Thursday, 5 June 2014

TNS John McCan trả lời phỏng vấn đài SBTN về vấn đề Biển Đông, Trung Cộng, Việt Nam.


Sinh Viên   Cờ  Vàng...   TỔ  QUỐC TRÊN  HẾT .......
Kính Mời Quý Vị xem TNS John McCan trả lời phỏng vấn đài SBTN về vấn đề Biển Đông, Trung Cộng, Việt Nam.

Nhìn lại Thiên An Môn 25 năm sau

25 năm đã qua từ sau cuộc thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn, 04/06/1989. Cho đến nay, những hình ảnh chân thực nhất về sự kiện mới được công bố rộng rãi trên báo chí thế giới.
Theo tờ Business Insider, cuộc tuần hành của học sinh sinh viên Trung Quốc cách đây 25 năm đã phải kết thúc trong đổ máu, trở thành một dấu ấn kinh hoàng trong lịch sử phát triển của nước này. Business Insider nhận định, chính phủ Trung Quốc đã làm mọi cách để xóa nhòa dấu ấn lịch sử này, tuy nhiên điều đó là không thể.

Trong một nỗ lực hạn chế sự tưởng nhớ về một thời kỳ bạo lực, chính quyền Bắc Kinh đã phải đưa ra các biện pháp quyết liệt ngăn chặn người dân truy cập vào Google trong ngày này. Business Insider cho biết, quốc gia này cũng đã thực hiện các biện pháp để dập tắt biểu tình tương tự xảy ra.

Những hình ảnh trong quá khứ ở Trung Quốc thực sự rất đau lòng. Business Insider đã thu thập một số hình ảnh mang tính tượng trưng trong dịp kỷ niệm 25 năm sự kiện này xảy ra. 

Cuộc biểu tình bắt đầu từ tháng 4/1989, sau khi cựu Tổng bí thư Hồ Diệu Bang qua đời.

Cảnh sát Trung Quốc đang cố gắng trong vô vọng nhằm ngăn chặn đám đông sinh viên biểu tình ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 4/5/1989. Ảnh: AP

Ông Hồ Diệu Bang được rất nhiều sinh viên ủng hộ vì cho rằng ông là một nhà cải cách.

SAIGON TÔI YÊU! - thiên kim


Tôi yêu, Saigon ơi!
Những buổi mai sáng ngời
Tôi yêu thành phố nhỏ
Đầy tình  thương nơi nơi

Saigon ơi nhớ thế
Nước mắt đã tràn trề
Con đường xưa thoáng hiện
Bước chân đoàn chim di

Đường Tự Do mộng mị
Phố Lê Lợi dập dìu
Bao nam thanh, nữ tú
Chợ Bến Thành thương yêu!

Saigon đi không mỏi
Dưới hàng me lá đầy
Rắc cài  hương tóc mây
Áo vờn như bướm bay

Saigon ơi, thương qúa
Ngày tháng nào xa xăm
Bạn bè hẹn trên phố
Chúng ta cùng dung dăng

Trời Saigon còn xanh?

Hong nắng hàng phượng đỏ
Môi thiếu nữ còn xinh
Như ngày xưa chúng mình?

Còn đâu còn đâu nữa
Đoàn nữ sinh hiền lành
Có anh chàng quân nhân
Ước sao duyên sẽ thành!

Còn đâu thành phố cũ
Hiền hòa như bức tranh
Còn đâu người chiến sĩ
Oai hùng trong chinh y

Saigon ơi hẹn nhé
Ngày mai ta sẽ về
Saigon ơi hãy đợi
Thành phố sắp  hồi sinh

Thành phố  phải trả tên
Saigon ơi hãy  đợi 
Ngày mai ta sẽ về
Saigon! Ta hẹn nhau...


