Monday, 17 March 2014

Vở ca vũ kịch về Lý Tiểu Long trình diễn trên sân khấu NY

Lý Tiểu Long, một cảnh trong phim Enter the Dragon năm 1973
Lý Tiểu Long, một cảnh trong phim Enter the Dragon năm 1973
Kung Fu, một vở kịch mới của David Henry Hwang tại nhà hát Signature Theatre ở New York, bi kịch hóa những năm còn trẻ của ngôi sao võ thuật người Mỹ gốc Trung Quốc Bruce Lee, tức Lý Tiểu Long.

Bruce Lee sanh tại Hoa Kỳ nhưng lớn lên tại Hong Kong. Bruce Lee, do Cole Horibe thủ vai, được 18 tuổi và đã là một diễn viên trẻ nhiều kinh nghiệm đồng thời là một vũ công và thuần thục các môn võ thuật Trung Quốc khi anh trở về Mỹ để tiếp tục việc học.


Chuyện những chiếc cầu chưa gãy

034_3036233-600.jpg
Một chiếc cầu tại Lào Cai, một tỉnh miền núi phía Bắc.
AFP photo

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng sau khi mất có lẻ bài hát nổi tiếng nhất của ông sẽ khó làm người ta quên, với cái tựa cực “hot”, dù đi đâu ở đâu mỗi lần nhớ tới Huế thì nhớ tới ca khúc này: Chuyện một chiếc cầu đã gãy.
Chiếc cầu đã gãy ấy là cầu Trường Tiền, sáu vài mười hai nhịp, và dưới ngòi bút của người nhạc sĩ tài hoa chiếc cầu như một giấc mơ nằm trong trí nhớ chẳng những của người Huế mà còn nằm cả trong lòng những ai từng biết về Huế.
Một ngày vào thuở xa xưa trên đất thần kinh
Người bỏ công lao xây chiếc cầu xinh
Cầu đưa lối cho dân nối liền cuộc đời
Khắp cố đô dân lành an vui ca thành điệu Nam Bình
Ngày ngày cầu đã đưa em qua nhóm chợ khuya
Cầu đã đưa anh qua xới ruộng nâu
Giờ êm ái quen nghe tiếng hò Ngự Bình
Nước dưới cầu nước vẫn trong xanh như lòng người dân lành…

Tấc Đất Tấc Vàng - GS Trần Lam Giang

Bóng đen bi đát đè nặng lên cuộc sống của dân tộc ta từ hơn một thế kỷ nay. Đôi lần cũng chập chờn le lói ánh độc lập tự do giả định qua những giấc nằm mơ ngắn ngủi.

Từ sau 30 tháng tư năm 1975, dân quyền mất hết, không còn mảy may. 90 triệu đồng bào sống đời chông chênh bất an trên chính quê hương mình. Chông chênh chẳng phải vì nghèo, cũng chẳng phải vì thiên tai. Chỉ vì ách nước : quốc dân bị quản trị bởi chính sách ngược nhân tính, phản nhân tình.

Hiện nay, dân tộc ta lâm vào hoàn cảnh kinh tế nghèo nàn, khoa học lạc hậu. Nhược điểm này dễ bị nước giầu mạnh đem đồng tiền nổi lung lạc, áp chế. Vị trí nước ta thuận tiện cho việc lưu thông quốc tế, tài nguyên thiên nhiên nước ta phong phú trinh nguyên, công nhân nước ta đông đảo, thông minh và cần mẫn. Phong cảnh nước ta đẹp vượt bực. Những ưu điểm này kích thích lòng tham chiếm đoạt của các cường quốc. Sự hiện diện với cách thế thăm dò, dòm ngó đã không che dấu được ỳ đồ trục lợi bất chính của ngoại nhân.

Bài Học Ukraine/Crimea: Quyền Lực Cứng thắng Quyền Lực Mềm - Trần Mộng Lâm

Rất buồn là sự thực này bao giờ cũng đúng.

 Ngoại Giao mà không có khẩu súng đi kèm thì cũng chỉ là nước đổ lá môn.

Các biện pháp trừng phạt Nga trong vụ trưng cầu dân ý tại Crimea của Obama và các nguyên thủ các nước bên Ạu Châu đề ra có đưa lại kết quả nào không ?? Câu trả lời là vô ích. Crimea sẽ trở về Nga. Mỹ. Âu Châu, NATO không thể lật ngược được thế cờ. Các biện pháp bao vây kinh tế, trừng phạt, kiểm soát thông hành…v.v sẽ không đem lại điều gì cụ thể. Nga đã hiện diện tại đó và họ sẽ không rút lui bao giờ.

