Thursday, 6 February 2014

2-1-2014 Chương Trình Từ Cánh Đồng Mây với Nhạc sĩ Tô Hải


ĐÓN GIAO THỪA NỔI MÁU VĂN VẦN CHỬI TỤC

Đêm giao thừa nằm đón xuân con Ngựa
Bèn "phịa" mấy câu văn vần vớ vẫn chúc...Chết bọn "nội xâm".
Đọc đi đọc lại thấy vẫn quá...nhân văn
Bèn thay bằng mấy câu chửi tục tằn tí chút
Chửi rằng: Tổ cha cả cái tập đoàn làm quan ăn cắp
Mả mẹ những tên ...cướp đất, cướp nhà
Bố tiên sư ba thằng bốc phét ba hoa
16 tỉnh đói meo vẫn cho là ..."đời sống nâng cao một bước"
Năm mới, năm me chúc cả lò cả ổ chúng bay một giuộc
Hộc máu, đứng tim, chết tan xác, phơi thây
Giáp Ngọ sẽ xử bay ngựa xéo voi giầy
Cho dân tộc chúng tao được đón những mùa Xuân vĩnh viễn

Tô Hải
Giáp Ngọ 88 tuổi ta

OK: Sản phẩm văn hóa vĩ đại nhất của nước Mỹ

Không ai có thể ngờ một từ xuất phát từ một trò đùa đã trở thành một sản phẩm vĩ đại nhất của nước Mỹ, vì nó phản ánh văn hóa, tư duy của dân Mỹ, và trên thế giới không ai không dùng đến nó.


Weaver
Ông Allan Metcalf viết nguyên một cuốn sách về OK. Ông nói OK không chỉ là một từ vĩ đại, nó còn là một từ quan trọng, một sản phẩm thành công nhất mà người Mỹ đã xuất khẩu đi khắp thế giới. Nó còn bao gồm triết lý sống và cách suy nghĩ của người Mỹ.

Cuộc Hội luận của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam tổ chức tại LHQ ở Genève

*******************************************************************************************************************************************
Logo VCHRQuê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam

& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam 
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
queme.democracy@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
*******************************************************************************************************************************************
 
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI GENÈVE NGÀY 6.2.2014
Cuộc Hội luận của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam tổ chức tại LHQ ở Genève về “Tiếng nói các Xã hội dân sự bị ngăn cấm” – Hãng Reuters tường thuật cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát Việt Nam



GENÈVE, ngày 6.2.2014 (QUÊ MẸ) - Nhân cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát về nhân quyền của Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 5.2, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền với sự hậu thuẫn của Ân Xá Quốc tế và Human Rights Watch tổ chức cuộc Hội luận “Những tiếng nói của Xã hội dân sự bị cấm đoán” tại Phòng XXIV trong Điện Quốc liên, trụ sở của LHQ ở Genève, ngày 4.2.2014 từ 13 giờ đến 14 giờ 30.

Xuống đường! Ta đúng hẹn - Thiên Kim-PTKT


Nhân Quyền Cho Việt Nam: Phái đoàn Liên tôn Âu Châu trao thỉnh Nguyện thư
và Cầu nguyện cho Việt Nam


Đồng bào quốc nội và hải ngoại đã thực hiện một chuỗi dài đấu tranh Nhân quyền cho Việt Nam song song với sự đòi hỏi đảng CSVN phải xác định trước Quốc tế và LHQ một việc làm chính đáng mà từ lâu đảng CSVN vẫn ú ớ hoặc ấm ớ không dám lên tiếng về chủ quyền Hoàng sa là của Việt Nam trước nước quan thầy láng giềng Trung Cộng và trước Quốc tế!

Đồng thời người dân Việt trong và ngoài nước cũng bầy tỏ sự phẫn nộ tột cùng đối với bọn bành trướng Bắc kinh đã ngang nhiên dùng sức mạnh của nước lớn mà xâm chiếm biển,đảo Hoàng Sa của Tổ quốc Việt Nam.

Trong nước tại Saigon- Hà nội các cuộc biểu tình xuống đường đã tuần tự tiếp diễn vào những ngày 17-19/01/2014 mặc dù bị bạo quyền VC tìm mọi cách trù dập, ngăn cản!

