Xin bấm theo LINK sau để nghe
https://dl.dropboxusercontent.com/u/9628875/H%C3%A3y%20Tr%E1%BA%A3%20L%E1%BA%A1i%20T%C3%B4i%20S%C3%A0i%20G%C3%B2n%20-%20Vi%E1%BB%87t%20Dz%C5%A9ng.mp3
Thursday, 14 August 2014
SÁCH CŨ MIỀN NAM 1954 - 1975 - Phan Nguyên
Sáng nay dậy sớm dọn dẹp hộp thư cũ, tình cờ bắt gặp bài viết của một người thân gởi cho mình đọc từ khá lâu...Vài năm rồi! Nhưng thấy giá trị tinh thần của nó vẫn còn nguyên... Nay giới thiệu lại với các bạn của tôi trên phây, đặc biệt với những bạn chơi sách xưa sách cũ.
Vấn đề vẫn là của hôm nay ...chưa phải chuyện khảo cổ!
Vấn đề vẫn là của hôm nay ...chưa phải chuyện khảo cổ!
SÁCH CŨ MIỀN NAM 1954 - 1975
Đã định tâm như thế rồi. Cho nên, khoảng 6 tháng trước khi về Sàigòn để thăm lại bạn bè, bà con mình, tôi đã nhờ bạn bè bên ấy tìm cho tôi những sách mà tôi muốn tìm. Thật ra ít có ai có thì giờ và có lòng để đi làm một công việc vô bổ như thế. Biết bao nhiêu phần đời tôi, biết tìm cái gì, biết mua ra sao. Rất may là tôi còn những người bạn có lòng để tâm giúp đỡ, tên anh là Hồ Công Danh. Đó không phải là đi mua sách cũ mà là một việc truy lùng, sục sạo, mò mẫm đầy bất trắc và may rủi, nhưng cũng đầy thú vị và mủi lòng.
Nguyễn Ngọc Già - Chiều nay, tôi nghe những tàn phai
Ngót ba mươi năm, sân khấu không còn đọng trong trí nhớ của tôi.
Để tìm chút thư giãn, giữa những bài viết chính trị khô không khốc, youtube trở thành người bạn, gởi lại những tiếng vọng êm đềm và bãng lãng.
Khánh Ly và kỷ niệm
Với túi tiền nho nhỏ, cứ ngỡ, lâu lâu, mình hãy tự cho phép "xài sang" một lúc nào đó, khi Khánh Ly về hát. Ít nhất đối với giọng ca một thời của "Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên". Đợi từ năm kia, tới năm ngoái và rồi năm nay...
Đành mượn lời Nhật Trường - "thôi em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé..." - mà diễn đạt tâm trạng "Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên" - như Trịnh Công Sơn thốt lên. Dù biết "Em" là cho tất cả. "Em" không phải "sở hữu" riêng ai. Nhưng "Em" nói, đến với nhau là cùng tìm về kỷ niệm.
Do đó, sự trở về của Khánh Ly như một hành khách kịp bắt chuyến tàu cuối cùng trên sân ga. Chuyến tàu, nếu không phải mua nhầm vé, chắc người soát vé ngủ gục, nên mặc hành khách lạc tuyến, khi ga đến đầu tiên - sau gần 40 năm xa xứ - không phải Sài Gòn. Cũng không phải Đà Lạt hay Huế, dù tài công tiếp tục đưa người lữ khách rong ruổi lần thứ hai.
Ai biết tình ai có đậm đà?
Sài Gòn, không còn gợi lên những "chiều nội trú bâng khuâng". Lâu lắm rồi. "Con đường Duy Tân cây dài bóng mát" đã xa vời vợi. Thay vào đó là những vỉa hè luộm thuộm với quán nhậu và tiệm cafe. Chen lẫn vài ngân hàng cùng hiệu kính và cả tiệm... rửa xe. Ừ, có cả một quán ăn kèm hát với nhau của Cẩm Vân. Con đường "duy cái mới", bây giờ, thế đó (!).
Những góc phố ngày xưa chỉ còn lại ánh chiều tà ảm đạm, tô đậm ngón tay vàng khói thuốc, cho những ai muốn tìm về dĩ vãng.
