Người viết bài này xin được minh xác ngay cùng quý vị độc giả ở trong cũng như ở ngoài nước là tiêu đề “Lập Trường của Người Việt Quốc Gia” được đưa ra như là một đề nghị để được phán xét, chứ không hề có ý trịch thượng khẳng định là người Việt quốc gia phải có một lập trường như thế nào. Lí do đưa đến ý nghĩ cần phải trình bày một đề nghị cho “Lập Trường của Người Việt Quốc Gia” bắt nguồn từ hiện tượng hoang mang trong các cộng đồng người Việt, nhất là các cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Đề nghị này cũng có thể có ích cho những người ở trong nước đang nỗ lực đấu tranh cho tự do và dân chủ. Sự hoang mang này được gây ra bởi sự kiện có một số người hoặc nhóm người thường chỉ trích hay kết án những người hay nhóm người khác là cộng sản hay có những phát biểu hoặc việc làm có lợi cho cộng sản. Sự kiện này xảy ra thường xuyên, nhất là với phương tiện kĩ thuật điện toán phổ biến của thời đại tin học. Những người chỉ trích và kết án này có thể được xếp thành ba nhóm người khác nhau:
Saturday, 14 September 2013
ÁO NOBEL OBAMA & MẪU NGƯỜI JOHN WAYNE
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 12.09.2013Đây là lần thứ ba chúng tôi viết về thái độ của TT.Barack OBAMA trong việc quyết định cho thảm cảnh Dân quyền, Nhân quyền và Tội phạm chống Nhân loại tại Syria. Tổng thống Hoa kỳ Barack OBAMA là một thư sinh, nói hay, nói giỏi, nói mạnh ở những bài học Lý thuyết về những giá trị tinh thần sách vở, nhưng ông lại đi giữa những nguyên thủ quốc gia cáo già thủ đoạn chính trị hoặc xuất thân từ giới ba đá vô học, hoặc từ giới có học nhưng đã quên những gì ở những bài học về các giá trị nhân bản.
Ấm trốt - Hồ Đình Nghiêm
Ấm trốt
viết cho hợp lưu có kẻ chửi đồ việt cộng
chưa đầy tháng lại nghe mắng chống cộng cực đoan
quý bà quý cô dè bĩu kiêng khem
ố là la văn thằng ấy chuyên cài chuyện sex
tớ ưa đọc thứ gì ướt át lãng mạn
mà chữ nó tả toàn mông khủng vú to
viết tới cải tạo bị chê bai, xưa rồi diễm
boat people thì trách móc, biết rồi khổ lắm người ơi
trình bày chuyện khổ cực ở quê nhà
có đứa phán mày là phường phản bội tổ quốc
ca ngợi những bạn trẻ đang dấn thân
lại hứng ong ve: câm mồm đi, vắng mợ chợ vẫn đông
ghi lại cảm xúc nắng mưa trang vở cũ
bị bạn văn phê bình sao quởn vậy
bộ hết chuyện làm rồi sao
đồ tào lao
mặt như bánh bao
không như tao
có số cao
chưa đầy tháng lại nghe mắng chống cộng cực đoan
quý bà quý cô dè bĩu kiêng khem
ố là la văn thằng ấy chuyên cài chuyện sex
tớ ưa đọc thứ gì ướt át lãng mạn
mà chữ nó tả toàn mông khủng vú to
viết tới cải tạo bị chê bai, xưa rồi diễm
boat people thì trách móc, biết rồi khổ lắm người ơi
trình bày chuyện khổ cực ở quê nhà
có đứa phán mày là phường phản bội tổ quốc
ca ngợi những bạn trẻ đang dấn thân
lại hứng ong ve: câm mồm đi, vắng mợ chợ vẫn đông
ghi lại cảm xúc nắng mưa trang vở cũ
bị bạn văn phê bình sao quởn vậy
bộ hết chuyện làm rồi sao
đồ tào lao
mặt như bánh bao
không như tao
có số cao
thú thật lúc này tôi hết sợ giông bão
tôi có quá nhiều mũ
ra đường tóc gió thôi bay
văn chương hạ giới rẻ như bèo
là câu nói thậm cường điệu
tôi đang giàu sụ, tin không hả?
