Thiếu úy Phan Ni Tấn, 1970Ngót nghét mới đó đã 38 năm ròng. Những người lính trẻ năm xưa không kịp sống cho hết cuộc chiến tranh tương tàn nay đã biến thành tro bụi; còn những người may mắn sống sót như chúng tôi cũng đã lần lượt về già.Ngày xưa tuổi trẻ chúng tôi hồn xanh như ngọc, sức mạnh nằm trong lồng ngực nởnang và niềm tin bám chặc trên đôi cánh tay gân guốc. Ngày ấy tuổi trẻ vẫn thíchnghịch ngợm, thích đùa cợt, thích được ngợi khen, vẫn biết giận dỗi, biết khích tướng và biết khóc cười. Ngày ấy chúng tôi như những tia nắng rực rỡ lao vào đời.Mà đời thì có muôn ngàn lối rẽ để đi. Ở đó có trường học và nhà tù, có nhà thương và nhà máy, có thành thị và nông thôn, có tôn giáo và chính trị, có tiền tài và bạo lực, có viên đạn và cuộn băng, có di sản văn hóa và có cả tâm linh... Ở đó, hàng ngày chúng tôi học được nhiều điều hữu ích, nhiều sự vật và sự thật rõ ràng hơn, mãnh liệt hơn, ít dám khinh xuất hơn. Nhất là cái chết không tầm thường chút nào.Chính những cái chết dù anh dũng cách mấy bao giờ cũng hết sức xót xa. Người ta nói những kỷ niệm đau buồn thường ngấm sâu tận đáy lòng và ở lại rất lâu với con người.Tuổi trẻ là tuổi dấn thân đi tìm lại chính mình. Và chiến trường là nơi đầy thách thức bản thân, là nỗi ám ảnh, là sự ngã xuống hay vươn lên trong cuộc sống còn. Tuổi trẻ chúng tôi đi vào cuộc chiến tranh tuy là một sự chọn lựa của số kiếp nhưng lại là bổn phận của một công dân yêu nước, là niềm tự hào của đời trai trongthời lửa đạn. Chết thì thành chiến sĩ vô danh, làm phân bón cho đất thêm mầu mỡ. Sống thì thể xác lẫn tinh thần mang đầy thương tích và hoài niệm. Bài học làm người sau chiến tranh như ứa ra từ những trang lịch sử gây nên một cảm giác buồn thê thiết, có cái gì đó khiến cõi lòng vẫn âm ỉ, ray rứt một niềm cay đắng, xót xa, nó tích tụ ở đó lâu ngày chầy tháng thành một thứ kỷ niệm buồn.Mới ngày nào tuổi trẻ chúng tôi như lá xanh đời, giờ đây đã nhăn nheo, tàn úa, lụm cụm, xiêu vẹo và khổ hạnh như những cành cây xương xẩu sẵn sàng chờ đợi vàchịu đựng những ngày tháng không tên trước mắt.Người chiến binh lúc về già sống chết cho ra con người hay không cũng là một kiếp số. Số kiếp làm ra con người chúng tôi, làm ra cuộc đời chúng tôi. Có nhiều người đã qua đời vì già yếu, bệnh tật, vì hậu quả thương tích của chiến tranh. Những kẻ sống còn thì tản mát khắp đất nước, trong thành phố, giữa xóm làng, hoặc lây lất tận những vùng đất hoang hay kinh rạch hẻo lánh đâu đó. Còn những "chiến sĩ vô danh" như chúng tôi sống một cuộc sống còn lại nơi quê người cũng làmột kiếp số.Nhưng mà cho dù tuổi xuân chúng tôi có qua đi, có hay không có em bên anh, cóhay không còn những người thân bên cạnh, những đồng đội... thì dù ở đâu cái mảnh đất dưới chân mình vẫn âm ỉ cháy như miếng than hồng. Là vì mọi ngườinhư chúng ta vẫn còn một trái tim, một nỗi nhớ chung.Ngày nay, những chiến binh già lây lất sống ngay trên quê hương mình vẫn tha thiết nhớ một quê hương tốt đẹp ngày xưa. Và chúng tôi, những chiến hữu về chiều vẫn đau đáu hướng về quê cha đất tổ như hướng về một người tình. Riêng cá nhân tôi, sau hơn 30 năm chưa trở lại quê nhà lần nào vẫn đau đáu nhìn về quê hương ngày xưa mà thèm nhớ, dầm dề nhớ, da diết nhớ, gợi nhớ nỗi nhà.Rồi có lần sau cơn trằn trọc, trong giấc ngủ tôi mơ thấy một giấc mơ thật kỳ lạ: quêhương hóa thân thành cành sen trắng ngả mình vào tận chỗ tôi nằm.PNT
Tuesday, 19 November 2013
TUỔI TRẺ CHÚNG TÔI - Tùy bút Phan Ni Tấn
Những bản nhac đấu tranh RẤT HAY của nhiều tác giả
♫ ♫ ♫ ♫ ♫ ♫♫ ♫
Nhóm Sưu Tầm Nhạc Đấu Tranh
Kính mời quý vị vào các ‘’links’’ sau đây để nghe
Những bản nhac đấu tranh hay