TK

Tình hình thật là tính hình - Trương Nhân Tuấn

Tiến thoái lưỡng nan

Kiện không dám kiện, sợ thua, mà thua thì chì lẫn chài, mất biển mất đảo, mai mốt cháu con không còn vũng nước rửa chân, 
Động binh không dám động, sai tàu cảnh sát chạy lòng vòng, phun nước cũng chẳng dám phun, sợ bị nó đánh chìm, 
Mấy thằng dân ngu khu đen, trên răng dưới dế anh hùng, đem ghe chài, bủa lưới chống giàn khoan, lãnh đạo câu giờ chờ sĩ phu hiến kế.
Cờ đang thế bí
Tể tướng nổ bạo cương ẩu gặp Phùng nguyên soái chơi thế hồi mã thuơng.
Lật gọng
Bí thư ngậm hột thị, Chủ tịch giả mù dòm lờ
Ngoài thì khó khăn, 
Gõ tới đâu cũng cửa đóng, then gài
Ngửa nón xin Mỹ, Mỹ thí cho 18 triệu, không đủ cá độ, uống XO, cà ra ô kê một tháng. 
Mẹ họ, un-cồ Sam tài phiệt kẹo quá tai.
Cúi đầu xin Nhật, Nhật biểu đợi sang năm, tàu phế thải mới cho. 
Á đù, cái thằng trọc phú lùn giàu mà bần hết biết.
Trong thì gay go
Lên sàn, chứng khoán xuống như dù không bung 
Xuống chợ, giá cả lên như diều gặp gió
Trai tráng thôn làng hết nẻo làm ăn 
Tìm đường đi bán thận
Gái gú miền quê xếp hàng bán trôn lận đận.
Xã hội tai ương, y tế thiết diện dạ xoa, giáo dục vũ loạn vô mưu, giao thông đinh la ối ả…
Quan ăn theo đường quan, 
Cướp chơi theo kiểu cướp
Kinh tế ểnh ểnh, xìu xìu, nghèo lại gặp cái eo 
Mả cha cái thằng Tung Của
Oan có đầu, nợ có chủ, thời hai cụ Đồng, Hồ không chịu đòi
Bây giờ tống đạt công hàm năm tám bắt tụi tôi phải trả ? 
Sĩ phu đâu, mưu chước quỉ thần 
Tìm đường khất nợ
Cẩm nang của cụ để lại năm chữ: "dĩ bất biến ứng vạn biến"
Biến cố vây quanh như lồng đèn kéo quân chóng mặt
Bất biến là ngồi yên, 
Đứa nào léng phéng biểu tình thì đánh què chân (như con Nga)
Thằng nào chơi ngu thì tó vào, đầy đi mút mùa (như thằng Điếu)
Mặc kệ giàn khoan cắm đâu thì cắm, hút đâu thì hút
Nó kéo đi lòng vòng rồi cũng mệt, hút riết rồi cũng hết
Bất chiến tự nhiên thành, 
Nó rút về là mình chiến thắng ăn mừng
Ngai vàng đảng ngự muôn năm..
.

TRẢ CHO TA! - Chu Tất Tiến


Trả cho ta hồ Gươm Hà Nội
Sóng mặt hồ một lớp suy tư
Ôm nỗi đau non nước mịt mù
Nhớ tiếng gọi người xưa diệu vợi
 
Trả cho ta Huế thương, Thiên Mụ
Giọng ca nào ai oán sông Hương
Tóc thề mang vai nặng trĩu hờn
Ui! Ô nhỉ! Yêu chi mà yêu rứa?

Trả cho ta Bến Thành bao chiến sử
Lịch từng tờ ghi chép tiếng quân ca
Nhìn xa xa, Nhà Hát Lớn nhạt nhòa
Có lẽ tại lệ rơi trong tim ứa?
 
Trả cho ta, hãy trả ta nắng gió
Từ Nam Quan cho đến mũi Cà Mâu
Trả cho ta dòng lịch sử nhiệm mầu
Tiếng vó ngựa Quang Trung hằn rộn vỡ
 
Trả lại đây! Tình ta yêu lúa mạ
Tự ngàn năm, đồng ruộng vẫn trong tim
Sao giờ đây, ôi, ngàn dặm im lìm?
Ôi nhớ quá! Quê hương ơi,nhớ quá!
 
Máu lệ nào lau sạch nỗi đau đây?
 

Chu Tất Tiến
(Sáng 5 tháng 6, 2014. Viết trong mơ, choàng dậy, ghi vội …)

Bức Tranh

Truyện ngắn nhân Ngày Từ Phụ
Phan Hạnh.

 
 
Chuyện xảy ra từ lâu lắm, trước thời Sài Gòn đổi tên, giờ đã đóng bụi mịt mờ trong ký ức của một ông già. Hôm đó một ngày cuối tuần, trong một lần đi phép về thăm nhà, Tuấn mượn đỡ chiếc xe Mobilette cũ của cha Tuấn để đi xem phim và đi ăn quà vặt, một thú vui Tuấn đã ghiền từ ngày còn đi học. Tình cờ, Tuấn gặp lại một người bạn lính ở Sài Gòn sau sáu năm xa cách. Tên nó khá dễ nhớ: Dương Hồng Anh…
 
Con đường Nguyễn Văn Sâm của Quận Nhì, thủ đô Sài Gòn, có lề đường rộng, rợp bóng hàng cây me già nên nhiều xe bò viên, bò bía, gỏi đu đủ bò khô cắm dùi ở đấy, sáng sớm xếp ghế bày hàng, đến tối khuya bán hết xong thì thu dẹp. Đối diện bên kia đường là một ngôi biệt thự bệ vệ, tường sơn màu xanh nổi bật. Tuấn tự hỏi tại sao trước đây Tuấn lại không để ý đến ngôi biệt thự này, cho đến bây giờ.
 