Dường như chẳng còn gì hấp dẫn hay quyến rũ và gợi nhớ? Nhưng ngày xưa, Khánh Ly hát cho"Người Già và Em Bé", cho cả dân "Du Mục" với "đàn bò vào thành phố réo buồn tiếng hạt chuông", chứ đâu chỉ "chiều nay còn mưa, sao em không lại..." hay ân cần ôm lấy "vai em gầy guộc nhỏ như cánh vạc về chốn xa xôi"? Không, Khánh Ly không chỉ kiêu sa như thế. Không cần đài các như vậy. Giản dị hơn nhiều...
Sài Gòn quen lắm nhưng không còn "Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi!"
Người Sài Gòn, không xứng đáng, dù chỉ được phép mua vé "tàu ghế cứng toa hạng hai" để nghe, để nhìn và để ngẫm ngợi những gì Khánh Ly muốn tìm về kỷ niệm (?). Một chút gì phả ra nhạt nhòa từ ánh màu bạc bẽo! Nó hắt xuống phố Sài Gòn lấp lóa màu đen hắc ín, trong không khí nóng hực của ngày hè.
Người Sài Gòn nhớ Khánh Ly từ những gì mộc mạc mà rướm máu, hơn là những bóng bẩy và chải chuốt như người Hà Nội xem thấy. Một không gian có vẻ sang trọng nhưng khô và giả. Giả mà như...thật, từ những "bông hoa sống đời", người ta bán ngoài chợ hay trong các shop để trang trí, làm cảnh cho ngày tết, dịp lễ mà không cần mất công nhiều lắm...
Kỷ niệm, khi gọi tên, nó nên khởi đi từ nơi người ta gắn với tột đỉnh vinh quang và cả nỗi niềm ly biệt. Cả êm mượt như nhung và sóng gió dập vùi. Nước mắt hòa trong thảng thốt trên từng bước chân tháo chạy trong rối bời. Và chia lìa những gì sâu lắng tận đáy tim, in đậm trên từng hàng rào dâm bụt loang lổ. Tan nhanh như từng hạt mưa bong bóng, hòa lẫn "muối mặn" chảy từ khóe mắt. Tất cả nối nhau chảy vô...ống cống. Từ ngày đó - 30/4/1975.
Thế là hết. Dù trẻ lắm, dù mơ hồ, những chao đảo trong tâm khảm vẫn còn nguyên với nỗi sợ hãi lớn dần theo ngày tháng của những năm xưa. Hiển hiện, không thể né tránh. Từ đó, ngụp lặn và đào bới trong... "đống bản nhạc" - như một đống rác buộc dọn dẹp. Lén lút và vụng trộm để tìm mọi cách "tẩu tán" tài sản của chính mình, dù trong mắt "người cách mạng", chúng nó là thứ cặn bã, lai căng và... phản động! Một thời của văn hóa nghệ thuật Sài Gòn bỗng chết... ngắc!
Đấy là một trong những điều người Sài Gòn nhớ nhất, trong ngày tháng rầm rập bước chân các anh "giải phóng quân" dộng ầm ầm trên những con đường Sài Gòn thơ mộng.
Chốc chốc, gió thốc những bản nhạc bay tán loạn rồi đậu lại trên vỉa hè với vẻ u hoài và xơ xác. Nhiều người thẫn thờ "Để Gió Cuốn Đi" từng bản nhạc như mảnh giấy gói bánh mì. Văn hóa Sài Gòn tuyệt diệt. Tôi biết điều đó, khi từng trang giấy với năm dòng kẻ và những hồn thơ trong đó - được trình bày công phu và trân trọng, thẩm mỹ và đậm cá tính nhạc sĩ sáng tác - đầy dấu chân người qua kẻ lại, chấp chới như cánh bướm rách tả tơi.
Khánh Ly ra đi như hàng triệu người rời bỏ Sài Gòn và miền Nam. Người ở lại chỉ biết nhìn. Lầm lũi và co quắp trong những cơn mưa chiều nặng hạt, mơ về "Những Ngày Xưa Thân Ái" hồn nhiên. Tất cả chỉ còn lại "Như Giấc Chiêm Bao" ngọt ngào. Giấc chiêm bao của đời thực. Dường như định mệnh an bài.
Nói cho ngay, "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" trở thành chân lý, khi bóng dáng khập khiễng những lời nhạc đầy ắp chất thơ, còn chỗ nào để bày biện tốt hơn trong nhà hát lớn Hà Nội đầy màu sắc lấp lánh? Với áo quần thơm tho và những bó hoa sặc sỡ. Rỗng. Sáo. Và như những hạt ngọc trai nhân tạo xứng đáng với cái giá của nó.
