Wednesday, 23 July 2014

MH17 : Những xác người từ trời rơi xuống cánh đồng Grabovo

Một mảnh vỡ của MH17 trên cánh đồng Grabovo.
(Stéphane Siohan tại Chakhtarsk, Le Figaro ngày 19/07/2014) Đó là một ngày mùa hè êm dịu trên mảnh đất của vùng mỏ than Thorez ở miền đông Donetsk, nơi mà Ukraina bắt đầu cuộc xung đột biên giới với nước Nga ở sát bên cạnh. Chiều thứ Năm 17/7, Anton đi tắm sông Mius với một cậu bạn. « Khi lên khỏi mặt nước, chúng tôi nghe một tiếng rít lớn và trông thấy một vật thể đang chuyển động trên bầu trời - một vật gì đó sáng rực bay về phía chiếc máy bay » - ngồi trên bậc thềm nhà cháy đen vì ngọn lửa, Anton kể lại.

Thân gửi anh, người lính VNCH năm xưa



Tôi là một sĩ quan QL.VNCH, từng là cấp chỉ huy của các anh đây. Tôi thấy thật là lúng túng, khó khăn, không biết phải mở đầu lá thư nầy như thế nào cho suông sẻ, nhất là cách xưng hô. 

Thật là ngựơng ngùng khi phải nghe lại những danh từ Hải Long, Hắc Báo, Đại Bàng, Bắc Đẩu mà ngày xưa các anh đã gọi chúng tôi một cách thân thương và kính trọng của môt binh sĩ đối với cấp chỉ huy của mình. Danh từ Sĩ quan tôi dùng là muốn xác định trách nhiệm của chúng tôi đối với các anh, ngày trứơc cũng như bây giờ, vậy thôi. Cấp bực và chức vụ nào có nghĩa lý gì trong lúc nầy, khi mà tất cả chúng ta đều là người bại trận. Vậy thì, tôi đề nghị, mình hãy nói chuyện với nhau như những ngừơi lính đã từng sát cánh, chiến đãu bên nhau trong môt trận tuyến, cùng chung mục đích, lý tửơng là chống Cộng sản xâm lược. Còn những ai cho rằng cuộc chiến vừa qua là bẩn thỉu thì chắc là lý tửơng của họ khác chúng ta.

Tô Hoài & Ba Người Khác - Tưởng Năng Tiến


1920 -1914
1920 -1914
Nhà văn Tô Hoài sinh 27 tháng 9 năm 1920 và vừa từ trần vào ngày 6 tháng 7 năm 2014 vừa qua. Chúng tôi xin ghi lại bài viết dưới đây về tác phẩm cuối cùng, và cũng là cuốn sách gây nhiều tranh cãi nhất, của ông với hy vọng rọi thêm được chút ánh sáng về cuộc đời của tác giả này.
“Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân và kêu chim chíp bằng một giọng ai oán, thảm thương!”

Ý Nga: Di Cư, Di Tản & Tỵ Nạn - LỄ TƯỞNG NIỆM 60 NĂM HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954-1975


Ảnh: bé MAI LAN, chụp hình: Thế Vinh

           
*Di cư từ hiệp định Geneve chia đôi đất nước.

*Mai Lan trong hình là cháu ngoại của vị Tham Mưu Trưởng trường Bộ Binh Thủ Đức (Long Thành): LÊ VĂN PHÚ. Em cũng từng là một Sói Con ngoan ngoản của gia đình Hướng Đạo Lâm Viên Calgary, em thường cùng chị là Mai Linh (cũng từng là một Thiếu Sinh Hướng Đạo ngoan, một học trò giỏi) góp phần trình diễn những tiết mục văn nghệ đấu tranh rất đặc sắc với Nhóm Tuổi Trẻ Yêu nước Hải Ngoại tại Canada. Hình này được trưởng Thế Vinh chụp trong lúc em trình diễn một màn văn nghệ đấu tranh hôm chủ nhật, 20-7-2014 tại Calgary, trong buổi LỄ TƯỞNG NIỆM 60 NĂM HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954-1975do Nhóm TUỔI TRẺ YÊU NƯƠC HẢI NGOẠI tổ chức tại Calgary, AB, Canada.