bạn hãy nhắm mắt nhập cuộc vui
tôi nguyện làm ông sui
rồi bạn cũng như tui
bốn mùa xuân hạ thu đông
đều có nón thích hợp để chụp vào đầu
nói kiểu mấy ôn mệ
thiệt ấm trốt !
tôi có quá nhiều mũ
ra đường tóc gió thôi bay
văn chương hạ giới rẻ như bèo
là câu nói thậm cường điệu
tôi đang giàu sụ, tin không hả?
bạn hãy nhắm mắt nhập cuộc vui
tôi nguyện làm ông sui
rồi bạn cũng như tui
bốn mùa xuân hạ thu đông
đều có nón thích hợp để chụp vào đầu
nói kiểu mấy ôn mệ
thiệt ấm trốt !
SOI RUỘT CỨU NGƯỜI! BS Nguyễn Văn Đức
Tôi có tất cả 12 người bệnh ung thư ruột già (colon cancer). Vài vị đã qua đời.
Anh không chết không anh.
Thứ năm, ngày 12 tháng chín năm 2013
Chúng ta không tán đồng bạo lực.
Vâng tất nhiên, tất nhiên chúng ta sẽ nói như vậy. Nhất là chúng ta ở thế yếu hơn và càng nhất là chúng ta ở thế mạnh hơn đang hưởng thụ.
Nếu chúng ta ở thế đè đầu, cưỡi cổ và sống trên xương máu của người khác. Chúng ta lẽ nào mong những kẻ bị áp bức, bị đè đầu đó sử dụng bạo lực cảm tử đổi lấy mạng chúng ta.
Thơ Ý Nga: LÝ GÌ ĐỪNG LÝ QUẠ KÊU, nhạc đấu tranh: ĐỌC THƠ TIỀN NHÂN: nhóm Dân Chủ Ca phổ thơ Ý Nga.
ĐẢNG “VĨ ĐẠI”: ĐẠI… VĨ.
Ban án lệnh quyền hành, lời ranh mãnh
Chúng chanh chua, chát chúa giọng phát kinh
Ý gian manh, lanh lảnh những lộng hành
Trước giặc Hán? Xếp hàng, im thin thít!
Ý Nga, 12-9-2013.
Ai cũng vỗ tay. Ai cũng điếc, câm!
Sống và hãy để cho người khác sống - Phan Hạnh
Phan Hạnh
Tôi nghĩ đến đề tài Sống và hãy để cho người khác sống này vì một lý do. Thời gian gần đây, tôi nhận được điện thư có nội dung chỉ trích chửi bới qua lại từ các diễn đàn ngày càng nhiều. Tôi tự hỏi tại sao có hiện tượng đáng tiếc này sau khi đã đọc một số thư đó. Và tôi nhận thấy nguyên nhân chỉ trích chửi bới, đôi khi không lấy gì làm nghiêm trọng lắm. Giọng điệu chỉ trích chửi bới có đủ cả, từ lời lẽ nhã nhặn lễ độ đến ngôn từ sống sượng thô tục. Mặc dù cả hai phía, từ người ném uế ngữ đến mục tiêu đối tượng, thường là một cái tên xa lạ tôi chưa hề nghe trước đây, hoặc đã có nghe nhưng chưa hề quen biết, tôi vẫn thấy có một điều gì xót xa. Tại sao người đọc –tuy chỉ là kẻ bộ hành qua đường vô tội vạ- bị lôi vào trận đấm đá bằng mồm này. Tại sao và tại sao. Phải chăng đó là vu khống, là vô minh, là lòng tham, là tị hiềm, là ghét ghen như Phạm Duy đã viết trong Tâm Ca 7 “Kẻ Thù Ta” vào năm 1965. Một ai đó đã từng nói rằng “Người ta bị ghét chỉ vì một lỗi lầm nhỏ, mặc dù có hàng ngàn lý do để yêu thương” (People are hated for a single mistake, even though there are thousands of reasons to love.)
Con cháu Mao xếnh xáng làm hàng ngàn vé giả vào thăm bảo tàng Louvre
Bảo tàng Louvre của Pháp đang rất lo lắng về nạn du khách Trung Quốc sử dụng vé giả để vào cửa tại bảo tàng này.
