kiếng khá lớn vẽ hình đàn cá Anh Vũ chín con. Một con màu đỏ và tám con màu đen, có thêm hàng chữ Tàu trong tranh, tôi đoán là mấy lời mừng khai trương. Phía bên phải có hai tấm bảng nhỏ viết tay, kê món ăn thêm đặc biệt trong ngày hôm nay, tôi đọc được: Gỏi đu đủ khô bò, cháo lòng, chè phục linh. Chữ viết tay khá đẹp, chắc do một người lớn, được học viết tay từ bé. Bây giờ ở Mỹ, đâu có ai trong lớp trẻ học viết tay trên những cuốn Tập Ðồ nữa. Làm sao tìm được người trẻ viết tay đẹp như thế này.

Tại sao Duterte đấu dịu với Obama? - Ngô Nhân Dụng

Nhờ ông Rodrigo Duterte, tổng thống nước Philippines, chúng ta học được một câu tiếng Tagalog, ngôn ngữ chính thức của dân Filipinos, tức là người Phi Luật Tân. Câu ông mới nói là: “Isa ka pang tarantado.”
Câu ông Duterte mới nói tại thủ đô Indonesia ngày hôm qua, “Isa ka pang tarantado” dịch từng chữ là “một, mày, thêm nữa, thằng khờ.” Báo chí tiếng Anh dịch là “You are another fool – mày là một thằng khờ nữa.” Danh hiệu “tarantado,” là thằng khờ, nhẹ hơn những chữ “ngu dốt, ngu đần” được ông Duterte tặng cho ông Ban Ki-moon, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.Bốn chữ trên không phải là điều ông Duterte nói về tổng thống Mỹ đương nhiệm. Bữa đầu tuần này, ông Duterte dành cho Tổng Thống Barack Obama một tiếng chửi thề nặng nề hơn, mà người thận trọng không biết có nên lập lại hay không. Dù nói lại nguyên văn bằng tiếng Tagalog cũng dè dặt, vì biết đâu có người Filipinos nghe thấy, họ sẽ tự hỏi, không biết mình chơi với thứ người nào từ mà học được mấy tiếng chửi thề như vậy.

Việc làm của Trung cộng qua sự việc Vũng Áng là một việc làm có chủ đích?













Ts Mai Thanh Truyết (Danlambao) - "Tiêu diệt một dân tộc là một tiến trình, chứ không phải một sự kiện". Do đó, tiến trình trên đã được Trung Cộng lâu nay thực hiện cho dân tộc Việt Nam. Đây là một tiến trình lâu dài và đa dạng, được tăng nhanh do chế độ chính trị và chính sách đối với người dân của CSVN. Một chế độ khoá tay bịt miệng người dân, không cho đất nước có sức mạnh dân tộc. Nó biến Việt Nam trước tiên là một bãi rác, kế đến là con đường mòn Nam tiến tiếp nối tham vọng của Đại Hán Trung Cộng. Nó bào mòn sức sống của dân tộc và tàn phá một đất đước xinh đẹp mà Cha Ông đã bao đời gìn giữ và tô bồi...

*

Vì sao việc làm của Trung cộng qua sự việc Vũng Áng là một việc làm có chủ đích?

- Vì Trung cộng cố tình phá hoại nguồn kinh tế quốc dân của Việt Nam. Đó là nghề cá.

- Trung Cộng cố tình làm cho ngư dân Việt Nam từ bỏ nghể cá để một mình tự tung tự tác chiếm trọn biển Đông.

- Giết và triệt tiêu thị trường xuất cảng nông, thủy hải sản Việt Nam sang Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu Châu.

Ca khúc Nguyệt Ánh: Tôi đã thấy

















Thân gửi quý anh chị Dân Làm Báo,

Trước hết, xin quý anh chị cho phép chúng tôi - một nhóm độc giả và thân hữu tại Bắc Mỹ, Âu Châu, Úc Châu - được mượn những dòng chữ này để chúc mừng sinh nhật Dân Làm Báo, và để cảm ơn Dân Làm Báo suốt 6 năm qua đã làm nhịp cầu nối, giúp chúng tôi theo dõi những tin tức trung thực của đồng bào ruôt thịt tại quê nhà. Anh em chúng tôi vô cùng tâm đắc khi đọc lời tâm tình mang rất nhiều ý nghĩa của quý anh chị ban biên tập Dân Làm Báo: "6 năm. 22 tháng 8. Sinh nhật Dân Làm Báo. Không có gì đáng để vui trong điêu tàn của đất nước. Chỉ xin được một ngày kỷ niệm để nhắc nhở chính mình về con đường đã đi còn rất ngắn và con đường phải tiếp tục đi còn rất dài".

