Monday, 13 January 2014

Danh sách tử sĩ quân đội VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974


 
  Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ 10

1/ HQ trung tá Ngụy Văn Thà, HT/ HQ 10
2/ HQ thiếu-tá Nguyễn Thành Trí, HP/ HQ 10
3/ HQ đại-úy Vũ Văn Bang
4/ HQ đại-úy HH/TT Huỳnh Duy Thạch
5/ HQ trung-úy CK Vũ Ðình Huân
6/ HQ tr/úy Phạm Văn Ðồng
7/ HQ tr/úy Ngô Chí Thành
8/ Th/sĩ nhất TP Châu quản nội trưởng
9/ Th/sĩ nhất CK Phan Tấn Liêng
10/ Th/sĩ nhất ÐK Võ Thế Kiệt
11/ Th/sĩ vận-chuyển Hoàng Ngọc Lễ (nhiều tuổi nhất)
12/ Tr/sĩ nhất VT Phan Tiến Chung
13/ Tr/sĩ QK Nguyễn Văn Tuân
14/ Tr/sĩ GL Vương Thương
15/ Tr/sĩ TP Nam
16/ Tr/sĩ TP Ðức
17/ Tr/sĩ TP Huỳnh Kim Sang
18/ Tr/sĩ TX Lê Anh Dũng
19/ Tr/sĩ ÐK Lai Viết Luận
20/ Tr/sĩ Vận chuyển Ngô Tấn Sơn
21/ Tr/sĩ GL Ngô Văn Ơn
22/ Tr/sĩ TP Nguyễn Thành Trọng
23/ Tr/sĩ TP Nguyễn Vĩnh Xuân
24/ Tr/sĩ CK Phạm Văn Quý
25/ Tr/sĩ CK Nguyễn Tấn Sĩ
26/ Tr/sĩ CK Trần Văn Ba
27/ Tr/sĩ ÐT Nguyễn Quang Xuân
28/ Tr/sĩ BT Trần Văn Ðàm
29/ HS1/Vận-chuyển Lê Văn Tây
30/ HS1/vận-chuyển Lương Thanh Thú
31/ HS1/TP Nguyễn Quang Mến
32/ HS1/vận chuyển Ngô Sáu
33/ HS1/CK Ðinh Hoàng Mai
34/ HS1/CK Trần Văn Mộng
35/ HS1/DV Trần Văn Ðịnh
36/ HS vận-chuyển Trương Hồng Ðào
37/ HS vận-chuyển Huỳnh Công Trứ
38/ HS/GL Nguyễn Xuân Cường
39/ HS/GL Nguyễn Văn Hoàng (nhỏ tuổi nhất)
40/ HS/TP Phan Văn Hùng
41/ HS/TP Nguyễn Văn Thân
42/ TT/DT Thanh
43/ TT/TP Thi Văn Sinh
44/ Th/sĩ DT Thọ
45/ HS/TP Nguyễn Văn Lợi
46/ HS/CK Trần Văn Bảy

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn "Những tình tiết động trời trong vụ án xử anh em Dương Chí Dũng"

Bước vào đầu năm 2014, dư luận ở VN đã sôi nổi vì 2 vụ án lớn nhất và cả những chuyện “không giống ai” mà người ta thường gọi là “chuyện chỉ có ở VN”.

Vụ thứ nhất là cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng hầu tòa cùng với những lời khai “nổ tung” của Dương Chí Dũng.

Sáng ngày 7-1, Tòa án (TA) Hà Nội bắt đầu xét xử Dương Tự Trọng (nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, nguyên Cục phó Cảnh sát quản lý hành chính, Bộ Công an) về hành vi tổ chức cho anh trai Dương Chí Dũng (là anh trai Trọng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) trốn ra nước ngoài. Phiên tòa diễn ra trong hai ngày 7 và 8-1.

Tuy nhiên, trước khi vụ án này diễn ra, về vụ án của Dương Tự Trọng đã để lại nhiều câu hỏi khiến dư luận thắc mắc nhiều hơn.