Tại hải ngoại các nơi trên Thế giới, các nơi nào có người Việt Nam cư ngụ cũng đã tuần tự nối tiếp theo trao thỉnh nguyện thư tới Quốc Hội Âu Châu,LHQ, tới các chính quyền Sở tại. Biểu tình phản đối đường lưỡi bò, chống TC xâm chiếm đảo Hoàng sa của VN, đồng bào Hải ngoại đã biểu tình trước Tòa Đại sứ,lãnh sự Trung cộng trên thế giới.

Riêng trước PALAIS DES NATIONS GENÈVE.Trong những ngày 27-28/01/2014, phong trào Yểm Trợ Liên Tôn Âu Châu do ông Lai Thế Hùng tổ chức cùng với LM Đinh Xuân Minh (Đức Quốc)và hai vị linh mục của Thụy sĩ, Hòa Thương Thích Như Điển (Đức Quốc) HT Thích Quảng Hiền (Thuỵ Sĩ), cựu thẩm phán Trần Đức Lai, Quý vị Đại diện CĐ Strasbourg Cao Tấn Hưng Nguyễn Duy Phương,các đại diện CĐ Metz Trần Minh Chiêu, Đại diện CĐ Thụy  sĩ,đại diện CĐ Đức Vũ Toại, và các nhân sĩ đã đến trước Plais des Nations Genève để họp và trao thỉnh nguyện thư, sau đó làm lễ cầu nguyện cho Việt Nam mau chóng có Tự do-Dân chủ và Nhân quyền.

Đầu năm Nguyễn Phú Trọng tỏ sự "KHÔNG HAI LÒNG" với Tập Cận Bình như thế nào?

* Tại sao Lễ kỉ niệm 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa 19.1.2014 đã bị dẹp?
* Tập Cận Bình đã nói gì với Nguyễn Phú Trọng qua đường giây nóng 22.1.2014?
* Vì đâu Bắc Kinh đang thực hiện mưu đồ được đằng chân lân đằng đầu?

Âu Dương Thệ (Danlambao) - Ngay vào đầu năm 2014 nhà cầm quyền Bắc Kinh xuyên qua tỉnh Hải Nam đã ra lệnh, các tầu quốc tế đánh cá và thăm dò trên khu vực "đường lưỡi bò" do Bắc Kinh tự đặt phải xin phép và chịu sự kiểm soát của hải quân Trung Quốc.[1] Như vậy là Bắc Kinh muốn cho thế giới biết, họ mặc nhiên đơn phương coi khu vực biển Đông thuộc hải phận của Trung Quốc (TQ) và họ có toàn quyền từ kiểm soát tới chiếm đóng và khai thác tài nguyên. Đây là hành động leo thang mới cực kì ngang ngược của Bắc Kinh không chỉ đối với VN mà cả toàn thế giới. Vì cho tới năm trước, mãi tới giữa năm Bắc Kinh mới chỉ ra lệnh cấm tầu quốc tế vào khu vực hải quân TQ tập trận ở biển Đông, có giới hạn thời gian và không gian.

TƯỞNG TẾT HẾT ĐÓI! - Ý Nga

Những Chiến Sĩ Cộng Hòa đang xuôi ngược
Tuỗi đã già, khí phách vẫn “Kinh Kha”


 

TƯỞNG TẾT HẾT ĐÓI!

Mồng Bảy phải ngủ dưới ghe
Mò tôm, kiếm tép...
Măng le hết rồi!
Làng trên xóm dưới đói ơi!
Già tìm đọt chuối, trẻ moi cá mồi*.

Cá mồi! Không phải cá mòi!
Lội sông, vớt củi… chút rồi ăn chi?
Thấy đâu bánh, mứt cầu kỳ
Thấy đâu áo mới, lì xì mà Xuân!