Xin chuyển đến thôn Dân Làm Báo một sáng tác mới. Ca khúc "Tôi Đã Thấy" - nhạc và lời Nguyệt Ánh, trình bày qua hai giọng hát trẻ Bích Châu và Vương Phùng Sơn - cũng xin được là một lời "nhắc nhở chính mình" về con đường đấu tranh tuy còn dài và nhiều chông gai nhưng chúng ta nhất quyết nắm tay nhau đi đến cùng, để một ngày quê hương Việt Nam yêu dấu của chúng ta sẽ phục sinh trong Tự Do và Tình Người.

Cảm ơn quý anh chị.

Đào Trường Phúc




Ca khúc Nguyệt Ánh: Tôi đã thấy

* Nhạc và lời: Nguyệt Ánh (Washington D.C, 18-8-2016)

* Trình bày: Vương Phùng Sơn & Bích Châu

* Giới thiệu: Trần Quang Mỹ

Tôi đã thấy, miền Trung ngư dân khóc.
Biển chẳng còn, đói khổ dân ta.
Cá chết trắng bờ chẳng vì bão tố phong ba.
Cá chết giạt bờ vì nhiễm độc Formosa. 

Tôi đã thấy, Việt Nam dân oan khóc.
Người bị cướp nhà, người bị cướp ruộng nương.
Vợ xa chồng, đàn trẻ sống ly hương.
Người tù đày, người chết giữa đại dương.

Tôi đã thấy người dân ngã xuống
Giọt máu đào quyện vào đất quê hương.
Vì nước nhà chẳng tiếc máu xương,
Quyết bảo toàn đất nước yêu thương.

Tôi đã thấy người dân bất khuất
Trước bạo quyền, chẳng hề bó gối khom lưng.
Trước giặc thù, đồng lòng quyết giữ non sông.
Lửa Diên Hồng rực sáng trời Đông.

Diên Hồng ngày nay ở khắp địa cầu.
Tuổi trẻ Việt Nam, nữ lưu anh hào.
Dân tộc Việt Nam quyết ngăn giặc thù.
Chủ quyền Việt Nam, tự dân giành lại cho dân.

Diên Hồng ở đây! Ở trong tim này!
Người Việt năm châu đấu tranh đêm ngày.
Dân Chủ, Tự Do, Ấm No, Công Bằng,
Nhân Quyền Việt Nam, tự dân giành lại cho dân.

Phúc Nổ - S.T.T.D Tưởng Năng Tiến















S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) – Thủ tướng Việt Nam có lẽ đang hào hứng lắm với những công việc của chính phủ nên ông đã liên tiếp phát ngôn những mỹ từ khoa trương, tối nghĩa và bay bổng hoàn toàn không đúng lúc. - Mai Tú Ân

Xế chiều, tôi mới để ý tới ca dao:

Buồn vì một nỗi tháng Giêng
Con chim cái cú nằm nghiêng thở dài
Buồn vì một nỗi tháng Hai
Đêm ngắn ngày dài thua thiệt người ta
Buồn vì một nỗi tháng Ba
Mưa dầu nắng lửa người ta lừ đừ
Buồn vì một nỗi tháng Tư
Con mắt lừ đừ cơm chẳng muốn ăn
Buồn vì một nỗi tháng Năm
Chưa đặt mình nằm gà đã gáy kêu
Bước sang tháng Sáu lại đều

FORMOSA HÀ TĨNH: KHÔNG CHỈ ĐƠN THUẦN LÀ THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG! - Nguyễn Đăng Quang

Việc cho phép Formosa vào Việt Nam và giao cho nó 2 địa điểm tối quan trọng về an ninh-quốc phòng (Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương) ở Hà Tĩnh là một sự khờ dại rất khó hiểu của lãnh đạo nước ta – ở địa phương và cả ở Trung ương – vì nếu Trung Quốc động binh thì Vũng Áng, Sơn Dương sẽ là 2 “tử huyệt”chết người, nó sẽ ngay lập tức chia cắt và cô lập 2 miền Nam-Bắc, và quyền kiểm soát đất nước sẽ nhanh chóng rơi vào tay quân thù!  Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, nguyên Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN, hiện là Phó Chủ tịch Quốc Hội, đã nhìn thấu vấn đề khi ông tuyên bố trước Ủy ban Thường vụ Quốc Hội hôm 11/7/2016: “Vụ Formosa tiềm ẩn lâu dài nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề Quốc phòng – An ninh!”. Bài viết này không đề cập đến chủ đề trên, và cũng không bàn về hậu quả kinh tế – xã hội, về di tác hại môi trường cũng như về đời sống khốn khó của ngư dân. Bài viết chỉ bàn đến việc làm sao tháo được ngòi nổ quả bom nhiệt hạch Formosa Hà Tĩnh (FHS) mà nó đang và trực chờ phát nổ bất cứ lúc nào!   

Có Ai Nhớ Nước Lệ Trào? Biếm Thi Ý Nga



 

Bà Hillary: Vẫn Rắc Rối? - Vũ Linh

alt
...hợp pháp nhưng mờ ám, thì ông bà Clinton thuộc loại đại cao thủ...

