Monday, 20 January 2014

Văn hóa ``ứng xử`` của Hà Nội cộng sản VN - Lê Diễn Đức

Tôi vừa có chuyến đi Ba Lan khá dài. Về lại Ba Lan, nơi tôi đã từng học tập, làm ăn và trưởng thành, có một cái gì đó thật gần gũi, tình cảm, cảm giác tựa như đi xa về lại ngôi nhà của mình. Nhưng tiếp xúc với đủ các giới khác nhau, đôi lúc tôi vẫn thấy ngỡ ngàng, có lẽ vì đã quen với cách sống Mỹ nhiều năm nay.

Ấy là trong những cuộc vui chơi, ăn nhậu, khi trò chuyện, chửi thề và đệm hai từ “Ð.M.” dường như là phổ biến, liên tục, không thể thiếu trong một câu nói. Tuy nhiên mọi người rất vui vẻ, thoải mái, chân tình, không ai thấy mình bị xúc phạm.

Một anh bạn kể về Hà Nội, khi trả tiền taxi anh cám ơn, thì bị người bạn đi cùng mắng ngay: “Ð.M., đéo gì phải cám ơn, coi chừng nó còn cho nhảy đồng hồ số nữa kìa”. Người bạn còn lên tiếng giảng giải, ở Hà Nội, ra đường gặp lưu manh, trộm cướp, không “gấu” là sẽ bị lừa gạt ngay.

Hình tượng Ngựa thờ qua một số công trình kiến trúc cổ ở Hà Tĩnh

- Hình tượng con ngựa đã in sâu trong tâm thức người Việt cổ và được thể hiện khá phong phú, đa dạng qua một số công trình kiến trúc thờ tự ở đình làng, đền miếu, lăng mộ và các bức phù điêu đá, đồng, gỗ, gốm sứ...

Ngựa trong đời sống tâm linh người Việt

Ngựa là con vật thân quen gắn liền với con người từ xa xưa trong lịch sử, là con vật biểu trưng cho sự thông minh nhanh nhẹn, là biểu tượng của sự hùng mạnh trong chiến tranh trung cổ. Đó là sức mạnh của Phù Đổng Thiên vương cưỡi Ngựa sắt nhổ cây Tre đánh giặc. Trong văn hóa người Việt, Ngựa là một trong số 12 con Giáp (Ngọ), là biểu tượng cho sự trung thành tận tụy, thông minh mạnh mẽ, đồng thời là biểu tượng của tài lộc, thịnh vượng và thành công.

Chính vì lẽ đó mà hình tượng con Ngựa đã đi vào đời sống tâm linh của người Việt cổ được phản ánh trong lịch sử, trong văn hóa dân gian, văn học nghệ thuật, qua một số công trình kiến trúc cổ được con người thần tượng hóa thành những linh vật thờ tự ở một số di tích lịch sử văn hóa cùng với những linh vật khác như Long (Rồng) Ly (Lân) Quy Rùa) Phụng (Phượng)…

VIỆT NAM NGÀY XƯA: Ban kích động nhạc Số Dzách & AVT - Thập niên 60


Ban kích động nhạc Số Dzách trinh bầy bài Nghèo Mà Không Ham của Phạm Duy. Ban kích động nhac AVT trinh bầy bài Ba Bà Mẹ Chồng của Phạm Duy Nhương.


Ngày Tết - Nói về hai mươi bốn loài hoa mai.
 
 
alt

Trên đất nước Việt Nam, người ta thường biết đến hoa mai qua loại hoa mai vàng năm cánh đặc trưng xưa nay mà người ta còn gọi là mai rừng, mai tự nhiên hay mai thiên nhiên chỉ có năm cánh, hoa nhỏ và thân cao to có khi đạt đến chiều cao hơn chục mét, hương thơm thoang thoảng, lây lất mùi gỗ rất dễ chịu và mát, không nồng và đậm như một số loài hoa khác. Nhưng thật ra trên thế giới có tất cả hai mươi bốn loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào của Trung quốc có màu trắng hoặc trắng hồng, cánh nhỏ, nhụy rậm và dày thường mọc thành chùm và hoa rậm, thân giống cây hoa đào, đoạn xù xì, đoạn trơn láng, màu xanh, da bóng và mọc cao to như cổ thụ.

