Thursday, 8 May 2014

Chủ Quyền Của VN - Nguyễn P. Thúy

China puts an oil rig off Vietnam's coast
Chủ Quyền Của VN
Chủ Quyền Của VN

Hỡi dân Việt có biết
Đất Mẹ đang oằn mình
Dưới sự chèn ép của hùng binh Trung cộng
Hỡi dân Việt có nghe
Tổ quốc đang rúng động
Trước những tấn cộng thực hiện mộng xâm lăng
Ôi  Mẹ đau đớn, nhục nhằn
Tổ quốc sẽ tan hoang, biến mất
Thì dân Việt có còn mảnh đất
Nhà VN biến mất ngọn cờ
Thiên thu mang nặng mối hờn
Nhục vong quốc , hao mòn thân nô lệ …
Thiên thư nào định thế? (*)
Sao lại để giặc tung hoành
Sao không đem sức bình sinh
Đánh một trận kinh thiên động địa
Cho giặc tan hồn vía
Như ta đã từng làm
Từ khi lập quốc
Dân Việt yêu nước
Thừa Trí, Dũng, Trung
Rửa nhục nước bằng máu anh hùng Lạc Việt
Cõi Phương Nam xây dựng nghiệp ngàn năm!
Hỡi toàn dân, nay chớ ngại ngần
Hãy can đảm, đấu tranh giành sự sống
Lãnh thổ toàn vẹn, tự do, độc lập
Muốn có phải trả giá rất cao
Bằng máu đào Lạc Việt!

Nguyễn P. Thúy
May 9, 2014

*Khi Lý Thường Kit đánh Tống đã viết:
“Nam-quốc sơn hà Nam-đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ tai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!”

Los Angeles, California, USA: Biểu tình chống Trung Cộng lấn chiếm Biển Đông

Kính thưa quý vị, trước diễn biến bọn giặc tàu phương bắc đang xâm lấn lãnh hải Việt Nam qua chuyện chúng đưa giàn khoan thăm dò dầu hoả vào trong thềm lục địa của Việt Nam - bọn việt gian bán nước cộng sản hèn với giặc ác với dân chỉ phản đối lấy lệ không dám động binh để bảo vệ giang sơn lãnh hải của tiền nhân. Tôi xin đề nghị và kêu gọi  Tập Thể Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản trên toàn thế giới phản ứng xuống đường lên án bọn việt gian cộng sản bán nước và phản đối bọn tàu cộng xâm lấn lãnh hải.
Thân mến
Bắc Ninh 

Los Angeles, California, USA: Biểu tình chống Trung Cộng lấn chiếm lãnh hải của Việt Nam & chống bè lũ Việt gian Cộng sản buôn dân bán nước (Thứ Ba, ngày 6 tháng 5 năm 2014).

Trầm Trọng Lắm Rồi! – GS. Nguyễn Đăng Hưng.

Bài đọc suy gẫm: “Trầm trọng lắm rồi!” hay bài phỏng vấn của Yên Trang với Gs. Nguyễn Đăng Hưng nói về những giá trị về đạo đức bị đảo ngược và trong trường học không còn bài học về tình yêu thương con người. Hình ảnh chỉ có tính minh họa.
 

Cây cầu treo có một không hai trên thế giới ...

Cây cầu treo ở thôn Ba Cẳng (Khánh Hiệp, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) được làm từ năm 1991. Cầu (hoặc có lẽ không thể gọi là cầu) lưa thưa, nhỏ hẹp, chênh vênh, như một tấm lưới treo trên miệng Hà Bá…
Biết qua cầu là nguy hiểm nhưng hàng ngày người dân thôn Ba Cẳng vẫn bất chấp mạng sống mà di chuyển trên chiếc cầu này, bởi đây là cách giúp họ có thể qua bên kia bờ sông lao động, mưu sinh.
 
Mặt cầu treo Ba Cẳng chỉ là những cành cây lồ ô, các cây gỗ nhỏ đan lưa thưa qua những sợi dây thép được buộc ở hai gốc cây căng qua sông Chò. Do làm thủ công nên bà con phải thường xuyên sửa chữa bằng cách tự thay những cành cây mới vào những chỗ mặt cầu bị gãy, mục.
 