DI CƯ, DI TẢN và TỴ NẠN

   Tự Do ơi hỡi Tự Do!
Mấy ai đã tỏ cam go dường nào?
 
   Di cư từ Bắc tìm vào*
Vì đâu chia cắt đồng bào Bắc Nam?
   Năm Tư rồi lại Bảy Lăm*
Chân người bỏ phiếu: oái ăm, kinh hoàng.
 
   Bao nhiêu nước mắt xốn xang?
Bao nhiêu oán hận, khóc than bẽ bàng?
   Âm dương ly tán đôi đàng
Thương ai lệ nhỏ thọ tang cả nhà.
 
   Di cư, di tản: ông bà
Cháu con: tỵ nạn, lệ nhòa khói nhang
   Chung tay giữ ngọn Cờ Vàng
Sáng ngời chính nghĩa, vinh quang sau này!
 
   Nâng cờ Vàng với hai tay
Tri ân Tiên Tổ cho ngày hôm nay.

Ý Nga, 20-7-2014.

Ca sĩ Quỳnh Giao vừa qua đời sáng hôm nay 23-7-2014

Vừa nhận được tin buồn ca sĩ Quỳnh Giao vừa qua đời sáng hôm nay
Xin chia buồn cùng tang quyến
Mong linh hồn chị siêu thoát nhanh đến vùng viễn hằng
Kỷ niệm với chị Quỳnh Giao:
Nhớ Sài Gòn (nhạc và lời Phạm Anh Dũng) Quỳnh Giao hát, Duy Cường hòa âm:

Nhật Bản ra đòn tách Trung Quốc khỏi các nước láng giềng

- Việc Nhật Bản và Mông Cổ ký hiệp định thương mại tự do là một đòn đau giáng thêm vào Trung Quốc...?

Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc trở nên đặc biệt căng thẳng sau khi Bắc Kinh cuối năm ngoái đơn phương tuyên bố thiết lập vùng ADIZ trên biển Hoa Đông, bao trùm lên một số đảo tranh chấp với Tokyo. Đặc biệt, mới đây, Nhật Bản đã thông qua quyền phòng vệ tập thể qua việc giải thích lại hiến pháp hòa bình của nước này. Điều này đẩy quan hệ hai nước xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua, thậm chí giới quan sát lo ngại xung đột quân sự giữa hai nước có thể xảy ra.

Song song với việc nâng cao năng lực phòng vệ, thời gian qua Nhật Bản cũng liên tiếp ra đòn cô lập Trung Quốc. Với diện tích rộng lớn của mình, biên giới đất liền Trung Quốc tiếp giáp với 14 quốc gia. Nhật Bản đã "ra đòn" bằng cách tăng cường quan hệ với các láng giềng của Trung Quốc, đặc biệt là các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Ký kết hiệp định thương mại tự do với Mông Cổ, quốc gia vốn bị Trung Quốc tham vọng biến thành "sân sau", là bước đi mới nhất của Nhật Bản nhằm cô lập quốc gia này.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định thỏa thuận này sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước sang một giai đoạn mới. Ông cũng cho biết Tokyo sẽ hỗ trợ Ulan Bator thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và phát triên kinh tế bền vững. Hồi năm ngoái, Nhật Bản đã công bố gói hỗ trợ kinh tế bổ sung cho Mông Cổ.

Bản thân Mông Cổ cũng luôn cảnh giác với người láng giềng đầy tham vọng bá quyền như Trung Quốc, vậy nên họ luôn tìm cách mở rộng quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và Nhật Bản cũng nằm trong cơ hội này. Tổng thống Elbegdorj khẳng định củng cố quan hệ ngoại giao với Tokyo là một trong những ưu tiên hàng đầu của Ulan Bator.

Bên cạnh Mông Cổ, Nhật Bản đã thiết lập và tăng cường hợp tác với hàng loạt hàng xóm khác của Trung Quốc, từ Nga, Ấn Độ đến Myanmar, Pakistan, Việt Nam, Lào, CHDCND Triều Tiên...

Với Nga, trong nhiều thập kỷ qua, quan hệ hai nước Nhật-Nga nhiều khi bị căng thẳng bởi tranh chấp đối với 4 hòn đảo mà Nga gọi là quần đảo Nam Kuril, còn Nhật gọi là lãnh thổ phương Bắc. Hai nước thậm chí không thể ký kết được hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới 2 vì tranh chấp trên.

