Tuesday, 4 February 2014

THÂN CỘNG! - Dzoãn Thường

Một đàn thân cộng sao vô tri
Chính sách tam vô chúng thực thi
Tổ quốc gia đình còn bỏ phế
Cá nhân nịnh bợ “nước nôi” gì
 
Một đàn thân cộng sao ngu si
Tôn giáo chúng coi nào nghĩa gì
Thần thánh dẫu là Chúa Cứu Thế
Chê bai bác bỏ nữa là mi
 
Một đàn thân cộng thấy gì đâu
Bần cố lên ngôi lũ mọt sâu
Giết chục triệu người coi tựa ngóe
Theo đuôi vô sản quả … không đầu
 
Một đàn thân cộng thấy gì không
Nón cối dép râu vốn chỉ mong
Cách mạng vào thành là vét nhẵn
Ôm chân bọn chúng… lượm vài đồng
 
Môt đàn thân cộng cừu hay trâu
Nhắm mắt bưng tai nghe thấy đâu
Lĩnh bạc chúng chi năng nổ hót
Mong sao sẽ được… tý công hầu
 
Một đàn thân cộng trông mong gì
Khai thác đã đời bọn chúng mi
Chanh đã kiệt rồi là bỏ vỏ
Theo voi hít bã …nào còn chi
 
Một đàn thân cộng quá ươn hèn
Biếng nhác đấu tranh e bị chèn
Luồn cúi để mong kiếm chút đỉnh
Miếng cơm manh áo giỏi … mon men
 
Một đàn thân cộng hãy băn khoăn
Tùy sức khi làm thỏa thích ăn
Đường mật ngọt ngào dụ dỗ đó
Phải như tiêu chuẩn kẻo… nhăn răng
 
Một đàn thân cộng tỉnh mau lên
Chúng sập tiệm rồi lo chạy êm
Của nổi mang theo khi cấp bách
Vướng chân bị diệt … lệnh từ trên
 
Này đàn thân cộng nghĩ nông ơi
Tỉnh ngộ mau lên để kịp thời
Hối cải quay về cùng diệt chúng
Toàn dân rộng lượng khoan hồng rồi
 
Chung vai tranh đấu vì nhân quyền
Từ đó mới mong vạn sự yên
Dân khí nâng cao cộng sản bại
Sơn hà gấm vóc đẹp vô biên
 
Dzoãn Thường
Pasadena, 4-2-2014

Tại sao tôi xin tỵ nạn chính trị? - Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok

Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève
Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève
RFA screen capture
Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève trong nhiều năm đã chính thức nộp đơn xin tỵ nạn vào ngày 18 tháng 10 năm ngoái và đơn xin của ông đang được Thụy Sĩ xem xét. Mặc Lâm phỏng vấn ông Đặng Xương Hùng để tìm hiểu thêm lý do nào khiến một cán bộ ngoại giao cao cấp từ bỏ chức vụ, quyền lợi để gia nhập vào lực lượng tranh đấu cho dân chủ nhân quyền cho Việt Nam.
Mặc Lâm: Thưa vào ngày hôm qua có nhiều thông tin cho biết ông xin tỵ nạn chính trị, xin cho biết là ông chính thức nộp đơn xin tỵ nạn vào lúc nào?
Ông Đặng Xương Hùng: Chiều hôm qua chỉ là thông tin trên báo chí còn thủ tục thì tôi đã làm cách đây ba tháng rồi.

Phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành từ Geneve - Gia Minh, biên tập viên RFA