61 Nhân sĩ quốc tế

61 Nhân sĩ quốc tế, Giải Nobel Hoà Bình, Thượng Nghị sĩ, Dân biểu các Quốc hội trong thế giới, Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto, cùng các tổ chức Nhân quyền, Dân chủ quốc tế ký chung Thư yêu sách Nhà Cầm quyền Hà Nội trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và phục hồi Quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN, nhân Đại lễ Phật Đản Tam hợp LHQ tổ chức tại Việt Nam
Posted by pttpgqt.paris

PARIS, ngày 7.5.2014 (PTTPGQT) – Trước cuộc đàn áp liên tục và nghiêm trọng của nhà cầm quyền Hà Nội đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) kể từ ngày 1.1.2014 cho đến nay, qua đó, phong toả chùa chiền, bắt và hành hung Tăng Ni, quản chế đông đảo Huynh trưởng Gia Đình Phật tử trung kiên với Giáo hội, mà điển hình là Huynh trưởng Lê Công Cầu, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, với sự giúp đỡ của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, đã mở cuộc vận động và thông tin về thực trạng đàn áp GHPGVNTN cho LHQ, các chính phủ cùng các nhân sĩ quốc tế cũng như công luận thế giới.

Nhà thơ Do Thái gốc Việt ghi lại cuộc đời người tị nạn


JAFFA – Tại một quốc gia hiếm thấy người Á Đông như Do Thái, sự việc có người Việt Nam sinh sống là điều đáng kể, và càng đặc biệt hơn nữa khi có người bước vào nền văn chương của quốc gia này và được ngợi khen như một nhân tài mới của Do Thái.

Theo tạp chí Tablet Magazine tại Israel, cô Vaan Nguyễn, 32 tuổi, là con gái của người tị nạn Việt Nam. Cha mẹ cô nằm trong số những thuyền nhân đã rời Việt Nam bằng đường biển vào cuối thập niên 1970. Sau khi không được Phi Luật Tân cho tị nạn chính trị, gia đình cô đã được cấp quy chế tị nạn tại Israel bởi Thủ tướng Menachem Begin thời bấy giờ.


BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG CỘNG DỰNG GIÀN KHOAN DẦU TRÊN BIỂN VIỆT NAM

Inline image 1

BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG CỘNG 
DỰNG GIÀN KHOAN DẦU TRÊN BIỂN VIỆT NAM.

Hội Cựu SVSQ Thủ Đức Ontario - Ủy Ban Yểm Trợ PTDC Quốc Nội

-Để phản đối, lên án Trung Cộng đang xâm lấn lãnh hải Việt Nam, coi thường Công Ứơc Quốc Tế Luật biển của Liên Hiệp Quốc và ngang nhiên đặt giàn khoan dầu trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở phía nam đảo Hoàng Sa vào ngày 2 tháng 5, 2014 vừa qua.

-Để tiếp tay cùng với đồng bào trong nước cũng như khắp nơi trên thế giới đang sôi sục biểu tình chống lại hành vi gây hấn, bá quyền của Trung Cộng.

Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Ontario và Ủy Ban Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội sẽ tổ chức một cuộc biểu tình trước Lãnh Sự Quán Trung Cộng, số 250 St. George Street, Toronto, Ontario M5R 2N5 (Giữa Bloor St. West và Dupont St.) vào ngày Chủ nhật 11-05-2014, từ 2 giờ đến 4 giờ chiều.
Trước hiểm họa mất nước, vì sự sống còn của dân tộc, chúng tôi tha thiết kêu gọi quý đồng hương gia tham dự đông đảo cuộc biểu tình để thể hiện ý chí bất khuất chống ngoại xâm của người Việt Nam; đồng thời yểm trợ tinh thần cho cuộc tranh đấu của đồng bào trong nước hiện nay. 

Mọi chi tiết xin liên lạc Ban Tổ chức: Nguyễn Văn Tấn 416-271-0638, Nguyễn Văn Phát 647-979-5660.

Lời tiên tri của ông Ngô Đình Nhu

Chi la van de thoi gian
Cách nay nửa thế kỷ, ông Ngô Đình Nhu đã nhận định CHÍNH XÁC diễn biến của ngày hôm nay.
Ông đã viết trong tác phẩm CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM của mình về nhận định 
sâu sắc này.
http://thomasviet.wordpress.com/2011/11/03/download-chinh-d%E1%BB%81-vi%E1%BB%87t-nam/

Trung Cộng không đáng sợ

TC-Khg-dang-so-TTD

Hai cuộc chiến tranh thế giới, thứ nhất và thứ hai, gây nhiều tang tóc trong lịch sử loài người nhưng cũng để lại nhiều bài học: (1) Dù đứng trên quan điểm nào, các nhà chiến lược quân sự đều đồng ý rằng, nếu chiến tranh là chọn lựa duy nhất để bảo vệ sự sống còn của đất nước, yếu tố quyết định mà một nhà lãnh đạo phải làm là chủ động chọn thời điểm để phát động chiến tranh. (2) Chiến tranh xảy ra càng sớm càng có lợi cho các nước nhỏ vì đối với các nước nhỏ, nhanh hay chậm, trước hay sau cũng không giúp họ nhiều về kỹ thuật chiến tranh trong khi với các nước lớn một năm là thời gian dài để tăng cường khả năng quân sự. (3) Không phải chỉ nước lớn mới có quyền chọn lựa chiến tranh mà một nước nhỏ cũng có thể gây ra chiến tranh và lôi kéo các nước lớn vì quyền lợi hay vì bảo vệ quyền lợi phải tham dự vào cuộc chơi sinh tử.

