Tội Ác Việt Cộng Với Người Miền Nam - Trần Mộng Lâm

Trước khi nói tới tội ác của Việt Công đối với người Miền Nam, tôi xin nhắc tới một đề tài tạo nên dư luận sôi nổi tại tiểu bang tôi đang cư ngụ, Québec thuộc Canada. Đề tài đó là Les Orphelins De Duplessis, dịch ra tiếng Việt là Những Đứa Con Côi của Duplessis.

Thực ra, ông Duplessis chỉ là Thủ Tướng của Québec vào thập niên 40 của Thế Kỷ 20.

Trong gian đoạn này, tại Québec có nhiều đứa trẻ mồ côi. Chính phủ của ông Duplessis quyết định giao những đứa trẻ này cho các viện mồ côi thuộc Giáo Hội La Mã. Những Viện Mồ Côi này cũng nhận được nhiều tiền trợ cấp của chính phủ Liên Bang.

HD-981: Việt Nam không hề thúc thủ trước Trung Quốc

Giàn khoan Hải Dương HD-981 (DR)
Giàn khoan Hải Dương HD-981 (DR)

Trọng Nghĩa
Việc Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam ngày 15/07/2014 đã dẫn đến một cuộc tranh luận giữa các học giả về việc ai thắng ai thua trong cuộc đọ sức kéo dài hơn hai tháng. Theo chuyên gia Carl Thayer, rõ ràng là Việt Nam đã không khuất phục trước sức ép của Bắc Kinh. Trong bài viết trên báo mạng The Diplomat ngày 04/08/2014, mang tựa đề « Việt Nam, Trung Quốc và cuộc khủng hoảng giàn khoan : Ai chùn bước ? - Vietnam, China and the Oil Rig Crisis: Who Blinked ? », Giáo sư Carl Thayer đã kết luận như trên sau khi phân tích ý kiến trái ngược nhau của hai chuyên gia Mỹ Zachary Abuza và Alexander Vuving.


Đã đến lúc giải mật Hội Nghị Thành Đô? - Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Hội nghị Thành đô 1990
Hội nghị Thành đô 1990
 Files Photos


Hội Nghị Thành Đô là cụm từ nhức nhối đối với người quan tâm tới vận mệnh đất nước có liên quan đến yếu tố Trung Quốc. Hồi gần đây sự đòi hỏi minh bạch hội nghị này ngày một xuất hiện nhiều hơn trong giới sĩ phu cũng như tướng lãnh quân đội Nhân dân Việt Nam.
Bí ẩn vẫn bao trùm Hội nghị Thành Đô
Trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 Hội nghị Thành Đô được tổ chức tại Tứ Xuyên quy tụ lãnh đạo cao cấp của hai nước Việt Nam-Trung Quốc cho đến nay vẫn còn để lại trong lòng người dân nhiều câu hỏi về những gì mà hai bên bàn luận. Những khuôn mặt phía Việt Nam như Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng, cố vấn ban chấp hành Trung ương Đảng. Phía bên kia là Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.

Lễ Gắn Lon Chuẩn Tướng của Đại Tá Lương Xuân Việt

Buổi lễ gắn cấp bậc Chuẩn tướng cho Đại Tá Lương Xuân Việt...
Tư lệnh phó Hành quân, 
Đệ Nhất Sư Đòan Không Kỵ của Quân lực Hoa Kỳ,
tại bản doanh sư đòan, Fort Hood, TX, ngày hôm nay Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014...
Ngoài gia đình và thân nhân của CT Việt, còn có sự tham dự đông đảo của quân, dân Việt Nam Cộng Hòa..
Đặc biệt các cựu Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Cố vấn Hoa Kỳ cũng được long trọng giới thiệu trong buổi lễ..
Và những lời cám ơn của CT Lương Xuân Việt
đến các cựu Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.



Người Mỹ gốc Việt đầu tiên thăng chức Chuẩn Tướng

RFA 07.08.2014

   
Vietonthehorse-600-123.jpg
Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt
Photo courtesy of luongxuanviet.blogspot
Sáng ngày 6 tháng 8 năm 2014, lần đầu tiên trong quân sử Hoa Kỳ, một người Việt tị nạn được vinh thăng Chuẩn tướng.

