Friday, 6 June 2014

Kỹ sư Vương Xuân Điềm, người sáng chế máy lọc nước biển

Thanh Phong/Viễn Đông

Kỹ sư Vương Xuân Điềm đang cho xem tạp chí Water Digest nói về sáng kiến của ông.

Vấn nạn hạn hán tại California
SANTA ANA - Con người không có nước không thể sống được, nhưng nước bẩn, nước nhiễm trùng, nhiễm độc chất nguy hiểm cũng làm cho con người dễ bệnh tật đưa đến tử vong. Nạn hạn hán đã làm cho nhiều nơi thiếu nước, trong đó California đặc biệt hạn hán nặng năm nay.

Trong khi đó, nguồn nước biển thì vô tận nhưng mặn không thể uống hay trồng trọt, vì thế từ nhiều năm trước, các nhà khoa học đã sáng chế ra máy lọc nước biển thành nước ngọt nhưng giá thành quá đắt. Một kỹ sư Việt Nam, ông Vương Xuân Điềm, sau nhiều năm nghiên cứu đã chế ra máy lọc nước biển thành nước ngọt mà giá thành rất hạ, và chúng tôi, phóng viên Viễn Đông, đã xin được tiếp xúc với ông để viết bài này, giới thiệu với quý đồng hương một phát minh rất giá trị và một kỹ sư tỵ nạn đã làm rạng danh người Việt tại hải ngoại.

Các Ông Kiệt Sức Chưa??. (Gửi Nhà Cầm Quyền Việt Nam) - Trần Mộng Lâm

Khi còn niên thiếu, tôi nhớ đã xem tại Sài Gòn một bộ phim mà tôi không biết chắc có phải là phim Mon Fils, tu seras un homme hay không. Lâu quá rồi, tôi đã quên mất cốt chuyện, nhưng có một câu trong phim mà tôi nhớ suốt đời. Câu nói đó là của một thanh niên nói với ông bố của cậu ta trong phim:

- Bố suốt đời đi tìm hòa bình với mẹ, bố không kiệt sức hay sao ??

Ông bố của người thanh niên này chỉ vì nhu nhược, không bao giờ dám trái ý  vợ, chỉ mong  gia đình êm ấm,  con gái  hạnh phúc. Kết quả mà ông nhận được  trái ngược hẳn những gì ông mong muốn, khiến cho đứa con trai phải cay đắng hỏi ông câu hỏi khó trả lời nói trên..


TẠI SAO KHÔNG NÊN DÙNG HAI CHỮ TRUNG QUỐC? - Trần Đức Dũng

(Là người Việt, hầu hết chúng ta ai cũng đã từng nghe và nói câu: “Tiếng Việt còn, Người Việt còn.” Nhưng chúng ta quên một điều vô cùng quan trọng là; tiếng Việt nô lệ, thì người Việt nô lệ. Và sự nô lệ này sẽ dẫn đến mất gốc và dân tộc bị hủy dìệt là điều không tránh khỏi.)


 Khởi đầu, những bộ tộc nhỏ sống trên vùng đồng bằng giữa hai dòng sông; Hoàng Hà phía bắc và Dương Tử phía nam, gọi nơi này là Trung Nguyên. Tức vùng bình nguyên giữa hai con sông. Trung là ở giữa. Nguyên là cánh đồng. Cho nên chữ Trung Nguyên chỉ có nghĩa là cánh đồng giữa hai dòng sông.

Hai chữ Trung Nguyên quá mơ hồ không rõ ràng, cho cả vùng rộng lớn. Trong vùng này có một địa phương, khá đông dân cư, gọi là Hoa Âm (thuộc địa phận tỉnh Hoa Nam hiện nay), nên còn được gọi là Trung Hoa. Từ đó hai chữ Trung Nguyên hay Trung Hoa thường được dùng lẫn lộn. Để phân biệt với Bắc Mạc, tức vùng sa mạc phía bắc sông Hoàng Hà, họ gọi là Trung Nguyên. Để phân biệt với Lĩnh Nam, tức vùng đồng bằng phía nam sông Dương Tử, họ gọi là Trung Hoa.