của nhiều tác giả:
Bản Trường Ca 16- thơ Ngô Minh Hằng, nhạc và trình bày: Nhóm Dân Chủ Ca
Hòa thượng Thích Viên Lý kêu gọi Cứu trợ Bão lụt tại Phi Luật Tân
**************************************************************************************************************************************
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 19.11.2013
Hòa thượng Thích Viên Lý kêu gọi Cứu trợ Bão lụt tại Phi Luật Tân
PARIS, ngày 19.11.2013 (PTTPGQT) - Hòa thượng Thích Viên Lý, Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ, vừa ra Thông tư gửi tới Chư Tôn đức Giáo phẩm Tăng Ni, quý Thiện hữu Tri thức và quý Đồng bào, Phật tử tại hải ngoại kêu gọi Cứu trợ nạn Bão lụt tại Phi Luật Tân. Sau đây là toàn văn bức Thông tư :
Những sự thật cần phải biết - (Phần 30) - Bằng chứng bán nước toàn diện của cộng sản Việt Nam
Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Cộng sản Việt Nam đã bán nước cho Tàu? Câu hỏi đó là sự thật rất nhiều người biết. Nhưng thực chất cộng sản bán nước từ bao giờ? Nhằm hệ thống lại một lần nữa cả một quá trình bán nước của cộng sản Việt Nam mà đứng đầu bắt nguồn từ Hồ Chí Minh. Để từ đó, mỗi chúng ta cần phải thấy rằng: Không còn cơ hội cho chúng ta vô cảm với dân tộc nữa. Phải đứng lên lật đổ bọn bán nước cộng sản để cứu dân tộc càng nhanh càng tốt!
I. Những bằng chứng thực tế:
1. Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh:
Trong chuỗi dài hành trình bán nước của mình thì cộng sản Việt Nam đã thể hiện ra bên ngoài bằng hành động có chứng cớ đầu tiên phải nói đến đó chính là công hàm 1958. Xin được tóm tắt lại một số ý chính của công hàm này (Có thể xem đầy đủ tại:
“Những sự thật không thể chối bỏ”- phần 2 và “Những sự thật cần phải biết” - phần 18)
Điều gì còn lại sau những vụ án oan - Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Hậu quả của những vụ án oan không chỉ gây đau thương cho một gia đình mà hậu quả của nó còn sâu xa hơn nhiều. Đó là niềm tin vào công lý đã sói mòn càng đổ vỡ. Nhưng như thế vẫn chưa là hết. Cuối cùng vẫn là NỖI LO SỢ của người dân. Nỗi lo thường trực ám ảnh “bỗng dưng bị mang cái vạ tầy đình” rồi bị đánh đập, bị đe dọa, bị ép cung , bị bắt đóng phim làm tang chứng cho vụ trộm cướp giết người hoặc bất cứ một thứ trọng tội nào đó mà mình không hề biết. Ngay cả một anh sĩ quan cảnh sát khi bị nghi là tội phạm cũng bị hành hạ buộc phải nhận tội thì ai cũng có thể rơi vào trường hợp đó. Cả xã hội phát sốt vì tình trạng sống lơ lửng kéo dài suốt cuộc đời.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 19.11.2013
**************************************************************************************************************************************
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 19.11.2013
Bạch Thư của Huynh trưởng Lê Công Cầu về tiến trình xuất hiện bản Cáo Bạch Từ Nhiệm của Đức Tăng Thống ký ngày 30.8.2013 - Chùa Từ Bi ở Dallas, chùa Viên Thông ở Atlanta, chùa Như Lai ở Denver, và Gia Đình Phật tử Nguyên Thiều tỏ thái độ với Hòa thượng Chánh Lạc
PARIS, ngày 19.11.2013 (PTTPGQT) - Mặc dù Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã nhiều lần xác nhận bản Cáo Bạch Từ nhiệm ký ngày 30.8 vừa qua trong việc xử lý Hòa thượng Chánh Lạc do chính Ngài ban hành. Đặc biệt Tâm Thư gửi Đại hội Thường niên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) Hải ngoại tại Hoa Kỳ trung tuần tháng 10 vừa qua ở Los Angelès, Ngài tái xác nhận bằng văn bản và thu âm lời Ngài nói cho Đại hội nghe. Nhưng vẫn có những người tiếp tục dung dưỡng tin thất thiệt là Cáo Bạch giả hòng chia rẽ và phân hóa nội bộ Phật giáo.