Ngày 11/9, tờ Le Parisien của Pháp cho hay hải quan Bỉ vừa mới bắt giữ hàng ngàn chiếc vé giả “trông như thật” vào bảo tàng Louvre ở thủ đô Paris nước Pháp.
Những chiếc vé này bị nghi ngờ được sản xuất ở Trung Quốc và bán cho các hướng dẫn viên người Trung Quốc đưa các đoàn khách du lịch nước này vào bảo tàng Louvre.
Bảo tàng Louvre là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch hấp dẫn nhất ở thủ đô nước Pháp, và những chiếc vé vào cửa giả có giá lên tới 36 euros này bắt đầu xuất hiện tại bảo tàng từ đầu tháng 8.
Nhà văn Đinh Lâm Thanh nói về sinh hoạt đấu tranh vì Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam của người Việt hải ngoại.
Kính mời quý vị xem cuộc phỏng vấn Nhà văn Đinh Lâm Thanh nói về sinh hoạt đấu tranh vì Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam của người Việt hải ngoại.
Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu..
Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu..
Những sự thật cần phải biết (phần 21) - Song tướng “cướp” Trần Quốc Hoàn và Mai Chí Thọ
Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Là hai tướng công an cộng sản, Trần Quốc Hoàn và Mai Chí Thọ đã tỏ ra là những tay sai đắc lực của mình trong thế giới cộng sản để hà hiếp nhân dân và gây ra những cái chết kinh hồn cho dân tộc. Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin trình bày về những sự thật về song tướng “cướp” đó.
Tàu Đang Chìm – Huỳnh Ngọc Tuấn
Bài Đọc Suy Gẫm: Tàu Đang Chìm hay “Thế Nước Từ Lòng Dân”, tác giả Huỳnh Ngọc Tuấn. Hình ảnh chỉ có tính minh họa.
Tân Nhạc Việt Nam dưới thời Xã Hội Chủ Nghĩa - Nhạc sĩ Lê Dinh
*Việt Nam hiện nay không có nền tân nhạc mà chỉ có “nhạc nói và nhạc chạy đua” nghỉa là ” nhạc Việt Nam bây giờ toàn là những lời nói khi thì chậm, khi thì thật nhanh như chạy đua” chẳng có cung điệu trầm bổng du dương gì cả, và nhạc sĩ chỉ việc theo lời nói lên xuống hay mau chậm này mà viết nốt nhạc vào đấy là thành một bản nhạc, cho nên chẳng có một bản nhạc nào ra hồn cả, do dó không có ai thèm nhớ dù chỉ một câu. Từ 38 năm nay Việt Nam không có một tình khúc nào làm cho người Việt hải ngoại cãm thông, nòi huỵch toẹt ra là ngữi được cả. Sau khi Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 phê bình “Gào sĩ” Đàm Vĩnh Hưng không biết diễn tả bài hát mà chỉ biết gào hét để câu khách, nay thì Nhạc sĩ Lê Dình lên tiếng về hiện tình tân nhạc Việt Nam mời các bạn xem dưới đây. Đừng có nói rằng vì người Việt hải ngoại ghét cộng sản mà cho rằng cái gì cũng xấu, mà thực tế là chế độ nào sinh ra con người đó, nhạc Việt dưới chế độ bất nhân bán nước thì làm gì có tình cãm như Việt Nam Cộng Hòa trước đây.
Nhạc sĩ Lê Dinh viết về 2 dòng nhạc VN dưới thời VNCH và nhạc XHCN
Nhạc sĩ LÊ DINH
Về âm nhạc, từ 38 năm nay, thành thật và công bình mà nói, chúng ta có thấy sự tiến triển nào trong bộ môn này không, hay là một sự tụt lùi tệ hại từ năm 1975 đến nay, hay nói một cách khác, CSVN đã giết chết âm nhạc Việt Nam.