Đối với Nga, việc Ukraine trở thành một thành viên của khối NATO cũng quan trọng như sự kiện các  hỏa tiễn Nga tại CUBA năm 1962 đe dọa Mỹ, thời của ông TT  JF. Kennedy.

Crimea và có lẽ cả miền Đông Ukraine rất quan trọng cho việc phòng thủ của Nga.
Đây là những vị trí sanh tử của quốc gia này.

Trong vụ này, có thể nói là U.S/NATO đã tính sai nước cờ.

Kể từ năm 2000, NATO muốn kéo Georgia và Ukraine vào hang ngũ của mình. Nga không bao giờ chấp nhận điều đó. Vì thế có chiến tranh Nga-Georgia vào tháng tám năm 2008.

Trong khi đó, đối với U.S, họ có quyền lợi nào liên quan đến vùng này ?? Câu trả lời là con số Không.
Liệu Luân Đôn hoặc Nữu Ước có bận tâm về ông XYZ nào làm lãnh tụ tại Crimea đến nỗi phải gửi người và võ khí sang đây chiến đấu ?? Câu trả lời đã nằm trong câu hỏi.

Vậy thì phải chấp nhận một điều, là Crimea và có thể cả Miền Đông Ukraine sẽ bị sáp nhập vào NGA.

Các lãnh tụ Tây Phương, trong đó có ông OBAMA, sẽ lúng túng, vụng về chẳng biết xoay trở ra sao.
Nhưng những sự kiện này đối với chúng ta ở chỗ nó tạo ra một Tiền Lệ trên Thế Giới, (A Global Precedent).

Trên Thế Giới ngày nay đang có nhiều vụ tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, thí dụ như tranh chấp giữa Trung Hoa và Nhựt, Ấn Độ, Phi Luật Tân, Việt Nam…Vụ Ukraine/Crimea sẽ còn ảnh hưởng cho toàn cầu trong nhiều năm tới đây.

Người ta đang mở mắt to để nhìn vào cách các quốc gia Tây Phương hành sử trong các cuộc tranh chấp này.

Đây là thời điểm để U.S/NATO chú ý thêm về quân sự, khí giới mới.

Sự thật đáng quan ngại là ngân sách quốc phòng của U.S/NATO giảm trong khi ngân sách của Trung Cộng tăng.

Chúng ta chỉ trông mong một điều là những cuộc bầu cử sắp tới, các nước Tây Phương có thể bầu ra những lãnh tụ sáng giá hơn các người đương nhiệm.

Trần Mộng Lâm
                                                                                                            


Chỉ có tại VN: Cô giáo-học sinh chui vào túi nilon để qua suối đến trường


Người dân miền núi VN trong Thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa 
Các cô giáo chui vào những bao nilông và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao “đựng” cô giáo và kéo các cô để bơi vượt qua suối.
Một tay túm miệng bao, một tay sải nước bất chấp con suối mùa lũ đang băng băng chảy xiết. Tất nhiên các cô giáo nằm im và nín thở khi nằm trong cái “phao túi bóng” ấy.  Chuyện diễn ra ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.


Sau vụ qua cầu Chu Va ở tỉnh Lai Châu, một ông tướng công an "đỉnh cao" đã tuyến bố lý do cầu sập là "vì người Mông khi khiêng quan ngang qua cau thường đi rất nhanh" do đó  để bảo toàn tính mạng tốt nhất là người dân trong nước không nên "tiến nhanh tiến mạnh" lên những công trình xây dựng trên "thiên đàng" mà cứ nên tiếp tục đi bè, đu dây, lội nước hoặc nín thở qua sông bằng túi ny-lông.

đi bè

đu dây


lội nước
hoặc nín thở qua sông bằng túi ny-lông

Ukaina : Châu Âu trừng phạt 21 nhân vật Nga và Crimée


Biểu tình chống tổng thống Nga, trước nơi họp các ngoại trưởng Châu Âu. Ảnh chụp tại Bruxelles ngày 17/03/2014
Biểu tình chống tổng thống Nga, trước nơi họp các ngoại trưởng Châu Âu. Ảnh chụp tại Bruxelles ngày 17/03/2014
Reuters

Trọng Nghĩa
Trong cuộc họp vào hôm nay, 17/03/2014 tại Bruxelles, một hôm sau cuộc trưng cầu dân ý tại Crimée, các Ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu đã theo đúng lời đe dọa và thông qua các biện pháp trừng phạt đầu tiên nhắm vào Nga.