Nhà báo Trần Quang Thành
Anh-Tran-Quang-Thanh-200.jpg

Nhiều người Việt Nam đang có mặt tại Geneve, Thụy Sĩ để chứng kiến kỳ Kiểm điểm Định Kỳ Phổ Quát đối với Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
Vào tối trước khi diễn ra sự kiện này, Gia Minh hỏi chuyện nhà báo Trần Quang Thành từ Slovakia đến Geneve. Ông là một nhà báo ở Hà Nội từng bị tạt acid trả thù do viết bài chống tham nhũng.
Gia Minh: Ông đang có mặt tại Geneve để tham dự kỳ Kiểm điểm Phổ quát Định kỳ đối với Việt Nam, xin ông cho biết tình hình chung đáng chú ý ở đó là gì?
Nhà báo Trần Quang Thành: Tình hình đặc biệt Kiểm điểm Phổ quát Định kỳ đối với Việt Nam sau bốn năm vào năm nay sôi động hơn nhiều so với lần thứ nhất bốn năm về trước. Có lẽ đặc biệt vì Việt Nam mới tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nên phải kiểm điểm sâu sắc hơn đối với Việt Nam. Việt Nam đang vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng kể cả từ ngày họ mới tham gia đến nay. Đặc biệt nhất là người được mời đến hội nghị này là nhà  báo độc lập Phạm Chí Dũng bị cấm. Ông này bị cấm đoán không được đến, còn bị tịch thu hộ chiếu ngay tại phi trường. Đó là tin mới nhất về việc Việt Nam vi phạm và khiêu khích quốc tế về vấn đề nhân quyền.

Mảnh Đất mà chồng chất những oan khiên! - Trần Cao Sạ



Quê hương tôi nước Việt Nam xa lắm,
Mảnh đất mà chồng chất những oan khiên.
Mấy chục triệu người kiếp sống lầm than,
Sống khốn khổ trong “thiên đường” cộng sản


Quê hương tôi núi rừng sâu thăm thẳm,
 Nằm trải dài hình chữ “S” cong cong.
Sóng dạt dào biển mẹ Thái Binh Dương,
Dài thậm thượt, dãy Trường Sơn vời vợi

Dân tộc tôi với khí thiêng sông núí,
Giống Tiên Rồng lập nước bốn ngàn năm.
Đã đẻ ra bao nhiêu bậc hùng anh,
Đây Hưng Đạo, đó Trưng Vương, Nguyễn Huệ.

Dân tộc tôi trải qua bao thế hệ,
Chống xâm lăng để bảo vệ cơ đồ.
Một ngàn năm: lũ khốn nạn Tàu Ô,
Hơn thế kỷ: quân côn đồ giặc Pháp.

Mấy chục năm -- quê hương tôi tan nát,
Trong phân chia để tàn sát anh em
Đồng minh dối lừa, chính trị đảo điên,
Triêu sinh mạng, hi sinh trong uất hận.

Quảng Trị, Thừa Thiên, Đông Hà, Chương Thiên,
Cửa Việt, Hoàng Sa  chiến trận kinh hoàng.
Quốc lộ mười ba, con đường khủng khiếp,
Xác bạn bè nằm chết ngủ như mơ!

An Lộc, Khe Sanh, Bình Giả, Đức Cơ,
Nắng cháy hạ Lào, Pleiku, Đất Đỏ.,,
Những địa danh muôn đời luôn nhắc nhở,
Giống Tiên Rồng trang chiến sử đau thương!

Dân Việt ơi dù lưu lạc muôn phương,
Đoàn kết lại tìm con đường cứu nước.
Vì thù nhà đưa hai vai ganh vác,
Nợ non sông sống chết cũng mỉm cười.

Dân Việt con đau khổ lắm chúa ơi!
Không một phút trong cuộc đời hàn gắn,
Không một phút để chúng con xây dựng,
Một quốc gia thực sự có hòa bình.

Dân Viêt con, một dân tộc hiền lành,
Thật chăm chỉ, thông minh nhưng bất hạnh.
Bao nhiêu năm tơi bời vì bom đạn,
Giờ trong tay cuả một lũ tham tàn,

Giờ trong tay cuả một lũ ngu đần.
Đưa tổ quốc vào con đường nô lệ.
Thật đau đớn đất mẹ hiền đep đẽ,
Khốn nạn thay chúng phá nát tan dần.

"Hỡi cháu con của mẹ Việt thiêng liêng
Giờ đã điểm – hãy vùng lên cứu nước!"