Nội chiến - Ngô Nhân Dụng

Một bạn đọc viết thư phê bình dùng hai chữ “nội chiến” là không thích hợp, trong bài Bình Luận viết nhân ngày 30 Tháng Tư trên báo này, nhắc lại cảnh kết thúc hai cuộc nội chiến ở Mỹ (thế kỷ 19) và tại Việt Nam (thế kỷ 20). Ðây là một đề tài đáng thảo luận cho rõ.

Ðảng Cộng sản Việt Nam xưa nay vẫn từ chối, không dùng hai chữ “nội chiến.” Họ cấm không ai được dùng hai chữ đó khi nói tới cuộc chiến tranh Nam Bắc từ năm 1959 đến 1975. Chúng tôi đã dùng chữ “nội chiến.” Lý do không phải vì muốn khác đảng Cộng sản, mà vì khi nhìn một cách khách quan, cuộc chiến 16 năm đó, một cuộc chiến giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam, đúng là nội chiến. Chẳng khác gì những cuộc chiến giữa quân Cộng sản của Mao Trạch Ðông và quân Quốc Dân Ðảng của Tưởng Giới Thạch, quân Nam Hàn và quân Bắc Hàn, cũng đều là nội chiến. Không phải chiến tranh chống người nước ngoài, mà giữa người Việt Nam với nhau.

Why China is putting an oil rig off Vietnam coast

Associated Press By CHRISTOPHER BODEEN In this photo released by Vietnam Coast Guard, a Chinese ship, left, shoots water cannon at a Vietnamese vessel, right, while a Chinese Coast Guard ship, center, sails alongside in the South China Sea, off Vietnam's coast, Wednesday, May 7, 2014. Chinese ships are ramming and spraying water cannons at Vietnamese vessels trying to stop Beijing from setting up an oil rig in the South China Sea, according
 to Vietnamese officials and video evidence Wednesday, a dangerous escalation of tensions in disputed waters considered a global flashpoint. (AP Photo/Vietnam Coast Guard)

Related Stories
BEIJING (AP) — China has towed a deep sea drilling rig to a spot off Vietnam's coast in waters claimed by both. The rig has been escorted by a reported 70 Chinese craft that have rammed Vietnamese ships and fended them off with water cannons, raising tensions between the nations to their highest in years.

Q: Why is China doing this? A: China claims virtually the entire South China Sea and has begun acting on announced plans to drill for what is thought to be a wealth of oil and natural gas beneath those waters. The moves may also be a test of Vietnam's ability and resolve to defend its own claims, along with Washington's insistence on freedom of navigation there.

Q: Where is the rig? A: China has placed its oil rig about 130 nautical miles off Vietnam's coast in waters already identified by Hanoi for exploration but not yet offered to foreign petroleum companies. Vietnam argues the territory is clearly within its continental shelf. China's argument is based on its historic claim to most of the South China Sea and on the rig's proximity to nearby Paracel Islands, which are also disputed.

Q: What are the legal arguments? A: China's move appears to go against the spirit of both U.N. conventions and agreements Beijing has with Southeast Asian nations that call for nations not to unilaterally engage in conduct that escalates disputes or jeopardizes a resolution to competing claims of sovereignty. The agreements, however, are hazy and unenforceable and China has ignored past commitments while rejecting calls for international mediation.

Q: What about the timing? A: China said the rig is a routine and logical outgrowth of a long-developing oil exploration program. However, its deployment follows a visit to the region by President Barack Obama during which he criticized China's moves to back its claims in the South China Sea and reaffirmed U.S. support for ally Japan in another territorial dispute in the East China Sea. Coming on top of U.S. plans to bulk-up its Asian presence, the remarks left China thoroughly displeased. It also comes ahead of this weekend's summit of the 10-nation Association of Southeast Asian Nations that includes both Vietnam and the Philippines, with whom China is also feuding over maritime claims. Beijing has been accused of meddling in the fragile grouping before, mainly to further its strategy of preventing the bloc from putting up a united front against China's territorial claims.