Thế nhưng sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Shinzo Abe đã có nhiều động thái xích lại gần Nga. Bằng chứng cho thiện chí muốn thiết lập quan hệ tốt đẹp với Nga là hôm 16/7, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã thể hiện sự ủng hộ “mơ hồ” đối với các động thái của Mỹ và phương Tây nhằm vào các công ty năng lượng, các viện tài chính, các nhà cung cấp vũ khí và cả 4 công dân khác của Nga sau sự kiện ở Ukraine.

Ông Yoshihide Suga nói: "Chúng tôi đang theo dõi tình hình của châu Âu và Mỹ. Quan điểm của chúng tôi về Ukraine là cộng đồng quốc tế cùng phối hợp giải quyết các vấn đề, vì vậy chúng tôi muốn có những biện pháp thích hợp để phù hợp với quan điểm đó”.

Đối với CHDCND Triều Tiên, đồng minh truyền thống của Trung Quốc, Nhật Bản cũng có nhiều thay đổi về chiến lược khi quyết định nới lỏng biện pháp trừng phạt Triều Tiên.

Hay với Myanmar, quốc gia từng bị Trung Quốc coi là "sân sau", Thủ tướng Abe đã có chuyến thăm thiện chí hồi tháng 5/2013 và mang theo gần 1 tỷ USD tiền viện trợ phát triển và một kế hoạch thiết lập mạng lưới điện trên toàn quốc cho đất nước này.

Những ví dụ trên chỉ là một phần trong hàng loạt động thái Nhật Bản đã và đang thực hiện với các hàng xóm của Trung Quốc. Nhật Bản đang nỗ lực xây dựng một liên minh chiến lược, hình thành vòng kim cô siết chặt Trung Quốc.

Dưới áp lực của dư luận, Miến Điện hủy dự án đường sắt với Trung Quốc

Đường sắt  dự kiến xây dựng sẽ  dọc theo đường ống dẫn khí đốt  từ cảng miền tây Miến Điện sang vùng Vân Nam Trung Quốc
Đường sắt dự kiến xây dựng sẽ dọc theo đường ống dẫn khí đốt từ cảng miền tây Miến Điện sang vùng Vân Nam Trung Quốc
DR

Thanh Phương
Một lần nữa, chính quyền Miến Điện chứng tỏ họ không ngại làm mích lòng láng giềng khổng lồ Trung Quốc, qua việc đình chỉ một dự án đường sắt hàng chục tỷ đô la, mở đường cho Trung Quốc ra đến Ấn Độ Dương.
 

Hôm qua, 22/07/2014, một quan chức cao cấp của Miến Điện thông báo rằng, do dư luận trong nước phản đối quá mạnh và do bị nhiều trễ nải, chính phủ nước này đã quyết định đình chỉ dự án đường sắt do Trung Quốc xây dựng từ Côn Minh, miền Nam Trung Quốc, đến thành phố Kyaukpyu, ở bang Rakhine miền Tây Miến Điện, dài hơn 1.200 km.


Tham Dự Cuộc Vận Động Nhân Quyền & Toàn Vẹn Lãnh Thổ Cho Việt Nam

Hưởng ứng lời kêu gọi Vận Động Nhân Quyền & Toàn Vẹn Lãnh Thổ Cho Việt Nam do Ts Nguyễn Đình Thắng (BPSOS) tổ chức vào 2 ngày 15 - 16/07/2014 tại Washington D.C., đồng hương Canada ở các nơi như Montreal, Toronto, Calgary, Edmonton... đã hăng hái tham gia lên đường đi Washington D.C. vào chiều thứ hai 14/07/2014.
Ban tổ chức phái đoàn Toronto là anh Đặng Tiến và cô Duy Hân đã tốn rất nhiều công sức để chuẩn bị cho chuyến đi. Từ việc vận động đồng hương đến mướn xe, lo thức ăn nước uống, giúp vui, giải trí trên xe, cũng như giới thiệu văn phòng bán bảo hiểm sức khoẻ và đem theo các loại thuốc thông dụng đề phòng trường hợp có người bị bệnh bất ngờ. Ban tổ chức đã hướng dẫn việc khai báo tại trạm kiểm soát biên giới lúc đi cũng như về. Đặc biệt, các thủ tục khi vào Quốc Hội Hoa Kỳ cũng được giải thích cặn kẽ. 

