Friday, 10 January 2014

Thiên đường mù - Triệu Xuân


Thiên đường mù Bắc Triều Tiên
Mấy hôm nay nghe các đồng chí " lề phải" ca ngợi Bắc Triều Tiên ghê quá. Tôi gửi bọ bài viết của Triệu Xuân, một cán bộ của Sứ quán VN tại Bắc Triều Tiên. Ông đã sống ở Bắc Triều Tiên mấy chục năm nên rất hiểu chế độ này. Bài viết đã đăng năm 2011 trên mạng "lề trái".

Thông tin về Bắc Triều Tiên có rất ít, thậm chí chúng tôi đã làm về Bắc Triều Tiên hơn 30 năm rồi mà cũng chưa giải đáp được những câu hỏi mà các anh lúc nãy đã sơ bộ nêu ra, không biết Bắc Triều Tiên là cái gì đâu. Bây giờ, tôi chưa có tham vọng trả lời với các anh cái ông này nó thế nào, chế độ này nó ra làm sao, hay nó là loại gì trong lịch sử nhân loại. Tôi chỉ xin kể lại những điều mắt thấy tai nghe, những gì đã cảm nhận được trong suốt một thời gian dài công tác ở đây. Thực tế trong quá trình công tác nhiều năm cũng không có những nguồn thông tin gì thực sự đáng tin cậy, cũng là nghe qua người này, người kia, qua bộ phận này, bộ phận khác. Không có một loại tài liệu gì mang tính chất chính thống mà người ta đưa ra.

Mơ Một Ngày Về Cố Hương Ơi - Tiếp Tục Vùng Lên: Quốc Gia Hoạn Nạn - Thơ Trần Cao Sạ

Mơ Một ngày về cố hương ơi


Tôi viết lên đây nỗi nhớ thương,
Gởi về nơi đó chốn quê hương.
Quê tôi xa quá... kià phương đó,
Mỏi cánh chim bay cuối nẻo đường!

Tôi viết lên đây lời khuyên con,
Con ạ mình giòng giống Việt Nam.
Hãy thương đồng loại đang đau khổ,
Quần quại trong tay lũ tham tàn!

Sự tàn bạo trong cách mạng XHCN chỉ đem lại máu và nước mắt - Đinh Thế Dũng

Để giải quyết những bất công trong thời phong kiến, và sau đó là thực dân và tư bản. Giải pháp bạo động võ trang đã được hai khuynh hướng cực tả và cực hữu áp dụng.

Marxist dựa trên cách mạng vô sản thế giới, Facist và NAZI dựa trên đất nước và nòi giống.

Hai cuộc đại chiến, cùng cuộc chiến tranh giữa hai khối tư bản-cộng sản đã là lò thiêu tiêu diệt hàng trăm triệu người, cũng như để lại những vết thương khó hàn gắn.

Tự bản chất một giấc mơ đại đồng, giải phóng mọi áp bức, bất công đã chỉ là ảo tưởng. 

BA DŨNG DÁM LÀM HỖN HÔNG? - NGUYỄN NHƠN


 SẤM TRẠNG   
“ Rồng bay năm vẻ sáng ngời 
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng 
Ngựa lồng quỉ mới nhăn răng 
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời “ 
  
Hiện tại mới cuối năm con Rắn, đầu năm dương lịch, tình hình xã nghĩa ta có bề sôi động: 
  
Mới đầu năm 2014 đã nổ bùng sự kiện Thượng tướng Thứ trưởng bộ côn an Phạm Quý Ngọ: Theo lời khai của Dương Chí Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines vừa mới bị kêu án tử hình, ôn tướng côn an Ngọ chỉ nhận in ít đô la xanh cỡ một triệu  rưỡi để lo chạy án giúp cho Dũng và là người báo tin cho Dũng hay để bỏ chạy trốn lúc trước. 
  
Trong thông bịp đầu năm, thủ ba Ếch dùng “ cụm từ “ đặc biệt “ hoàn thiện thể chế “ gây xôn xao dư luận trong ngoài nước: Phải chăng đây là chỉ vào việc “ sửa đổi chế độ? “ 

Chống Cộng Bằng Mồm! - Người Lính Già Oregon

Thỉnh thoảng lên mạng, tôi đọc được những bài viết hùng hổ hoặc mỉa mai, phỉ báng và mạ lị những người bị gán cho nhãn hiệu là “chống Cộng bằng mồm”. Tác giả của những bài viết ấy đều nặc danh hoặc ký tên ma, khiến không thể trả lời trực diện được. Và vì nặc danh, ai cũng có quyền nghĩ rằng có thể đó là bọn “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản” ẩn núp trong bóng tối, dưới hang ổ như loài chuột chũi, nằm rình cơ hội để chõ mõm ra chửi bới, rồi rút êm, mà không sợ bị ăn đòn công luận.