Giáo sư Nguyễn Chung Tú, một nhà khoa học, một người thầy - Cao Xuân An




Giáo sư Nguyễn Chung Tú
Tôi được biết Giáo Sư Nguyễn Chung Tú qua bài học đầu tiên về gương phẳng. Với thí nghiệm một tấm kính trong suốt ở giữa, 2 cây nến ở hai bên, đối xứng, nhưng một cây được thắp, một cây không. Khi Giáo Sư quay cây nến thắp sáng ra trước, nhìn trong kính, thấy cây kia cũng được thắp sáng. Chỉ trong một thoáng, sự đối xứng giữa ảnh ảo và vật thật đã được cảm nhận một cách nhanh chóng. Mặc dù trước đó tôi đã được học về gương phẳng từ lớp Đệ Tứ (lớp 9) và lớp Đệ Nhị (lớp 11), nhưng bài học này ở năm Toán-Lý-Hóa (MPC) đầu Đại Học vẫn là bài học làm tôi ghi nhớ sâu đậm mãi đến nay. Bởi tính cách thực nghiệm, bởi sự giản dị, và bởi phương pháp sư phạm của giáo sư. Sau đó, có cơ duyên, tôi được thụ giáo trong nhiều năm và cộng  sự với Giáo Sư trong khoa Vật Lý về giảng dạy cũng như những sinh hoạt ngoại học đường. Tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc và nhận thấy, Giáo Sư chẳng những là một nhà khoa học, một nhà mô phạm, mà Giáo Sư còn luôn luôn quan tâm đến các vấn đề khác như giáo dục, văn hóa, và đạo đức nữa. Ấy là không kể tài quản trị với nhiều kinh nghiệm. Giáo Sư là một người thày

Google Earth đã thể hiện Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam



Google Earth đã thể hiện Quần đảo Hoàng Sa
của Việt Nam

Sau nhiều cố gắng của các nhà khoa học Thế giới trong đó có cả chính những nhà khoa học chân chính Trung Quốc và đặc biệt công sức lớn lao của các nhà khoa học Việt Nam tại Hải Ngoại cung cấp bằng chứng khoa học, sát thực cùng với sự  đấu tranh không mệt mỏi đến nay trên Google Earth đã thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam chúng ta!
Phầm mềm Google earth đã thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam (Paracel islands belong to Vietnam)

                  TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA THUỘC CHỦ QUYỀN VIỆT NAM
                  PARACEL ISLANDS & SPRATLY ISLANDS BELONG       TO VIETNAM ...
       西沙群島和南沙群島屬於越南

Điều này cho thấy chân lý Hoàng Sa là của chúng ta đã được Thế Giới Google (Google Earth) công nhận.
Nhân dân Việt Nam, bạn bè Năm châu bốn biển hãy cùng nắm tay nhau quảng bá vào xem để đưa rating lên cao giúp bất cứ ai khi vào google sẽ hiện ra ngay hình ảnh này!
__._,_.__

Thụy An (1916-1989) - THỤY KHUÊ


Thụy An là khuôn mặt nổi trội, bị kết án nặng nề nhất. Trường hợp của bà giống như một bi kịch Hy Lạp, và cho đến nay, chưa mấy ai hiểu những khúc mắc ở bên trong.

Thụy An là ai?

