Tuesday, 17 June 2014

Việt Nam Và Việc Chế Tạo Bom Nguyên Tử - Trần Mộng Lâm

Cách đây ít lâu, khi Trung Cộng bắt đầu xâm lấn lãnh hải Việt Nam  với dàn khoan khổng lồ và các tầu hộ vệ, tôi đã viết một hai bài bình luận ngắn trong đó tôi có nêu lên một nguyên tắc là «Muốn có hòa bình, phải sửa soạn chiến tranh». Trong các bài viết ngắn đó, tôi cũng so sánh để đưa ra kết luận là các nhà lãnh đạo Việt Nam còn thua xa tên Kim Jong Un của Bắc Hàn, tuy ít tuổi,  nhưng nhìn xa trông rộng hơn bọn gọi là «đỉnh cao trí tuệ» Việt Nam nhiều.

Không ít người đã cho rằng người viết hung hăng con bọ xít, ngồi an toàn tại Montréal rồi viết nhăng viết cuội, xúi người khác đi vào chỗ chết, vì Việt Nam đã trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh rồi, không còn ai thích bom đạn nữa. Việc chê trách đó cũng làm tôi ngại ngùng, vì không muốn bị hiểu lầm là mình là một người quá khích.


Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa do Việt Nam cộng hòa xây dựng được công nhận di tích quốc gia

(TNO) Hai bia chủ quyền ở quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

 Bia chủ quyền quần đảo
                    Trường Sa của Việt Nam tại đảo Song Tử Tây
Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa của Việt Nam tại đảo Song Tử Tây - Ảnh: Trần Đăng

Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ lên tiếng về Giải pháp Dân chủ đa nguyên như vũ khí chống Ngoại xâm và Phát triển đất nước

**************************************************************************************************************************************
Logo IBIBPhòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.pttpgqt.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 17.6.2014
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ lên tiếng về Giải pháp Dân chủ đa nguyên như vũ khí chống Ngoại xâm và Phát triển đất nước



PARIS ngày 17.6.2014 (PTTPGQT) — Viện Tăng Thống vừa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế lá Thư Ngỏ của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), về Giải pháp Dân chủ đa nguyên như vũ khí chống Ngoại xâm và Phát triển đất nước để phổ biến.

Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ bên giò hoa do Phật tử dâng tặng ngày Tết
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ bên giò hoa do Phật tử dâng tặng ngày Tết

Không ai trong số họ đã hô “Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm”


Trần Trung Đạo - Vào khoảng thời gian này 84 năm trước, tức vài hôm sau Ngày Tang Yên Bái, ngày 17 tháng Sáu năm 1930, bức hình bên đây được đăng trên báo Pháp. Mười ba chiếc đầu của các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng vừa bị chém còn phơi trên bãi cỏ. Chiếc đầu được đánh dấu tròn được tờ báo ghi chú "đây là đầu của Nguyễn Thái Học".



Diplomatic Opening Is First Sign That Beijing, Hanoi Seek to De-Escalate Tensions

World News

China and Vietnam to Hold Talks Amid Standoff Over Disputed Oil Rig

June 17, 2014 7:35 a.m. ET

This video grab image taken on June 1, 2014, from a Vietnam Coast Guard ship shows the Chinese Coast Guard ship chasing a Vietnamese vessel near the site of the Chinese oil rig in the disputed waters in the South China Sea. Agence France-Presse/Getty Images

China and Vietnam will hold high-level talks on Wednesday as relations remain strained over the deployment in early May of a Chinese drilling platform to waters claimed by Hanoi and Beijing.
The meeting between Chinese State Councilor Yang Jiechi and Vietnamese Foreign Minister Pham Binh Minh in Hanoi will be the first official contact between the Asian neighbors after more than six weeks of angry confrontations.
While neither side is likely to back down in their dispute over the Paracel Islands and the surrounding waters of the South China Sea, the diplomatic opening is the first sign that Beijing and Hanoi are seeking to de-escalate a standoff that has battered their bilateral relations.
China's deployment of the rig sparked serious anti-Chinese riots in Vietnam, and one Vietnamese boat was sunk in a collision with a Chinese vessel in the vicinity of the drilling platform.
Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung has blamed China for "violating international law" through its actions in the South China Sea, but Beijing has rebuffed such criticism, saying it is entitled to conduct drilling operations within its own territory.
The Chinese envoy will meet Mr. Dung after the talks with the Vietnamese foreign minister.
"We hope that Vietnam keeps its eye on the broader picture, meets China halfway and appropriately resolves the present situation," Chinese Foreign Ministry spokeswoman Hua Chunying told reporters on Tuesday.
Hanoi is considering taking legal action against Beijing, the Vietnamese Foreign Ministry has confirmed, and Mr. Yang's visit may be designed in part to persuade Vietnam against taking such a course, which the Chinese government vehemently opposes.
Beijing has flatly rejected any involvement in an arbitration case launched by the Philippines at an independent tribunal in The Hague, and has also been critical of Vietnam whenever it has raised the issue of its dispute with China in international fora.
However, the Chinese drilling platform, which is operated by state-run China National Offshore Oil Corp., is still in the disputed area. It seems unlikely Hanoi would be willing to make any concessions until the rig has been removed. The rig is not due to end operations there until Aug. 15.
—Vu Trong Khanh and Chuin-Wei Yap contributed to this article.