VOA: Hong Kong: Hàng vạn người thắp nến cầu nguyện kỷ niệm Thiên An Môn

Hàng chục ngàn người tham dự lễ thắp nến cầu nguyện tại Công viên Victoria ở Hong Kong, ngày 4/6/2014.
Hàng chục ngàn người tham dự lễ thắp nến cầu nguyện tại Công viên Victoria ở Hong Kong, ngày 4/6/2014.
 — Hàng vạn người tại Hong Kong ngày hôm qua kỷ niệm năm thứ 25 năm vụ thảm sát Thiên An Môn. Họ yêu cầu Trung Quốc để cho dân chúng thảo luận về những gì xảy ra trong năm 1989, và đòi Đảng Cộng sản chịu trách nhiệm đối với vụ thảm sát này. Mời quí thính giả theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật do thông tín viên Rebecca Valli của đài VOA gởi về từ Hong Kong.

Những người tham dự lễ thắp nến đi ngang qua các dấu hiệu thương tiếc có tên một số người đã bị giết hại cách đây 25 năm tại Bắc Kinh.

Một số người đến từ Hoa lục, nơi những chi tiết về những cuộc biểu tình đòi dân chủ và vụ đàn áp của chính phủ là điều cấm kị. Chỉ có thành phố tự trị Hong Kong mới có thể tưởng niệm công khai.

Nếu biến cố Thiên An Môn xảy ra hôm nay

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Một sinh viên đứng trên bục cao trong tang lễ Hồ Diệu Bang ngày 24 tháng Tư 1989, phát biểu: Đồng chí Hồ Diệu Bang vừa qua đời. Ông là một lãnh đạo trong sạch. Ông không có một chương mục ngân hàng ở nước ngoài. Con cái ông không thăng quan tiến chức chỉ vì cha là lãnh đạo đảng Cộng Sản. Hôm qua chúng ta nói về minzhu, dân chủ. Vậy minzhu nghĩa là gì? Min là “nhân dân” và Zhu là “làm chủ”. Chúng tôi muốn nhận trách nhiệm làm chủ!

Sự tiểu nhân của Tiểu Bình và điểm lật Minsky

DDKT06042014.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg9872019.jpg
Hàng ngàn sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn, Trung Quốc ngày 18 tháng 5 năm 1989. AFP
 
Như đã hẹn, Diễn đàn Kinh tế lại nhắc tới hiện trạng kinh tế của Trung Quốc, lồng trong biến cố xảy ra 25 năm trước mà đa số giới trẻ tại xứ này, và nhiều xứ khác, có thể lãng quên hoặc không biết. Đó là vụ khủng hoảng tại quảng trường Thiên An Môn vào Tháng Sáu năm 1989 khiến cả ngàn sinh viên bị quân đội tàn sát. Xin quý vị theo dõi cuộc trao đổi của Vũ Hoàng với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa, tư vấn kinh tế của đài Á Châu Tự Do.

Đại Tá Lương Xuân Việt được thăng cấp Chuẩn Tướng


Gia đình chúng tôi vừa đươc Đai Tá Lương Xuân Việt , Tư lệnh phó Sư Đoàn 1 Không Kỵ của quân đội Hoa kỳ báo tin cho biết , Việt đả đươc Chính Phủ và bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thăng cấp bậc Chuẩn Tướng Lục Quân tư ngày 20 tháng 5 năm 2014 . Đây là môt vị tướng đầu tiên , người Mỹ gốc Việt trong quân lực Hoa Kỳ . Chúng tôi trân trọng thông báo tin vui đên quý liên trưởng , quý chiến hữu , quý đồng hương . Đây là niềm hãnh diện chung cho cộng đông người Việt ty nạn cộng sản của chúng ta 
         
Thay mặt cho gia đình 
Lê Xuân Vũ
     
Để tìm tên trong danh sách dưới đây , quý vị nhìn vào ở phần giữa trang ở mục:  May 20 ,14. PN 1718 Army , đếm từ dưới đếm lên , Việt ở hàng thứ 12


May 20, 14     PN1718    Army               The following named officers for appointment to the grade indicated 
               in the United States Army under title 10, U.S.C., section 624:
                