Là phụ nữ duy nhất, và không viết cho NVGP, nhưng tên bà bị nêu lên hàng đầu trong "hàng ngũ phản động", bị quy kết là "gián điệp quốc tế", lãnh án 15 năm tù cùng với Nguyễn Hữu Đang. Những lời thoá mạ nhơ bẩn nhất dành cho bà "Con phù thủy xảo quyệt" cùng những lời lẽ độc địa nhất: "Như vắt ngửi thấy máu, Thụy An như rắn bò tới các câu lạc bộ Hội Nhà văn phun nọc độc mạt sát chế độ ta bần cùng hoá nhân dân" (Bàng Sĩ Nguyên, BNVGPTTADL, trang 120).

Tại sao lại có sự căm thù ghê gớm đối với nhà thơ, nhà văn, nhà báo phụ nữ tiên phong của Việt Nam? Người đầu tiên thực hiện nữ quyền bằng ngòi bút và hành động. Người chủ trương giải phóng phụ nữ không bằng lý thuyết mà bằng việc làm. Người xác định vị trí phụ nữ như một công dân tự do, thấm nhuần tinh thần dân chủ. Đáng lẽ bà phải có chỗ đứng xứng đáng trên văn đàn, bởi bà chủ trương các tờ Đàn bà mới, tại Sài gòn, từ 1934, và Đàn bà, Hà Nội, 1937. Bà là nhà văn nữ tiên phong với tiểu thuyết Một linh hồn, 1942. Nhưng cho đến nay, chính quyền cộng sản chưa trả lại cho bà phần danh dự bị bôi nhọ hơn nửa thế kỷ với những lời nhục mạ tàn nhẫn, một cái án 15 năm phi lý, và cho đến chết bà vẫn chưa hề được phục hồi danh dự.

Vài trò chơi ngày "khi xưa ta còn bé " - Linh San

Trò chơi của mình hồi xưa như có linh hồn, vừa thấy " cây súng" thì một trời kỷ niệm hiện ra trước mắt. Thương ơi tàu lá chuối trong vườn của Bà Ngoại, tàu nào thấp thấp bị đám "lính con" cắt làm súng hết.

Ai được lớn lên với đất nước, đi chân không, tắm mưa, vớt cá lia thia và chơi hết mấy trò chơi này mà không thành nhân mà lại thành Việt gian mới là điều bất hạnh.

Gởi các bạn những hình ảnh do Linh San sưu tầm để sống lại một ngày với tuổi thơ, quê hương và dân tộc.

Mỹ Dung

WE DO NOT LIVE IN VIETNAM...VIETNAM LIVES IN US

Vài trò chơi ngày "khi xưa ta còn bé "

alt
Tuổi thơ thiếu thốn, không có gì chơi, có thể ra vườn cắt tàu lá chuối về làm “súng” nổ lốp bốp