HÃY CHẾT ĐI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM! - Thiên Kim


Ai cũng rơi hàng lệ thấy đồng bào cô thế
Dáng khổ gầy đen đủi, sống ê chề! 
Cầm biểu ngữ chống Tàu ô xâm lược
Đả đảo phường bán nước, đảng Cộng nô
Hồ lãnh đạo rước voi Hán dầy mồ
Trên Quê hương mình Tổ tiên  bao đời vun lộc
Mà giờ đây Nguyễn Sinh Cung một tội đồ dân tộc
Hậu duệ Lê chiêu Thống lấy họ Tầu
Hồ biến thành quỷ đỏ đem đất biển dâng chầu
Cho Hán tặc bọn quân thù truyền kiếp!
Ôi đất Tổ, quê hương mất dần... mất tiếp
Ải Nam quan giờ xa tắp đau thương!
Đất - Biển- Đảo tiền nhân đổ bao máu xương 
Xây dựng, giữ gìn,  đầy mồ hôi và nước mắt
Thế mà trong thoáng chốc!
Đảng Cộng bất lương bất trung ngu ngốc
Đã tình nguyện  dâng hiến biển đảo, đất liền
Phủ phục trước ngai Hán vương
Giặc Hồ thề tuyệt đối trung kiên 
Đem máu xương dân tộc ra lót đường trải lối 
Cho Liên xô, giúp Tàu cộng nhuộm đỏ ối giải sơn hà
Nhuộm cho da vàng hoá đỏ Hồ vẫn chưa tha!
Nghe lệnh Hán truyền quyết đem  nồi da sáo thịt 
Niềm đau là đảng Cộng nô quyết nghe theo lệnh 
Đánh người anh em dù chỉ còn sót lại ... một người
Ôi dã man, hèn hạ, vô dụng bọn đười ươi
Tổ quốc đau thương sinh lũ con tai ương tật nguyền nơi trí tuệ!
Bất tài, bất lực  làm bước tiến nước nhà đình trệ
Chỉ hữu tài liếm gót Cộng sản ngoại lai
Đảng Cộng bóc lột trần truồng người dân chỉ còn trắng đôi tay 
Quan chức thì bạc tiền chất cao che lấp cả lương tri và đạo lý
Mặc cho dân kêu gào trong vô vọng, phẫn nộ, ai bi
Đồng bào tôi còn có gì để sợ?
Nhà không còn cảnh màn trời tạm bợ
Cơm chẳng đủ ngô khoai hai bữa để cầm hơi
Nhân công bị đảng bóc lột tơi bời
Ngư nhân đảng để Tàu phù tha hồ đánh đập!
Còn gì? Còn gì cho dân tôi ? Hỡi loài man rợ
Chết đi thôi! Cái đảng Hồ ly đã qúa trơ lì
Chết đi, chết mau đi lời nguyền rủa đã thấu tới đấng uy nghi
Đảng Việt Cộng phải chết vì Việt Nam đã chịu bao tang tóc 
Ngày đảng chết: Dân Việt Nam không còn than khóc
Nụ cười xưa sẽ tìm thấy lại trên môi
Ngày Quê hương sẽ bừng lên ánh tuyệt vời
Ngày tượng Hồ sẽ bị sấp mặt vụn tan từng mảnh vỡ
Ngày vẻ vang Tổ quốc cờ Vàng bay rực rỡ
Ôi , ước mơ ngày đó sẽ đến không xa
Ngày N. sẽ huy hoàng bất tận bao la 
Tình tự Dân tộc, tình huynh đệ hoan ca
Đoàn con yêu Tổ quốc thiết tha đầy cung kính
Ngày hy vọng, ngày Quê hương nở hoa hồi sinh!
Chúng ta sẽ có...

Thiên Kim
17 Tháng Sáu 2014.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Phật Giáo, giá trị Á Đông, và dân chủ

Đức Đạt Lai Lạt Ma * Phan Quốc Tâm (Danlambao) dịch - Trong khi khát vọng dân chủ có thể biểu hiện qua nhiều cách, một số nguyên tắc phổ quát sau vốn là cốt lõi của bất cứ xã hội dân chủ nào: chính quyền đại diện (được hình thành qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng), pháp trị và trách nhiệm (được thi hành bởi một ngành tư pháp độc lập), và tự do ngôn luận (điển hình như báo chí không bị kiểm duyệt). Tuy nhiên, dân chủ còn có ý nghĩa vượt lên trên các định chế chính thức này; nó còn là tự do đích thực và sức mạnh cho mỗi cá nhân. Tôi không là một chuyên gia về chính trị học cũng chẳng phải là một người có thẩm quyền về dân chủ và pháp trị. Đúng hơn, tôi chỉ đơn thuần là một tu sĩ Phật giáo, được tu học theo phương cách cổ truyền của chúng tôi. Tuy vậy, một đời tu học Phật pháp và việc tham gia vào cuộc đấu tranh bất bạo động cho tự do của nhân dân Tây Tạng đã cho tôi một số tri kiến mà tôi muốn được bàn luận nơi đây.

XẨM CÔ HÀNG NƯỚC THANH NGOAN & TUYẾT HOA



(phóng tác cho hợp thời)

Mấy ông cộng sản kia ơi
Dừng chân đứng lại cho tôi nhủ cùng
Dân chài sống cậy Biển Đông
Nỡ đâu đảng lại dứt lòng bán trao

Bây giờ đau sót biết bao
Căm gan, tím mật kêu gào Biển luôn
Thế mà Đồng cậy Đồng khôn
Thừa cơ đem nốt bán buôn (đảng) kiếm lời

Của báu đảng ơi
Biển là của báu đảng ơi
Việt Nam không biển nước thời còn chi
Đảng ơi sao chẳng hay suy

(Chớ) cớ sao tham chẳng hay suy
Thế gian này có thiếu gì cách xoay (chứ)
Người theo lối Nhật, cách Tây

Người (mấy) theo lối Nhật, Mỹ, Tây
Cũng "sang trọng" đấy

Đảng rầy không theo

Đảng này, kiếm được bao nhiêu?

Đảng ơi, kiếm được bao nhiêu?
Đảng cam bán Biển giá bèo như cho

Mai này, cá hết, dầu khô
Giàn khoan đầy khắp thì đảng ra vô chỗ nào

Thì thôị

Đảng không bán biển, bán nước nữa

Mà giải tán để dân bầu quốc hội mới, theo dân chủ, tự túc tự cường,
Xé tan những hiệp ước bất công mà Trung Cộng đã áp chế qua bàn tay Hồ Chí Minh & Phạm Văn Đồng & và đảng.