RFI/Từ cuộc đổ bộ Normandie đến hiệp ước tự do thương mại xuyên Đại Tây dương

"Một liên minh mới đang hình thành nhưng lần này để đối phó với mối đe dọa tương lai được chỉ đích danh là Trung Quốc."

Tổng thống Hoa Kỳ Obama và đồng nhiệm                           Pháp Hollande tại nghĩa trang Mỹ                           Colleville-Sur-Mer - AFP / DAMIEN MEYER

Tổng thống Hoa Kỳ Obama và đồng nhiệm Pháp Hollande tại nghĩa trang Mỹ Colleville-Sur-Mer - AFP / DAMIEN MEYER

Hoa Kỳ và Châu Âu cần phải đoàn kết trong một liên minh thương mại để tìm lại mức độ tăng trưởng cao và duy trì thế lực đối đầu với những nước đang lên. Trong bối cảnh đại lễ kỷ niệm chiến dịch đổ bộ Normandie giải phóng nước Pháp và châu Âu khỏi chế độ Đức Quốc xã, giới chính trị và doanh nghiệp hai bờ Đại Tây dương xem Trung Quốc, chứ không phải Nga, là thách thức tương lai.

Ý tưởng « đồng minh xuyên Đại Tây dương » đã được khơi dậy qua chiến dịch « Hải Vương Tinh » đổ bộ lên bờ biển Normandie phía Tây Bắc nước Pháp, ngày 06/06/1944, và được cụ thể hóa với chương trình viện trợ ồ ạt tái thiết châu Âu được đặt tên là kế hoạch Marshall ba năm sau đó.
Với nhận định này, Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Pháp và Hiệp Hội Ký ức thành phố Caen, nơi mà hàng chục ngàn dân bị thiệt mạng dưới hàng ngàn tấn bom của đồng minh, trong ba tuần xung đột giữa Mỹ và Đức, tổ chức một ngày hội thảo quy tụ sinh viên,chính trị gia, giáo sư đại học và doanh nhân chủ nhân xí nghiệp.

Ưu tư của doanh nhân và chuyên gia kinh tế hai bờ Đại Tây dương là phải nhanh chóng thông qua Hiệp định Thương mại Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương gọi tắt là TTIP (Transatlantic Trade and Investment Partnership) thiết lập vùng mậu dịch tự do rộng nhất thế giới.

Tiến trình đàm phán TTIP, gay go không kém dự án Hiệp ước Thương mại Tự do Xuyên Thái Bình dương TPP, nhưng mới ở giai đoạn đầu mà vòng thứ năm diễn ra từ ngày 19 đến 23 tháng 5 vừa qua.
Xã hội dân sự và nhiều chính khách Châu Âu than phiền không được thông tin minh bạch về nội dung đàm phán và do vậy họ lo ngại các chuẩn mực về an toàn thực phẩm trong Liên Hiệp Châu Âu sẽ không được tôn trọng một khi mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa Mỹ theo những chuẩn mực khác về chất bảo quản hay chăn nuôi.

Do bận tiếp đón các phái đoàn nguyên thủ và ngoại giao quốc tế đến Pháp dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày đồng minh đổ bộ lên Normandie, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius không đến dự hội thảo nhưng qua thông điệp truyền hình, ông nhấn mạnh đến nhu cầu hai bờ Đại Tây dương, dù quyền lợi có dị biệt đến đâu, cũng cần phải có nhau để đối phó với những cuộc khủng hoảng hiện tại. Ngoại trưởng Pháp không quên nhắc lại là chỉ một mình Hoa Kỳ và và Liên Hiệp Châu Âu không thôi đã đại diện cho gần 50% tổng sản xuất thế giới và một phần ba trao đổi quốc tế.

