Saturday 1 April 2017

Hà Nội, thành phố chỉ còn trong tâm tưởng - Trần Mộng Lâm

Related image
Bài viết này được viết trong tháng tư đen, tháng của uất hận, của nghẹn ngào mất nước. Tôi muốn viết về một Hà Nội trong tâm tưởng của một người đã phải bỏ nước ra đi vì những khúc quanh của lịch sử rất éo le, rất bi thảm.
Thuở trước, Hà Nội có tên là Thăng Long – nơi có con Rồng bay lên, theo như truyền thuyết về giấc mộng của vua Lý Thái Tổ.
Vào cuối thế kỷ XIV, Trong đời nhà Hồ,Thăng Long được gọi là Dông Đô hay Đông Kinh, nghĩa là kinh đô ở về phương đông.
Thế Kỷ thứ XVII và XVIII, người Pháp đô hộ Việt Nam, pĥiên âm tiếng Đông Kinh ra thành TONKIN nên từ đó Bắc Việt được mang tên TONQUIN.
Đời vua Minh Mạng, năm 1831, nhà vua lúc đó đóng đô tại Huế, thấy chữ Thăng Long có vẻ sang trọng , to lớn, quý phái quá, vì lúc đó Kinh Dô nhà Nguyễn là Huế, nên nhà vua bắt thành phố đổi tên, còn tại sao chọn hai chữ Hà Nội, thì lý do giản dị là nơi này nằm giữa những con sông : Sông Hồng, sông Đà,sông Dáy, sông Duống sông Tô Lịch…. Hà là Sông, còn Nội là ở trong.
 
Về phương diện địa lý, Hà Nội được chia ra làm nhiều vùng như sau :
A-  Trung Tâm là Khu Phố Cổ, còn gọi là 36 phố phường : hình tam giác cân, đỉnh là Hàng Than, đáy là Hàng Bông-Hàng Gai-Cầu Gỗ. Nhà ở vùng này rất hẹp, nhưng sâu, gọi là nhà ống
B-   Khu Thành Cổ : bao bọc Khu Phố cổ, nằm giữa Hồ Tây và Hồ Hoàn Kiếm
C-   Khu ngoại ô, gồm các làng chung quanh Hồ Tây, tất cả 13 làng, chuyên trồng các loại hoa.
Trước đây, trung tâm Hà Nội là Hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ .
Các Cửa ô là những trạm thuế vua chúa ngày xưa cho lập ra để đánh thuế những người ngoài Hà Nội muốn đem hàng hóa vào buôn bán trong thành phố. Trước kia có trên 20 của ô, sau xuống còn 5 cửa và hiện nay chỉ còn lại một cửa ô duy nhất là ô Quan Trưởng.
 
Tôi xa Hà Nội năm 1954, khi ấy tôi còn chưa trưởng thành.Những năm đó, nhà tôi là số 6, ngõ hàng Hành, trong khu Phố Cổ. Từ nhà tôi ra Hồ Hoàn Kiếm chỉ 2 phút đi bộ.
Kỷ niệm của tôi về Hà Nội  xin kể ra đây , kỷ niệm không đẹp trước, và kỷ niệm êm ái xin kể sau.
1-    Kỷ niệm không đẹp : Việc vệ sinh tại khu phố cổ. Người Hà Nội xưa rất khổ về chuyện vệ sinh, chuyện tiểu tiện nơi công cộng.. Cho đến đời vua Tự Dức, Hà Nội vẫn còn nhiếu ao hồ, đất trống. Khu vực 36 phố phường có Hồ Hoàn Kiếm. Dân  chúng các tỉnh về , dân đi phố nếu bí có thể phóng ra hồ ao hay các bãi đất trống. Vệ sinh trong nhà dân còn đơn sơ, họ đi vào thùng, cứ vài ngày một lần họ thuê phu phen đến đổ thùng rồi mang ra trút vào sông Hồng. Với các nhà lá quanh Hồ Hoàn Kiếm thì họ đi cầu ngay xuống Hồ.