Q: What is China's end game? A: China's ultimate goal is to displace the United States as the region's dominant military power and draw its neighbors further into its economic and cultural orbit. Forceful measures to assert its South China Sea claims help build its clout, and there appears little likelihood of China backing away in the face of complaints, much less making concessions on territorial matters.

Q: What are Vietnam's options? A: Vietnam has significantly boosted spending on its military in recent years, but is heavily outgunned by China. While it has shown a willingness to fight China in the past, the economic stakes are higher now and it has little to gain from initiating a shooting war. Hanoi is trying to rally international support against China as an aggressor — charges that resonate with many in the region and the United States. But it lacks the solid alliance with the U.S that countries like Japan and the Philippines have as they confront China. It may now join Manila in perusing a legal challenge against China's sovereignty claims in an international tribunal, but it's unclear whether the prospect of this would be enough to persuade China to withdraw the rig.

Cù Huy Hà Vũ tuyên bố sẽ trở về Việt Nam trong thắng lợi



Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ phát biểu trong cuộc họp báo hôm 6/5 tại trụ sở Quốc hội Mỹ. (Ảnh: Khải Nguyễn)
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ phát biểu trong cuộc họp báo hôm 6/5 tại trụ sở Quốc hội Mỹ. (Ảnh: Khải Nguyễn)
Một nhà bất đồng chính kiến được Việt Nam phóng thích trước thời hạn cho sang Mỹ trị bệnh kêu gọi chính phủ Mỹ, trong cuộc đối thoại nhân quyền thường niên với Việt Nam năm nay, áp lực Hà Nội bỏ các điều luật ‘phản nhân quyền’, luật hóa Công ước Liên hiệp quốc Chống tra tấn, và thả tù nhân lương tâm.

Khuyến nghị của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ được đưa ra trong cuộc họp báo hôm 6/5 tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ.


BẢN TÌNH CA CỦA MỘT NGƯỜI TỊ NẠN - tudo NGUYỄN VĂN LUẬN

Cái cầu thứ 2 là cầu Hiền Lương chia đôi Nam, Bắc khi xưa. Trên cầu chúng ta thấy một số tù binh cộng sản được chính quyền Miền Nam áp giải trả cho cộng sản Bắc Việt. Còn một số khác đứng dưới cầu, mặc đồ đen, quàng khăn trắng là những tù binh xin được ở lại Miền Nam, họ được tự do đi lại 

mime-attachment

Hai năm sau ngày đất nước chia đôi, từ miền Bắc hoang tàn, tôi lặn lội tới vùng giới tuyến mong vượt thoát vào miền Nam tự do. 

Lần tới gần sông Bến Hải, đêm tối âm u bờ Bắc, tôi đã nhìn thấy cầu Hiền Lương vì bờ Nam rực sáng ánh đèn. Trên cột cờ cao vút, bóng cờ vàng sọc đỏ lung linh. Giọng ca ngọt ngào từ loa treo vọng về miền Bắc: 

"...sông Bến Hải là nơi chia cắt đôi đường... 
hỡi ai... lạc lối... mau quay... về đây ...!"

Bố tôi là một địa chủ. . .lạc quan ! - Nguyễn Trọng Hoàn



 Viết như một nén nhang để tưởng nhớ đến bố tôi, một nạn nhân của cuộc Cải Cách Ruộng đất. Cũng để riêng tặng ông Anh Cả của tôi... 


Bố tôi chết già ở tuổi gần 90. Họ hàng tôi đều có chung một nhận xét: Sở dĩ cụ trường thọ như vậy là vì cụ lạc quan.


Quê tôi ở Ninh Bình, một vùng chiêm trũng, bố tôi là một địa chủ cở lớn. . .Vào những năm đầu của thập niên 50, khi mặt trận Điện Biên Phủ đang bước vào giai đoạn gay cấn, để khích lệ những cán bộ, cán binh bần cố nông, ông Hồ, thông qua cải cách ruộng đất đã cướp đoạt ruộng đất của địa chủ, phát không cho cán binh. . .Chiến dịch đấu tố đã về đến vài huyện của tỉnh.