Một buổi sáng giàu kịch tính tại vườn hoa Lý Thái Tổ - Nguyễn Huệ Chi

Đọc những lời “có cánh” của ông Dương Danh Dy trên BBC người ta cảm thấy có quyền hy vọng rằng năm nay buổi lễ tưởng niệm chẵn 40 năm Hoàng Sa mất về tay cướp biển Trung Cộng chắc phải có cái gì khác. Sao lại không nhỉ, dầu không nói ra thì như thông lệ, ai mà chẳng biết Nhà nước đã bật “đèn xanh” cho các báo được đề cập đến câu chuyện Hoàng Sa. Mà gì chứ động đến những điều đã từng ứa máu trong trái tim mỗi người về quyền bảo vệ độc lập thiêng liêng của Tổ quốc thì phải biết, nói bao nhiêu và trong bao nhiêu ngày cho vơi cạn được! Bài vở phong phú mấy đi nữa cũng không thể nào gọi là vừa. Vì thế mới có hiện tượng các tờ báo đã rộ lên đưa tin, viết bài, khiến một người từng trải như ông Dương Danh Dy không khỏi khấp khởi trong bụng. Chúng tôi đều trong tâm trạng đó. Rồi lại có lá thư tha thiết của ông Nguyễn Khắc Mai gửi đến các vị lãnh đạo đất nước, mong một lễ tưởng niệm được diễn ra suôn sẻ và đầy xúc động trong sự “đồng thuận” giữa hai bên, dân chúng và nhà cầm quyền. Ai có lòng với dân với nước mà không mong như thế, không tưởng tượng trước trong đầu mình một hình ảnh “mỹ mãn” như thế. Một lễ tưởng niệm thật trang nghiêm, lại có sự góp mặt của ít ra cũng một vị lãnh đạo ở cấp nào đó, thôi thì không phải tối cao đi nữa ít ra cũng là đại biểu cho Hà Nội chẳng hạn, sẽ giải tỏa đi biết bao điều gây nên hố ngăn cách ngày càng sâu từ mấy chục năm qua, và là cơ hội ngàn vàng để thực hiện cái điều mà Hà Nội từng tuyên ngôn cao giọng cũng đã suốt mấy chục năm, kể từ đầu thập niên cuối thế kỷ XX cho đến tận hôm nay, nhưng vẫn chỉ là chuyện “bọt mép”: chuyện hòa giải hòa hợp giữa những lực lượng khác chính kiến với nhau do cuộc chiến bi thảm gây nên song chưa có cơ hội hàn gắn, trái lại càng thêm nứt rạn bởi những chính sách tệ hại mà “bên thắng cuộc” đã độc đoán thi hành.

ĐÊM XA NGƯỜI - kim thanh

Em ơi! lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi say với ai?
 (Vũ Hoàng Chương)
                                                   
                                                                                                          
      1. Tôi gặp nàng lần đầu, khoảng giữa 1970, cách đây bốn mươi bốn năm, khi đang là Trung đội trưởng Chính Huấn của Đại đội 204 CTCT Nha Trang. Một buổi sáng, Thiếu úy Cường, Trung đội phó, vào văn phòng gặp tôi, cùng với một thiếu nữ rất đẹp, vẻ hiền thục, tuổi độ đôi mươi. Cường nói:

      - Xin giới thiệu với Trung úy, đây là cô Hương Mai, đến xin việc.

      Tôi ngừng viết, đứng lên, chào nàng. Thấy gương mặt thanh tú, môi thắm tự nhiên, tóc huyền rẽ đường ngôi ở giữa, buông lơi trên bờ vai, mắt to đen, mũi thẳng, trong bộ quần jeans và áo pull tím ôm dáng cao thon, đầy đặn, tất cả nơi nàng biểu hiện một vẻ đẹp có phần cổ điển, như trong tranh Raphaël, tràn đầy sức sống, và dưới mắt tôi đã đạt quá tiêu chuẩn của một ca sĩ chuyên nghiệp, nói chi ca sĩ chính huấn –hay nữ huấn đạo, theo ngôn từ chính thức. Hương Mai ngồi xuống, và bắt đầu tự giới thiệu, giọng nhỏ nhẹ, nửa Huế nửa Nha Trang:

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn Tưởng nhớ Tướng Bùi Thế Lân

Tin Thiếu tướng Bùi Thế Lân từ trần đến với tôi quá đột ngột. Có lẽ cũng như nhiều người quen khác của ông. Bởi mới 3 hôm trước đây, tôi nghe nói ông còn khỏe mạnh và còn đi ăn với gia đình. Hơn một tháng trước, ông gửi cho tôi khoảng 50 bức ảnh về ngày sinh nhật thứ 82 của ông tại nhà riêng ở San Jose. Trông ông rất khỏe mạnh, vui tươi, hạnh phúc cùng bạn bè. Có một bức ảnh ông gửi riêng cho tôi và hỏi đùa là “Trông giống Nhật hoàng không ?”. Tôi trả lời “Giống đến nỗi ông bà đi ngoài đường phố Tokyo, dân bò ra đường chào hết”. Thỉnh thoảng tôi điện thoại sang thăm ông, không có một dấu hiệu nào về bệnh tật của ông cả.

BBC: Miền Bắc có tuyên bố Hoàng Sa của TQ?