Trong cuốn sách : Une Campagne au Tonkin, tác giả là một bác sĩ trong quân đội viễn chinh Pháp mô tả năm 1883 : Những túp lều dầy đặc bao quanh Hồ Gươm, lối đi xuốnghồ là những ngõ nhỏ nồng nặc mùi xú uế và nước tiểu. Thành phố này không có bất cứ nhà vệ sinh công cộng nào. Thời Pháp xâm chiến Hà Nội, vợ con binh lính, công chứa Pháp phàn nàn nên năm 1891, đốc lý Hà Nội cho xây nhà Vệ Sinh Công Cộng nhưng chỉ cho tây đầm nên dân chúng gọi là nhà vệ sinh đầm. Người An Nam đi chợ không có chỗ tiểu tiện, họ đành ra phía sau chợ (nay là khu vực chợ Cao Thắng), tè vào gốc duối to. Khu vực này đãm nướctiểu và phân khiến mây cây duối cổ thụ bị chết héo. Vào hè, gió Dông Nam thổi, đưa mùi xú uế vào chợ. Những người bán hàng trong chợ làm đơn thưa lên đốc lý Tirant Gilbert. Ong này ra nghị dịnh về vệ sinh công cộng, cấm tiểu bậy. Theo thời gian, có thêm nhiều nhà vệ sinh công cộng, làm bảng chỉ dẫn tiếng Việt và Pháp nhưng dân A Nam không phải ai cũng biết đọc và viết nên vẫn tiếp diễn chuyện tẻ bậy, nhất là phần tiếp giáp phố hành Gai và phố Tô Tịch, nơi thưa nhà.Ngày nắng, mùi xú uế bốc lên khiến các nhà quanh khu vực không chịu nổi. Họ góp tiền thuê một người chuyên rình bắt người tiểu bậy, gọi là anh bắt đái. Anh này lảng vảngđầu phố, bắt quả tang ai thì giao cho cảng sát lục lộ nhưng bắt không xuể. Tiểu Thuyết Số Dỏ của Vũ Trọng Phụng có 2 nhân vật là Min Dơ, Min Toa là có thật. Hai ông này hàng ngày mặc quần sọc đi các phố bắt các người đái bậy. (Theo tài liệu :  Nhà Vệ Sinh Công Cộng của Hà Nội Xưa, Nguyễn Ngọc Tiến)
2-Trên đây là  những kỷ niệm không đẹp tại Hà Nội. Nay xin kể vài kỷ niệm đẹp và đáng nhớ về nơi này. Hà Nội là một thành phố thơ mộng, có nhiều Hồ. Thời tiết thì không nóng quanh năm như Sài Gòn. Khi trời trở lạnh, và gió mùa từ phương Bắc thổi về, thì lòng người dào dạt cảm xúc. Gió này chúng ta gọi là gió heo may, le vent du Nord,đã là nguồn cảm xúc cho nhiều văn sĩ, thi sĩ và nhạc sĩ, viết nên những tác phẩm để đời.
Mùa Hè, thì quanh Hồ Hoàn Kiếm, các cây Phương Vỹ nở đầy những bông hoa đỏ thắm và bầy ve sầu kêu vang những khúc ca mùa hè, khó có ai quên được. Hồi đó tôi còn trẻ, ngày nào cũng ra ven hồ bắt ve sầu về nhà chơi, như trẻ trong Nam chơi dế.Bên bờ Hồ, có nhiều kiosques bán đủ loại nước uống giải khát. Tôi thích nhất là nước chanh đường có những cục nước đá nhỏ thả vào. Khách nhàn du đi đặc quanh bờ hồ.