Nhìn lại ngày khởi đầu của nền âm nhạc Việt Nam, từ những ca khúc đầu tiên mà những bậc tiên liệt của nền âm nhạc để lại – được gọi là nhạc cải cách – như Một kiếp hoa (Nguyễn văn Tuyên & Nguyễn văn Cổn), Khúc yêu đương (Thẩm Oánh) Bình minh (Nguyễn Xuân Khoát), Bản đàn xuân (Lê Thương), Tâm hồn anh tìm em (Dương Thiệu Tước), Bóng ai qua thềm (Văn Chung), Cùng nhau đi Hồng Binh (Đinh Nhu), Thu trên đảo Kinh Châu (Lê Thương)…, chúng ta thấy, dù đã ra đời hơn 80 năm nay, còn phôi thai, nhưng âm nhạc VN thuở đó nghe rất có hồn nhạc, lời lẽ tuy không trau chuốt văn chương, nhưng không khó nghe và lai căng như bây giờ. Chẳng hạn như bài “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương, một bài âm hưởng nhạc Nhật thời đó, tuy được sọan sau, nhưng cũng được coi như là một trong những ca khúc đầu tiên của gia tài âm nhạc Việt Nam.
Nhắc lại để chúng ta thấy rằng tuy là những ca khúc đầu tiên, khởi thủy của nền âm nhạc Việt Nam, nhưng dù đã 83 năm qua, vẫn còn nghe được, hơn nhạc bây giờ ở trong một nước có tên là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Chứng minh điều đó là gần một thế kỷ qua mà người ta còn nhớ ca khúc “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương.
Tiếp theo thời kỳ âm nhạc phôi thai, hay âm nhạc cải cách, đó là giai đọan nhạc được gọi là nhạc tiền chiến mà tôi nghĩ rằng vài trăm năm sau đi nữa, vẫn còn được nhắc nhở tới. Những tác giả như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Hoàng Giác, Dzoãn Mẫn, Hoàng Quý, Nguyễn văn Thương, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn văn Tý, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Lê Thương… đã để lại cho chúng ta một gia sản âm nhạc đồ sộ, chỉ trong vòng có 20 năm ngắn ngủi. Nhắc lại những bài như:
“Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng
Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc lối đào nguyên…”
Hoặc:
Suối mơ, bên rừng thu vắng
Giòng sông trôi lững lờ ngoài nắng…”
Hay:
Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thoát rơi
Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi…”
Hoặc như:
“Biệt ly, nhớ nhung từ đây
Chiếc lá rơi theo heo may…”
Chúng ta nghe âm điệu sao mà du dương, uyển chuyển, tha thiết, thấm vào lòng người. Còn lời ca sao mà lãng mạn, yêu đương, tình tứ ngọt ngào đến như thế.
Rồi bước qua giai đọan nhạc kháng chiến (nhạc cách mạng), một lọai nhạc hừng hực lửa của thời toàn dân đứng lên đánh đuổi thực dân. Những tác giả tiêu biểu cho lại nhạc hùng tráng như đánh thẳng vào lòng người này có Phạm Duy, Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Hoàng Quý, Lê Yên, Phạm Duy Nhượng, Phạm Đình Chương, Văn Giảng… Nhưng phải công nhận rằng Phạm Duy là người có tác phẩm âm nhạc cổ súy tinh thần tranh đấu bài thực nhiều nhất, hay nhất. Làm sao mà chúng ta quên được, dù 1000 năm sau, những âm điệu và lời ca như:
Ngày bao hùng binh tiến lên
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến…”
Hoặc man mác căm hờn, như:
“Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cày bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân
Chiều qua, gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng o nghèo kể rằng:
Quân thù về đây đốt làng…”
Rồi 1954 ập đến, chia hai nền âm nhạc, một nửa phát triển mạnh mẻ ở xứ tự do, phóng khoáng và một nửa chôn vùi trong chốn ngục tù, sau bức màn tre. Một số đông nhạc sĩ sáng tác ở miền Bắc ngày trước đã tìm tự do nơi miền Nam – đất lành chim đậu – cùng chung với những nhạc sĩ sáng tác đã sống trước đây dưới chính thể Đệ nhất Cộng Hòa, kết hợp thành một lực lượng sáng tác mạnh nhất, vững chải nhất, nhân bản nhất và lãng mạn nhất. Thôi thì trăm hoa đua nở.