Ý Nga
Mồng Bảy Tết Giáp Ngọ, 6-2-2014. 
---

*Cá lòng tong để làm  mồi câu cá  lớn

Tiếng Quê - Diễm Hương


Cơn gió lạnh nào đã ghé qua
Thổi hồn tôi tận chốn quê nhà
Nơi chỉ có hai mùa mưa nắng
Ấm áp tình người chẳng phôi pha 
Mưa nhẹ rơi trên mái hiên nhà
Giọt mưa vương vấn hôn nụ hoa
Kỷ niệm tuổi thơ bên giếng nước
Nước mưa dịu ngọt, mát hơn trà 
Sáo diều bay lượn nơi xa xa
Vạt nắng che ngang lũy tre ngà
Lũ trẻ đùa vui trong sân vắng
Một góc quê nhà trong mắt ta 
Điệu hò vang vọng buổi chiều tà
Võng ầu ơ lời mẹ bay xa
Như rót vào tim từng giọt nhớ
Khắc khoải mong con bóng mẹ già 
Nhớ hàng bò bía gốc cây đa
Nhớ tô bún ốc, gánh cháo gà
Tiếng rao lanh lảnh trong đêm vắng
Gói cả quê hương mang theo ta
Khu vườn trầm lặng rợp bóng hoa
Một chiếc bàn con, một bình trà
Đắm mình trong ánh hoàng hôn phủ
Đang vui sao nhớ chuyện ngày qua

Diễm Hương

GIẢI PHÓNG: NỖI KINH HOÀNG CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM


“GIẢI PHÓNG” Nỗi Kinh Hoàng Của Người Dân Nam Việt

Ngày nay hầu như nhân loại trên khắp hoàn cầu đều lấy năm Chúa Kitô giáng sinh làm mốc định thời gian, chúng ta đang ở vào năm 2010, tức là 2010 năm kể từ ngày Chúa giáng thế. Nhiều sự kiện khoa học hay lịch sử cũng được xác định dựa trên mốc thời gian này cho dù những dữ kiện đó hoàn toàn không liên quan gì đến niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng. Chẵng hạn nhà toán học Pythagore sinh năm 580 và mất năm 500 trước Công Nguyên, Tề Hoàn Công trị vì từ năm 685 đến năm 643 trước Công Nguyên…, Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng xảy ra năm 42 sau Công Nguyên… Các văn bản bằng tiếng Anh thì dùng BC (before Christ) hoặc AD (Anno domini) để chỉ những sự kiện xảy ra trước hoặc sau Thiên Chúa giáng thế. Riêng người Việt nam chúng ta từ trong Nam ngoài chí Bắc từ sau 30 tháng tư năm 1975 lại có một mốc định thời gian mới: “hồi trước giải phóng” hay “hồi sau giải phóng”, tất nhiên người Việt mình nghe mãi rồi quen tai và không thấy gì phản cảm khi dùng hoặc nghe cụm từ này… Nhưng khi tôi vô tình dùng nó lúc nói chuyện với một đồng nghiệp người nước ngoài rằng “…after the liberation of the south…” thì ông ta sững sốt hỏi ngay rằng “… liberation from what?…” – Giải phóng khỏi cái gì? Thì tôi mới hốt hoảng với cách dùng cụm từ này để định mốc thời gian của người Việt… bởi đối với hầu hết người Việt, nhất là người miền Nam hoặc đối với cả đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 nữa, thì “giải phóng” là một nỗi ám ảnh trong cả đời người…

Lê Khắc Anh Hào - Đảng Hồ “hu ke” nhân quyền!

Ngày xưa ốm nhách, bụng teo
Ngày nay bụng bự đảng trèo lên cao
Trên đầu dân, đảng nghêu ngao
Bác Hù cùng với bác Mao Si Tùng

Muôn năm! Hò hét lung tung
Tiến lên chủ nghĩa điên khùng máu xương
Đất thiêng, hải đảo, biên cương
Đảng Hồ coi nhẹ như dường gió bay

Nhà tù đảng vẫn cứ xây
Dân nghèo vẫn cứ ăn mày kiếm cơm
Nhân quyền, dân chủ … ?! Rác rơm!
Thằng nào chống đảng… đảng gom vô tù!

Đảng Hồ là một lũ ngu
Đảng Hồ sử chép nghìn thu vẫn còn
Bây giờ chuyện nước chuyện non
Đảng Hồ còn sống, nước còn tang thương!
 