Cậu tôi, ông Dương Duy Ban là một cán bộ cao cấp đã từng ngầm khuyên bố mẹ tôi bỏ của chạy lấy người ( cái lý do tại sao cậu tôi khuyên như thế, có dịp tôi sẽ nói đến), nhưng, bố tôi vẫn cười:


Tên đường phố Sài Gòn xưa (thời Pháp thuộc) và nay (trước năm 1975)

theo Alphabet (Đốt lò hương cũ)
Nguyên Trần sưu tầm
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

(Thăng Long thành hoài cổ-Bà Huyện Thanh Quan)
Trong niềm nhớ thương khôn nguôi về quê nhà của một người Việt Nam ly hương còn nặng tình hoài cổ, tôi xin cố gom góp trí nhớ còn sót lại để ghi ra tên những đường phố Sài Gòn thời xưa cũng như các cơ quan chính quyền, cơ sở văn hóa giải trí đặc biệt trên đó vì e rằng đến một lúc nào mọi thứ sẽ mai một đi thì đáng tiếc lắm. Cho nên dù biết rằng viết về những địa hình địa vật của một thời xưa cách nay năm,sáu chục năm bằng vào trí nhớ kém cỏi của cái tuổi gần thất thập cổ lai hi là cả một khó khăn trùng điệp nhưng lòng hoài cổ trong con người tôi vẫn cố vượt mọi trở ngại nhất là với sự góp ý bổ túc đầy nhiệt tình của quý niên trưởng và các bạn nên công việc đã hoàn thành cho dù chưa được hoàn hảo. Chỉ mong ước nhỏ nhoi là qua tài liệu nầy, chúng ta tìm lại hình ảnh ngày xưa của chính chúng ta trên khắp nẻo đường của Sài Gòn đẹp lắm ! Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi! Và hơn nữa chúng ta có thể chỉ dẫn cho đàn con cháu nghe thấy về thủ đô Sài Gòn, hòn ngọc Viễn Đông, nơi mà cha mẹ, ông bà chúng đã từng một thời sinh sống và biết đâu chừng cũng là nơi đã từng gặp gỡ của ba má sắp nhỏ qua mối tình đầu.

SỰ THẬT CẦN BIẾT VỤ “TÀU SÂN BAY KHOAN DẦU” HD981 CỦA TRUNG QUỐC XÂM PHẠM VIỆT NAM - Nguyễn Ngọc Long

Mới đây, trên trang fanpage Na Son Photographer cho đăng tải một “câu hỏi” với mục đích chỉ trích việc Việt Nam không đưa “tàu ngầm lớp hộ vệ” ra ngăn chặn HD981 với nội dung như trích dẫn dưới đây:

“Một cái giàn khoan semi-sub tối tân nhất như cái trong hình này nếu tự chạy thì có thể đạt tối đa 3 hải lý/giờ. Nếu có tàu dịch vụ kéo (tug boat) thì tốc độ di chuyển cũng nhanh hơn đôi chút và khó vượt được 7 hải lý/giờ do kích thước to lớn cồng kềnh của nó.

Cái giàn CNOOC Hải Dương-981 của Tàu chắc cũng không thể di chuyển nhanh hơn. Vậy là trong mấy ngày trước nó được đưa vào biển Đông rất chậm rãi, từ từ. Nhà cháu chả hiểu khi ấy mấy cụ Đinh Tiên Hoàng (lớp hộ vệ Gepard gì đó hiện đại kinh khủng lắm) hay mấy cụ "hố đen" Hà Nội, TPHCM... đang ở đâu mà không ra cản nó lại? Tiền hàng tỷ USD của dân nhà cháu còng lưng bỏ ra không nhẽ chỉ để các cụ lượn quanh quân cảng để cho đám nhà báo chụp hình đăng bài khích lệ tinh thần?!”

Mình cho rằng đây là một câu hỏi ngô nghê, thiếu hiểu biết trầm trọng về Luật biển, Công ước Quốc tế về Luật biển; đồng thời đang đánh tráo khái niệm để kích động chỉ trích bằng những điều không thật.

Sợ hãi tinh thần VNCH, CSVN cấm các chùa Sài Gòn giữ di cốt của tướng Nguyễn Khoa Nam - SBTN