Ông là Đại tá Lương Xuân Việt, Phó tư lệnh đặc trách hành quân của Sư đoàn I Thiết kỵ. Chức vụ vừa được gắn lên chiếc nón Thiết kỵ đã đưa ông vào danh sách người Việt Nam đầu tiên vinh dự có tên trong hàng tướng lãnh Hoa Kỳ vốn là nơi xét duyệt một cách nghiêm ngặt chức vụ này trong quân đội của họ.

Vinh quang của Chuẩn tướng Lương Xuân Việt cũng là niềm tự hào của người Việt tại Hoa Kỳ. Hàng trăm đồng hương đã lặn lội đến tận Cooper Field, tiểu bang Texas nơi tổ chức gắn lon cho ông để chia sẻ những gì mà một đứa con trong gia đình có đến bảy chị em gái, theo cha mẹ sang Mỹ lúc ông mới 10 tuổi. Cha ông là Thiếu tá Thủy quân lục chiến Quân lực VNCH và do đó ông đã thấm sâu ba chữ Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm.
Trong bài phát biểu bằng tiếng Việt, Chuẩn tướng Lương Xuân Việt nhắc lại truyền thống này một cách tự hào và cũng không quên cám ơn đồng ngũ với cha của ông, người từng mang trên người trọng trách bảo vệ quốc gia như ông đang làm trong vai trò một tướng lãnh:

"Nhìn những bộ quân phục lòng tôi thật bùi ngùi xót xa. Những người đã làm con tim tôi rung động vì ba chữ Danh dự, Trách nhiệm, Tổ quốc và những ý nghĩa của các câu dặn dò do cha ông để lại như. “Nam quốc sơn hà nam đế cư”… Chính là thân phụ tôi, đồng đội của các anh, vì vậy ngọn lửa trong tim tôi lúc nào cũng hướng về đất mẹ dù đã 30 năm xa cách. Không có sự hy sinh xương máu của các anh thì chúng tôi chắc chắn không có ngày hôm nay. Tổ quốc mãi mãi ghi ơn, vì vậy tôi xin các anh nhận cái chào của tôi!"

Chuẩn tướng Lương Xuân Việt gia nhập quân đội Hoa kỳ chức vụ đầu tiên ông nhận được vào năm 1987 là Thiếu úy bộ binh. Từ đó ông lần lượt được thăng tới cấp Đại tá và giữ chức Lữ đoàn trưởng cho chiến trường Afghanistan  năm 2012.

Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt trình bày Nam Lộc





Những cảm nghĩ về Cám Ơn Anh kỳ 8 - Nguyễn Thị Thêm


Hôm nay ngày 3 tháng 8 Đại Nhạc Hội Cám ơn anh Kỳ 8 đã diễn ra tại Orange County.
Tôi không đi được. Đương nhiên rồi, tôi không thể đem chàng của tôi theo để bắt chàng ngồi suốt buổi mà không biết họ đang làm gì? Mà chàng có chịu ngồi yên không đó là điều đáng nói. Rồi vấn đề vệ sinh…Ôi thôi ! ở nhà coi TV   khỏe cho tôi cũng như khỏe cho chàng, mặc dù chàng của tui cũng là lính.

Hoàng Sa và Trường Sa trong hội nghị San Francisco 1951

Trần Gia Phụng (Danlambao) - Thế chiến thứ hai chấm dứt năm 1945, nhưng cho đến năm 1951 Hội nghị tại San Francisco (Hoa Kỳ) giữa Nhật Bản và các nước Đồng minh mới diễn ra để Nhật Bản xác định lập trường hòa bình, từ bỏ chủ quyền trên các vùng đất Nhật Bản chiếm đóng trong thế chiến, bàn chuyện Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân và tù binh chiến tranh, cũng như quyết định chấm dứt quân đội nước ngoài chiếm đóng Nhật Bản và trao trả chủ quyền lại cho Nhật Bản.

1. Nhật bản thất trận

Nhật Bản xâm lăng Mãn Châu năm 1931, lập ra Mãn Châu Quốc năm 1932, đưa vị vua cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi (Pu Yi, trị vì Trung Hoa 1908-1912) lên làm giám quốc vì nhà Thanh gốc người Mãn Châu. Nhật chiếm Nam Kinh (Trung Hoa) ngày 13-12-1937, gây ra cuộc thảm sát kinh hoàng trong 6 tuần lễ, giết hại khoảng 300,000 dân Trung Hoa.