Vào những ngày Tết, Mẹ tôi thường dắt chúng tôi ra bờ Hồ, nơi có một đền thờ rất nổi tiếng là đền Ngọc Sơn. Đền Ngọc Sơn thờ thần Văn Xương chủ việc văn chương khoa cử. Mẹ tôi muốn chúng tôi học giỏi, thành công về khoa cử nhưng khi đến đền, tôi không cần biết ông Văn Xương là ông nào, chỉ say mê ở chỗ xin quẻ, trong Nam gọi là xin xâm. Lý do nào khiến tôi say mê như vậy ?? chỉ vì nơi đây người phụ trách, hình như là một ông Từ, có nuôi một con chim. Mỗi khi có bà nào, cô nào đến xin quẻ, thì ông Tử thả con chim ra. Con chim đã được huấn luyện sẵn, chay phóc đế chỗ để các quẻ, mổ ra một quẻ. Dó chính là cái thẻ mà Thánh ban cho bà hay cô đó. khỏi phải dùng hai cái ống tre xóc xóc như tại các chùa khác.
Hồ Hoàn Kiếm rất đẹp nhưng không tắm được vì nước rất ô nhiễm. Muốn tắm, phải dđi ra ngoài lên tới tận Hồ Tây. Hồ này rất rộng,bên cạnh bờ hồ có chỗ cho người ta thuê để để quần áo trước khi xuống tắm. Tắm tại Hồ Tây thích hơn là tắm tại các piscines như Hồ tắm Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Sài Gòn, vì tắm ngoài trời, gió thổi mát rợi.  Phía Bắc Hồ Tây là hồ Trúc Bạch. Hai hồ này nằm bên cạnh nhau, ở giữa người ta đắp một con đê, chữ Hán gọi là Cố Ngự, nghĩa là củng cố cho chắc các bờ Hồ. Dân Hà Nội sau này gọi con đường này là đường Cổ Ngư cho văn vẻ nhưng thực ra tên của nó là cố ngự. Đường Cổ Ngư là con đường của các cập tình nhân đưa nhau tới đây tình tự, nhìn hoa Phương đỏ và ăn những dĩa bách tôm người ta bán bên bờ hồ. Sau khi tắm xong, có thể kéo nhau xuống các làng nhỏ quanh Hồ Tây, nơi Rặng ổi thuộc làng Nghi Tàm hay xuống làng Ngọc Hà mua hoa.
Trước đây người ta trồng tại các làng hoa này các loại hoa như Mẫu đơn, Hồng, Huệ, Cúc, Thược Dược, Lay ơn. Tết đến hoa được đua vào các Phố Cổ để bán. Ngày Rầm, Ngày Mùng Một, các cô bán hoa mặc áo tứ thân gánh hoa lên phố. Hình ảnh các cô bán hoa đã làm say đắm nhiều văn nhân, tài tử, điển hình là bản nhạc Cô Hái Hoa của Hoàng Giác :
…Chuông chiều ngân tiếng, vấn vương lòng trông theo cô hái hoa.
Bước đi bâng khuâng, mà lòng tưởng nhớ bóng người mờ xa.
Thời gian đã qua đi, qua đi, cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng để lại những dư âm mà mấy chục năm sau người Hà Nội vẫn bồi hồi khi nhớ lại :
… Ai bước đi không hẹn ngày, người tuy xa cách, nhưng lòng ta khắc ghi, gió thông xa đưa, reo buồn sầu nhớ, tới người chiều xưa.
Kỷ niệm còn nhiều, nhưng không thể kể hết ra trong khuôn khổ bài viết này. Dã đến lúc chúng ta phải Tàn Giấc Mơ Hoa để trở vế với thực tại, vì bây giờ sư thực đã quá phũ phàng. Hà Nội dưới chế độ CS không còn là Hà Nội mà chúng ta hướng về. Cả một Làng Hoa Ngọc Hà bây giờ chỉ còn một mảnh vườn trồng hoa cuối cùng, khuất sâu trong bốn bề của những biệt thư bê tông sừng sững. Không biết bao giờ mảnh vườn cuối cùng này sẽ được bán đi cho người ta xây khách sạn.  Ngàn năm Văn Vật âu cũng chỉ còn là Vang Bóng Một Thời.