Trong những ngày trước và sau 30-4 ở Việt Nam, không khí hết sức phức tạp, đặc biệt là thái độ của công an CSVN dè dặt hẳn, cũng như không còn hô hào mừng chiến thắng xâm lược miền Nam như trước.
Tuy nhiên, việc ứng xử hèn hạ cũng như lén lút của hệ thống công an CSVN vẫn diễn ra thường xuyên. Tin mới nhất cho biết, ngay sau lễ tưởng niệm tướng Nguyễn Khoa Nam vào ngày 28-4 tại chùa Quảng Hương Già Lam của các cựu binh VNCH, với đầy đủ nghi lễ, công an CSVN đã đến chùa cũng như thân nhân của tướng Nguyễn Khoa Nam, yêu cầu phải dời di cốt đi chỗ khác, không được quàn tại chùa.
Lễ tưởng niệm tướng Nguyễn Khoa Nam do các cựu binh VNCH, trong đó có sự tham dự của người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, đã gây một tiếng vang lớn trong lòng người dân Saigon, cũng như làm nức lòng hàng trăm thương phế binh đến tham dự lễ tri ân do Nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế, Kỳ Đồng, tổ chức.
Tin tức cho biết, công an đã đi 4 người đến chùa, và gây áp lực cho thân nhân của tướng Nguyễn Khoa Nam phải mang di cốt ra, không được quàn ở chùa. Khi người nhà của tướng Nam hỏi là "nếu không quàn di cốt ở chùa, thì chúng tôi biết để ở đâu?", một an ninh cấp cao đã lạnh lùng trả lời "để ở đâu tùy các người, nhưng cấm không để ở bất kỳ chùa nào nữa".
Sư thầy của chùa Quảng Hương Già Lam cũng xác nhận là công an từ thành phố buộc dời đi, cũng như buộc chùa phải trả di cốt này cho gia đình tướng Nam, không cho quàn ở đây nữa.
Được biết khi xảy ra biến cố 30 tháng 4, 1975, tướng Nguyễn Khoa Nam đã vận bộ lễ phục trắng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa dùng súng Browning bắn vào màng tang tự sát vào khoảng 7 giờ 30 phút ngày 1-5-1975. Thi thể ông được an táng trong Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ, đến năm 1994 thì được hỏa thiêu, tro cốt để tại chùa Quảng Hương Già Lam, địa chỉ số 498/11 đường Lê Quang Định, quận Gò Vấp, Saigon.
Giờ thì tro cốt của ông không còn biết về đâu.
Tại lễ tri ân thương phế binh VNCH ngày 29-4, do Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn (38 Kỳ Đồng, Quận 3, Sài Gòn) tổ chức, hơn 400 thương phế binh VNCH đã vô cùng xúc động khi biết được lễ tưởng niệm này, có người đã khóc vì lần đầu tiên sau 39 năm, họ mới nhìn thấy những bộ quân phục và lễ nghi của quân đội mà họ phục vụ. (N. Khanh)
     
   Mời đọc thêm:
 D D Người Dân ViệtNam.

NHÀ CẦM QUYỀN CSVN CẤM CÁC CHÙA TẠI SÀI GÒN KHÔNG ĐƯỢC LƯU GIỮ DI CỐT CỦA THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM


Tin mới nhất cho biết, ngay sau lễ tưởng niệm tướng Nguyễn Khoa Nam vào ngày 28-4 tại chùa Quảng Hương Già Lam của các cựu binh VNCH, với đầy đủ nghi lễ, công an CSVN đã đến chùa cũng như thân nhân của tướng Nguyễn Khoa Nam, yêu cầu phải dời di cốt đi chỗ khác, không được quàn tại chùa.

Lễ tưởng niệm tướng Nguyễn Khoa Nam do các cựu binh VNCH, trong đó có sự tham dự của người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, đã gây một tiếng vang lớn trong lòng người dân Saigon, cũng như làm nức lòng hàng trăm thương phế binh đến tham dự lễ tri ân do Nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế, Kỳ Đồng, tổ chức.

TƯỜNG TRÌNH BẰNG HÌNH VỀ CÔNG TÁC TỰ NGUYỆN TÌM KIẾM, VIẾNG THĂM VÀ TRÙNG TU MỘ PHẦN THUYỀN NHÂN VIỆT NAM

CÓ NHÌN THẤY NHỮNG NGÔI MỘ NẦY CỦA NGƯỜI VƯỢT BIÊN NGÃ CHẾT GIỮA ĐƯỜNG MỚI THẤY GIÁ TRỊ CỦA TỰ DO  MÌNH ĐẠT ĐƯỢC NGÀY HÔM NAY;
CHẮC CHẮN CHÚNG TA KHÔNG BAO GIỜ QUÊN ĐƯỢC GIAI ĐOẠN VƯỢT SÓNG TRÊN CHIẾC GHE NHỎ TÍ SÍU GIỮA BIỂN TRỜI MÊNH MÔNG ...TRONG NỔI SỢ HẢI VÔ CÙNG ĐÓ,CON NGƯỜI CẢM THẤY MÌNH NHỎ NHEN,YẾU ĐUỐI,TỰ NHIÊN TÌM ĐẾN THƯỢNG ĐẾ,ĐẤNG LINH THIÊNG, TÙY THEO NIỀM TIN CỦA MÌNH,AI CŨNG NIỆM PHẬT BÀ CỨU KHỔ HAY ĐỨC MẸ MARIA HẰNG CỨU GIÚP...
CÓ CẦU THÌ CÓ ỨNG...CÓ TÀU THẤY ĐỨC MẸ HIỆN ,CÓ TÀU,ĐỨC PHẬT HIỆN (ĐỨC MINH ĐI TRÊN GHE NẦY)VÀ BÁO TRƯỚC  CHO BIẾT TRƯỚC SÁNG MAI SẼ ĐƯỢC TÀU NGOẠI QUỐC RƯỚC ,ĐƯA VÔ ĐẢO AN TOÀN ... ĐÚNG 100/100.