Hiểm họa Trung Cộng và bài học “Phần Lan hóa” (Finlandization) © Trần Trung Đạo

Trong bài viết Việt Nam đối diện với việc “Phần Lan hóa” từ Trung Quốc (Vietnam Faces ‘Finlandization’ from China) cuối tháng Năm vừa qua trên báo Asiasentinel, David Brown, một cựu nhân viên ngoại giao Mỹ, viết: “Như vậy, trong khi Washington dường như đã sẵn sàng vẽ một lằn ranh quanh Nhật Bản, Hàn Quốc và cũng có thể Singapore và eo biển Malacca, Hải quân Hoa Kỳ đang từ bỏ việc đương đầu tại một khoảng xa cách từ bờ biển Việt Nam.” Tác giả viết tiếp “Điều đó có thể được hiểu rằng, Mỹ đang dự định chấp nhận nhìn Việt Nam bị “Phần Lan hoá”.

Tháng 9 năm 2010, trong một bài viết trên tờ Wall Street, Andrew Krepinevich, Chủ tịch Trung tâm Định ước Ngân sách và Chiến lược (the Center for Strategic and Budgetary Assessments) cũng cảnh báo Trung Cộng đang tiến hành “Phần Lan hóa” Thái Bình Dương: “Liên Xô chưa bao giờ thành công “Phần Lan hóa” Châu Âu. Nhưng sự đe dọa vừa trở lại từ phía Trung Cộng, quốc gia này đang cố gắng “Phần Lan hóa” Tây Thái Bình Dương. Cách phát triển quân sự của một quốc gia mở ra cánh cửa cho thấy ý định của nó, và Trung Cộng rõ ràng đang tìm kiếm để gây hiệu quả tuần tự nhưng quyết định vào cán cân quân sự Mỹ-Trung. Mục đích của Trung Cộng là ngăn chận Mỹ trong việc bảo vệ các quyền lợi lâu dài trong khu vực – và để lôi kéo các đồng minh dân chủ của Mỹ vào quỹ đạo của nó.”

Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh “Hãy là người Quang Trung”

Chủ nhật vừa qua, ngày 3/8/14 tại Happy reception, nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh (KHG DNA) đã có buổi thuyết trình với đề tài “Tuổi trẻ với thăng tiến nghề nghiệp và tương lai của dân tộc”. Rất đông đồng bào đã đến rất sớm để có chổ ngồi. Chưa đến giờ khai mạc mà hội trường đã chật kín, số người đến sau đành phải tìm chổ đứng và điều đáng nói là mọi người đã ở lại cho đến cuối buổi thuyết trình.

Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Úc-Việt và phút mặc niệm, cô Nguyễn Phượng Vỹ -Phó Chủ Tịch Nội Vụ đã thay mặt cho BCH/CĐNVTD-Vic để chào đón nữ KHG DNA và nói lên cảm nghĩ của mình về sự thành công vượt trội song song với việc chu toàn vai trò làm vợ, làm mẹ của DNA.

Đức Phật đản sinh sớm hơn hai thế kỷ?

alt

Những dòng ánh sáng từ bên trên tượng Phật chiếu vào chánh điện tại ngôi đền Vihar trong ngày lễ Phật Đản được tổ chức tại vườn Lâm Tỳ Ni, Nepal. Tại di tích này, các nhà khảo cổ vừa khám phá một ngôi đền cổ 600 năm trước Công Nguyên nằm bên dưới ngôi đền hiện nay. (Hình: Paula Bronstein/Getty Images)

 
LUMBINI, Nepal – Một cuộc nghiên cứu mới của các nhà khảo cổ học cho thấy rằng Đức Phật có thể đã sống sớm hơn hai thế kỷ trước niên đại mà người ta thường nghĩ trước đây.

Trùng Dương , viết ... - 60 năm nhìn lại cuộc di cư 1954 - Vĩnh Biệt Hải Phòng


Thứ Bảy, ngày 19 tháng 7 năm 2014

Kính dâng hương hồn Cậu Mợ, 
với lòng tri ân sâu xa nhất của con. 


Khi cuộc Di Cư 1954 diễn ra, tôi vừa lên 10 tuổi, đang sống với gia đình ở Hải phòng, cái thành phố hải cảng đã trở thành chặng cuối cùng đối với hàng triệu người Việt miền Bắc muốn di cư vào Nam thay vì ở lại sống dưới sự cai trị hà khắc dã man của Việt Minh, tên gọi của những người cộng sản hồi ấy.