Nhạc sĩ Văn Phụng
Ngay từ ngày đầu di cư, chúng ta có những Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Y Vân, Nhật Bằng, Hoàng Trọng, Đoàn Chuẩn, Huyền Linh, Phạm Đình Chương, Ngọc Bích, Đan Thọ, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Trọng Khương, Tuấn Khanh, Hoài Linh, Phó Quốc Thăng, Phó Quốc Lân, Canh Thân, Vũ Thành, Vũ Huyến, Hoài An, Thanh Bình, Lê Hoàng Long, Nhật Bằng…, cùng với những nhạc sĩ miền Nam nổi bật lúc đó, như Phạm Duy (đã có mặt ở Saigon từ 1951), Lam Phương, Trúc Phương, Châu Kỳ, Nhật Ngân, Trần Trịnh, Anh Việt Thu, Châu Kỳ, Mạnh Phát, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn văn Đông, Hoàng Nguyên, Anh Việt, Phạm Mạnh Cương, Lê Mộng Bảo, Huỳnh Anh, Trần Thiện Thanh, Duy Khánh, Khánh Băng, Minh Kỳ, Anh Bằng, Lê Dinh… và một số nhạc sĩ trẻ của thời đó như Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trầm Tử Thiêng, Trường Sa, Trường Hải, Đỗ Lễ, Nguyễn Ánh 9, Thanh Sơn, Bảo Tố, Song Ngọc, Dzũng Chinh, Hàn Châu, Mặc Thế Nhân, Hoàng Trang, Đinh Trầm Ca, Giao Tiên, Thăng Long, Đài Phương Trang… hợp thành một đội ngũ sáng tác dưới chính thể tự do của hai nền Cộng Hòa ờ miền Nam từ năm 1954 cho đến năm 1975. ( Hình trên: Nhạc sĩ Văn Phụng )
Dù dưới hình thức nào, với bất cứ đề tài nào, nhạc sĩ của miền Nam tự do cũng viết nên những tác phẩm giá trị, nhất là những tình khúc và những bài ca ngợi người chiến sĩ VNCH, còn tồn tại, vang dội cho đến ngày nay.
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền
Trong khi đó, miền Bắc với chính sách bịt miệng và láo khoét, cho nên nhạc sĩ miền Bắc viết toàn những bài ca tụng bác Hồ (của họ) gàn dỡ, vô duyên, không thể nào lọt vào tai thính giả được. Chỉ một mình nhạc sĩ Thuận Yến thôi mà cũng có đến 26 bài ca ngợi bác Hồ. Ngoài ra còn có những Đỗ Nhuận, Phạm Tuyên, Vân An, Trần Hoàn, Lưu Cầu,Trọng Loan, Phong Nhã, Huy Thục, Lê Lôi, Chu Minh v.v…viêt những bài nhạc tuyên truyền, đề cao CS một cách lố bịch. Cả Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Phan Huỳnh Điểu, Đỗ Nhuận… cũng bị lôi cuốn trong việc sáng tác lọai nhạc bưng bô này, như Văn Cao với “Ca ngợi Hồ Chủ tịch’, Lưu Hữu Phước với “Tình bác sáng đời ta”, Phan Huỳnh Điểu với “Nhớ ơn bác”, Đỗ Nhuận với “Bé yêu bác Hồ”… vì không viết để ca tụng, tung hô bác thì không có gạo mà ăn. Nội cái áo của bác và đôi dép của bác thôi mà cũng có đến 5 bài hát nói về áo và dép này. Chỉ còn thiếu cái áo lót của bác thì chưa có nhạc mà thôi.