“Putin vẫn là người tốt”?

Posted by adminbasam on 23/07/2014

GS Nguyễn Văn Tuấn
23-07-2014
Russia's President Putin talks to Russia's Prime Minister Medvedev before a meeting on economic issues at Novo-Ogaryovo state residence outside MoscowNgười thờ ơ nhất trong vụ tai nạn máy bay MH17 mà đọc báo VN cũng thấy giới báo chí VN nghiêng hẳn về phía ủng hộ Nga và đặc biệt là tôn sùng V. Putin. Điều đó cũng có nghĩa là một số tin tức được cung cấp cho người đọc mang xu hướng hay có thông điệp chống Mĩ, chống phương Tây, và chống Ukraina. Đối với cộng đồng quốc tế đang theo dõi VN, chỉ cần qua vụ MH17, người ta cũng biết VN thuộc về thế giới nào.
Những cái tít thân nga và sùng kính Putin thì nhiều vô số kể. Tôi có cảm giác ai đó ra lệnh, và phóng viên rà soát internet để tìm cho được những bản tin có lợi cho Nga và Putin rồi đem về báo VN. Mà, khổ nỗi tin tức thế giới đều chỉ về Nga hay quân li khai thân Nga là thủ phạm, nên tìm những bản tin thân Nga rất khó. Có những bản tin thật ra tương đối khách quan, nhưng qua phóng viên VN nó cũng trở thành thân Nga. Thái độ lăng xăng phục vụ kẻ trên, hay cố gắng làm hài lòng kẻ lớn, sao tôi chịu không nổi. Bản chất người VN không hèn và nịnh hót trơ trẽn như thế.
Sáng nay, đọc một bản tin viết về phát biểu của Thủ tướng Úc Tony Abbott về Putin làm tôi ngạc nhiên. Báo trực tuyến soha.vn chạy cái tít “Thủ tướng Australia: ‘Putin vẫn là người tốt’, nhưng …”. Chú ý câu “Putin vẫn là người tốt” trong ngoặc kép, ý nói đó là phát biểu của ông Thủ tướng Abbott. Tôi tìm hoài không ra câu phát biểu này. Thật ra, làm sao tìm ra, khi ông Abbott đâu có nói câu này.
Sự thật là sau vụ tai nạn MH17, ông Abbott có điện thoại trực tiếp cho ông Putin. Sau cuộc điện đàm, ông gặp báo chí, và ông nói rằng tất cả những gì ông Putin nói đều đúng, và ông có thêm một câu “Now, he has to be as good as his word”. Câu “as good as his word” là thành ngữ tiếng Anh có nghĩa nôm na là giữ lời hứa. Do đó, câu của ông Abbott có thể hiểu là “Bây giờ, ông ấy phải giữ lời hứa”. Ông Abbott không hề nói ông “Putin vẫn là một người tốt”; viết như thế là không đúng và mang tiếng lường gạt người đọc.
Nói về hiểu sai tiếng Anh làm tôi nhớ hôm qua cũng có một bài trên GDVN (2) dịch sai ý nghĩa của một tiêu đề trên một tờ báo Tàu. Tờ Hoàn cầu Thời báo chạy cái tít “Vietnam picks dangerous course in China’s waters”, và GDVN dịch là “Việt Nam chọn nguy hiểm hiển nhiên ở vùng biển của Trung Quốc”. Thật ra, chẳng có chữ “hiển nhiên” nào ở đây cả. Chữ course trong cái tít trên có thể hiểu là con đường. Do đó, cái tít đó, theo tôi nên dịch là “Việt Nam chọn con đường nguy hiểm trong vùng biển của Tàu”. Đơn giản thế thôi.
Người phương Tây có câu đại khái là “cho tôi biết anh chơi với ai, tôi sẽ nói anh là ai.” Hàm ý câu này là nếu anh chơi toàn với những người mà nói theo tiếng Việt là “đầu trâu mặt ngựa” thì anh cũng thuộc hạng người đó mà thôi. Phải nói thẳng rằng trên thế giới hiện nay, người ta xem Nga là một nước bất hảo, không đáng tin cậy, và gây bất ổn thế giới. Tàu thì càng tệ hơn, được cả thế giới đánh giá là một nước đầy tham vọng bá quyền, hung hăng và hống hách với các nước nhỏ. Chính phủ Tàu là một nhóm người lưu manh chuyên nghiệp. Ấy thế mà hai nước này được Việt Nam xem là bạn, thậm chí đồng minh! Thế có phải VN chọn sai bạn không?
—-