Nhưng kỷ niệm, cứ ngỡ, là nơi không phải chỗ mình bỏ chạy cùng với nước mắt, vào năm 1954, bé xíu. Nó phải là nơi cưu mang, bước ra khỏi "tàu há mồm" với cái thở phào năm xưa? Nó phải là nơi gắn bó, thành danh, làm nên tên tuổi và nuôi nấng giọng hát của mình chứ?
Nếu gọi tên "non nớt" khi "Mơ Về Nơi Xa Lắm", nó có một chút gì kệch cỡm, bởi e rằng lứa tuổi "gió heo may đã về" trở nên chọc ghẹo giới trẻ mất.
Giọng hát của "Nữ Hoàng Chân Đất" bây giờ thích hợp với đôi giày cao gót - dù chông chênh nhiều.
Thời gian quả khắc nghiệt. Như một viên đá mài, chà xát trên dây thanh đới người ca sĩ. Giọng ca Khánh Ly đục hơn và rè hẳn như dây số 1 guitar, lâu ngày bong tróc dần, sau những miệt mài nâng phím lòng, xoa dịu nỗi đau đời dân Việt "Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu/Một trăm năm đô hộ giặc Tây/Hai mươi năm nội chiến từng ngày...".
Làn hơi ngày nào gây nghiện cho khán giả, giờ đã ám đầy khói. Những sợi khói bay lên từ "Tàn Tro" năm cũ. Đứt quãng và mệt nhọc. Đuối sức không chỉ từ thần thời gian cản bước mà còn thiếu hẳn sự tự nhiên trong cách ngắt câu và kiểu lấy hơi nặng nề như "người phu quét đường" thở dốc với chiếc xe kéo, cùng một chút khò khè từ buồng phổi nhiều năm không thể thiếu thuốc lá? Âu cũng là lẽ thường.
Giọng ca tái tê và rạn vỡ, bây giờ không còn. Không chỉ là rì rầm như "đại bác đêm đêm dội về thành phố" mà Khánh Ly nì non "Hát Trên Những Xác Người" thay cho những bà mẹ, những người cha hóa điên bên xác con thơ của trận Mậu Thân năm nào... Nhiều lắm...
"Tình cũ không rủ cũng tới", bây giờ sai mất rồi. Một chút hoài niệm chen lẫn bối rối, khó diễn tả cùng tâm trạng... cụt hứng, khi chờ một kỷ niệm tìm về. Vả chăng, nếu có, người Sài Gòn cũng không thích ngắm nghía giọng ca Khánh Ly với vẻ sang trọng nhưng cứng đơ và đạo mạo, được khoác lên khá khiêng cưỡng như tại Hà Nội. Vốn dĩ người Sài Gòn cũ, dù sành điệu nhưng không sính ngoại với "đặc danh": "diva".
Sài Gòn và cả Việt Nam, bây giờ có thứ gì mà không cần đến tiền? Giờ, lộ thiên chơ vơ, trái tim như cục than đen xì bất động; khe khẽ đập và hổn hển thở theo... hai trăm triệu của Phó Đức Phương. "Áo Lụa Hà Đông" bị xé rách toạc trước mắt người... làm văn hóa. Văn hóa gì đây? À! Văn hóa từ "tâm hồn treo ngược ở cành cây" của Sóng Hồng đây mà!
Biết đâu, chuyến trở về thứ hai, với Sài Gòn là bến đợi, chiếc áo dài vàng hoa cúc, không bị phết những nhát cọ "một màu đen đen, một màu trắng trắng, chiều hoang vắng chiếc xe tang đi thật vội vàng"! Trên chuyến xe đó, bên "quần tang áo chế", người ca sĩ năm nào lê bước chầm chậm để hát nốt những ca từ "Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu".
Nghe những tàn phai
Khi nhắc về "đền đài âm nhạc", dù quý phái hay bình dân; dù thính phòng hay nhạc nhẹ; dù chắt lọc ngôn từ hay bình dị câu hát, nó vẫn phải dành hết cho thân phận con người - Con Người Việt Nam hôm nay.