(Dưới thời đệ Nhất Cộng Hòa – và luôn cả thời Đệ Nhị Cộng Hòa – miền Nam VN chỉ võn vẹn có một bài hát duy nhất ca tụng cá nhân vị nguyên thủ quốc gia mà thôi. Đó là bài Suy tôn Ngô Tổng Thống của Ngọc Bích và Thanh Nam. Đây không phải là chủ trương của chính phủ đề ra để bắt buộc văn nghệ sĩ sáng tác ca tụng lãnh tụ, mà đó là ý nghĩ riêng của hai tác giả, vì muốn mang ơn người đã khó khăn lắm mới đem đến sự an cư lạc nghiệp cho gần một triệu đồng bào di cư miền Bắc, trong đó có hai tác giả. Đây chỉ là một hành động để nói lên lòng biết ơn thôi)
Từ 1975 là một sự tuột dốc thê thảm, nhìn thấy và nghe thấy, không cần phải đắn đo suy nghĩ khi nói về nền âm nhạc ở nước CHXHCN Việt Nam bây giờ. Không phải nhìn từ bên ngoài rồi chúng ta nói thánh nói tướng, muốn nói gì thì nói, hay nói để… chống Cộng, nhưng phải nói rằng sự thật là như vậy. Thử hỏi có ai nghe được hết một câu lời ca trong một bài nhạc nào đó không? Có ai hiểu ca sĩ hát gì, nói gì trong bài hát đó không? Còn nhạc thì nghe qua rồi – dù cho nghe 5 lần 7 lượt đi nữa – hỏi có ai nhớ âm điệu ra sao không, do-ré-mi-fa-sol-la-si thế nào không? Chúng tôi không nói quá lời đâu. Mở YouTube ra, bấm đại một bài nào đó ở VN ngày nay, quý vị sẽ thấy ngay lời nói của chúng tôi không mảy may quá đáng. Bấm đại bài của Cẩm Ly hát đi, thí dụ bài “Chồng xa”, chúng ta sẽ nghe lời lẻ, văn chương quá buồn cười, trong một bài hát, nghe sao giống như lời đối thọai trong một vở tuồng cải lương hạng bét:
“Dậy đi mua đồ nấu canh chua
Về cho ba mầy bữa cơm trưa…”
Về âm điệu, chúng tôi đố người Việt tự do ở hải ngoại nhớ một câu nhạc nào đó, trong một bài hát A, B, C nào đó ở VN bây giờ. Tại sao không nhớ được? Xin thưa vì đó không phải là âm điệu mà là những nốt nhạc khác nhau, bỏ chung vào một cái túi và rút ra 5, 6, 7 hoặc 8 nốt, rồi ráp lại cho thành một câu nhạc thôi. Trong khi đó, thử tình cờ lấy một bài nào đó của miền Nam, trước 1975, như:
”Xuyên lá cành trăng lên lều vải
Lòng đất ấm thương tình đôi mươi…”
Hay như:
“Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn…”
Hoặc:
“Thượng đế hỡi có thấu cho VN này,
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài…”
Chúng ta nghe sao mà tha thiết quá, du dương quá và dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thương quá, dù cho cả đời mình hay một trăm năm sau cũng khó quên được.
Và xin quý vị thử bấm vào tựa một bài hát nào đó của CHXHCNVN ngày nay xem. Thí dụ như bài: “Xin anh đừng” (đừng cái gì mới được chứ?) Và vô số bài nữa, như Giấc mơ không phải của anh – Anh sẽ không níu kéo – Anh ba Khía – Ông xã bà xã – Khi cô đơn em nhớ ai – Anh sai rồi – Quen một ngày cho vui – Em có thể làm bạn gái anh không – Đừng buông tay anh…, nếu kể thêm, chắc chắn quý độc giả sẽ bị nhức đầu. Tựa đề của một tác phẩm âm nhạc là như vậy đó sao? Chúng tôi nghĩ tác giả là những trẻ con, chưa biết nói tiếng Việt hoặc là người đã trưởng thành nhưng chưa biết viết tiếng Việt. Tựa đề của một bài hát cũng phải nghe cho được chứ? “Xin anh đừng” rồi thôi, hết.
Về lời ca, mời quý vị nghe ca khúc “Giá như chưa từng quen”. Mới nghe qua tên ca khúc, chúng ta liên tưởng ngay đến một bài hát khác của miền Nam trước 1975, bài “Nếu ta đừng quen nhau”. Cùng một ý, một nội dung, nhưng người nhạc sĩ miền Nam viết tựa là: “Nếu ta đừng quen nhau”. Bây giờ, chúng ta hãy xem qua lời ca:
Bài “Giá như chưa từng quen”:
“Giá như chưa từng quen, chưa quan tâm nhiều về nhau
Người yêu ơi, anh không thể nhớ mỗi lần cách xa…”
Còn bài “Nếu ta đừng quen nhau” có lời ca:
“Nếu ta đừng quen nhau, thì đời chưa vướng u sầu
Ngày xanh chưa nhuốm thương đau, màu hoa chưa úa phai màu…”
Chúng tôi để quý vị kết luận. Chúng tôi chỉ thấy “tội nghiệp” cho tác giả bài “Giá như chưa từng quen” mà thôi.