Trong một bản tin nhắn trên tài khoản Twitter của mình, Ngoại trưởng Lít Va Linas Linkevicius tiết lộ là Bruxelles đã quyết định trừng phạt 21 nhân vật bị xét là có trách nhiệm trong vụ Nga sát nhập vùng Crimée của Ukraina. Các biện pháp trừng phạt bao gồm việc cấm visa nhập cảnh cũng như phong tỏa tài sản.
Một số nguồn tin ngoại giao tại Bruxelles nói rõ là có 13 lãnh đạo Nga bị các biện pháp trừng phạt này.
Ngoại trưởng Linkevicius còn cho biết là Liên Hiệp Châu Âu sẽ có thêm biện pháp trừng phạt trong những ngày tới.
Như vậy, các Ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu đã cụ thể hóa điều được họ gọi là giai đoạn hai trong chiến lược « phản ứng từng bước » chống lại các hành động của Nga ở Ukraina, được thông qua hôm 06/03. Giai đoạn hai này bao gồm việc trừng phạt hàng chục quan chức Nga và Crimée.
Ngay từ khuya hôm qua, giới ngoại giao châu Âu đã thảo luận về một danh sách hơn một trăm nhân vật Nga cũng như Crimée, bị coi là đã can dự vào những hành động « đe dọa chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập của Ukraina ».
Trong danh sách này có nhiều lãnh đạo quân sự và chính trị cấp cao của Nga. Những người bị trừng phạt sẽ bị cấm nhập cảnh châu Âu, tài sản của họ ở Liên Hiệp Châu Âu sẽ bị phong tỏa.
Các Ngoại trưởng châu Âu cũng dự trù hủy bỏ một hội nghị thượng đỉnh EU- Nga vào tháng Sáu tới tại Sotchi.

Ăn Phở Hà Nội - Lê Thiệp

Cũng trên diễn đàn này, mới đây tôi đã giới thiệu về món Phở ở “quê hương tôi” qua bài “Ăn phở ở Tokyo”. Bài viết được bắt đầu trong lúc Tokyo lạnh buốt khiến tôi mơ…. về Phở và  chấm dứt bằng niềm thương nhớ phở. Dù 1 tuần lễ đã trôi qua, nhưng tôi vẫn còn ngất ngây với… phở, vừa đúng lúc tìm lại được một “tâm tình” của một người xa xứ lâu năm khi nhớ về…. phở chính gốc xứ Hà Thành. Giới thiệu luôn cho …. có anh có chị.

Cố nhà báo Lê Thiệp, ông phở 75, nổi tiếng suốt cả vùng Hoa Thịnh Đốn, một chuyên gia về phở tại Hoa Kỳ sẽ kể cho chúng ta nghe “cảm tưởng” khi ông đi ăn phở Bát Đàn, phở ngon nhất Hà Nội cùng những ghi nhận về  sự thay đổi của khung cảnh xung quanh sau hơn 50 năm ông xa cách.

Vũ Đăng Khuê

Ăn Phở Hà Nội

            Một trong những cái háo hức nhất khi đặt chân xuống phi trường Nội Bài là sẽ được ăn phở Hà Nội, phở chính gốc, phở của những ông Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân.  Đọc các vị văn sĩ của đất Hà Nội trở nên một ám ảnh lớn, một ước ao tưởng như không bao giờ có được khi còn ở miền Nam.  Cứ nghe ông Nguyễn Tuân bảo “Ôi, một giọt nước mà lóng lánh cả quê hương” thì lòng lại rộn lên, thấy mũi như đang cố hít lấy cái hương vị của một bát phở Hà Nội, bát phở trong ước mơ. Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu còn viết:

                        Phở là quà đáng quí ở đời
                        Một vài xu nào đắt đỏ mấy mươi
                        Mà đủ vị ngọt ngào thơm béo bổ

 
            
           

Hồi Ký của Một nhà văn, Một y sĩ: "Tản mạn "Từ Hòn Khói, tôi đi…"


Có lẽ trong giới văn học, những người viết văn có liên quan đến ngành nha y dược sẽ không ít đâu, tôi lẩm bẩm bấm đốt tay trong sự tự tin lập luận của mình, cho ví dụ đi chứ lị. Này nhé bà chị nuôi, dưỡng tỷ ký giả chiến trường Kiều Mỹ Duyên kể ra như sau: Cụ Nguyễn Tường Bách, cụ Trần Ngọc Ninh, cụ Hoàng Văn Đức, Trần Nguơn Phiêu, Huỳnh Hữu Cửu, Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Văn Thế, Ngô Thế Vinh, Lê Văn Châu (Trang Châu),… và tôi đếm tiếp Nghiêm Xuân Cường, Hải Đà Vương Ngọc Long, Phạm Anh Dũng, Đặng Văn Chi, Lưu Phương Lan,... và nhiều nhiều... Tôi biết nhà văn Lưu Phương Lan góp mặt trong nhóm văn Ninh Hòa, nhóm này do nhà văn Nguyễn Văn Thành thành lập năm 2012 với độ 20 hội viên, nay con số bạn văn thơ lên khá nhiều, tôi cùng là thành viên hơn 10 năm rồi, điều nhiều hội thích là mỗi người có khu đất cắm dùi riêng, email bài tới, anh Thành upload lên site. Anh chủ site này còn bỏ công ra layout "chùa" cho các thành viên in sách.