Phụ nữ Việt Nam tệ lắm không? - Tuấn Khanh
Trong không gian tâm tình ngập ngụa phong cách tabloid của báo chí Việt Nam, mới đây khi độc giả còn chưa kịp hết ngỡ ngàng về bài viết căn dặn đàn ông khôn ngoan đừng bao giờ lấy vợ Bắc, thì lại thấy bài viết khác xuất hiện, nói rằng đừng bao giờ lấy chọn gái Nam vì chuẩn “3N”, mà quan trọng là trong đó có chữ “ngu”.
BÙI THỊ MINH HẰNG
Lắm kẻ làm Chó
Thì ta phải cố gắng làm Người
BUÌ THỊ MINH HẰNG
Cao quý thay những đưá con yêu của Quê Hương, Dân Tộc
Vẫn cất cao lời LƯƠNG TRI, CÔNG ĐẠO diễm tình
Mong những kẻ đánh mất Chính Mình
Cam phận Nô Tài cho lũ Súc Sinh Buôn Dân, Bán Nước
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, tiến bước
Ngưỡng mộ những đưá con yêu cuả Mẹ Việt Nam
Từng vào tù ra khám bất chấp nguy nan
Đánh thức Hồn Nước trong tâm Dân Việt
Nếu Tiền Nhân chỉ là bọn Tham Sinh Uý Tử
Đất Nước mình đâu còn hiện hữu đến ngày nay
Tuy nhỏ bé trước tên Khổng Lồ phương Bắc, thở dài
Nhưng tinh thần Bất Khuất, Quật Cường bất diệt
Nhờ đó đã thoát hiểm nhiều phen
Một đánh mười nhất quyết không Hèn
Thà chết Vinh còn hơn sống Nhục
Có cơ hội nhào lên ĐỤC
Ngày Trời Tru Đất Diệt gần kề
Khi Toàn Dân đồng lòng vùng lên Sinh Tử, qua cơn Mê
Là lúc đảng Súc Vật tan hàng rã đám
Cố gắng sống để nhìn được ngày Lịch Sử sang trang
Gần chín mươi triệu con dân trong ngoài
Mừng vui có thể Bể Lòng Ngực cả Nước
KIỀU PHONG (Toronto)
Kẻ Gây Chiến Thực Sự
Đảng CSVN, một tập thể giáo điều, gian manh và phản động, lại ngang nhiên khinh thị nhân dân bằng cách đồng hóa đảng và dân tộc. Đã đến lúc toàn dân vùng lên và vứt đảng vào sọt rác của lịch sử. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Việt Thu ... với tựa đề: " Kẻ gây chiến thực sự."sẽ được Hướng Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Đảng cộng sản Việt Nam dựng nên một chế độ độc tài tồn tại hơn 80 năm qua tại Việt Nam. Suốt từ quá trình sơ khởi cho đến bây giờ, bất cứ ai chống lại sư độc tài và đấu tranh cho tự do, dân chủ cũng bị đảng chụp cho cái mũ khá rộng, đó là: phản động. Những người bị cho là phản động thường được đảng kêu la là những kẻ phá rối đất nước, chống đảng. Họ hoặc là phải vào tù, hoặc phải chịu nhiều cực hình, thậm chí cái chết. Đảng đổ lỗi cho những người yêu tự do, yêu dân chủ là những kẻ gây chiến góp phần tạo nên một xã hội đầy rẫy nhà tù, nhưng thực tế lại hoàn toàn trái với những gì đảng cộng sản tuyên bố.
Ngô Nhân Dụng - Làm Luật Ðể Nuôi Tham Nhũng
Nước nào cũng có luật lệ. Không đặt ra luật thì lộn xộn lắm. Nhưng nhiều luật quá thì không tốt. Chính phủ mới ở Ấn Ðộ đang tính sẽ giảm bớt các luật lệ ràng buộc giới kinh doanh, đặc biệt là những xí nghiệp, cửa hàng nhỏ. Giảm bớt luật cho người làm ăn thì chắc chắn kinh tế sẽ khá hơn. Còn một lý do nữa: Luật càng nhiều, càng khó khăn thì càng nuôi tham nhũng. Bởi vì một điều luật nào đặt ra cũng giới hạn quyền hành động của một số người; tự nhiên phải ban thêm quyền thi hành luật cho một số người khác, từ luật đổ rác tới luật đi đường, luật bảo hiểm y tế hay luật ngân hàng, vân vân.