Nếu quý vị muốn nghe thêm nữa, thì đây:
“Vì ngày hôm qua anh đã thấy em ôm hôn một người…
Như muốn cào xé nát tan trái tim anh…”
Đây là lời ca của bài “Đừng làm anh đau” và xin nói thêm , chỉ có việc “anh đau” này thôi mà có tới ba bài nhạc khác nhau, của 3 tác giả khác nhau: “Đừng làm anh đau”, “Em khóc làm anh đau” và “Mưa làm anh đau”. Đó, âm nhạc XHCNVN là như thế đó.
Về phần ca sĩ trình bày, mà người bên đó gọi là “thể hiện”, phải nói một cách công bằng, vì là nơi đông dân số, gần 90 triệu người, thì làm sao không có ca sĩ hát hay. Nhưng tiếc thay, có một số đông chỉ biết la, biết hét, hét toáng lên, khiến người nghe không biết họ hát cái gì. Và còn nữa, họ hay uốn éo ở chữ cuối câu (fioritures), có người còn ẹo ở giữa câu, nghe rất khó chịu. Việc điểm fioritures này – tức là láy – người viết nhạc chỉ dùng khi nào thật cần thiết thôi. Nếu tác giả không có để thêm nốt fioritures thì ca sĩ đừng có tự động láy, tự động uốn éo, tự động ỏng ẹo cho nó lả lướt, như vậy là lả lướt không đúng chỗ, nghe không thể nào chịu được. Người mình có tài hay bắt chước và bắt chước giỏi. Cái uốn éo này xuất xứ từ nhạc Âu Mỹ, nhưng mà với lời ca tiếng ngọai quốc, và cũng tùy thuộc chữ nào, ý nghĩa ra sao, thì nghe được, chứ cứ uốn éo tự do, uốn éo lung tung, bất kể quân thần thì không hợp với lời Việt chút nào.
Một phần việc ca sĩ VN trong nước bây giờ hát khó nghe, lý do cũng tại cách viết lời ca của đa số những nhạc sĩ “lớp ba trường làng”, “trẻ tuổi tài cao” của thời XHCN này: chỗ nốt cao thỉ để chữ dấu huyền hay dấu hỏi, còn chỗ nốt thấp thì để chữ dấu sắc, hay dấu ngã. Viết lời ca như thế thì chỉ có giết ca sĩ mà thôi, bởi ca sĩ không thể nào truyền đạt cho thính giả hiểu được mình hát cái gì. Hát mà người nghe không hiểu gì thì hát làm chi?
38 năm, một thời gian đủ để những “đỉnh cao trí tuệ” giết chết tất cả, từ chữ nghĩa văn chương cho đến âm nhạc. Riêng về âm nhạc, họ đã vùi dập bao nhiêu công lao của những người đi trước, trải qua bao thế hệ, từ thời kỳ âm nhạc cải cách, đến nhạc mới hay tân nhạc, rồi nhạc vàng (chữ của họ gọi để ám chỉ nhạc miền Nam từ 1954 đến 1975 mà họ đã cố tiêu diệt nhưng không được) và nay là nhạc của thời XHCN, của thời:“Dậy đi mua đồ nấu canh chua Về cho ba mầy bữa cơm trưa”.
LÊ DINH
Đặng Ngọc Viết và con đường buộc phải đi
J.B. Nguyễn Hữu Vinh, viết từ Hà Nội
2013-09-13
2013-09-13
Câu chuyện nóng hổi báo chí vài ngày qua là một thanh niên mang súng vào UBND Thành phố Thái Bình nhằm đúng đầu mấy cán bộ bóp cò, sau đó bỏ trốn. Năm người bị thương nặng và được đưa đi cấp cứu, đến chiều thì một người tử vong. Cũng sau đó, thủ phạm tự nổ súng kết liễu cuộc đời mình sau khi đến một ngôi chùa và đi nhiều vòng xung quanh tượng Phật Bà Quan Âm.
Chuyện sống chết ở Việt Nam thời buổi này là chuyện còn hơn cơm bữa, nên việc một vài người chết chẳng đáng để công luận quan tâm. Mỗi ngày, cả trăm người chết và bị thương vì tai nạn giao thông cũng chẳng ai chịu trách nhiệm và dần dần không còn ai để ý. Nhưng, vụ việc này, đã khiến quan tâm, báo chí liên tục cập nhật. Vì sao vậy?