Đảng còn, dân sẽ bị lệ thuộc Tàu

Phạm Trần (Danlambao) - Sau hơn hai tháng không đuổi được giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Cộng ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông, đã đến lúc lãnh đạo và đảng Cộng sản Việt Nam hãy tự giác ngộ để trả lại quyền làm chủ đất nước cho dân trước khi quá muộn với quân xâm lược phương Bắc.

Lá chắn bảo vệ cướp Biển Đông

Huỳnh Tâm (Danlambao) - Ngày nay, thế giới là của chung nhân loại không phải của riêng ai, cho nên vấn đề quản trị một đất nước không cho phép đảng trị chuyên quyền, cũng vì trước đây có một phần dân tộc thờ ơ đưa đất nước vào huyệt lộ của cộng sản trị, đứng trên đầu dân tộc Việt Nam tung hoành vô tư. Đến nay, dân tộc Việt Nam có thấy chăng, trong sinh hoạt xã hội thường ngày đã bị Hán hóa và đàn áp nhân dân còn tệ hơn 1.000 năm nô lệ giặc Tàu! Chúng đã cướp tài sản quốc gia bằng nhiều hình thức tinh vi và dùng tâm lý ru ngủ mọi tầng lớp nhân dân, kể cả trí thức cũng bị mê hoặc. Giờ đây hãy tĩnh ngủ mê để hiểu rằng đất nước đang vào con đường mất nước, tất nhiên không còn cơ may nào quay đầu dựng lại nước. Trung Quốc cướp và cai trị bằng kinh tế, khoa học và kỹ thuật.

Làm gì để cứu non sông?

Bảo Giang (Danlambao) - Hãy làm một công việc bé nhỏ nhất. Mọi người cùng tham gia phát động phong trào nói lên sự thật. Nghĩa là, người người bảo nhau, người biết nói cho người không biết. Người già nói cho trẻ cùng nghe là Hồ Chí Minh và đảng CS đã dẫn Tàu cộng vào chiếm nước ta. Rồi nhà nhà giáo huấn, trao đổi và bảo nhau về việc Tàu cộng đang xâm chiếm nước ta. Đồng thời nhắc nhở cho nhau về ý chí tru diệt kẻ xâm lăng và những kẻ mãi quốc càu vinh của cha ông ta...

*

Việt Nam, dẫu có đôi ba phen bị chia cắt. Cũng có lúc có hai, ba cơ chế công quyền khác nhau. Hoặc giả, có đôi lần bị đô hộ bởi ngoại bang, nhưng người Việt Nam xem ra vẫn luôn có được những điều đáng tự hào, đáng hãnh diện, hơn hẳn những sắc dân, hay những quốc gia đồng thời với mình từ khi lập quốc như: Tề, Hàn, Triệu, Sở, Tần, Tấn, Ngụy, Ngô, Việt (của Việt vương Câu Tiễn trong bách Việt) là chúng ta, dẫu là một sắc dân nhỏ sống rải rác ở phía nam sông Dương Tử đến lưu vực sông Hồng, bị đẩy dần về phương nam, nhưng vẫn còn một quốc thể, một ngôn ngữ, một văn tự, một nòi giống sống chung trên một giải đất hình chữ S mang tên Việt Nam, chạy dài từ ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu. Cộng với một biển đông xuôi theo chiều dài của bờ đất, vươn ra ôm lấy các đảo, và quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không rời. Như thế, ta hãnh diện. Ta còn có một quê hương, một dân tộc đứng riêng ở cõi trời Nam là nhờ vào ý chí của tiền nhân qua nhiều đời luôn trung thành với hai nguyên tắc bất di bất dịch: Hy sinh vì đại nghĩa và tru di kẻ bán nước cầu vinh.