LỄ KHÁNH THÀNH BẢNG TƯỞNG NIỆM VIỆT DZŨNG HUMAN RIGHTS
August 13th, 2014
|
Liên Lạc: Quyên Trần
(714) 558-4400
|
THƯỢNG NGHỊ SĨ LOU CORREA KÍNH MỜI THAM DỰ
LỄ KHÁNH THÀNH BẢNG TƯỞNG NIỆM VIỆT DZŨNG HUMAN RIGHTS
Theo Nghị Quyết SCR 85 do Thượng Nghị Sĩ Lou Correa đệ trình và được Quốc Hội Tiểu Bang California thông qua vào ngày 9 tháng 7 năm 2014, bảng Tưởng Niệm Ca Nhạc Sĩ/ Nhà đấu tranh nhân quyền Nguyễn Ngọc Hùng Dũng tức Việt Dzũng đã được chính thức dựng lên tại Beach Blvd. khoảng giữa đường Beach và Edinger.
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa cùng Đài phát thanh Radio Bolsa và Đài truyền hình SBTN, SET và Trung tâm Asia trân trọng kính mời quý cơ quan đoàn thể, cộng đồng và những người đã từng biết và yêu quý Việt Dzũng đến tham dự buổi lễ khánh thành “Bảng Tưởng Niệm Nhà Đấu Tranh Nhân Quyền Việt Dzũng – Viet Dzung Human Rights Memorial Highway” sẽ được tổ chức vào ngày Thứ Sáu 15 tháng 8 năm 2014 từ 2 giờ trưa đến 3 giờ 30 chiều tại Hội trường Đài truyền hình SBTN - 10501 Garden Grove Blvd., Garden Grove, CA 92843.
Bảng tưởng niệm này là một kết quả của dự luật SCR 85 do Thượng Nghị Sĩ Lou Correa soạn thảo, đệ trình và đã được thông qua bởi Quốc Hội tiểu bang California. Điều này đã công nhận công lao và tinh thần phục vụ đáng trân trọng của Việt Dzũng. Bên cạnh đó, dự luật SCR 85 cũng là một biểu hiện cho sự quan tâm, tinh thần phục vụ và những hoạt động luôn sát cánh với cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng Việt Nam của Thượng Nghị Sĩ Lou Correa. Trân trọng nhắc nhở và đề cao Việt Dzũng cũng là để tăng thêm niềm tin và sức mạnh của mọi cá nhân trong cộng đồng chúng ta trong việc tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ.
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, đài phát thanh Radio Bolsa, đài truyền hình SBTN, SET, Trung tâm Asia và gia đình cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng rất hân hạnh được tiếp đón quý đoàn thể, tổ chức cộng đồng và cư dân đến tham dự buổi lễ khánh thành bảng tưởng niệm Việt Dzũng Human Rights Memorial Highway vào trưa thứ Sáu tuần này.
Mọi chi tiết xin liên lạc văn phòng Thượng Nghị Sĩ Lou Correa (714) 558-4400.
Senator Correa represents the 34th District, which includes the cities of Anaheim, Buena Park, Fountain Valley, Fullerton, Garden Grove, Huntington Beach, Long Beach, Los Alamitos, Santa Ana, Seal Beach, Westminster and the community of Rossmoor.
Đại gia và Cán bộ CSVN sợ phe thân Tập Cận Bình lên
Đi dây đầu Mỹ đầu TầuThâu đô để tẩu: chọn mầu cờ hoa
Hình như không có gì mờ ám và khuất tất trong thái độ đa số các cán bộ đảng CSVN không còn tin ở Tầu Cộng. Sáu mươi mốt đảng viên CSVN đã viết lá thư ngỏ. Đó là vì yêu nước? Hay vì thấy ý thức hệ CS đã lỗi thời?
Vì sao Tòa thánh Vatican ủng hộ Mỹ oanh kích Irak?
Trái lại với học thuyết bất bạo động của Giáo Hội và phản ứng chống lại kế hoạch oanh kích Syria hồi năm ngoái, lần này, Tòa thánh Vatican gián tiếp ủng hộ Hoa Kỳ không kích lực lượng thánh chiến hồi giáo « Nhà nước Hồi Giáo Irak » đe dọa tiêu diệt những người không cùng hệ phái và tôn giáo trong cuộc chiến diệt chủng.