                Colonel Francis M. Beaudette, to be Brigadier General
                 Colonel Paul Bontrager, to be Brigadier General
                 Colonel Gary M. Brito, to be Brigadier General
                 Colonel Scott E. Brower, to be Brigadier General
                 Colonel Patrick W. Burden, to be Brigadier General
                 Colonel Joseph R. Calloway, to be Brigadier General
                 Colonel Paul T. Calvert, to be Brigadier General
                 Colonel Welton Chase, Jr., to be Brigadier General
                 Colonel Brian P. Cummings, to be Brigadier General
                 Colonel Edwin J. Deedrick, Jr., to be Brigadier General
                 Colonel Jeffrey W. Drushal, to be Brigadier General
                 Colonel Rodney D. Fogg, to be Brigadier General
                 Colonel Robin L. Fontes, to be Brigadier General
                 Colonel Karen H. Gibson, to be Brigadier General
                 Colonel David C. Hill, to be Brigadier General
                 Colonel Michael D. Hoskin, to be Brigadier General
                 Colonel Kenneth D. Hubbard, to be Brigadier General
                 Colonel James B. Jarrard, to be Brigadier General
                 Colonel Sean M. Jenkins, to be Brigadier General
                 Colonel Mitchell L. Kilgo, to be Brigadier General
                 Colonel Richard C. S. Kim, to be Brigadier General
                 Colonel William E. King IV, to be Brigadier General
                 Colonel Ronald Kirklin, to be Brigadier General
                 Colonel John S. Kolasheski, to be Brigadier General
                 Colonel David P. Komar, to be Brigadier General
                 Colonel Viet X. Luong, to be Brigadier General                 Colonel Patrick E. Matlock, to be Brigadier General                 Colonel James J. Mingus, to be Brigadier General
                 Colonel Joseph W. Rank, to be Brigadier General
                 Colonel Eric L. Sanchez, to be Brigadier General
                 Colonel Christopher J. Sharpsten, to be Brigadier General
                 Colonel Christipher L. Spillman, to be Brigadier General
                 Colonel Michael J. Tarsa, to be Brigadier General
                 Colonel Frank W. Tate, to be Brigadier General
                 Colonel Richard M. Toy, to be Brigadier General
                 Colonel William A. Turner, to be Brigadier General
                 Colonel Brian E. Winski, to be Brigadier General

Sự kiện Thiên An Môn: ‘Tại sao chúng tôi phải giữ im lặng?’

VRNs (04.06.2014) – Sài Gòn – Hãng tin Telegraph cho biết, thân nhân của các công dân Trung Quốc bị bắn hạ trong vụ thảm sát Thiên An Môn 1989 đã công khai kháng cự Đảng Cộng sản như chưa từng có, trước những cố gắng nhằm bịt miệng những yêu cầu sự thật về cái chết của người thân họ trước dịp kỷ niệm 25 năm cuộc đàn áp.
Một quang cảnh ở Hồng Kong. Có đến 200.000 tham dự buổi thắp nếp cầu nguyện tưởng nhớ các nạn nhân của 25 năm trước
Một quang cảnh ở Hồng Kong. Có đến 200.000 người tham dự buổi thắp nếp cầu nguyện tưởng nhớ các nạn nhân của 25 năm trước
Trung Quốc, việc kỷ niệm công cộng về sự kiện nhà cầm quyền Bắc Kinh tấn công những người biểu tình ủng hộ dân chủ vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn vẫn bị cấm.
Hơn thế nữa, các nhà hoạt động còn cáo buộc nhà cầm quyền TQ tiến hành một chiến dịch hăm dọa trước dịp kỷ niệm 25 năm sự kiện Thiên An Môn. 
Theo số liệu từ nhóm Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc (CHRD – Chinese Human Rights Defenders), ít nhất 50 người đã bị “giam giữ, biến mất hoặc được triệu tập để cảnh sát thẩm vấn” kể từ tháng Tư, trong số đó các thân nhân của các nạn nhân..

Hồ Gươm nổi sóng! - Nguyễn Trà Vinh

http://www.thongtinducquoc.de/sites/default/files/images/tokyo-4.JPG

Tại sao đồng bào ngoài nước lại bảo vệ lá cờ (vàng 3 sọc đỏ) này một cách kiên quyết như thế !?
 
Tôi ra Hồ Gươm thật sớm, sau khi nhận được dòng tin ngắn từ Th., một người bạn thân đang sống tại Tokyo rằng sẽ có biểu tình vào trưa nay, ngày 31/5 để phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Và cũng từ người bạn này, bằng thiết bị viễn thông di động, tôi thức dậy sớm hơn mọi ngày vì nôn nao được nhìn cũng như nghe từng tiếng hô nức lòng vang dội giữa thủ đô xứ Phù Tang, nơi tôi đã trải qua một quãng đời tuổi trẻ với nhiều kỷ niệm đẹp.