Hoặc có thể là bọn đầu sỏ Việt Cộng ra lệnh cho tay sai, nằm vùng, trở cờ, và công an mạng thực thi Nghị quyết 36 của đảng tại những cộng đồng, đoàn thể, hội đoàn, diễn đàn thân hữu ở quốc ngoại.

40 năm, Hoàng Sa... hận “búa liềm”

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Lịch sử cận đại Việt Nam khách quan khẳng định, nếu giống như Nam Bắc triều Tiên sau đình chiến, không có cuộc nội chiến do ông Hồ Chí Minh và CSVN phát động thì Việt Nam đã bảo toàn được cương thổ, Hoàng Sa không mất và bối cảnh Biển Đông không nan giải như bây giờ”.

40 năm, kể từ 17 tháng 1 năm 1974, ngày máu xương 74 chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thắm vào lòng biển mẹ, vị quốc vong thân, trong một trận chiến hải quân không cân sức để rồi căm hờn đau đớn mang xuống tuyền đài nỗi uất hận, bởi Trung Cộng xâm lược cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa.

No-U Sài Gòn: Chương trình viếng thăm và tặng quà tri ân các tử sỹ VNCH trong trận Hải chiến Hoàng Sa 19.01.1974

Các bạn thân mến,

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa, No-U Sài Gòn rất mong muốn sẽ thực hiện chuyến đi thăm và tặng quà Tết để tỏ lòng tri ân với các gia đình quân nhân Hải quân Việt Nam Cộng Hòa - những chiến sỹ yêu nước đã hy sinh vì tổ quốc khi bảo vệ biển đảo quê hương trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

TƯỞNG BỞ BỜ BƠ - Ý Nga

Chiếc TV cho ta xem được màu sắc nhờ sự cấu tạo bởi các bước sóng ánh sáng, với những tần số khác nhau. Có bao giờ Bạn đặt câu hỏi: màu Hồng của mái ấm gia đình chúng ta đã nhờ gì mà nên không?
TV chuyển tín hiệu, hình ảnh từ nơi phát đến nơi nhận, còn chúng ta là gì trong gia đình? Phát, nhận hay chuyển tín hiệu? Tôi đã tự hỏi câu này trong một ngày mưa tầm tả và nhớ về người Mẹ kính yêu của tôi, nên mới có những dòng tâm sự này, tôi viết thay cho nàng, người mà tôi cũng yêu nhưng không kính bằng sự kính trọng đã dành cho Má tôi: người đã phát, nhận và chuyển tín hiệu yêu thương đi cho từng người trong cái tổ Ấm Màu Hồng của gia đình tôi, bằng tấm lòng hy sinh vô bờ bến cho con cháu.

ĐÔI DÒNG CẢM NIỆM TIỄN BIỆT CHỊ HÀ THANH

           
            Sáng sớm ngày đầu năm 2014, ngồi uống trà Thái Nguyên một mình và bỗng nhớ mùa Xuân, mùa Tết. Tôi tự thưởng cho mình một chút hoài niệm bình an bằng cách nghe bài Hoa Xuân của Phạm Duy qua tiếng hát mượt mà xanh biếc của bà chị Hà Thanh. Không hiểu phát xuất từ một động cơ “miên mật” nào mà sáng hôm nay, tôi vừa nghe chị Hà Thanh hát, vừa nhớ làng Liễu Cốc Hạ, nhớ Huế, nhớ quê nhà rồi tẩn mẩn làm thơ khai bút đầu năm mới Dương lịch 2014 với nhan đề… “Mới Đó”.  Bài thơ vừa được gởi đi dưới dạng thân hữu bốn phương từ Cali, thì liền sau đó, nhận được lời nhận xét của chị Lương Tố Nga ở Việt Nam, rằng:
“Bài thơ Mới Đó người đọc ngâm lên không hẳn vui, không hẳn buồn, chỉ thấy lòng chơi vơi như đang lặng lẽ bơi trên dòng sông cuộc đời được hòa quyện giữa quá khứ đau đớn, nghiệt ngã, giữa hiện tại u buồn trầm uất và giữa một tương lai không thể định trước. Cám ơn tác giả đã gởi cho một bài thơ ngắn nhưng tạo nhiều cảm xúc đầy ngậm ngùi vào một ngày đầu năm trên đất Sài Gòn nầy…”
Tôi cười buồn một mình; rồi tự nghĩ: Năm mới thì phải vui chứ sao lại buồn.  Xin ghi lại bài thơ sau đây như vẽ mấy nét chấm phá của nguồn cảm xúc thoáng qua trong sớm mai nhưng vẫn còn ở lại đến chiều hôm:

Khai bút đầu năm 2014