Vén màn bí ẩn huyền thoại Stephen Hawking
Stephen Hawking trên máy bay không trọng lực
Wikipedia
Stephen Hawking, một trong những khoa học gia nổi tiếng nhất thế giới đương đại, được nhiều người trong giới chuyên môn coi như một siêu nhân, được các phương tiện truyền thông xếp vào hàng những thiên tài bất tử như Einstein, Newton, Galileo... Nhà bác học ngay từ thời thanh niên đã bị mắc một căn bệnh hiểm nghèo, khiến ông dần dần liệt toàn thân, chỉ có thể di chuyển bằng xe lăn. Làm thế nào Stephan Hawking có thể làm việc trong điều kiện này ? Hawking có thực sự thiên tài?
Vì sao Mỹ cần kế hoạch dỡ bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho VN? - Vũ Hoàng, phóng viên RFA
Hôm 7/8/2014, Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Hoa Kỳ (CSIS) tại Thủ đô Washington có phổ biến bài viết về việc Hoa Kỳ cần lên kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN. Vũ Hoàng phỏng vấn đồng tác giả Murray Hiebert, nghiên cứu chính trị Đông Nam Á của CSIS. Trước tiên, ông Hibert cho biết những điểm chính trong bài viết của mình:
Trung Quốc: Gieo Gió Rồi Chặn Bão - Nguyễn Xuân Nghĩa
Vì sao kinh tế Trung Quốc khó tránh được khủng hoảng?
Khi một tổ chức lạc quan kinh niên như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF – lạc quan vì không dự báo được nhiều vụ khủng hoảng kinh tế đã qua – mà lại vừa cảnh báo vào Tháng Bảy về nguy cơ “hạ cánh nặng nề” của kinh tế Trung Quốc, thì ta nên chú ý đến tin tức khí tượng kinh tế: Giông bão kinh tế xứ này có thể nổi lên từ nay đến năm 2020.
TIỂU TỬ: 33 truyện ngắn
Tiểu sử của tác giả:
Họ tên : Võ Hoài Nam
Sanh : 1930
Nguyên quán : Gò Dầu Hạ ( Tây Ninh )
Bút hiệu : Tiểu Tử
- Tốt nghiệp trường Kỹ sư Marseille năm 1955.
- Dạy Lý hoá trung học Pétrus Ký : 1955/1956.
- Làm việc cho hãng dầu SHELL Việt Nam từ năm 1956 đến 30/04/1975.
- Vượt biên cuối năm 1978. Ðịnh cư ở Pháp từ đầu năm 1979 đến nay.
- Làm việc cho hãng đường mía của Nhà nước Côte d' Ivoire ( Phi Châu ) :
1979/ 1982.
- Làm việc cho hãng dầu SHELL Côte d' Ivoire từ năm 1982 đến 1991, về hưu ở Pháp.
- Trước 1975, giữ mục biếm văn " Trò Ðời " của nhựt báo Tiến.
- Bắt đầu viết truyện ngắn khi lưu vong qua Côte d'Ivoire.
- Tập truyện " Những Mảnh Vụn " là tập truyện đầu tay.
Tri thiên Mệnh
“Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ. Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của vua chúa là quyền uy. Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát. Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhục.”
“Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ”
“Ra đời hai tay trắng. Lìa đời trắng hai tay. Sao mãi nhặt cho đầy. Túi đời như mây bay.”
THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 15-8-2014
THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc
Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta
DÁNG KIỀU THƠM
Đọc nhiều lần bài Tây Tiến của Quang Dũng rất nhiều lần mà rốt cuộc tôi chỉ nhớ
được câu “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Nhưng thực ra, hình ảnh những người đẹp
Hà Nội của ông không bao giờ xa hẳn ông, xa hẳn những câu thơ của ông. Lúc nào
cũng thấy họ thấp thoáng. Lúc “trong đáy cốc, nói cười như chuyện một đêm mơ”
, lúc “áo mỏng buông hờn tủi”, lúc “rạt rào” những “dòng lệ thơ ngây”…
Tôi ở Hà Nội trong những năm còn rất bé. Ký ức về thành phố này không có được
bao nhiêu. Hồi ấy tôi còn quá nhỏ. Nhớ được mấy con đường gần nhà đã là nhiều
lắm. Thỉnh thoảng theo người lớn đến vài ba nơi mà tôi cũng chỉ nhớ được một
hai cái tên đường. Chưa có được cả một mối tình. Nhưng tôi vẫn còn nhớ được vài
ba khuôn mặt mà nếu có liều lĩnh gọi đó là những dáng kiều thơm thì cũng có thể
tạm coi là được.