BÁO MAI: Nói lái trong ngôn ngữ và văn học Việt Nam - Nguyễn Văn Hiệp

image
Theo định nghĩa chung chung của một số nhà Ngôn ngữ học thì Nói lái là nói bằng cách giao hoán âm đầu vần và thanh điệu hoặc trật tự của hai âm tiết để tạo thành nghĩa khác hẳn và cho rằng đây là một trong những đặc trưng của tiếng Việt, nhằm mục đích đố chữ, bông đùa, chơi chữ hay châm biếm. Thí dụ như “lộng kiếng” nói lái thành “liệng cống” hay “đầu tiên” thành “tiền đâu”, “đơn giản” thành “đang giỡn”…

Giải Thưởng Văn Học 2014 của Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do

Chúng tôi mong mỏi được sự hưởng ứng đông đảo của quý vị. Gần bốn thập niên tỵ nạn, các bài biên khảo về Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại sẽ là những tài liệu lịch sử quý giá.

Kính.
Cấn Thị Bích Ngọc

Thơ Bút Xuân Trần Đình Ngọc

Bây Giờ Tháng Mấy

Bây giờ tháng mấy rồi em nhỉ?
Lác đác bên song rụng lá vàng
Mây tím ngang trời dường bịn rịn
Con đò nằm đợi khách sang ngang
 
Làn gió đông phong nhuộm tím chiều
Màn đêm vừa xuống bến cô liêu
Có người lữ khách nhìn sông vắng
Dòng chảy  mênh  mang nỗi  tiêu điều
 
Khói bếp nhà ai trên mái nhà
Một đàn cò trắng vút bay qua
Bờ đê chậm rãi đàn trâu nghé
Hướng tới đường thôn xa tít xa!
 
Tiếng nói cười vui rộn thôn trang
Một đàn trẻ nhỏ chạy tung tăng
Lữ khách bâng khuâng lòng chùng xuống
Đâu là kỉ niệm những mùa trăng?
 
Bây giờ tháng mấy rồi em nhỉ?
Những ngọn heo may gọi lá vàng
Mây tím ngang trời như thủ thỉ
Đâu rồi  cô gái chở đò ngang!

Bút Xuân Trần Đình Ngọc
 

Chuyện Tâm Thần - Trần Mộng Lâm

Câu chuyện này ám ảnh tôi cho mãi đến bây giờ.

Tôi viết lại để các cụ cao niên Việt Nam đọc, suy nghĩ, để tránh cho mình  bị rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Những năm đó, tôi làm việc trong một trung tâm săn sóc sức khỏe  cho nhưng người mắc bệnh mãn tính và mất  tự quản, ở đây người ta gọi là CHSLD, hay centre d’hebergement et de  soins de longue durée, bên Mỹ còn gọi là nursing home thì phải. Thực ra, đây chỉ là một phần nhỏ trong nghề nghiệp của tôi, vì công việc chính của tôi là ở nơi khác.

Vào  những tháng cuối năm đó, khu trại do tôi trách nhiệm nhận một bệnh nhân mới. Cô y tá báo cho tôi biết qua điện thoại là đây là một người Á Châu, có tên là Son Thong . Nghe tên, tôi chắc rằng đây là một người Miên, có lẽ họ Sơn, nhưng cô y tá người Pháp đọc không bỏ dấu. Mấy hôm sau, vào CHSLD làm việc,, tôi thấy đúng là như vậy.

Ký sự nhỏ trong chuyến hành trình hướng về cuộc Hải chiến Hoàng Sa

Đinh Nhật Uy - Nhóm chúng tôi, những thành viên đại diện cho No U Sài Gòn thực hiện chuyến đi thăm và tặng quà Tết để tỏ lòng tri ân với các gia đình quân nhân Hải quân Việt Nam Cộng Hòa - những chiến sỹ yêu nước đã hy sinh vì tổ quốc khi bảo vệ biển đảo quê hương trong trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt năm 1974.

Tại Sao Tôi Thích Truyện Kiều - Bùi Ngọc Tuấn


Bài nói chuyện của Bùi Ngọc Tuấn
trong buổi giới thiệu bản dịch "Kim Vân Kiều Truyện" của GS Đàm Quang Hưng, từ nguyên tác chữ Hán của Thanh Tâm Tài Nhân đời nhà Thanh) tại Minneapolis, Minnesota


Bài nói chuyên: Giới thiệu Cung Trầm Tưởng
Nguyễn Ngọc Diễm và Bùi Ngọc Tuấn giới thiệu tập thơ: Một Hành Trình Thơ, 1948-2008" của Cung Trầm Tưởng