Another Deadly Knife Attack Puts China on Edge

A woman cries after her parent was killed in a knifing incident in Changsha, Hunan province March 14, 2014.
A woman cries after her parent was killed in a knifing incident in Changsha, Hunan province, China, March 14, 2014.

Just two weeks after a mass stabbing in southwest China claimed 29 lives, and days after 153 Chinese disappeared on Flight MH370, another tragedy appears to have struck the Middle Kingdom

Friday morning’s bloodshed echoed a far deadlier rampage on March 1 in the southwestern city of Kunming, which resulted in 29 deaths and more than 140 injuries. That mass murder binge was blamed by the Chinese government on separatists from the troubled northwestern region of Xinjiang, which is home to the Turkic-speaking, largely Muslim Uighur ethnic minority. All eight of the assailants were either killed or captured. Only one of the attackers’ names has been made public. A couple of days after the carnage, Chinese authorities deemed the case “solved.”Not again? On the morning of March 14, knife-wielding individuals unleashed a stabbing attack in Changsha, the capital of central China’s Hunan province. Three people were killed and two seriously injured, according to Chinese media. In addition, one suspect was shot dead by police and another was captured, reported the People’s Daily, the mouthpiece of the Chinese Communist Party. Three suspects are still at large.

Đội đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ chiếm tàu chở dầu Libya

Tàu chở dầu treo cờ Bắc Triều Tiên neo tại cảng Libya, ngày 8/3/2014.

Tàu chở dầu treo cờ Bắc Triều Tiên neo tại cảng Libya, ngày 8/3/2014.
Ngũ Giác Đài cho hay các thành viên của lực lượng đặc biệt của Hải Quân Hoa Kỳ (SEAL) đã giành quyền kiểm soát một tàu chở dầu thô bất hợp pháp từ một bến cảng nằm dưới quyền kiểm soát của phe nổi dậy ở Libya.
Bộ Quốc phòng Mỹ hôm nay cho hay là không có ai bị thương sau khi biệt kích SEAL của Mỹ xông lên “chiếc tàu vô quốc tịch, bị 3 kẻ vũ trang người Libya cướp vào đầu tháng này.
Thông báo này nói rằng Mỹ hành động sau khi có yêu cầu của chính phủ Libya và chính phủ Chypre, và được sự chấp thuận của Tổng Thống Barack Obama.
Vụ này diễn ra không lâu sau 10 giờ tối hôm qua, giờ địa phương, trong vùng biển quốc tế nằm về hướng Đông-Nam đảo Chypre.
Thông báo của Hoa Kỳ còn nói rằng các binh sĩ hải quân Mỹ giờ đang kiểm soát chiếc tàu mang tên là Morning Glory. Phía Mỹ đang sắp sửa đưa chiếc tàu dầu và hàng hóa trên tàu trở lại bến cảng ở Libya.
Chiếc Morning Glory được chất đầy dầu thô hồi đầu tháng này tại bến cảng As-Sadra của Libya, hiện đang do một lực lượng dân quân thuộc phe nổi dậy kiểm soát.
Chiếc tàu dầu trước đây là một chiếc tàu mang cờ Bắc Triều Tiên. Nhưng Bình Nhưỡng bác bỏ mọi trách nhiệm. Họ nói rằng chiếc tàu này có liên hệ với một công ty Ai Cập. Bắc Triều Tiên sau đó đã rút lại giấy đăng ký chiếc tàu.
Tàu Morning Glory đã thoát được một cố gắng của Libya để tịch thu chiếc tàu, gây ra một phản ứng dữ dội chống Thủ Tướng Ali Zeidan, khiến ông phải trốn ra nước ngoài.
Chính phủ Libya cho biết họ đã ra lệnh điều động các lực lượng đặc biệt nội trong hai tuần lễ để giành lại quyền kiểm soát bến cảng này từ tay phe nổi dậy.

TÔI LÀ PHẬT TỬ THEO CÁCH CỦA RIÊNG TÔI - Dương Thu Hương

Sau khi trả lời ông Đinh Ngọc Ninh bỗng nhiên tôi nhận được một loạt thư, hỏi:

- Bà có phải phật tử không? Chúng tôi thấy nhiều quan điểm trong bài viết của bà rất gần với lý thuyết đạo Phật.

- Nếu điều chúng tôi nghi ngờ là đúng, tại sao một người đấu tranh cho dân chủ lại có thể là phật tử ?