"ĐẾN ĐƯỢC BẾN BỜ TỰ DO LÀ CẢ MỘT NHIỆM MẦU "
XIN CHƯ QUÍ VỊ CÙNG ĐỨC MINH,MỖI KHI ĐỌC KINH NIỆM PHẬT,GÓP MỘT LỜI CẦU NGUYÊN HỒI HƯỚNG CHO NHỮNG NGƯỜI KHÔNG MAY NẰM XUỐNG NƠI XỨ LẠ,NGOÀI BIỂN ...

ĐỨC MINH


TƯỜNG TRÌNH BẰNG HÌNH VỀ CÔNG TÁC TỰ NGUYỆN TÌM KIẾM, VIẾNG THĂM VÀ TRÙNG TU MỘ PHẦN THUYỀN NHÂN VIỆT NAM DO VĂN KHỐ TNVN THỰC HIỆN
 
VKTNVN

Từ cuối tháng Ba đến giữa tháng Tư 2014, Văn khố Thuyền nhân VN (VKTNVN) đã thực hiện 3 chuyến công tác đến Nam Dương (Indonesia) và Mã Lai (Malaysia) với mục đích tìm kiếm, thăm viếng và trùng tu những mộ phần của thuyền nhân VN trên hai quốc gia này. Đây là một nỗ lực trong dự án chung nhằm hoàn tất việc trùng tu khoảng 2,500 ngôi mộ TNVN được tìm thấy cho đến nay ở các nước Đông Nam Á (bao gồm Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Phi Luật Tân và Hồng Kông) vào năm 2015, thời điểm đánh dấu 40 năm định cư của người Việt ở hải ngoại sau biến cố 30.04.1975.

điện biên phủ, tướng và quân - Đinh Từ Thức

Ngày 7 tháng 5, 2014, kỷ niệm 60 năm kết thức trận Điện Biên Phủ, một trận đánh nổi tiếng thế giới. Xưa nay, mỗi trận đánh lớn đều gắn liền với tên tuổi một danh tướng, dĩ nhiên là người chỉ huy bên thắng trận. Trong trận Điện Biên Phủ, đó là Tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng nói tới Điện Biên Phủ, không thể bỏ qua người đã để cho Tướng Giáp thành công, là Tướng Dwight David Eisenhower. Một bên quyết thành công bằng cách hy sinh mạng sống binh sĩ, không nương tay. Một bên chủ trương bảo vệ mạng sống quân sĩ tới mức tối đa.
clip_image002clip_image004
“Mỗi hai phút có ba trăm ngàn người chết trên hành tinh này. Bốn mươi lăm ngàn cho một trận đánh, có xá gì? Trong chiến tranh, chết không đáng kể.” (Võ Nguyên Giáp)
Người xưa từng nói, danh tướng như người đẹp, ít khi sống tới tuổi bạc đầu. Nhưng Tướng Giáp sống trên trăm tuổi, ông mới từ trần vào tháng 10, 2013, ở tuổi 102. Chỉ riêng điều này, Tướng Giáp đã là một tướng lãnh khác thường. Theo nữ ký giả người Ý Oriana Fallaci, nhờ lên tiếng công kích Mỹ từ Sai Gòn và tỏ ra có cảm tình với cộng sản, cô được phép tới thăm Bắc Việt cùng với một phái đoàn phụ nữ cộng sản Ý, và có cơ hội hiếm hoi phỏng vấn Tướng Giáp tại Hà Nội vào đầu năm 1969. Theo cô, “ông ấy ít giống những người Mac-xít khắc khổ của Hà Nội. Ông ấy luôn mặc nhung phục mới và ủi thẳng nếp; ông ấy sống trong một biệt thự thuộc địa đẹp do người Pháp xây cất với những đồ đạc thẩm mỹ của Pháp; ông sở hữu một chiếc xe hòm kính (limousine) có màn che, và tái hôn với một cô gái trẻ hơn ông nhiều tuổi. Tóm lại, ông đã có một cuộc sống chắc chắn không giống với đời sống của một nhà tu, hay của Hồ Chí Minh” (1). Tuy vậy, “đa thọ đa nhục”, vẫn theo kinh nghiệm của người xưa, sống lâu nhục nhiều, vào mấy thập niên cuối đời, tuy được coi là danh tướng anh hùng dân tộc, ông vẫn không thoát được nhiều nỗi nhục nhằn.