Lê Khắc Anh Hào
604 879 1179

SỰ VỖ NGỰC KỂ CÔNG VÔ LỐI - Phạm Đình Trọng

Từ khi có được chính quyền, đảng Cộng sản Việt Nam liền tự huyễn hoặc bằng một khẩu hiệu mang đầy đủ sự kiêu ngạo cộng sản, mang cả vẻ lấp lóa vàng son của những ngai vàng trung cổ và mang âm hưởng tiếng tung hô của những vương triều phong kiến: Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm.
Năm nay, mùa xuân thứ 84 đất nước chìm trong hận thù giai cấp, chia rẽ dân tộc bởi cuộc cách mạng giai cấp sắt máu khi đảng cộng sản lấy giai cấp thống trị dân tộc, xã hội đang xao xác vì tham nhũng làm trống rỗng, kiệt quệ nền kinh tế đất nước, người dân đang xót xa nhận ra máu xương và năm tháng cuộc đời bấy lâu nay họ đã mang cống hiến cho một giá trị giả và đang vô cùng hoang mang vì họ vẫn bị buộc phải theo đuổi cái giá trị giả mù mịt đó “đến cuối thế kỉ này chưa chắc đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” như lời của chính ông Tổng bí thư đảng Cộng sản đã nói với họ, thì đảng Cộng sản lại đưa ra khẩu hiệu mà giá trị thực tế còn kém xa  cả giá trị thực tế của chủ nghĩa xã hội: Đảng Cộng sản Việt Nam – người tổ chức và lãnh đạo nhân dân giành những thắng lợi vĩ đại!

Cảm nghĩ về một số vấn đề liên hệ đến VN & cộng đồng quốc tế vào cuối năm 2013 - Đặng Tấn Hậu

Vài lời về tác giả:

• Ô. Đặng Tấn Hậu tốt nghiệp cao học quản trị xí nghiệp (MBA) tại Canada vào đầu thập niên 70. Ông là một trong những người VN đầu tiên giữ vai trò giám đốc trong các xí nghiệp tầm cở ở Canada và ứng dụng điện toán vào lãnh vực quản trị.
• Hội American Management Association đã mời ông viết quyển “Làm cách nào làm việc văn phòng bằng máy điện tử” vào đầu thập niên 80. Chính quyển sách này là một trong những viên gạch đầu tiên lót đường cho sự phát triển điện toán và nền kinh tế điện tử mà chúng ta biết ngày hôm nay.
• Ô. Hậu từng là giám đốc và cố vấn cho các xí nghiệp trong các lãnh vực nghiên cứu thị trường, kế hoạch tài chánh trong suốt ba thập niên 70-80-90. Trong 15 năm gần đây, ông chuyên về ba lãnh vực “quản trị phẩm chất toàn diện”, “toàn cầu hóa” và “quản trị kiến thức”.
• Ô. Hậu là tác giả nhiều bài viết về kinh tế, tài chánh và nghiên cứu thị trường trên các tờ báo thương mại, kinh tế tại Canada.
• Ngoài lãnh vực chuyên môn, ông dành nhiều thời giờ tìm hiểu và phát triển đời sống tâm linh dựa trên tấm gương phụng sự và tinh thần bi-trí-dũng của Phật giáo.
• Hiện nay, ông đã hưu trí và dùng thời giờ để tĩnh tâm và phục vụ cộng đồng người Việt hầu chia xẻ với các thế hệ tiếp nối những gì mà ông đã thừa hưởng.
• Mặc dầu chưa bao giờ trở về VN từ ngày ông đi du học, ông Hậu luôn luôn gắn liền đời sống với quê hương. Ông thường để tâm lo lắng về sự an nguy, cơm no áo ấm, hạnh phúc của đồng bào bên nhà. Ông sinh hoạt với các cộng đồng ngoại quốc ở khắp nơi để lên tiếng và tranh đấu đòi hỏi bạo quyền CSVN trả lại tự do, nhân quyền cho mọi giới đồng bào trong nước;  cũng như đòi hỏi chế độ CSVN phải bảo vệ an ninh, sự toàn vẹn của lãnh thổ, lãnh hải và môi trường tại VN.
 