Người Tình Trong ” Nửa Hồn Thương Đau” Của Phạm Đình Chương - Thụy Vi
Lời ngỏ: “Tôi là người đàn bà sống để yêu thương và viết. Trong loạt bài Người Tình Trong Tình Khúc do tôi sưu tập và viết lại không với ý nghĩa là một công việc “thóc mách” mà viết với tâm cảm chia sẻ để chúng ta cùng chiêm nghiệm và chiêm ngưỡng những cuộc tình đẹp, mãi đẹp… dù phải chia lìa, hay vẫn có nhau bên đời này”.
Công chúng hiếm khi bắt gặp được tấm hình chụp chung cả đại gia đình như tấm hình chúng ta thấy trên gồm có Phạm Duy và người đàn bà người ta đồn chính sự phụ bạc của Khánh Ngọc khiến Phạm Đình Chương phỏng thơ Thanh Tâm Tuyền thành ca khúc “Nửa Hồn Thương Đau” thật xuất thần!
Trước khi chúng ta trở về quá khứ để lần lại sự thật, người viết xin nhắc lại một chút về người nghệ sĩ tài hoa này.
Trước khi chúng ta trở về quá khứ để lần lại sự thật, người viết xin nhắc lại một chút về người nghệ sĩ tài hoa này.
Bài huyết thư cuối cùng của cụ Hoàng Hoa Thám, gởi cho cha nuôi khi ông này theo Pháp và gởi thư dụ ông Hoàng Hoa Thám ra hàng giặc
Bài huyết thư cuối cùng của cụ Hoàng Hoa Thám, gởi cho cha nuôi khi ông này theo Pháp và gởi thư dụ ông Hoàng Hoa Thám ra hàng giặc. Thật hay và cảm kích xin gởi quí vị xem!
LÁ HUYẾT THƯ CUỐI CÙNG THẬT HAY CỦA HOÀNG HOA THÁM GỬI CHA NUÔI
Dòng lệ con hoen ố mảnh nhung y.
Nhớ ngày nào mang chí lớn ra đi,
Trong tâm khảm cha ghi nhiều kiêu hãnh.
Kìa lưỡi kiếm máu quân thù còn dính,
Mà anh hùng tim lạnh bởi hư vinh.
Trong phong ba vùng vẫy bóng ngư kình,
Ham mồi béo nộp mình cho ngư phủ.
Chốn rừng xanh tung hoành con mảnh hổ,
Ham mồi ngon ủ rủ chốn chuồng con.
Bã vinh hoa làm mất cả tâm hồn,
Đã lay chuyển cả lòng son dạ sắt.
Mây Hồng Lĩnh còn mịt mờ u uất,
Sóng Nhị Hà còn chất ngất căm hờn.
Thì đời con là của cả giang sơn,
Dù thịt nát xương tan đâu dám kể.
Rồi những lúc cha vui vầy vị kỷ,
Là khi con rầu rĩ khóc non sông.
Đêm canh trường cha nệm ấm chăn bông,
Chốn rừng thẳm con nằm gai nếm mật.
Cha hít thở những hương trầm bát ngát,
Pha lẫn mùi máu thịt của lê dân.
Thì mũi con nghẹt thở cổ khô khan,
Tai vẳng tiếng hồn oan trong thảm cảnh.
Cha trên ngực đầy mề đay kim khánh,
Con bên sườn lấp lánh kiếm tiên cừu.
Cha say mê bên thiếu nữ yêu kiều,
Con tận tụy vì tình yêu Tổ quốc.
Nghĩa là cha đem tài năng trí óc,
Mưu vinh thân là mục đích cuối cùng.
Thì con thề đem xương trắng máu hồng,
Ra cứu vớt non sông là chí nguyện.
Cha với con thế là hai trận tuyến,
Cha một đường và con tiến một đường.
Thôi từ đây hai chữ cương thường,
Con mở rộng để dâng thờ Tổ quốc.
Buổi đoàn viên xin cha đừng mong ước,
Cuộc hội đàm là đại bác thần công.
Bức thư đây là bức cuối cùng,
Mà cha đã là cha trong dĩ vãng.
Thôi hạ bút cho tình thâm gián đoạn,
Để người đời lên án kẻ gian phi.
Thanh gươm thần ta tuốt sẵn chờ khi!
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA UNESCO VÀ UNITED NATIONS - Nguyễn Thùy Trang
KHI ĐẢNG THỔI KÈN– VIỆT NAM “TRÚNG CỬ” VÀO HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC –
SỰ KHÁC BIỆT
GIỮA UNESCO VÀ UNITED NATIONS
Chỉ có 4 nước xin vào GHẾ mà có 4 GHẾ” TRỐNG thì gọi gì là TRÚNG CỬ ? Nếu nói như vậy thì ngay cảthằng MỌI nó đi xin việc ở một thành phố 1 người ở thì nó cũng “TRÚNG CỬ” dễ dàng.