Có lẽ mức độ giật gân của câu chuyện này không đủ để dư luận quan tâm đến thế. Xưa nay, ở Việt Nam, chuyện cán bộ,
Obama loosens demands on U.N. resolution on Syria
White House will accept a U.N. resolution that doesn't authorize military force if Assad fails to turn over Syria chemical weapons.
Thư Đông Kinh 15-9-2013 Đỗ Thông Minh
Kính gửi quý vị,
Xin gửi quý vị Thư Đông Kinh mới.
THƯ ĐÔNG KINH – 15/9/2013
Nhận được và có ý kiến gì xin cho biết.
Kính chúc quý vị luôn vui mạnh.
Đ T Minh
Đoạn kết buồn của một mối tình Ucraina - Việt Nam
Tôi và anh quen nhau tại Kiev. Chúng tôi lấy nhau và sinh được hai đứa con tuyệt vời - con trai Andrei và con gái Maia. Lúc đầu, mẹ tôi phản đối kịch liệt quyết định lấy chồng của tôi. Thứ nhất, vì chồng tôi - Hà - là người Việt Nam bán hàng ngoài chợ. Thứ hai, vì anh hơn tôi đến 16 tuổi đời. Nhưng mặc cho những linh cảm của mẹ, chúng tôi đã cùng chung sống với nhau suốt 8 năm trời hòa hợp và hạnh phúc. Hầu như chúng tôi chưa bao giờ có những bất đồng lớn. Chồng tôi rất yêu lũ trẻ và sẵn sàng giúp tôi làm mọi việc trong nhà, từ nấu nướng đến dọn dẹp nhà cửa. Cuộc sống tưởng đâu cứ mãi như vậy. Cho đến một ngày, Hà nhận được tin bố ốm nặng, có thể không qua khỏi. Anh lập tức bay về Việt Nam. Một thời gian sau, anh gọi điện sang và bảo mẹ con tôi sang Việt Nam với anh. Thực tâm tôi không muốn đi cho lắm, vì đường xa mà hai con còn nhỏ - con trai tôi sáu tuổi, còn con gái mới có một năm bốn tháng. Nhưng Hà động viên tôi rất nhiều và nói chỉ ở Việt Nam vài tháng là cùng. Chủ yếu là anh muốn giới thiệu mẹ con tôi với gia đình, họ hàng bên nội. Thế là tôi quyết định lên đường, mang theo hai con mà lòng không hề nghĩ có những gì đang chờ đợi mình ở phía trước.
Đối với Putin chưa phải là nặng
WRITTEN BY TKA23 POST
Có thể nói cuộc vận động của chánh quyền của TT Obama cho cuộc chiến trừng phạt nhà cầm quyền Syria giết dân bằng vũ khí hoá học, là một chiến dịch chiến tranh tâm lý, chiến tranh chánh trị vô cùng qui mô, lớn lao nhứt so với các cuộc chiến mà Hoa kỳ đã tham dự. Chánh quyền Obama thực hiện đủ mọi mặt, dân vận, quân vận, địch vận. Nếu cần TT Obama sẵn sàng có những lời lẽ nặng nề như TT Obama xỉ vả TT Putin của Nga hậu CS là người đỡ đầu cho nhà cầm quyền Syria và liên tục chống Mỹ.
VỢ CHỒNG KHẮC KHẨU - Nguyễn Thị Thanh Dương
Bao giờ đi chợ chị Bông cũng đến khu trái cây trước để hi vọng chọn lựa được những thứ tươi ngon kẻo người khác chọn mất khi nhân viên trong chợ chưa kịp bày hàng khác ra. Đi chợ “bon chen”.là thế.
Ngay cả khi chị Bông chuẩn bị đậu xe vào bãi parking lúc nãy cũng là chuyện được thua, chị đang nhắm cái chỗ dễ vào nhất nhưng chậm chạp chưa kịp lái vào thì ai đó đã xẹt một cái chiếm chỗ đậu ấy, chẳng lẽ chị xuống xe và nói “ông ơi, chỗ này tôi đã chọn rồi” và cãi nhau với ông ta.