*    *    *
Lò điện nguyên tử Chernobyl nổ tại Ukraine năm 1986 không những làm thiệt hại cho người dân Ukraine mà còn lan rộng sang các quốc gia kế cận, hậu quả không thể lường được kéo dài cho đến ngày hôm nay. Tàu Deepwater Horizon chuyên chở dầu đã làm chảy dầu trên biển tại Ba Tây, không chỉ gây tai hại tại Ba Tây lại còn làm thiệt hại đáng kể cho 5 tiểu bang HK là Texas, Louisiana, Mississipi, Alabama và Florida.

Tai nạn thảm khốc không do thiên nhiên hay tạo hóa gây ra mà chính do con người tạo ra. Một hành động sai lầm của con người có thể ảnh hưởng đến toàn thế giới. Nói theo hiệu ứng cánh bướm, một cái đập của cánh con bướm có thể tạo ra cơn lốc xoáy làm bay nhà cửa của một thành phố (Edward N. Lorenz: “Can the flap of a butterfly’s wing stir up a tornado in Texas?” - Hiệu ứng cánh bướm/Butterfly Effect). Một quyết định sai lầm của nhà cầm quyền CSVN có thể xóa bỏ VN trên bản đồ thế giới. Vì thế, chúng ta không thể đứng nhìn căn nhà VN đang cháy mà không lên tiếng báo động cho toàn dân và thế giới biết để mà cứu nguy dân tộc VN.

Trần Trung Đạo: Hiểm họa Trung Quốc và bài học Tiệp Khắc

 (Quân Đức vượt biên giới vào đất Tiệp sau hiệp ước Munich)

Áo và Tiệp Khắc là hai quốc gia bị Đức cưỡng chiếm đầu tiên ngay cả trước khi Thế chiến thứ hai bùng nổ. Trong lúc Đức chiếm Áo không gây nhiều phản ứng vì Áo có nhiều liên hệ với Đức về lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa và chính bản thân Hitler vốn là người Áo, việc cưỡng chiếm Tiệp Khắc là một biến cố lớn vì Tiệp Khắc là một nước độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và được xem là một trong số mười cường quốc châu Âu thời đó.

VIỆT CỘNG CÒN, NƯỚC SẼ MẤT - Lê Duy San

Sau năm 1975, mặc dầu thù ghét bọn Việt Cộng đến tận xương tủy, nhưng cũng có một số người, nhất là dân miền Nam, thầm phục bọn Việt Cộng đã làm được một việc mà trước kia chính phủ miền Nam Việt Nam (VNCH) đã không làm được đó là đuổi được đám Tầu Chợ Lớn ra khỏi Việt Nam. Nhưng kể từ khi chúng (Việt Cộng) bị Trung Cộng “dậy cho một bài học” vào tháng 2 năm 1979 và cưỡng chiếm quần đảo Trường Sa vào ngày 14 tháng 3 năm 1988 khiến Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư của đảng Cộng Sản Việt Nam phải lậy lục Trung Cộng xin hòa hay nói cho đúng hơn là xin hàng Trung Cộng vào năm 1990.

Việc này làm người ta nghĩ rằng việc làm của chúng trước kia chẳng có gì là đáng phục, mà trái lại còn di hại cho đất nước nhiều hơn: đó là việc chúng phải dâng Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc và cả chục ngàn cây số vuông ở miến Bắc Việt Nam, hàng trăm ngàn cây sô vuông lãnh hải trong đó cò 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng.

HÌNH ẢNH TÀI LIỆU: Hà Nội 1954 sau Hiệp định Genève chuẩn bị di cư vào Nam


bán đồ đạc chuẩn bị di cư vào nam sau khi Hiệp định Genève được công bố

TS. Nguyễn Hồng Kiên: LƯỢC THUẬT PHIÊN KIỂM ĐIỂM NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