Cũng như trong tiến trình đàm phán hiệp định TPP xuyên Thái Bình dương với châu Á , Hoa Kỳ muốn nhanh chóng ký kết với Tây Âu hiệp định TTIP. Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ Thomas Donahue, nhân vật có thế lực vừa kêu gọi chính quyền Mỹ bỏ cấm vận Cuba, tuyên bố tại Caen : Chúng ta cần một liên minh Đại Tây dương hùng mạnh vì không thế phát triển với tỷ lệ tăng trưởng là con số không hay với 1% hay 2%.

Theo chủ tịch Phòng Thương Mại Hoa Kỳ, giải pháp hiệu quả nhất để phương Tây hùng mạnh là đạt đến thỏa thuận trao đổi thương mại tự do. Vấn đề là ở châu Âu nhất là các tổ chức bảo vệ môi trường, sức khỏe, an toàn thực phẩm không muốn hàng hóa Mỹ không theo chuẩn mực của Bruxelles tràn ngập tủ lạnh, nhà bếp, quán ăn ở châu Âu.

Nhưng tại sao phải cần một « liên minh xuyên Đại Tây dương mới » nếu chỉ để nâng tỷ lệ tăng trưởng ? Theo lập luận của cựu Thủ tướng vùng Québec tự trị ở Canada, ông Jean Charest, một người có kinh nghiệm đàm phán quốc tế thì cuộc cờ TTIP có tầm chiến lược sinh tử vượt lên trên dị biệt quyền lợi thương mại của Đại Tây dương.

Trong chủ đề thảo luận làm cách nào đem lại sức bật mới cho liên minh Đại Tây dương 70 năm sau trận Normandie và kế hoạch tái thiết hậu chiến Marshal, nhà chính trị Canada phân tích tình hình tương lai : Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế đang vùng lên trong thế giới chúng ta đang sống thì thế được thua tùy thuộc vào kẻ nào định đoạt luật chơi thương mại quốc tế.

Jean Charest nói tiếp và nói thẳng : chính vì Trung Quốc mà chúng ta phải đạt được thỏa thuận mậu dịch tự do Xuyên Đại Tây dương. Không kể tự do trao đổi hàng hóa và dịch vụ, còn có khả năng tự do đi lại cho phép các nước thành viên thu hút nhân tài, tạo hoàn cảnh đất lành chim đậu.

Không riêng Bắc Mỹ, ủy viên châu Âu đặc trách thị trường nội địa và dịch vụ Michel Barnier cùng xác quyết « cần hiệp ước TTIP » nhưng với điều kiện đối tác bên kia bờ Đại Tây Dương phải tuân thủ một số chuẩn mực về an toàn thực phẩm của Châu Âu chẳng hạn.

Alexis Jamet, chủ nhân công ty điện toán Bunkr, một doanh nhiệp trẻ nhưng đã có cơ sở tại 160 quốc gia, mong đợi cơ hội mà ông gọi là « kế hoạch Marshall thứ hai » cho phép doanh nghiệp hợp tác hoặc cạnh tranh tự do để nâng cao khả năng canh tân.

Theo AFP, các doanh nhân trẻ và sinh viên tham gia hội thảo rất hoan nghênh và mong chờ viễn ảnh trao đổi tự do này giữa hai bờ Đại tây dương.

70 năm sau khi nửa triệu quân đồng minh đổ bộ giúp châu Âu diệt Đức Quốc Xã, vì sự sống còn của các nước Tây phương, một liên minh mới đang hình thành nhưng lần này để đối phó với mối đe dọa tương lai được chỉ đích danh là Trung Quốc.