Câu trả lời của tôi là: Tại sao không?

Đạo Phật không biên giới. Đó là một tôn giáo thẫm đẫm tính đạo đức và triết lý. Đạo Phật cũng như bất cứ tôn giáo nào khác đều tồn tại và phát triển thông qua hằng hà sa số các cá nhân. Bất cứ cá nhân nào cũng có một gốc rễ văn hóa, cũng mang một nhãn hiệu bản thể gọi là quốc tịch. Do đó khi trong một con người cùng tồn tại song song hai tình yêu lớn: tôn giáo và tổ quốc, người đó ắt phải tranh đấu cho hai kỳ vọng, hai niềm tin.

DŨNG KHÍ - Kiều Phong (Toronto)

Tuổi tác không thành vấn đề nếu có LÒNG YÊU NƯỚC vững bước trên đường TRANH ĐẤU

Kẻ sống đến trăm tuổi, không ra gì thì chả có ích lợi gì đâu

Anh Hùng Hào Kiệt xưa nay ở lưá tuổi Thanh Xuân mới ngầu

Anh Thư Triệu Thị Trinh mới tròn hai mươi tuổi

Đã khởi nghiã đánh giặc Tàu trên ba mươi trận rồi

Anh Hùng Dân Tộc Lê Lợi cũng ở lưá tuổi đôi mươi

Đã khởi nghiã và làm nên Đại Nghiệp

Anh Hùng Nguyễn Trung Trực , Anh Hùng Nguyễn Thái Học 

Lưá tuổi ba mươi khí phách dũng liệt sáng ngời

Tuổi thanh xuân, lưá tuổi đẹp nhất đời

Đó là gương sáng cho các thế hệ tiếp nối

Lê Thị Công Nhân bắt đầu tranh đấu cũng lưá tuổi sắp ba mươi

Hỡi những cụ già gần đất xa trời

Có phải cúi đầu trước các vị Anh Hùng Hào Kiệt? 

Không thể câu nệ tuổi tác

Xin hãy tự vấn Lương Tâm

Sống cho ra NGƯỜI không cần phải sống lâu

Mà do ở NHÂN CÁCH, hành xử ĐÁNG SỐNG !!!

Sống ÍCH KỶ  chỉ biết bản thân và gia đình thì đừng nên sống

QUỐC GIA HƯNG VONG , THẤT PHU HƯŨ TRÁCH

Biết bao nhà TRANH ĐẤU Can Trường, Dũng Liệt đầy KHÍ PHÁCH !

Kẻ hèn nầy xin được cúi đầu NGƯỠNG MỘ những đưá con yêu cuả Mẹ Việt Nam có PHẨM CÁCH !!!

KIỀU PHONG (Toronto)

Chuyện một chiếc máy bay mất tích và sinh mạng con người ở VN! - Song Chi

Báo chí trong nước và quốc tế mấy ngày nay liên tục đưa tin về vụ mất tích bí ẩn của chiếc máy bay Boeing 777-200 số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, cất cánh rời Kuala Lumpur vào lúc 0h41 ngày 8.3 (giờ địa phương) và dự kiến tới Bắc Kinh khoảng 6h30 cùng ngày. Một cuộc tìm kiếm quy mô với đủ loại máy bay, tàu cứu hộ của 10 quốc gia khác nhau được triển khai, nhưng cho đến hôm nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cũng như bất cứ dấu hiệu nào của chiếc máy bay mất tích.
Trong vụ này, nhà nước VN đã tỏ ra rất tích cực. VN huy động 10 máy bay các loại, 8 tàu hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư, chưa kể trực thăng, thủy phi cơ…, với sự tham gia của các bộ phận khác nhau từ lực lượng hải quân, Quân chủng Phòng không-Không quân, Cục Hàng không VN, Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, lực lượng QĐND Việt Nam…, sự có mặt của hàng chục ông tướng tá, thứ trưởng, chuẩn đô đốc, chính ủy…, lập Sở chỉ huy trực tiếp chỉ đạo cuộc tìm kiếm ngay tại Phú Quốc v.v…
 

Bài Thơ thay Văn tế Sào Huyệt Đã Bể

Bằng chứng bọn VGCS đội lốt sư sãi phá VNCH để lấy huân chương thằng Hồ chí Rận. Th ích minh Châu là 1. BX khi xưa (1965 và trước nữa) có giao dịch với Thích Minh Châu và ông ta bảo: Lại đây ghi danh làm Cao học Xã hội, chưa đến 2 năm VĐH Vạn hạnh sẽ cấp bằng cho. Nhưng tôi đã từ chối dù sau đó còn qua lại với ông TMC. Vợ Đoàn viết Hoạt học hành ra sao khg biết, cũng có Cao học tại VĐH VH.