Bản đồ có 'Tây Sa, Nam Sa' mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói là của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Năm 1980, Bộ Ngoại giao Trung Quốc có công bố một tài liệu với tên gọi "Chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa".

Ngoài công hàm gây tranh cãi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958, tài liệu này còn dẫn nhiều tuyên bố của các quan chức chính phủ miền Bắc, trong đó có của Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm:Tài liệu này có một tiểu mục với tựa "Sự man trá của chính quyền Việt Nam", trong đó chỉ ra những bằng chứng cho thấy trước năm 1979, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhiều lần tuyên bố Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

CA Hà Nội tiếp tục xua quân bắt bớ người thô bạo



Video: Thái độ hung hãn, côn đồ của CA xã Chương Dương khi mọi người đến chất vấn lý do bắt người

CTV Danlambao - Lúc 08 giờ tối ngày 20/1/2014, nhiều người đã bị công an Hà Nội tổ chức bắt giữ khi đến nhà riêng của anh Phạm Văn Trội để thăm hỏi. Những người bị bắt gồm có TS Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyễn Tường Thụy, blogger Nguyễn Lân ThắngNguyễn KimLê Hùng, cô Mai Thảo...

Tất cả mọi người bị CA cưỡng chế thô bạo đưa về giam giữ tại trụ sở Ủy ban xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội. Trong đó, ông Nguyễn Kim bị 4 viên công an vây đánh hết sức dã man ngay trong trụ sở, blogger Trịnh Anh Tuấn (Gió Lang Thang) khi đến đòi thả người cũng bị đánh lén rất đau.

Sau khi đến thăm gia đình anh Phạm Văn Trội, lúc mọi người vừa ra đến đường thì lập tức bị trên 30 công an bao vây, chặn bắt. 

MÁU LỆ HOÀNG SA – TRÒ MA VIỆT CỘNG! - LÃO MÓC




 
LS Vương Văn Bắc   

“… Hồi đó là dịp Tết Giáp Dần, tình hình ngoài Hoàng Sa đột nhiên căng thẳng. Ngày 11-1-1974, Ngoại trưởng Trung Cộng lúc ấy là Hoàng Hoa đột nhiên tuyên bố là toàn thể quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Cộng. Bên mình bác bỏ liền. Ngoại trưởng của mình là Vương Văn Bắc xác định mạnh mẽ rằng Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Cộng đưa tàu, đưa lính vô Hoàng Sa cắm cờ ở Cam Tuyền, Duy Mộng và đảo Vĩnh Lạc. Còn ở đảo Quang Hòa thì đã có sẵn lính của tụi nó rồi. Bên mình bèn phái bốn chiếc chiến hạm ra đó, để sẵn sàng khi tình hình xoay chuyển .


Tôi nhớ chiếc đầu tiên có mặt ở Hoàng Sa là Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16, kế là chiếc Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ04, rồi tới chiếc Tuần dương hạm Trần Bình Trọng và tới sau hết là chiếc Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ10, tới Hoàng Sa trưa ngày 18-1-1974.  

Chiếc Trần Bình Trọng với chiếc Nhựt Tảo vừa tới Hoàng Sa bữa trước thì bữa sau đụng liền. Bên mình bắn tàu Trung Cộng chiếc cháy, chiếc chìm. Chiếc Nhựt Tảo chiến đấu anh dũng, nhưng bên tụi Trung Cộng có trang bị hỏa tiễn Styx, bên mình chỉ có trọng pháo. Chiếc Nhựt Tảo trúng đạn bị chìm, có một số anh em thoát được, còn Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và số thủy thủ còn lại hy sinh theo tàu…”. 