Không, không, đảng vẫn bám
Đảng vẫn bán

Thôi về cùng với nhân dân
Đừng đi bán nước ngàn năm riếu cười

Ngày Tranh Đấu Cho Nhân Quyền và Sự Toàn Vẹn Lãnh Thổ Tại Washington DC, Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Thưa quý Đồng Hương,
 
Trước sự kiện Trung Cộng đem giàn khoan HD 981 vào Việt Nam, vi phạm chủ quyền lãnh thổ nước ta: TỔ QUỐC CHÚNG TA ĐANG LÂM NGUY. Vì vậy chúng tôi kêu gọi quý đồng bào tại Toronto và các vùng phụ cận cùng nhau kéo về Washington DC ngày thứ Tư 16 Tháng Bảy, 2014 để cùng với các phái đoàn Người Việt Quốc Gia từ nhiều nơi khác quy tụ về, chúng ta vận động Quốc Hội Mỹ thông qua đạo luật giải quyết hành động xâm lấn của Trung Cộng. Với sự phối hợp của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng và Cựu Dân Biểu Cao Quang Ánh, nhiều vấn đề và giải pháp sẽ được đưa lên để Quốc Hội Hoa Kỳ có thể hiểu được nguyện vọng của người dân gốc Việt, và giúp cụ thể tình hình Việt Nam hiện tại.
 
Chương trình ngày Thứ Tư, 16 tháng 7  như sau:

A- Sáng Thứ Tư: 9am – 12pm: Họp khoáng đại trong Quốc Hội với sự tham dự của các dân biểu, thượng nghị sĩ, và giới chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
B- Chiều Thứ Tư: 1pm – 5pm: Biểu tình ngoài trời trước Quốc Hội, với sự tham dự của các dân biểu, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và đại diện các cộng đồng Phi Luật Tân, Nhật, Mã Lai, và Trung Hoa Dân chủ.
C- Suốt ngày Thứ Tư: Từng phái đoàn sẽ được gặp riêng các dân biểu & thượng nghị sĩ để vận động chống Transpacific Partnership (TPP) cho Việt Nam cũng như thúc đẩy các luật nhân quyền và nghị quyết về Biển Đông.
Riêng chiều Thứ Ba 15 tháng 7 sẽ có cuộc họp mặt dùng cơm tối tại nhà hàng để các phái đoàn khắp nơi được gặp gỡ, chuẩn bị cho kế hoạch gặp Quốc Hội Mỹ vào ngày hôm sau.
 
Đây là dịp đặc biệt rất cần sự có mặt và tinh thần quyết tâm của tất cả đồng bào khắp nơi.
Lịch trình đi và về dự trù như sau:
             Khởi hành tại Toronto lúc 7:00 tối ngày Thứ Hai 14 tháng 07, 2014
             Ngày về:  6:00 giờ tối Thứ Tư 16 tháng 07, 2014. Xe bus sẽ ghé qua Shopping Mall để quý vị có dịp mua sắm, giờ rời Toronto và giờ về có thể sẽ thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của đa số. Chi phí xe bus, khách sạn tùy thuộc vào số người tham dự.
 
Xin điện thoại ghi danh ngay, hạn chót là ngày 1 tháng 7 để anh chị em trong nhóm tổ chức tại Toronto có thể chuẩn bị mướn xe, lo khách sạn. Ghi danh và mọi chi tiết khác, xin liên lạc:
Anh Nguyễn Văn Phép: 647-274-9282
Anh Lê Hữu Chính: 647-979-4069
Anh Đặng Thành Tiến: 613-544-9241
Email: DuyHan@rogers.com
Chân thành cảm tạ
Nhóm Vận động tại Toronto

Những bài học trong chốn lao tù - Nguyễn Trung Tôn

Nguyễn Trung Tôn (Danlambao) - Ra khỏi nhà tù Cộng sản được hơn một năm nay; bận rộn với cuộc sống gia đình nên tôi cũng không có thời gian để viết lại những câu chuyện mà tôi đã trải qua trong nhà tù. Hôm nay lưng tôi bị đau do bệnh thoái hóa đốt sống lại hành hạ. Nằm trên giường suy nghĩ về quá khứ, hiện tại và tương lai của bản thân gia đình và đất nước. Những ký ức chốn lao tù bỗng trở lại trong tôi. Tôi cố ngồi dạy ghi lại những sự kiện đáng nhớ của mình làm lưu niệm cho bản thân và những ai muốn tìm hiểu về một phần xã hội Việt Nam hiện tại ở chốn nhà giam. 

Quốc Kỳ Việt Nam qua các thời đại do Nguyễn Hà sưu khảo và minh họa

Quốc Kỳ Việt Nam đã trải qua một trang sử dài hơn 200 năm.

Suốt hơn 200 năm qua, lá cờ Việt Nam đã hình thành và thay đổi rất nhiều qua các triều đại của 13 vị Hoàng Đế nhà Nguyễn.

(Khởi đầu từ vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh năm 1803 cho đến vị Hoàng Đế cuối cùng của Việt Nam là vua Bảo Đại Nguyễn Phúc Thiền năm 1945)


Lá cờ Việt Nam cũng như tên quê huơng của chúng ta đã phải chịu nhiều ảnh huởng của thực dân Pháp khi họ đô hộ nước Nam. 


Ngày nay, lá cờ nền vàng 3 sọc đỏ là biểu tượng của TỰ DO (Freedom) cho hàng triệu con tim trong các cộng đồng người Việt Nam khắp nơi trên thế giới!


Xin mời các bạn theo dõi những hình ảnh của lá cờ Việt Nam qua các thời đại, kèm theo những lời giải thích ngắn gọn về sự hình thành của lá cờ trong mỗi thời kỳ.