LƯỢC THUẬT TRỰC TIẾP PHIÊN HỌP CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ: VN KIỂM ĐIỂM NHÂN QUYỀN ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT (UPR) LẦN THỨ HAI
+ THỤY SỸ: Đề nghị thực hiện nghiêm túc Công ước chống tra tấn.
Quan ngại về việc đàn áp các quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ôn hòa.
Đề nghị trả tự do cho ít nhất 30 người đã bị bắt giữ từ phiên UPR 2009 đến bây giờ.
+ HOA KỲ: “Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sách nhiễu và giam giữ những người thực thi các quyền phổ quát và tự do như tự do ngôn luận và hội họp. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo và việc sách nhiễu các nhà thờ không đăng ký vẫn tiếp diễn.
“Chúng tôi lo ngại về các hạn chế đối với việc thành lập công đoàn độc lập, việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và việc chính quyền sử dụng lao động bắt buộc.
“Chúng tôi cũng thất vọng vì Việt Nam đã ngăn cản xã hội dân sự tham gia vào tiến trình UPR nói chung.
“Chúng tôi khuyến cáo Việt Nam:
1. Xem xét lại luật an ninh quốc gia đang được dùng để trấn áp các quyền phổ quát và thả không điều kiện tất cả các tù nhân chính trị như Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, các ông Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức.
2. Bảo vệ các quyền của người công nhân đã được quốc tế công nhận và thực thi luật cấm cưỡng bức lao động; và
3. Nhanh chóng phê chuẩn và thực thi Công ước Chống Tra tấn.” (Theo BBC)

Phân giải Đạo Lý Việt qua sự tích “Bánh Chưng, Bánh Dày” - Nguyên Khang

            
Dẫn nhập:

Sự tích “Bánh chưng, Bánh Dày” từ thời vua Hùng Vương thứ 18 cho tới ngày nay,  đã là người Việt thì ai ai cũng nhớ vì mỗi dịp xuân về tết đến, nhà nhà đều có bánh chưng làm vật phẩm dâng lên ban thờ Tổ Tiên cúng các Cụ. Và từ xưa cụ đồ VN đã để lại trong nhân gian câu đối tết như sau:

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,
Cây Nêu, tràng pháo, Bánh Chưng Xanh”.

Vì vậy, kẻ hạ không cần thiết phải viết lại truyện tích trong bài viết này, chỉ xin tóm tắt cái đại ý của sự tích “Bánh Chưng, Bánh Dày”, có người còn gọi là “Tiết Liêu truyền kỳ”.

 Đại ý truyện như sau:

(Thời điểm lịch sử của Tiết Liêu còn gọi là Lang Liêu truyền kỳ có nhiều huyền thuyết khác nhau. Tuy nhiên trong bài phân giải này không chú ý tới thời điểm của lịch sử mà chỉ muốn nêu lên cái “Đạo Lý Vuông Tròn” qua biểu tượng “Bánh Chưng, Bánh Dày”).

Vua Hùng Vương thứ 17 có năm vị Hoàng tử. Ngài muốn tìm người thừa kế ngôi vị, nhưng phân vân không biết lựa chọn ai cho xứng đáng nên nảy ra ý định thử thách các hoàng tử để tìm người có đủ đức tin mà trao ngôi báu. Vua cha bèn triệu tập các Hoàng tử cùng các quan đương triều, rồi phán rằng: Ta muốn tìm người thừa kế ngôi vị sau này, nhưng trong năm vị Hoàng tử, Ta khó định quyết nên Ta ra một điều kiện cho năm Hoàng tử là:

XUÂN PHAI - Phạm Thị Minh-Hưng


Hai ông già tóc bạc
Đứng ngơ ngẩn nhìn nhau
Mùa Xuân đi qua ngõ
Sương sớm lạnh mái đầu...

Hôm nay Mùng Bẩy Tết
Nàng Xuân đã đi đâu
Cháu con giờ xa tít
Hoa Xuân vẫn tươi màu

Tóc bạc trắng phau phau
Bên đường nắng hồng đào
Hỏi han vài câu chuyện
Xuân nay nhớ xuân nào...

Đã biết bao mùa Xuân
Bao đổi thay trâm luân
Đời trắng đen dâu bể
Lòng đắm nỗi tái tê...

Bụi thời gian trắng đầu
Nhớ hoài ngày xưa sau
Con cháu mới xôn xao
Ngày vui sao quá mau...

Nắng rực rỡ Cúc Mai
Đào e ấp nụ hồng
Tình Xuân thoáng phôi phai
Nỗi nhớ nhung dâng đầy...

Bâng khuâng Xuân nhạt màu
Tường Vi buồn bên cửa
Gió lạnh lùng cánh lụa
Xuân phai màu xanh xao!...

Phạm Thị Minh-Hưng