Vì thù chung lũ chúng ta cương quyết,
Diệt tam vô giết hết lũ tham tàn.
Chung sức, kề vai dựng lại xóm làng,
Cùng tế lễ tổ Hùng Vương tạ tội.

"Tử sĩ anh em, hồn thiêng sông núi,
Chúng tôi thề tiếp nối chí đấu tranh.
Để không làm tủi nhục đến vong linh,
Của các bạn đã hi sinh trọn vẹn!"


Trần Cao Sạ

Dân Làm Báo trong những ngày qua...

Việt Nam khó được vào Tổ chức Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương vì vi phạm quyền lao động quốc tế căn bản

Nguyễn Quốc Khải (Danlambao) - Việc thương thuyết về Hiệp Ước Hợp Tác Xuyên thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP) giữa 12 quốc gia trong đó có Việt Nam, có nhiều triển vọng sẽ kết thúc trong năm 2014. Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất đang lãnh đạo việc thương thuyết này. Khi nhiều nước họp lại để trao đổi thương mại với nhau, luôn luôn có một số vấn đề phải cùng nhau giải quyết. Những vấn đề chính của TPP bao gồm quyền lao động, đầu tư, thu mua hàng hóa và dịch vụ của chánh phủ, dược phẩm và nông phẩm. Quyền lao động đứng hàng đầu, một vấn đề giản dị đối với những nước văn minh, nhưng xem ra gai góc đối với Việt Nam. Giữa một nước giàu và tiên tiến nhất là Hoa Kỳ và một nước nghèo và chậm tiến nhất là Việt Nam, đương nhiên có sự xung khắc mạnh mẽ về vấn đề lao động.

BÁNH TÉT MỒNG NĂM - Ý Nga

Lát-bánh-tét-vua-Quang-Trung thơm mãi
Nghìn năm sau? Hơn nữa? Vẫn Việt Nam!  

Quang Trung statue 03.jpg
Ý Nga xin phép và đa tạ:
Quý Tác Giả cùng Người Chuyển về 
những tranh, hình ảnh đã sưu tầm và chọn lọc cho thơ.
*********************************************

BÁNH TÉT MỒNG NĂM

Tôi đố Bạn, đảng ăn gì ngày Tết?
Bọn Tam Vô sao biết Bánh Mồng Năm!
Chúng học chi lát-bánh-tét-xa-xăm,
Từ hồi nẳm đã làm nên lịch sử!
 
Lát-bánh-tét-vua-Quang-Trung thơm mãi
Nghìn năm sau? Hơn nữa? Vẫn Việt Nam!                 
Quân Thanh xưa từng thất bại lòng tham
Sao Tàu Cộng nay vào Nhà dọ thám?
 
Bạn có thấy, khắp hang cùng ngõ hẽm
Có chỗ nào không giặc Hán tràn lan?
Chiến thắng xưa, Nguyễn Huệ đã vì dân
Nào đâu để hồn thiên thu di hận!
 
Bao chiến sĩ từng vai sờn áo trận,
Hy sinh cho từng tấc đất san hà,
Bao chiến công hiển hách ngời tinh hoa.
Cộng ăn… hết! Ăn gì mà Biển Khổ?
                                                             
Chúng ăn Tết?Ăn gì?Làm sao nhớ?
Chúng ăn Tết nhờ… đè đầu cưỡi cổ!
 
Ý Nga
6-2-2011 (Mồng 5 Tết Tân Mão)

Huyền Thoại Về Tượng Thương Tiếc !!? - Trần Công Nhung

Mô đt l chôn vùi thân bách chiến
Máu anh hùng nhum thm lá c Nam
(Truy Điu/TVBQGVN/ĐL.)
___________________________

NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HOÀ
Huyền Thoại Về Tượng Thương Tiếc !!?
Trần Công Nhung

Chuyện hiển linh xưa nay không hiếm, nhưng những huyền thoại về Tượng Thương Tiếc, sống động như chuyện đời thường, chuyện hàng ngày trước mắt, khiến cho ai nghe cũng cảm động nghiêng mình kính cẩn và hết lòng thán phục.