Nỗi Buồn Du Học Sinh Xứ XHCN - Trần Du Sinh

Tác giả gửi 3 bài dự Viết Về Nước Mỹ từ Tháng Tư 2014, cho biết ông là Trần Du Sinh, một kỹ sư hàng hải, cư dân San Diego. Nhân vật chính trong “Lính Mỹ gốc Nail” có lý lịch đặc biệt: Cha là một ông cách mạng từ Bắc vô Nam, mẹ là một cựu tiểu thư Sàigòn, và ông ngoại là sỹ quan VNCH, tù nhân CS, định cư tại Mỹ theo diện H.O. Sau đó tác giả cho biết thêm, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình thì tôi có cơ may được học bổng của EU để hòan thành chương trình BA và MBA International Management.” Bài viết thứ tư của Du Sinh, như tựa đề và bút hiệu được chọn, cho thấy tác giả từng là một du học sinh- từ Việt Nam.

Hồi còn đi học, gần như một trăm phần trăm bọn tôi đều được học rằng: Việt Nam, Lào và Campuchia là ba nước đồng minh anh em, tình thân mến thân. Riêng với Campuchia thì thân thiết hơn vì Việt Nam tiêu diệt Pôn Pốt nên đóng vai là ân nhân của Campuchia. Cũng vì cái vị thế của quân đội giải phóng mà gần như mỗi học sinh của xứ Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) tự cho là dân tộc Việt tiến bộ hơn dân tộc Campuchia. Mỗi khi thấy ai đen đủi và nói 'Việt Kiều Campuchia" với chút khinh thị không những người ta đen hơn mà còn mọi hơn người Việt.

Sau này qua Cali, lên thành phố Long Beach chơi. Nơi đây chỉ cách Little Saigon của Quận Cam có 15-20 phút lái xe, có cảng biển bận rộn nhất nước Mỹ, và cũng có cộng đồng người Campuchia lớn nhất ở hải ngoại nên cũng học được nhiều thứ.

Người Campuchia hải ngoại, mà người miền Nam cũ vẫn gọi là người Miên, không thân thiện với người Việt kiểu tương thân tương ái hay ân nhân như cách tôi được nhồi, dù hai cộng đồng sống khá gần nhau. Tôi cũng có một đồng nghiệp người Miên tị nạn. 

Một hôm nổi hứng khoe chuyện Việt Nam giải phóng Campuchia, tôi bị dũa lại như một cú tát vào mặt. Anh ta nói Việt Nam chiếm đất của Campuchia, đưa người Việt qua sống ào ạt, và cộng đồng người Việt ở Campuchia bị khinh thị, nằm trong số người nghèo nhất xung quanh khu vực Biển Hồ. Có rất nhiều bé gái Việt làm công việc của Thúy Kiều, và đưa ra suy nghĩ của người Miên về người Việt khiến tôi khá ngạc nhiên về xứ của người em mà Hà Nội vẫn thường rao giảng. Sau này coi phóng sự của Trung Tâm Vân Sơn và các hội đoàn thiện nguyện bảo vệ phụ nữ trẻ em Việt ở Campuchia, tôi giật mình thấy xấu hổ cho cái nền tảng giáo dục XHCN của mình. Dân Việt ở Campuchia còn bị họ khinh thị, sống chui sống lậu ở Campuchia như công dân hạng hai.

Đó là chưa kể lãnh đạo Campuchia còn khinh thị lãnh đạo nước Việt Nam XHCN ra mặt. Ông Hunsen vừa rồi mới qua thăm Việt Nam cho các cựu chiến binh Việt mỗi người 200 đô la, và có rất nhiều cựu binh gọi là quân giải phóng đến nhận tiền, vì nghèo hay vì không có sĩ diện dân tộc thì không thể quả quyết, nhưng chuyện nhận tiền được đăng lên báo lề phải là có thật.

Còn lãnh đạo đối lập Sam Rainsy thì chửi thẳng cái đảng cầm quyền ở Ba Đình. Dù ghét ông này đi nữa thì cũng phải công nhận là ổng được báo chí phương Tây săn đón hơn, vì ông thừa khả năng họp báo quốc tế và phát biểu tự do, và vì ông này quá giỏi so với bộ tứ quyền lực ở Việt Nam. Ông Rainsy không những có bằng Tiến Sĩ ở Phương Tây mà còn vừa là giáo sư đại học tầm quốc tế.

Trong khi đó, các lãnh đạo Hà Nội đọc diễn văn bằng Tiếng Việt cũng chưa được thông thạo, còn chuyện đối đáp xã giao tức thời với thế giới thì dân Việt có chút liêm sỉ chỉ biết ôm cái mền mà che mặt vì xấu hổ, ông nào ông nấy đều phải đợi thông dịch viên chuyển lời. Từ nay xin rút lại thái độ coi thường dân Campuchia, vì họ có bầu cử dân chủ phổ thông đầu phiếu và báo chí tự do mấy chục năm nay, chứ không phải "đảng cử dân bầu" kiểu "3 bầu 2" hay "2 không cần bỏ ai" còn lại giới hạn trong bầu cử mấy nghị gật kiểu "ta giám sát mình", ông chủ tịch hay bí thư cũng là ông nghị thì ai giám sát ai. Trò hề chính trị suốt 39 năm mà dân Việt trong nước không biết chán.

Nhìn qua Campuchia thấy hổ thẹn, vì ít ra họ cũng có hai đảng chính trị đối lập để dân bầu trực tiếp thủ tướng. Để làm được điều này, Việt Nam phải tốn ít nhất mười năm, tức lạc hậu mười năm so với sự phát triển xã hội của Campuchia. Chưa kể quốc vương Campuchia là dân Tây học, có trình độ và phong cách sang trọng. So với ông vua ở Việt Nam (ông tổng bí thư Đảng hay ông chủ tịch nước) thì cách quá xa về đức độ, sự kính trọng của dân chúng và thế giới. Còn nghe dân Miên đã chế tạo được xe hơi riêng có thể thương mại hóa, và giáo dục phổ thông của họ được thế giới xếp hạng trên Việt Nam.