 

Vietnam Infographics

alt
              Sớ  Táo Quân Việt Nam
                                           năm Giáp Ngọ  2014
 
                                            Đây là tờ Sớ Táo Quân quý báu của Ông Táo ViệtNam, thời đại @.
                          Tuyệt vời! Hữu hiệu hơn những bản tin tràng giang đại hải ...
                          Một công trình thật cẩn trọng! Mời mở coi và đọc kỹ từng chi tiết.                                 LH
                                                                        http://nhttam.tumblr.com/

NGƯỜI ANH HÙNG HỌ NGỤYNgười yêu nước không thể nào là ngụyNgười chết vì nước như anh không thể nào là ngụyNhưng anh:Là Ngụy Văn Thà.Anh- hạm trưởng chiến hạm Nhật TảoLao thẳng vào tàu giặc cướpTên anh còn mãi với Hoàng SaBiển vật mình thét đại bácGiặc bủa vây chiến dịch biển ngườiLửa dựng trời dìm tàu giặcMáu anh cùng đồng đội ngời ngờiÔm chặt tàuÔm chặt đảoAnh hóa thành Tổ quốc giữa trùng khơiGió mùa đông bắc gào khócNgụy Văn ThàMãi mãi neo tàu vào quần đảoTổ quốc ngoài Hoàng SaTrận chiến ba mươi phútTượng đài anh là phong baĐỉnh sóng khói hương nghi ngútBiển để tang anh bằng sóng bạc đầuQuần đảo nhấp nhô mộ phần liệt sĩLinh hồn anh hú gọi đất liềnNgụy Văn ThàTên anh không phải bài caTên anh là lời thề độc:-Phải giành lại Hoàng SaSóng vẫn vồ lấy đảo…Trần Mạnh Hảo

Ngàn Lẻ Một Chuyện Lạ Về Ngựa Có Liên Quan Tới Ngựa - Mường Giang

 
            Nhìn những con ngựa đẹp đẽ và kiêu hùng ngày nay, không mấy ai có thể tin được là tổ tiên của chúng ngày xưa bé nhỏ như một con cáo với cái tên gọi Echiput, sống trong những khu rừng ẩm ướt ở Bắc Mỹ, cách đây hơn 50 triệu năm . Trải qua bao nhiêu lần tiến hóa, loài ngựa mới có được bộ dạng hiện tại . Nhưng trên hết cũng nhờ sự thuần hóa sớm sủa của con người, nên ngựa đã trở nên một nhân vật hữu dụng, đồng hành với thế nhân suốt các đoạn đường lịch sử . Tại Đông Phương cách đây khoảng 2000 năm trước Tây Lịch, ngựa đã dùng để kéo chiến xa, rồi trở thành chiến mã và kỵ binh, là lực lượng chủ yếu trong tất cả quân đội trên thế giới, suốt thời trung cổ . Ngựa cũng là một trong sáu con vật thân thương rất gần gũi với con người, là phương tiện giao thông hữu hiệu khi tàu bè, phi cơ, xe cộ chưa được phát minh . Cũng do sự gắn bó quá mật thiết giữa người và ngựa, nên trong kho tàng văn chương nhân loại, qua các thời đại, đã tiềm tàng không biết bao nhiêu chuyện lạ về ngựa .
 

Lễ Tưởng Niệm 40 Năm Hải Chiến Hoàng Sa và các sinh hoạt khác tại Hoa Thịnh Đốn


Lễ Tưởng Niệm 40 Năm Hải Chiến Hoàng Sa Tại Hoa Thịnh Đốn
Video clip do anh Đậu Thanh Vân thực hiện... 





THVNHTD Chợ Tết Maryland 2014

TÔI ĐÃ KHÓC CHO MÌNH VÀ ĐẤT NƯỚC

Bài Thơ của một người CS sau khi vào Nam về Bắc.
Bài Thơ hay quá vì đúng quá !

Phan Huy (Danlambao)
 
Tôi đã biết mình lầm đường lạc lối
Từ sau cái ngày "giải phóng" Miền Nam
Một mùa xuân tang tóc năm bảy lăm
Đi giữa Sài Gòn, tôi nghe mình thầm khóc.
 