Bài Thơ thay Văn tế

Sào Huyệt Đã Bể
 
Thích minh Châu! Ai ngờ ông giẫy chết!
Những năm xưa, ông bảo chỉ Mỹ giẫy chết thôi
Nào AK, lựu đạn, giấu quanh vườn
Ông mẫn cán những gì Hồ sai bảo!
 
 
Trời sinh ra ông, một người thành thạo
Ăn phía này mà phục vụ phía kia
Tam bảo nô, ông huấn luyện lia chia
Quyết tâm phá cho tan tành Chính nghĩa (1)
 
 

Easy Stomach Crunch Exercises!

During the winter, it's easy to stay home and become lazy, letting our stomach grow. But with back aches, cramps, leg and joint pain, making that belly bigger can be very uncomfortable. Here are some exercises that are not only easy and simple, but can be done inside the house so as to keep your belly tight and your health problems down. Do it to reduce back pain, reduce belly fat, tighten your belly muscles, and avoid joint pain. 
Pick a few to do for 20 minutes each day, and you'll be feeling a lot better once summer turns up again!
V Bends

1. Lay on your back with your hands and legs outstreched. The head in neutral position with a gap between the chest and chin.

2. Pull the chin and chest up towards the ceiling, contract your stomach muscles, lift your hands and legs from the floor and lift them as high as possible. 

3. Repeat 12 times for 3 sessions. If you feel you can do more, save it to the last session.
תרגיל לבטן

Nguyễn Bá Học – 1857-1921 "“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

     Nguyễn Bá Học – 1857-1921 
Cụ Nguyễn Bá Học là một nhà văn nổi tiếng tinh thông Hán học, được giới văn học xem là một trong những cây bút đầu tiên viết truyện ngắn bằng chữ quốc ngữ trong văn học Việt Nam. Ngoài truyện ngắn, cụ còn viết một số bài báo luận bàn về giáo dục. Các tác phẩm của cụ đều được tạp chí Nam Phong đăng tải và cụ đã để lại hậu thế câu danh ngôn bất hủ: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông. 
Nguyễn Bá Học sinh năm 1857 tại phủ Hoài Đức, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Cụ hai lần thi hỏng tú tài Hán học, chuyển sang tân học và sau đó dạy học suốt 31 năm ở Sơn Tây, Hà Nội và Nam Định. 

Rủi Ro của Việt Nam: không được vào TPP vì vi phạm quyền lao động

(Nguyên bản tiếng Anh: Vietnam risks TPP slot on labor reality)
 
Nguyễn Quốc Khải
Speaking Freely
Asia Times
6-3-2014
Bản dịch: Nguyễn Quốc Khải
 
Hình (gia đình): Cô Đỗ Thị Minh Hạnh đang thọ án 7 năm tù vì giúp bảo vệ quyền công nhân Việt Nam. 

Hiệp ước thương mại Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership  - TPP) do Hoa Kỳ lãnh đạo và đang được thương thuyết giữa 12 nước bao gồm Việt Nam, đòi hỏi rằng những hội viên chấp nhận và bảo vệ những điều lệ về lao động, bao gồm quyền tự do lập hội, quyền thương lượng tập thể và tuyệt đối không cho phép lao động trẻ em và cưỡng bức. Nếu những nhà thương thuyết giữ vững những đòi hỏi này, Việt Nam cần phải bị cấm không cho vào hiệp ước này.
 

NIỀM ĐAU THÁNG TƯ ĐEN - Nguyễn Thị Hồng

Không có một cuộc chiến nào mà không tổn thất và đau thương. Với cuộc chiến 20 năm tại Việt Nam đã gây ra cái chết của từ 2 đến 5 triệu người Việt. Trong số các nước đồng minh của Việt Nam Cộng hòa, người Mỹ có số thương vong cao nhất với hơn 58.000 người chết và hơn 305.000 người bị thương (trong đó 153.000 bị thương nặng hoặc tàn phế). Vào khoảng từ 4.400 đến 5.000 binh sĩ Hàn Quốc bị chết; Úc có khoảng 500 chết và hơn 3.000 bị thương; New Zealand 38 chết và 187 bị thương; Thái Lan 351 chết và bị thương; còn Philippines vẫn chưa có con số thống kê cụ thể. Tổn thất về phía Quân lực Việt Nam Cộng hòa là : có khoãng 250.000-316.000 tử trận hoặc mất tích và khoãng 1.170.000 bị thương.

SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ VIỆT NAM và CUỘC HÀNH QUÂN LAM SƠN 719

Trung Tướng (hồi hưu) James B. Vaught
Bản dịch : MX 520

Ghi chú: Trước đây đã có nhiều nguời viết về cuộc hành quân Lam Sơn 719 tấn công vào các mật khu của Cộng sản Bắc Việt đặt trên đất Hạ Lào do QLVNCH hoạch định và thi hành với các đại đơn vị thuộc QĐ 1, được tăng cuờng bằng 2 SĐ Tổng trừ bị Nhảy Dù và TQLC. Những bài viết ấy , phần vì quá sơ luợc, phần vì thiếu nhiều chi tiết chính xác từ những cấp chỉ huy, thế nên gần 30 năm qua cuộc hành quân Lam Sơn 719 vẫn còn là một đề tài gây nhiều chú ý và tranh cãi. Trung tuớng Hoa Kỳ hồi hưu James B. Vaught, lúc ấy tham dự cuộc hành quân LS 719 trong cuơng vị Cố vấn truởng SĐ ND. Sau khi rời VN, Tuớng Vaught về phục vụ tại Bộ Tư Lệnh HQ Đặc biệt Hoa Kỳ (gồm các Lực lượng phản ứng chớp nhoáng như LLĐB, Delta, Thám Sát, Nguời Nhái-Navy Seal). Ông từng chỉ huy cuộc đột kích Operation Eagle Claws, giải cứu con tin Mỹ bị Iran cầm tù năm 1978 –tuy bị bỏ dở nửa chừng- và các chức vụ liên quan đến hoạt động chiến tranh đặc biệt ngoài quy uớc tại nhiều mặt trận khác như Bosnia, Kosovo và Iraq. Xin giới thiệu bài viết ngắn sau đây của tuớng Vaught để biết cái nhìn “chính xác” của 1 sĩ quan cao cấp Mỹ về khả năng, tinh thần chiến đấu của SĐ Nhảy Dù, nói riêng và QLVNCH, nói chung lúc đó.
*

Trẻ con thì biết cái gì

Người dân Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm lược.
Khi mà người ta bị mắng oan thì luôn có một tâm trạng hậm hực, rồi dẫn đến sự kháng cự âm thầm. Vì không thể thuận phục với cách hành xử sai trái và ngang ngược đó được. Nhất là hành vi mắng mỏ lại có hàm ý coi thường, miệt thị. Xã hội ngày nay chỉ chấp nhận sự đối đãi bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở luật pháp chung. Có như vậy thì mới mang lại không khí thuận hoà và ổn định được. Nền hoà bình sẽ nở hoa kết trái ngay trên chính mảnh đất mà người ta coi trọng sự tự do bình đẳng.

Chủ nhật buồn - Phan Hạnh

Chắc bạn già gần bảy bó còn nhớ ca sĩ Connie Francis hát bài Never On Sunday trong thập niên 1960 khi bạn còn đi học, khi bạn mới vừa biết yêu. Bài hát “Hôn em ngày nào cũng được trừ ngày Chủ Nhật” thịnh hành thời ấy, tôi chỉ nghe và cảm thấy nó vui vui hay hay, cũng bắt chước bạn bè hát theo sẵn dịp luyện giọng phát âm Anh ngữ. Nghe và tưởng tượng đó là lời của người yêu nói với mình.
Oh, you can kiss me on a Monday a Monday a Monday is very very good
Or you can kiss me on a Tuesday a Tuesday a Tuesday in fact I wish you would
Or you can kiss me on a Wednesday a Thursday a Friday and Saturday is best
But never ever on a Sunday a Sunday a Sunday cause that's my day of rest…
 

Không có đồng bào, không có đồng chí, chỉ có đồng lõa !!!

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 191 (15-03-2014)