Việt Nam có hơn Campuchia, có lẽ hơn về dân số và cao ốc vốn là tiền đầu tư nước ngoài là chủ yếu, và hơn chân dài đại gia nổ và lừa. Làm học sinh ở xứ XHCN buồn thật. Chẳng có cái gì học về lịch sử chính quyền hay lịch sử thế giới từ giáo trình của Bộ Giáo Dục là đúng cả. Tủi thân cho thiên đường mù của Dương Thu Hương.

Trần Du Sinh

Văn học VN sau 75 "Bắc tiến"

Năm 54, người trí thức miền Bắc đã đem giòng văn học Bắc vào Nam khi di cư - như là mang cả nỗi hoài vọng của người ly hương canh cánh trong lòng theo cùng với mình

Năm 75, CS tràn vào miền Nam và vơ hết gia sản miền Nam chở về Bắc ! Và thế là dòng văn học VN lại "Bắc tiến" trong uất hận !!! Tại sao lại trong uất hận ? 
Thưa vì, chúng lấy sách của miền Nam, sửa lại bôi xóa đi những đoạn chúng không ưa, không phù hợp với chế độ CS và làm thành sách mới ! 
Tên tác phẩm thì vẫn như cũ, tên tác giả vẫn còn đó, nhưng lời tác giả viết thì đã ... khoác áo CS ! Uất Hận không ? "


Ông Nguyễn Hùng Trương và Nhà sách Khai Trí

Khi đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 sau Hiệp định Geneve (2O/7/1954), nhà sách Khai Trí đã có mặt tại Sài Gòn từ hai năm trước đó. Tôi di cư sớm hơn, vào Đà Lạt năm 1953 và trong những chuyến về chơi thủ đô, nhà sách Khai Trí là một trong những địa điểm tôi thường lui tới để thỏa mãn tính tò mò, tìm hiểu về thế giới sách vở tại đây.
Dạo đó, mỗi chiều cuối tuần người Sài Gòn thường rủ nhau đi “bát phố” Bonard, hết đi lên rồi lại đi xuống suốt con đường từ Quốc Hội (sau này đổi là Nhà hát lớn) đến chợ Bến Thành. Kể từ thời Đệ nhất Cộng hòa Bonard được đổi tên thành Lê Lợi. Đặc biệt con đường này chỉ đông người phía bên phải theo hướng từ tòa nhà Quốc Hội  đi đến cuối đường là chợ Bến Thành.

Đường Lê Lợi đông người “bát phố” vì trên suốt con đường có nhiều địa chỉ nổi tiếng… nhà hàng Givral nằm ngay góc đường đường Catinat (đường Tự Do, sau đổi là Đồng Khởi) và Bonard. Nơi này được mệnh danh là “Khu tứ giác Eden” gồm Passage Eden có rạp ciné Eden của gia đính họ Huỳnh Phú, đầu kia của tứ giác, nhà hàng Givral (góc đường Tự Do và Lê Lợi)…

Khu tứ giác này ngày nay đã biến mất để lại cho những người Sài Gòn xưa nhiều nuối tiếc. Kiến trúc “hiện đại” đã làm mất đi những đường nét cổ kính từ thời Pháp thuộc của Sài Gòn. Vẫn biết cuộc sống là luôn thay đổi nhưng ở một chừng mực nào đó vẫn còn đọng lại đâu đây những nuối tiếc, hoài cổ.

Rồi sau này, năm 1962, có rạp Rex, “rạp cine đầu tiên có máy lạnh”, có “thang cuốn” của tỷ phú Ưng Thi được khai trương theo mô hình rạp Rex tại Paris. Rex nằm ngay ngã tư Lê Lợi-Nguyễn Huệ lúc nào cũng dập dìu “tài tử giai nhân” đi xem phim hoặc không tiền thì… nhìn người ta xem phim!

Xuống đến ngã tư Lê Lợi-Pasteur có tiệm kem Mai Hương, ngày nay là kem Bạch Đằng. Đây là địa chỉ dừng chân của những người trung lưu, không đủ tiền ngồi Givral vốn dành cho giai cấp thượng lưu, “quý tộc”, kể cả những trai thanh gái lịch con nhà giàu.

Tiệm kem Mai Hương góc Lê Lợi-Pasteur

Đi thêm vài bước là đến tiệm sách Khai Trí, giang sơn của giới “mọt sách” bình dân vì nếu “trí thức” hơn, người ta ghé vào nhà sách Xuân Thu trên đường Catinat (Tự Do). Xuân Thu có gắn máy lạnh và chuyên bán sách báo nhập từ nước ngoài với giá cao và dĩ nhiên chỉ dành cho giới “quý tộc”.

Lần đầu tiên nghe đến tên Khai Trí không hiểu sao tôi lại nghĩ ngay đến Hội Khai trí Tiến đức ngày xưa tại Hà Nội (1). Nhà sách ở Sài Gòn cũng như hội đoàn ngoài Hà Nội đã cùng một mục đích “khai tâm mở trí” cho người Việt thời Pháp thuộc cũng như thời VNCH.
Đường Lê Lợi cũng có thể gọi tên là con đường “văn hóa” vì ngay cạnh Khai Trí, tại số 60-62 Lê Lợi, còn có nhiều nhà sách khác như Dân trí, Thanh Tuân và Phúc Thành nằm chen vai thích cánh bên nhau. Tuy cùng cạnh tranh trên đường Lê Lợi nhưng Khai Trí vẫn nổi bật vì chiếm hẳn hai căn nhà bề thế, hơn nữa việc nổi tiếng còn do tài lèo lái và quản lý của người chủ. Đó là ông Nguyễn Hùng Trương nhưng người ta ít biết đến tên ông mà chỉ gọi là : “Ông Khai Trí”.