Huyền thoại về Tượng Thương Tiếc được lan toả khắp nơi và khá nhiều chuyện tình tiết khó hiểu:

Trận Hoàng Sa trong chiến tranh lạnh toàn cầu © Trần Gia Phụng

Ảnh minh hoạ (internet)
Ảnh minh hoạ (internet)
1.-  CHIẾN TRANH LẠNH
Chiến tranh lạnh bắt đầu từ năm 1946, sau thế chiến thứ hai (1939-1945), là tình trạng tranh chấp căng thẳng, gay cấn và quyết liệt giữa hai khối tư bản và cộng sản (CS).  Nói trắng ra, đây là cuộc tranh chấp giữa hai tập đoàn quyền lợi tư bản và CS.  Hai tập đoàn quyền lợi nầy đối chọi nhau về tất cả các mặt, nhưng hai bên không trực tiếp đánh nhau vì các cường quốc đứng đầu hai khối cùng thủ đắc võ khí nguyên tử, sợ chiến tranh nguyên tử xảy ra, thì cả hai bên đều thiệt hại nặng nề.

Ukraine 1932-1933: trận đại tàn sát kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại của Staline

Mùa đông năm 1932-33 Ukraine, quốc gia nhỏ bé phía tây nước Nga đã trải qua một nạn đói khủng khiếp khiến cho bẩy triệu người chết thảm, đây là cuộc đại tàn sát lớn nhất trong lịch sử nhân loại do Staline ra tay trừng trị nước chư hầu này vì đã dám đòi độc lập và chống lại Xô viết. Mặc dù số người thiệt mạng khổng lồ như thế nhưng trang sử ghê tởm nhất của Xô Viết đã không được nhân loại biết tới trong suốt 70 năm. Người ta khen Staline đã khéo giấu kín được tội ác tầy trời này trước mắt cả thế giới, cho tới nay trận đại tàn sát này cũng ít được biết tới, nó còn được gọi là The forgotten Holocaust, có thể người ta tưởng nó chỉ là chuyện nội bộ của Liên bang Xô Viết.

Dưới thời Lenine

Ukraine diện tích bằng nước Pháp, một đất nước có nhiều ruộng nương mầu mỡ đã bị Nga hoàng cai trị 200 năm. Năm 1917 Nga Hoàng sụp đổ trước cuộc cách mạng vô sản do Lénine lãnh đạo, Ukraine lợi dụng thời cơ đòi tự trị, tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hòa nhân dân, thủ đô Kiev. Thế nhưng nền tự trị này quá ngắn ngủi, cuối 1917 Lénine tuyên bố các lãnh thổ xưa do Nga hoàng cai trị nhất là Ukraine mầu mỡ đều phải nằm trong Liên bang Xô Viết. Trong 4 năm liên tiếp Quân đôi Quốc gia Ukraine phải chiến đấu chống Hồng quân Bolshevik, chống lực lượng Bạch Vệ trung thành với Nga Hoàng và cả quân xâm lược Đức và Ba Lan.

Giải Văn Thơ Lạc Việt 2014

Nhằm mục đích bảo tồn và phát triển văn học dân tộc nơi hải ngọai, đồng thời cũng nhằm khuyến khích tinh thần sáng tác của mọi tầng lớp người Việt yêu thích văn thơ. Cơ sở Văn Thơ Lạc Việt xin trân trọng thông báo đến đến quý vị, cuộc thi Truyện ngắn, và Thơ của Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt lấy tên là Giải Văn Thơ Lạc Việt 2014.





     Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt

Non-Profit Organization.  ID# 38-389204-7
               
640 Rettus Ct, San Jose CA 95111
               
Email: giaivantholacviet@gmail.com



THÔNG BÁO

Giải Văn Thơ Lạc Việt 2014

Nhằm mục đích bảo tồn và phát triển văn học dân tộc nơi hải ngọai, đồng thời cũng nhằm khuyến khích tinh thần sáng tác của mọi tầng lớp người Việt yêu thích văn thơ. Cơ sở Văn Thơ Lạc Việt xin trân trọng thông báo đến đến quý vị, cuộc thi Truyện ngắn, và Thơ của Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt lấy tên là Giải Văn Thơ Lạc Việt 2014.