Có một hiện tượng khá đặc biệt đánh dấu cuộc bầu tổng thống năm nay: ứng viên CH, Donald Trump, là một chính khách tay mơ, bất nhất, ăn nói vung vít, cử chỉ thô lỗ, có vẻ thiếu tư cách, chẳng biết chính chị chính em là gì, bị cả nước coi thường hay coi là khùng, bị bà Hillary và đảng DC đánh hội đồng với cả trăm triệu tiền quảng cáo, lại còn bị toàn thể khối truyền thông dòng chính (TTDC) xúm lại đập. Ấy vậy mà cái ông này vẫn… dai như điả, vẫn sống nhăn. Thăm dò mới nhất của báo phe ta Los Angeles Times cho thấy tỷ lệ hậu thuẫn của cái ông này vẫn lảng vảng trên dưới bà Hillary đâu một hai điểm.

http://media3.s-nbcnews.com/j/msnbc/components/video/201608/f_trump_rally_160823.nbcnews-ux-1080-600.jpg
Nói ra nhiều người buồn: một nửa dân Mỹ ủng hộ ông “khùng”, nửa còn lại ủng hộ bà “gian”. Một lựa chọn thật … không mấy hấp dẫn!

Tết Trung Thu tại Toronto 10-9-2016 - Hình Đàm Trung Phán

https://get.google.com/ albumarchive/ 110033572606660377857/album/ AF1QipMbCi3Uw3Vkw7NzVOlE7B9klG WtGSYl62w8IYO2?source=pwa

Photo:

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt - Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?

china5bc
Tác giả: Trần Gia Ninh
Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?(1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt. 
Họ đã chất vấn nhau, đại loại thế này: Hơn một nghìn năm, trước khi nhà Tống lên ngôi, Giao Châu là thuộc Trung Hoa, dù chị em họ Trưng có nổi dậy cũng chỉ mấy năm là dẹp yên. Thế mà vì sao từ đời Tống trở đi các triều đại Trung Hoa không thể thu phục nổi Việt Nam. Hơn nữa, dân tộc Việt Nam, người Kinh ấy, từ đâu mà ra, hình thành từ lúc nào? Người Hán chúng ta từ cổ xưa đã có sức đồng hóa cực mạnh. Số dân tộc đã bị Hán tộc đồng hóa không đếm xuể. Tại sao chừng ấy năm đô hộ vậy mà không đồng hóa nổi Việt Nam… Nếu An Nam là thuộc Trung Quốc từ thời đó, liệu bây giờ quần đảo Nam Sa (VN gọi là Trường Sa) có thành vấn đề không? Việt Nam có còn chiếm được nhiều đảo ở Nam Sa như bây giờ không?
Là người Việt Nam, chắc ai cũng muốn chính mình tìm câu trả lời cho những câu hỏi thú vị đó. Chúng ta từng nghe nói rằng, từ xa xưa một dải giang sơn mênh mông từ Nam sông Dương Tử trở về Nam là nơi các tộc dân Việt sinh sống và phát triển nền văn minh lúa nước rực rỡ. Thế rồi ngày nay, hầu hết đều trở thành lãnh thổ và giang sơn của người Hán, dùng Hán ngữ và văn hóa Hán. Quá trình đó người ta quen gọi là Hán hóa. Vì vậy nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt là một cách ôn cố tri tân hữu ích. Đáng tiếc là thời xa xưa đó lịch sử chủ yếu ghi chép lại bằng Hán ngữ cổ ở Trung Hoa, không dễ tiếp cận với đa số hiện nay. Vì lẽ đó người viết bài này cố gắng tóm tắt những gì mà sử sách cổ còn ghi lại, kết hợp với những tài liệu khoa học đã công bố của một số học giả uy tín trên thế giới, ngõ hầu cung cấp một vài thông tin hữu ích, nhiều chiều, kể cả còn đang tranh cãi.

Mùa bầu cử mà - The best cartoons on Hillary Clinton​!

Clinton-Propped-NRD-6001

Chùa Liên Trì bị tấn công, hoà thượng Thích Không Tánh phải nhập viện cấp cứu

Chùa Liên Trì - một trong số ít những cơ sở còn sót lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Ảnh: Nguyễn Nữ Phương Dung

















CTV Danlambao - Sáng ngày 8/9/2016, nhà cầm quyền CSVN đã huy động lực lượng công an đông đảo kéo đến tấn công và cưỡng chiếm chùa Liên Trì - một cơ sở tôn giáo đã hiện diện hơn 70 năm thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, toạ lạc tại phường An Khánh, Quận 2, Sài Gòn.

Trong lúc cưỡng chế, nhiều sư thầy có mặt tại chùa cũng đã bị công an dùng vũ lực bắt lên xe đưa đi giam lỏng. Hoà thượng Thích Không Tánh - trụ trì chùa Liên Trì sau đó đã phải nhập viện cấp cứu.