Nhà sách Khai Trí

Người ta nói ông Khai Trí khởi nghiệp buôn bán “sách vở” bằng 1 chiếc xe đẩy, hình như trước cổng trường Chasseloup Laubat đường Hồng Thập Tự, nay là trường Lê Quý Đôn, đường Nguyễn Thị Minh Khai. Trong cuộc phỏng vấn của Phan Hoàng tại Sài Gòn được đăng trên báo Tiền Phong năm 2001 mang tựa đề "Vua sách Khai Trí" trở lại TP Hồ Chí Minh”, ông Nguyễn Hùng Trương kể lại thời kỳ khởi nghiệp trên bước đường kinh doanh sách của mình:

“Từ khi còn rất nhỏ, tôi đã mê sách hơn mọi thứ khác. Càng lớn lên thì niềm đam mê sách càng tăng. Tôi nhớ một ngày nọ có mấy anh bạn đồng môn đến nhờ tôi mua giùm năm cuốn sách về văn học Pháp. Tôi cũng đang cần một cuốn để lưu, nên gởi thư cho nhà xuất bản xin mua sáu cuốn. Ông giám đốc nhà xuất bản gởi thư hồi âm rằng, nếu tôi mua từ mười cuốn trở lên thì sẽ được trừ 30% giá bìa. Nhẩm tính tôi thấy nếu mua luôn mười cuốn thì số tiền chẳng hơn sáu cuốn chưa chiết khấu là bao, nên mượn tiền gởi mua đủ.

Nhận sách, tôi đưa mấy anh bạn năm cuốn, tôi lưu một cuốn, còn bốn cuốn đem ký gởi. Khoảng ba ngày sau tôi ra thăm chừng, không ngờ sách đã bán hết, ông chủ tiệm trả tiền và nói rằng nếu có sách gì cần bán thì cứ đem đến ký gởi.

Từ đó, tôi nảy ra ý định tìm các loại sách báo có giá trị, quý hiếm đặt mua ngay tại cơ sở rồi mang ra hiệu sách ký gởi. Rồi khi để dành được số tiền kha khá tôi bắt đầu nghĩ tới chuyện mở nhà sách. Năm 1952, sau một thời gian chuẩn bị vốn liếng và mặt bằng, tôi đã khai trương nhà sách Khai Trí”.
Ông Nguyễn Hùng Trương

Tài sản quý giá nhất của ông Khai Trí là sách báo. Sài Gòn khi đó có khoảng ba mươi tờ nhật báo, hàng chục tuần báo và nguyệt san, bán nguyệt san. Ông tìm mua hết và đóng bìa cứng để lưu trữ. Đặc biệt hơn cả, ông sưu tập được bộ Paris Match của Pháp từ số 1 cho đến ngày 30/4/1975, trong đó có nhiều hình ảnh, tư liệu quý giá về cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.

Ngoài ra, kho lưu trữ của ông còn 4.000 trang bản thảo từ điển tiếng Việt và gần 300 bản thảo sách nằm trong kế hoạch in thì bị “nửa đường đứt gánh”. Theo lời ông, thật đáng tiếc là kho sách báo ấy hiện bị thất lạc gần hết. Ông nói, tại Mỹ, bộ tạp chí Paris Match nếu còn giữ được thì giá không dưới nửa triệu đô-la.

Cũng từ trong nước, nhà văn quá cố Nguyễn Thụy Long, tác giả cuốn tiểu thuyết Loan mắt nhung, đã viết về ông Nguyễn Hùng Trương như sau:

“Tiệm sách của ông tại đường Lê Lợi mang tên Khai Trí bị nhà nước quản lý, nay mang tên Phahasa của nhà nước. Thuở đó, sau khi các sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị đi cải tạo trước, đến lượt những văn nghệ sĩ bị bắt, tác phẩm thiêu đốt và họ đều bị coi là kẻ có tội, đương nhiên bị bôi nhọ, kết tội là Biệt Kích Văn Nghệ.

Ông Khai Trí cũng bị coi là tội phạm, liệt vào hàng văn nghệ sĩ và bị bỏ tù, vì người chiến thắng cho ông là người kinh doanh và phát triển cái văn hóa đồi trụy. Những người đã từng sống ở miền Nam trước giải phóng, ai cũng biết đến ông. Gọi là ông Khai Trí mà quên cái tên cúng cơm của ông là Nguyễn Hùng Trương, ông làm được nhiều công việc lợi ích cho văn hóa Việt Nam, cả đời ông đam mê công việc ấy. Và ông quen biết rất nhiều văn nghệ sĩ ở miền Nam, kể cả những văn nghệ sĩ Bắc di cư 1954.

Nhiều vị học giả, nhiều nhà văn nhà thơ, tất cả đều quí mến ông. Có vị nói với tôi, "Ông Khai Trí không khen được thì thôi, chớ có gì đâu để mà nói xấu, để chê bai". Ðúng vậy, ông Khai Trí là người làm sách, làm văn hóa, kinh doanh mặt hàng ấy, nhưng không thể coi ông là hàng "đầu nậu" xuất bản sách, trái lại rất trân trọng, vì tư cách của ông, con người vừa khiêm nhượng vừa tốt lành của ông”.

Khai Trí là nhà sách bán lẻ nhưng cái tên Khai Trí còn xuất hiện như một nhà xuất bản, nhà phát hành và đồng thời là nhà xuất nhập cảng sách. Ngoài việc xuất bản sách, ông  còn chủ trương in tuần báo Thiếu Nhi (Chủ nhiệm: Nguyễn Hùng Trương, Chủ biên: Nhật tiến) rồi tập san Sử Ðịa (2) do Nguyễn Nhã làm Chủ biên.

Ông tâm sự với Phan Hoàng: “Trong tất cả các loại sách, tôi đặc biệt nặng lòng với sách thiếu nhi. Từ năm 1971 tới 1975, tôi chọn lọc xuất bản 300 đầu sách trong bộ Tuổi thơ dành riêng cho các cháu nhỏ. Bên cạnh đó, tôi còn xuất bản tuần báo Thiếu nhi với sự cộng tác của nhiều nhà văn, nhà báo, nhà giáo có uy tín và tâm huyết với trẻ em. Đây là công việc mà tôi thích thú nhất!”.