Thông cáo của Blogger Nguyễn Đình Hà về chuyến đi Hoa Kỳ

May 7, 2014 at 6:03pm
Theo lời mời của 2 Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ - bà Loretta Sanchez và bà Zoe Lofgren, tôi đã có chuyến công tác tới Washington DC - Hoa Kỳ từ ngày 18 tháng 4 đến ngày 7 tháng 5 để tham gia Phiên điều trần có chủ đề “Free Media in Vietnam” – “Tự do báo chí tại Việt Nam” tại Hạ viện Hoa Kỳ vào ngày 29 tháng 4 và Cuộc hội thảo “Toward a free media in Vietnam” – “Hướng tới nền báo chí tự do ở Việt Nam” tại Đài Á Châu Tự do vào ngày 1 tháng 5.

Ban tổ chức của sự kiện gồm: Đài Á Châu tự do (RFA), Phóng viên không biên giới (RSF), EFF, Access và Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (Việt Tân). Việt Tân chỉ là 1 trong 5 thành viên của Ban tổ chức sự kiện và là một tổ chức chính trị hoạt động hợp pháp theo luật pháp Hoa Kỳ và nhiều nước khác (như: Úc, Đức, Pháp, Canada, …), chứ không phải là 1 tổ chức khủng bố như truyền thông và Chính phủ Việt Nam tuyên truyền.

Ngoài hai sự kiện chính trên, tôi có các cuộc tiếp xúc với các Tổ chức phi chính phủ (NGOs) tại Washington DC và New York như: ABA, RSF, Freedom House, Freedom Now, Access, Internews, CPJ, … ; ngài dân biểu Ed Royce – chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và ngài dân biểu Alan Lowenthal – thành viên UB Đối ngoại Hạ viện, văn phòng thượng nghị sỹ Bob Corker – thành viên UB Đối ngoại Thượng viện ; tới thăm và trao đổi với bộ phận đặc trách nhân quyền khu vực Đông Nam Á tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York ; tới thăm trụ sở tập đoàn Google ở New York ; tiếp xúc và trao đổi với ngài Scott Busby – Phó Thử trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ và Bộ phận đặc trách soạn thảo điều khoản kỹ thuật của Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP của Quốc hội Hoa Kỳ.

Toàn bộ chuyến công tác này nhằm:
1. Trình bày tình hình thực tế về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet, tự do thông tin tại Việt Nam hiện nay.
2. Đưa ra 1 số kiến nghị tới chính giới Hoa Kỳ và các tổ chức NGOs, các công ty Internet nhằm bảo trợ và phát triển nền báo chí, môi trường thông tin, internet tại Việt Nam theo hướng minh bạch hơn, cởi mở hơn, khách quan hơn và chuyên nghiệp hơn.
3. Ủng hộ việc Hoa Kỳ và Việt Nam ký kết TPP theo lộ trình đã định, dựa trên những điều kiện, bao gồm:
- đảm bảo quyền lợi của cả hai nước, đặc biệt là quyền lợi của đại bộ phận dân chúng ;
- bảo đảm quyền của người lao động Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế ;
- tôn trọng và đảm bảo các giá trị phổ quát về nhân quyền (trong đó có tự do báo chí, tự do internet, tự do thông tin) ;
- cải cách hệ thống hành chính quan liêu, hệ thống tư pháp thiếu độc lập, hệ thống pháp luật cần được sửa đổi sao cho tương thích với các cam kết và chuẩn mực quốc tế về nhân quyền ;
- duy trì và phát triển quan hệ đối tác trên nền tảng minh bạch, sự tin tưởng, cùng tôn trọng các cam kết quốc tế và song phương.

Trên đây là toàn bộ thông tin của chuyến đi mà tôi xin công bố, các thông tin khác xin liên hệ với các cơ quan khác như Quốc hội Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Đài RFA, … và Việt Tân, tôi không cung cấp thêm.
Chuyến đi này của tôi là hoàn toàn công khai, hợp pháp, nếu có bất cứ vấn đề gì đối với sự an toàn của tôi và những người có quan hệ với tôi khi tôi về Việt Nam thì Chính quyền Việt Nam chịu toàn bộ trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế.

Thông cáo này làm tại Washington DC ngày 7 tháng 5 năm 2014 vào hồi 17:00, tức 05:00 ngày 8 tháng 5 năm 2014 giờ Hà Nội.