Trong cuộc sống của loài người, có nhiều mối dây liên kết diễn tả qua chữ “đồng”, như đồng môn, đồng hương, đồng đạo, đồng nghiệp…, nhưng có lẽ hai mối dây liên kết được người Cộng sản đề cao nhiều nhất là đồng bào và đồng chí, không những tại Việt Nam mà ở toàn thể các nước phe xã hội chủ nghĩa. Ta hãy nghe lại một đoạn trong lá thư của ông Hồ Chí Minh viết vào tháng 10-1944: “Toàn quốc đồng bào! Toàn thể đồng chí! Tháng 8 năm 1942, tôi vâng lệnh Đoàn thể đi cầu ngoại viện. Chẳng may gặp sự hiểu lầm ở ngoài, làm cho đồng bào, đồng chí lo phiền cho tôi hơn một năm giời. Vậy, một mặt thì tôi phải thừa nhận vì tôi hành động không đủ khôn khéo để đồng bào, đồng chí phải phiền lòng, một mặt thì tôi rất cảm ơn lòng thân ái của đồng bào, đồng chí đối với tôi. Trong sự rủi lại có sự may. Nhân dịp ở ngoài mà tôi hiểu rõ tình hình thế giới và chính sách của các hữu bang, trước hết là Trung Quốc. Nay tôi mang về cho đồng bào, đồng chí một món quà cực kỳ quý báu, tức là lòng đồng tình sốt sắng của 450 triệu đồng bào Trung Quốc đối với 25 triệu đồng bào Việt Nam về cái tin Trung Quốc sẽ tích cực giúp đỡ cuộc dân tộc giải phóng của chúng ta….” (Hồ Chí Minh toàn tập, t.3). Ngoài ra, ông Hồ còn vô số thư gởi đồng bào các giai tầng, các sắc tộc và các tôn giáo. Sau cuộc chia đôi đất nước, ông ta lại luôn nói về đồng bào miền Nam. Tác giả Phạm Thị Thắng, trong bài “Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà”, có kể câu chuyện như sau: “Năm 1962, đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, do giáo sư Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu đến thăm Bác. Hôm đó đoàn tặng Bác rất nhiều quà quý… Khi nhận quà, Bác rất xúc động, một đồng chí trong Ban bí thư Trung ương thưa với Bác: “Thưa Bác, Bác có quà gì tặng miền Nam không ạ?”. Tất cả mọi người hồi hộp chờ đợi xem Bác tặng quà gì cho miền Nam. Bác vẫn đứng im nhìn mọi người âu yếm, rồi Bác nói: “Bác chẳng có cái gì để tặng cho đồng bào miền Nam cả. Bác chỉ có cái này”. Bác đặt tay lên ngực của mình, nơi con tim đang đập và nói: “Quà Bác tặng cho đồng bào và chiến sĩ miền Nam đây! Hình ảnh miền Nam yêu quý luôn luôn trong trái tim tôi”. Ngỡ như lãnh tụ CS họ Hồ chỉ có hai tâm tình sâu đậm là tình đồng chí và tình đồng bào!

Bao giờ anh thôi sống hèn? - Nguyễn Thị Từ Huy


  

Hôm nay tôi đọc được bài báo « Xem nông dân Hưng Yên kéo bừa thay trâu », ở link này :

và thấy những hình ảnh người nông dân, trong thời đại được tuyên bố là công nghiệp hóa, phải dùng sức mình kéo bừa. Và nhất là, phụ nữ phải thay trâu kéo cày, như thế này :

Đàn ông các anh, nhìn cảnh này có nghĩ gì không, có cảm thấy gì không ?

Các anh nói gì khi đặt hình ảnh này cạnh câu khẩu ngôn được treo khắp mọi vùng miền trên đất nước này : « Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, hạnh phúc » ?

Hay là các anh sẽ chẳng nghĩ gì, chẳng cảm thấy gì, chẳng nói gì hết và chẳng làm gì hết? Chẳng làm gì hết trước việc những người phụ nữ của mình bị bán đi làm nô lệ tình dục cho đàn ông nước ngoài, chẳng làm gì hết trước việc những người phụ nữ của mình phải làm cái công việc vốn là của con trâu (than ôi, dưới thời phong kiến phụ nữ không phải kéo cày), chẳng làm gì hết khi những người phụ nữ của mình bị đẩy ra đường, bị bỏ đói, bị đối xử bất công (trường hợp của Nhã Thuyên, của cô Nguyễn Thị Bình còn đang là thời sự đấy thôi). Đa số các anh chẳng làm gì hết, thế nhưng ngày mồng tám tháng ba vẫn còn có thể thốt ra được những lời chúc mừng mỹ miều cho phụ nữ.

Cũng tương tự như việc đa số các anh im lặng, buông xuôi, trước những dấu hiệu rõ rệt, không thể phủ nhận, về sự lệ thuộc của đất nước này vào Trung Quốc.

Cá nhân tôi, từ những gì nhìn thấy và biết được, tôi cho rằng sở dĩ có tình trạng phụ nữ phải kéo cày như thế này, sở dĩ có sự suy thoái toàn diện của xã hội hiện nay, có sự mất độc lập quốc gia hiện nay là vì đa số đàn ông các anh hèn và quá hèn. Không phải các anh không biết, không phải các anh không thấy. Các anh thấy hết, biết hết, nhưng nhắm mắt làm ngơ, lấy im lặng và nhẫn nhục làm mục đích tồn tại. 

Tôi muốn hỏi tất cả đàn ông các anh, những người đàn ông của chúng tôi, câu này :

 « Bao giờ các anh sẽ thôi tán phét trong các quán nhậu ? Bao giờ các anh quyết định thôi sống hèn ? »

Hậu mồng tám tháng ba
Nguyễn Thị Từ Huy