Nhà văn Nhật Tiến giới thiệu ông Nguyễn Hùng Trương
trong buổi ra mắt tuần báo Thiếu Nhi

Trên diễn đàn Talawas, tác giả Làng Đậu bày tỏ lòng tri ân và thành kính với người đã góp công không nhỏ giáo dục và đào tạo một thế hệ thiếu nhi tại miền Nam với “tuần báo giải trí và giáo dục Thiếu nhi” như đã ghi trên bìa mỗi số:

“Về hình thức, trang bià và trang cuối cuả tờ Thiếu Nhi lúc nào cũng được trình bày rất công phu, dùng kỹ thuật in offset, một kĩ thuật tiến bộ (và cũng đắt tiền) nhất thời bấy giờ. Trang bià thường in hình vẽ cuả hoạ sĩ Vi-Vi về các đề tài khác nhau. Có lẽ bức tranh tôi thích nhất là bức Ông đồ, bức tranh này sau đó cũng đã được lên khung trong một bộ tem dưới cái tên cúng cơm cuả hoạ sĩ Vi-Vi: Võ Hùng Kiệt.

Nếu như trang đầu cuả tờ báo là một sự trang trọng cần thiết thì trang cuối, ngược lại, đem lại cho độc giả vô vàn thú vị qua các câu chuyện bằng tranh màu nổi tiếng dịch lại từ tiếng nước ngoài, như truyện Tin-Tin, truyện Asterix Obelix, truyện cuả Walt Disney... Những truyện tranh này đã được chọn lọc rất kỹ trước khi đăng nên có chất lượng cao về nội dung giáo dục. Hoạ sĩ Vi-Vi cũng có góp phần vẽ minh hoạ một số truyện tranh Việt Nam.

Tuần báo Thiếu Nhi số ra mắt

Tờ Thiếu Nhi không bao giờ bị khô khan bởi vì nó luôn có các kì thi “đố vui có thưởng”, các chuyện cười do độc giả gửi tới cũng như các bài thơ, văn, nhạc, họa cuả nhiều tác giả, cả già lẫn trẻ. Mục “Truyện cổ tích” cũng thu hút người đọc bằng các truyện của Tô Hoài, Nhật Tiến và nhiều cây bút cừ khôi khác. Đặc biệt thú vị là hai mục: "Trả lời thắc mắc" và "Tay ngọc bên bếp hồng".

Cũng xin nhắc lại vài câu thuộc loại “hoa thơm cỏ lạ” được giới thiệu trong vô vàn danh ngôn mà tờ Thiếu Nhi đã cho phổ biến trên mặt báo: “Lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan” (Đức Phật), “Lấy chí nhân thay cường bạo, đem đại nghiã thắng hung tàn” (Nguyễn Trãi) hay “Sự học như con thuyền ngược nước, không tiến ắt lùi”...

Làng Đậu, “độc giả nhí ngày đó”, viết: “Tiền lời của nhà sách khi bán các mặt sách khác đã được đem qua để bù lỗ cho tờ Thiếu Nhi. Có lẽ riêng đối với tôi, một thằng bé đen đủi không quen biết, ông đã hành xử "bù lỗ nhiều hơn"; khi tôi hỏi mua 3 tờ Thiếu Nhi vì không đủ tiền mua nhiều, thì đã được ông cho thêm mấy tờ mà tôi muốn”.

Bìa báo Thiếu Nhi với bức tranh Ông Đồ của họa sĩ Vi Vi
nhân kỷ niệm lễ Khổng Tử “Đặc biệt nhớ ơn thầy”

Đối với độc giả người lớn, ông Khai Trí “bảo trợ” tập san Sử Địa của một nhóm giáo sư và sinh viên trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Số đầu tiên ra mắt bạn đọc năm 1966 và số cuối cùng năm 1975 mang chủ đề “Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa”, một đề tài nóng bỏng sau sự kiện ngày 19/1/1974 hải quân Trung Cộng chiếm quần đảo Hoàng Sa (Paracells) khi ấy đang thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa.

Tập san Sử Địa số đầu tiên

Tập san Sử Địa phát hành 3 tháng một kỳ, ra được tổng cộng 29 số báo cho đến ngày Sài Gòn thất thủ năm 1975. Đây là nguồn tài liệu phong phú trong việc khảo cứu, sưu tầm về sử ký và địa lý Việt Nam. Tác giả những bài viết trên tập san Sử Địa là những nhân vật nổi tiếng của miền Nam như Hoàng Xuân Hãn, Phan Khoang, Thái Văn Kiểm, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Ngu Í…

Tập san Sử Địa số cuối cùng

Khai Trí còn là một nhà xuất bản chuyên in tự điển của miền Nam. Nếu nhà xuất bản Thời Thế in cuốn Việt Nam Tân Từ Điển của Thanh Nghị dầy 1069 trang thì Khai Trí đã phát hành một loạt từ điển như Pháp Việt Tự Điển của Đào Đăng Vỹ với độ dầy lên đến 1276 trang; Anh Việt-Việt Anh Từ Điển của Nguyễn Văn Khôn…

Ông chủ nhà sách Khai Trí và nhà làm tự điển Nguyễn Văn Khôn

Thậm chí có những cuốn tự điển rất cần cho việc nghiên cứu nhưng lại khó tiêu thụ trên thị trường nhưng Khai Trí vẫn mạnh dạn xuất bản, chẳng hạn như bộ Hán Việt Từ Điển của Thiều Chửu hay Hán Việt Tân Từ Điển của Nguyễn Quốc Hùng.

Nguyên tắc của kinh doanh nói chung là nhắm vào tiền lãi thu về nhưng một nhà kinh doanh có “tâm” hay có “đạo đức kinh doanh” là biết dung hòa giữa một bên là “lợi nhuận” và phía bên kia là “lợi ích” của xã hội. Ông Nguyễn Hùng Trương là nhà kinh doanh biết kết hợp cả hai cái “lợi” để đóng góp cho nền văn hóa của miền Nam.

Ông còn giúp đỡ nhiều anh em văn nghệ sĩ gặp hoàn cảnh khó khăn bằng cách mua tác phẩm của họ, dù chưa in nhưng ông vẫn trả tiền đầy đủ theo kiểu “tiền trao cháo múc”. Ngoài ra, ông tài trợ cho nhiều tờ báo hồi đó ở Sài Gòn, chẳng hạn như tờ nhật báo Sống của Chu Tử.