Có tàn nhẫn quá không



Thiền sư kể một câu chuyện… 

“Ngày xưa, có một người làm công việc thu thuế, nhà rất giàu. Hắn ta rất độc ác. Người hắn lùn tịt, béo quay. Hắn luôn tìm đủ mọi cách để lấy được nhiều tiền bạc từ những người nông dân đến nộp thuế cho hắn… Một hôm có một bác nông dân dến xin khất hắn sang lần khác nộp tiền vì trong nhà bác không còn đến một hột gạo mà ăn. Bác năn nỉ đến gẫy lưỡi hắn mới chấp nhận. Bác nông dân ra về nhưng vô ý đánh rơi một đồng tiền vàng, nhiều gấp bao nhiêu lần số tiền bác phải nộp thuế. Hắn nhìn thấy bèn lấy chân dẫm lên và tự nhủ: “Cho mày chết, có tiền không chịu nộp thì ông lấy hết”. Bác nông dân ra khỏi cửa thấy mất tiền liền quay lại hỏi. Hắn nói: “Mày mà cũng có tiền để rơi ở cửa quan à? Thôi xéo đi cho khuất mắt”. Bác nông dân cố nài nỉ: “Đó là tiền người ta nhờ tôi mua thuốc, ông có nhặt được làm ơn cho tôi xin”. “Ta mà thèm sờ vào đồng tiền bẩn thỉu của nhà ngươi à? Thôi cút ngày”. Bác nông dân không biết làm thế nào đành lủi thủi ra về…
Trời lũ lụt mất ba hôm, tên thu thuế không về nhà được đành phải ở lại nơi làm việc. Khi trời quang mây tạnh, hắn quay về nhà và thấy vợ hốc hác, đầu bù tóc rối. Nhà cửa lung tung, lộn xộn. Hắn rất ngạc nhiên và hỏi vợ: “Con đâu, mình?”. Vợ hắn trả lời: “Con chết rồi”. Hắn hét lên: “Chết rồi, tại sao nó chết, ôi đứa con trai bé bỏng yêu quý của ta, tại sao nó chết?”. Vợ hắn đau khổ trả lời: “Trước khi bão lũ, con mình bị ốm, em đã nhờ bác hàng xóm đi mua thuốc hộ. Em biết bác ấy không ưa anh nên dặn với vợ bác ấy đừng bảo là em nhờ. Nhưng không hiểu sao, bác ấy bảo rằng, bác ấy đánh mất tiền ở chỗ làm việc của anh. Sau đó bão lũ quá, em không thể mua thuốc cho con, nó ốm nặng quá và đã chết…”
Hắn đứng như trời trồng, mặt xanh mét không nói được câu nào…

Các dệ tử của thiền sư nhao nhao phát biểu.
- Đáng đời, đồ cái thằng độc ác!
- Cho mày chết, tham cho lắm vào!

Riêng một một đệ tử trẻ tuổi ngồi suy tư rồi quay sang thì thầm với bạn:

“Tội nghiệp thằng bé quá. Nó còn quá nhỏ để gánh chịu việc làm sai lầm của bố nó. Tại sao người ta lại bắt nó chết như vậy? Có tàn nhẫn quá không hay đó quả thật chỉ là một sự tình cờ…?”.


Lính thuỷ, sưu tầm

Những Bài Học Để Đời Cho Những Đại Trí Thức, Nhưng Ngu Xuẩn Ôm Hận Cho Đến Chết Vẫn Ám Ảnh

1.  Trí thức NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
 Nói tới tên ông, nhiều người Việt nghĩ ngay tới việc ông đỗ hai bằng tiến sĩ, Văn và Luật tại Montpellier, Pháp trong một năm, lúc mới 23 tuổi. Ngoài ra, người ta không nhớ ông đã làm được công nghiệp gì tương xứng với tài năng và công lao học tập! Điều đó không có chi lạ. Ông đã theo “Hồ tặc” đi kháng chiến, và kể từ lúc ấy, đời ông kể như đã đi vào ngõ cụt. Đã có quá nhiều sách báo nói về ông Nguyễn Mạnh Tường và những tháng ngày thê thảm của ông và gia đình ông, dù bản thân ông chưa phải là trái chanh đã hết nước trong tay Cộng. Nếu không đọc cuốn sách Un Excommunié do chính ông viết, chúng ta khó tưởng tượng ông “lưỡng khoa tiến sĩ” này lại bị đau nhục dưới tay “vượn người” như thế! Nhưng vì đâu nên nỗi?