Chuyện người Nhật bị Bắc Hàn bắt cóc! - Vũ Ðăng Khuê

Vài ngày trước, tôi có ông bạn làm truyền thông đang sống ở Paris liên lạc hỏi tôi có biết chuyện Nhật Bản và Bắc Hàn vừa thỏa thuận nhau điều gì không, nếu biết thì nhờ tôi cho vài “đóng góp”. Lẽ dĩ nhiên là tôi biết, vì chuyện này suốt mấy ngày nay báo chí và truyền hình cứ nhắc đi nhắc lại “hà rầm”, các bình luận gia thời cuộc lại được dịp đăng đàn “thuyết pháp” lung tung, mỗi người một ý nhưng đều có chung một nhận định: “Kỳ này “cậu Ủn” Kim Chính Ân có vẻ khác với “tướng quân” Kim Chính Nhật nhiều”. Tôi ngập ngừng mãi và cuối cùng cũng nhận lời trả lời cho ông bạn.

Thú thật, bấy lâu nay tôi chả màng chuyện thế sự, cứ ngồi vào máy là nỗi buồn cứ thế mà tuôn ra khiến đầu óc tôi trống rỗng... Chuyện thằng hung khùng Trung Cộng hung hăng “giấc mơ đại hán”, thái độ dấm da dấm dớ, cù nhầy của đám lãnh đạo trong nước đã là một nguyên nhân khiến tôi.... chán chường. Tôi đọc và nghe khá nhiều, tôi suy nghĩ cũng nhiều nhưng vẫn chưa tìm cho riêng mình một giải pháp cho là tạm được. Bế tắc! Vì vậy, xin tạm rời xa chuyện quê hương đã “sinh” ra tôi trong “giây lát” để kể hầu quí vị chuyện đang nóng bỏng của đất nước đã “mở rộng vòng tay” dung dưỡng gia đình tôi và nhiều người Việt Nam khác. Chuyện gì thế? Chuyện mà anh bạn bên Pháp tôi muốn biết đó.

Đầu dây mối nhợ

Tháng 11/1987, cả thế giới bàng hoàng vì một máy bay của công ty Korean Airline nổ tung trên không khiến hàng trăm người thiệt mạng. Điều tra tới điều tra lui thì biết được thủ phạm chính là Bắc Hàn mà kẻ đặt bom là 1 nam, 1 nữ. Nam thì tự sát lúc bị phát hiện, còn nữ thì bị bắt khi chưa kịp “cắn răng” nhai nát viên thuốc độc kèm trong điếu thuốc hầu kết liễu cuộc đời. (*)

           
Kim Hiền Cơ – lúc bị bắt giải về Hàn Quốc

Người trẻ gốc Việt chỉ huy đào tạo lực lượng đặc nhiệm và người nhái Hải quân Mỹ

Trung Tá Hải quân Cao Hùng (giữa), Chỉ huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Người Nhái và Trục Vớt thuộc Hải Quân Hoa Kỳ
Trung Tá Hải quân Cao Hùng (giữa), Chỉ huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Người Nhái và Trục Vớt thuộc Hải Quân Hoa Kỳ

THIS IS ​RED CHINA

Thế này mà mơ thành cường quốc hay sao?
C'est terrible, con bìm bịp !

THIS IS
​RED  ​
CHINA

If You Think China's Air Is Bad, You Should See The Water

China Pollution
 

 

Phân Biệt Tôm Hùm Đực Và Tôm Hùm Cái

Bs Nguyễn Thượng Chánh

Tại Canada, từ tháng 4 tới tháng 7 hằng năm là mùa tôm hùm (homard, lobster).

Đây là một loại tôm biển.

Nên phân biệt tôm hùm lobster với một loại tôm hùm nước ngọt tương tự mà người ta gọi là crawfish hay crayfish có rất nhiều tại vùng Kentucky và Louisiana.

* * *

Lời thú tội kinh hoàng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

1* Mở bài

Ngày thứ bảy, 31 tháng 5, 2014 đài BBC đưa tin như sau:

“Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói quan hệ Việt-Trung vẫn "phát triển tốt đẹp" và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với 'mâu thuẫn gia đình'.

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Ông Thanh nói:"Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi." (Phùng Quang Thanh)