Nhật báo Sống của Chu Tử

Theo Kaviti, ông Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức nhưng cũng có người nói ông sinh tại Biên Hòa. Thời thơ ấu của ông rất cơ cực, thường nhịn ăn sáng và dùng 2 đồng xu mẹ cho để mua báo đọc. Lên trung học ông vào trường Petrus Ký với một chiếc xe đạp cũ.

Báo Thanh Niên viết về ông Khai Trí: “Hết sức quảng bác nhưng ông lại rất ít nói về mình, nên ít người biết ông chính là tấm gương sống động: từ hai bàn tay trắng trở thành người kinh doanh ngành sách lớn nhất và uy tín nhất miền Nam”.

Trong những ngày đầu Sài Gòn đổi chủ, có người thấy ông chủ Khai Trí trải tấm nylon lớn trên vỉa hè ngay trước cửa Nhà sách Khai Trí để bán nốt các số báo Thiếu Nhi còn sót lại. Tờ Thiếu Nhi vốn là báo khổ to, nhưng đến gần 1975 thì nó đã co nhỏ và thu bé mình lại, chỉ còn như một cuốn sổ tay mỏng lét nhưng vẫn giữ nguyên tôn chỉ và mục đích.

Năm 1976, chính quyền mới mở đợt "cải tạo văn hóa" tiếp theo sau đợt cải tạo “ngụy quân, ngụy quyền”. Nhà sách Khai Trí bị truất hữu và tịch thu, kho sách 60 tấn bị tiêu hủy. Chủ nhân Nguyễn Hùng Trương bị bắt trong chiến dịch tháng 4/1976 và đưa đi cải tạo tại trại Z30C Hàm Tân vì tội "biệt kích văn nghệ".

Một số nhân vật khác trong ngành phát hành sách báo như ông Nguyễn Văn Chà, chủ nhân nhà tổng phát hành Nam Cường, ông Tư Bôn (Paul) chủ nhân cơ sở phát hành Thống Nhất rồi ông chủ các nhà phát hành Ðồng Nai, Ðộc Lập cũng cùng chung số phận vì đã hoạt động trong lãnh vực sách báo “văn chương đồi trụy”…  

Năm 1991 ông Khai Trí xuất cảnh sang Hoa Kỳ để đoàn tụ cùng gia đình. Theo nhà văn Nhật Tiến, ông Nguyễn Hùng Trương dự định mở lại nhà Khai Trí, nhưng điều trớ trêu là hầu hết các tác phẩm của Khai Trí đã “được” một số nhà xuất bản hải ngoại in lại mà không hề nghĩ đến chuyện... bản quyền!

Theo Phạm Phú Minh, một điểm khó khăn nữa là ông Khai Trí vừa thiếu vốn lại thiếu cả  nhân lực để gây dựng lại nhà xuất bản tại Mỹ: “Ông Võ Thắng Tiết, Giám đốc nhà xuất bản Văn Nghệ ở Nam California, đã tiếp xúc nhiều với ông Khai Trí thời gian ông mới qua Mỹ, cho biết rằng các con của ông Khai Trí nói thẳng rằng họ có thể góp ít vốn cho ông theo khả năng của họ, nhưng hoàn toàn không thể giúp được gì ông, vì ai cũng có công việc cả rồi, không thể nào bỏ việc để cùng cha phiêu lưu theo giấc mộng của ông”.

Hình như ông Khai Trí có gặp ông Nguyễn Tấn Đời để bàn việc góp vốn cho chương trình văn hóa nhưng không đạt được kết quả. Ông Võ Thắng Tiết cho biết, trong số sách vở ông Khai Trí đã chuyển được sang Mỹ có rất nhiều thứ rất giá trị, như bộ sưu tập đầy đủ của báo Tri Tân và báo Nam Phong, tập san Sử Địa thời VNCH cũng không thiếu một số nào, tất cả sắp xếp rất ngăn nắp và khoa học.

Sau năm năm sống tại Mỹ, ông Nguyễn Hùng Trương biết rõ là mình chẳng làm được những gì mong ước cho nên năm 1996 ông Khai Trí về lại Việt Nam để sống luôn tại đây. Nghe nói nhà nước Việt Nam có chủ trương trả lại nhà cửa đã tịch thu năm 1975, ông về nước với đề nghị nhà nước trả lại các cơ sở cho ông, và ông sẽ cùng nhà nước thực hiện các nhà sách tân tiến theo lối Mỹ, trong đó có gian uống cà phê xem sách, có gian thiếu nhi để các em thoải mái tìm tòi…
Nhưng những gì ông “nghe nói” đã không đúng với thực tế. Nhà sách Khai Trí của ông đã thành nhà sách quốc doanh Sài Gòn. Nhà khác của ông thì chia chác cho cán bộ đã 20 năm qua, họ bán đi bán lại nhiều lần, giá cả càng ngày càng cao. Cuối cùng người ta “cho lại” một phòng trong một căn nhà cũ của ông, và ông sống ở đó, cho đến ngày qua đời, với giấc mộng lớn không bao giờ thực hiện.
Con người có niềm đam mê mãnh liệt với sách báo ấy đã ra đi lúc 5 giờ 15 ngày 11/3/2005, linh cửu quàn tại nhà riêng số 237 Ðiện biên Phủ (đường Phan Thanh Giản cũ). Nguyện vọng của gia đình là tiền phúng điếu sẽ tặng cho quỹ từ thiện thành phố.
Lúc còn sinh thời ông Nguyễn Hùng Trương đã có lần chán nản khi được hỏi bao giờ người ta trả lại nhà sách Khai Trí cho ông. Câu trả lời của ông là… “năm 3000”! Chẳng khác nào khi diễn tả một chuyện không bao giờ có thể xảy ra, người Sài Gòn thường nói chờ đến… “Tết Congo”!