Tôi khóc Miền Nam tự do vừa mất
Và khóc cho mình, chua xót đắng cay
Nửa đời người theo đảng đến hôm nay
Tưởng cứu nước đã trở thành tội ác.
 
Bởi tôi quá tin nghe theo lời bác
Rằng đảng ta ưu việt nhất hành tinh
Đường ta đi, chủ nghĩa Mac Lê nin
Là nhân phẩm, là lương tri thời đại.
 
Rằng tại Miền Nam, ngụy quyền bách hại
Dìm nhân dân dưới áp bức bạo tàn
Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn
Đang rên siết kêu than cần giải phóng.
 
Tôi đã xung phong với bầu máu nóng
Đi cứu Miền Nam ruột thịt nghĩa tình
Chẳng quên mang theo ký gạo để dành
Biếu người bà con trong Nam túng thiếu.
 
Người dân Miền Nam thật là khó hiểu
Nhà khang trang bỏ trống chẳng còn ai
Phố phồn hoa hoang vắng tự bao giờ
Giải phóng đến sao người ta chạy trốn?
 
Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắng
Nào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tin
Khi điêu ngoa dối trá hiện nguyên hình
Trước thành phố tự do và nhân bản.
 
Tôi tìm đến người bà con trong xóm
Nhà xinh xinh, đời sung túc tiện nghi
Kí gạo đem theo nay đã mốc xì
Tôi vội vã dấu vào trong túi xách.
 
Anh bà con tôi- một ngươi công chức
Nét u buồn nhưng cũng cố làm vui
Đem tặng cho tôi một cái đồng hồ
Không người lái, Sei-ko, hai cửa sổ.
 
Rồi anh nói: "Ngày mai đi cải tạo
Cái đồng hồ tôi cũng chẳng cần chi
Xin tặng anh, mong nhận lấy đem về
Một chút tình người bà con Nam bộ."
 
Trên đường về, đất trời như sụp đổ
Tôi thấy mình tội lỗi với Miền Nam
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
Tôi đã khóc, cho mình và đất nước...

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 20-1-2014

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta

Ngày 14 tháng 1 năm 2014

Bạn ta,

Thời gian là khoảng giữa những năm 60 đến đầu thập niên 70. Cuộc chiến Việt Nam khởi đi từ những ngày đầu đến giai đoan khốc liệt nhất. Ở Sài Gòn người ta có thể thỉnh thoảng nghe pháo đài bay B-52 đào bới những vùng chung quanh, hỏa tiễn 122 ly lâu lâu rơi vào thành phố, xuống đường biểu tình chống đủ thứ. Nhưng trong cái ốc đảo có những lúc bình yên, có lúc xao động ở mức địa chấn ấy, người ta vẫn sống. Và đời sống của những người sống trong cái ốc đảo ấy, có những ngõ ngách mà nhiều khi người ta ít thấy ngay cả khi đứng ngay bên cạnh nó.

Không gian là khu vực đóng khung giữa bốn con đường Gia Long, Nguyễn Trung Trực, Lê Thánh Tôn và Công Lý. Khu đất trước là khám lớn của Sài Gòn thời còn người Pháp. Khám lớn được phá bỏ, một kiến trúc mới được xây lên để trở thành trường đại học Văn Khoa. Rồi trường Văn Khoa được chuyển tới một trại binh cũ trên đường Cường Để và đại lộ Thống Nhất. Trụ sở cũ của trường Văn Khoa bị phá, lấy chỗ xây thư viện quốc gia.

Đó là khung cảnh và thời gian của cuốn sách nhan đề Cũng Cần Có Nhau của Hoàng Xuân Sơn, một người làm cái gì cũng part time. Sinh viên part time. Chơi cũng part time. Ngồi cà phê part time, la cà ngoài đường phố cũng part time, làm business part time, đàn hát part time. .. nhân vật đó, người ghi lại một đoạn đời sống của những năm ấy là người quen rất nhiều người, biết rất nhiều chuyện.