"Bài toán chia bò" - Bài toán cổ


Trong truyền thuyết Ấn Độ cổ đại kể câu chuyện: Có một ông già, trước khi lâm chung để lại di chúc rằng, muốn chia 19 con bò cho ba người con theo quy định: con cả được chia12tổng số bò, con thứ hai được chia 14 tổng số bò, còn con thứ ba được chia 15 tổng số bò nhưng không được bán để chia tiền. 

Theo phong tục của Ấn Độ giáo thì bò được coi là vật linh thiêng nên không được giết thịt, chỉ có thể chia cả con đang sống. Sau khi người cha qua đời, ba người con đã tìm hết cách mà vẫn chưa chia được đàn bò, cuối cùng họ quyết định trình quan xét xử. Các quan lại địa phương vốn là túi rượu thịt, gặp việc khó bèn lấy lý do “quan thanh liêm khó quyết đoán việc trong nhà” để từ chối.
Ở làng bên có ông già thông thái. 

Một hôm ông đi qua nhà ba anh em nọ, bèn nghe bàn cãi sôi nổi. Hỏi xong ông mới biết nội dung câu chuyện chia bò. Chỉ thấy ông già trầm tư giây lát rồi nói: “Việc này làm được! Ta có một con bò cho các anh mượn. Như vậy tổng cộng có 20 con bò. 
  • Anh cả được chia 12 tức là 10 con, 
  • anh thứ hai được chia 14 tức là 5 con, 
  • còn anh thứ ba được chia 15 tức là 4 con. Ba anh em tổng cộng lại đúng 19 con bò, 1 con còn lại trả cho ta”.

Thật tuyệt diệu! Một vấn đề nan giải đã làm nhiều người suy nghĩ nát óc lại được giải quyết một cách nhẹ nhàng, khéo léo như vậy. Cách chia này tự nhiên trở thành giai thoại và lưu truyền tới ngày nay.

TÀI LIỆU LỊCH SỬ VIỆT NAM: Phát hiện thủ bút Trần Trọng Kim: THƯ GỬI HOÀNG XUÂN HÃN NĂM 1947

Thủ bút Trần Trọng Kim

Thư gửi Hoàng Xuân Hãn năm 1947 

Nguyễn Đức Toàn
Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Trần Trọng Kim (1887-1953) là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu văn học, sử học có tiếng trong giới trí thức nước ta thời cận đại. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, như Nho giáoViệt Nam sử lược, có đóng góp cho tri thức và nghiên cứu lịch sử văn hóa nước nhà. Trong khi tiếp xúc với văn bản Nam quốc địa dư chí, tôi phát hiện ra bức thư này nằm giữa tờ bìa ngoài gấp đôi đã bị phết hồ dán kín lại, do thời gian lâu ngày lớp hồ khô đi, trong lúc kiểm tra văn bản bức thư vô tình rơi ra. Được biết một số sách Hán Nôm có nguồn gốc từ thư viện riêng của gia đình GS. Hoàng Xuân Hãn. Bức thư này có lẽ đã đến tay cụ Hoàng và được cụ Hoàng dấu kín vào tờ bìa của cuốn Nam quốc địa dư chí, mà sau này được hiến tặng lại cho thư việnĐối chiếu với tập hồi ký Một cơn gió bụi của cụ Trần đã được xuất bản trong những năm 60, chúng tôi nhận định đây chính xác là bút tích và giọng văn của cụ Lệ thần - Trần Trọng Kim, vì những nhân vật trong thư nhắc đến đều là những gương mặt trí thức chính trị đương thời với cụ. Ngày tháng, sự kiện, giọng văn và tư tưởng trong bức thư hoàn toàn phù hợp với ngày tháng, sự kiện, giọng văn, tư tưởng của cụ Trần trong tập hồi ký đã nêu trên.