Tuesday, 19 August 2014
Picnic Liên trường được tổ chức vào ngày Chủ Nhật, Aug 17, 2014 tại Lake Cunningham Park, San Jose
Mời qúy anh chị xem mệt nghỉ 465 tấm hình Picnic Liên trường được tổ chức vào ngày Chủ Nhật, Aug 17, 2014 tại Lake Cunningham Park, San Jose. Quý anh chị có nhận được ai quen không? (Hình được chụp bằng máy Canon loại bỏ túi)
Khoi N. Pham
Shared publicly - 6:27 PMLinh Hồn Không Chiến Tuyến - Phan Hạnh
(ảnh minh họa)
Trước đây tôi cứ tưởng hai chữ “Việt Cộng” chỉ có những người thuộc phe bên này chiến tuyến dùng để gọi những người phía bên kia, cũng giống như những người bên kia chiến tuyến gọi người bên này là Mỹ Ngụy. Bây giờ tôi mới biết người bên kia chiến tuyến cũng tự gọi họ là Việt Cộng, một từ ngữ gợi hình ảnh xấu xa hơn là tốt đẹp. Chính vì thế tôi mới tò mò xem phim Linh Hồn Việt Cộng (LHVC) cho biết. Xem xong, tôi thắc mắc khôn nguôi nên mới mò mẫm đi tìm sự thật. Ðang sống trong một quốc gia đã phát triển với đầy đủ quyền tự do của con người, tôi chẳng bị ai bắt buộc phải phát biểu khác đi những ý nghĩ chân thực của chính tôi. Tôi muốn tìm hiểu sự thật chỉ vì một mục đích duy nhất; đó là vạch trần những điều không thật. Mà phim LHVC, một phim tài liệu, lại chất chứa rất nhiều điều không thật.
Triều Tiên đổ quân lên biên giới, sẵn sàng "đối phó với Trung Quốc"
Báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc hôm nay đưa tin Bắc Triều Tiên đã điều động Sư đoàn 12, với 80 xe tăng lên biên giới Trung Quốc, và sẵn sàng "cho các hoạt động tấn công".
Theo báo Hàn Quốc, thì Sư đoàn 12 được Quân ủy Trung ương Triều Tiên thành lập năm 2010 với mục đích là "phản ứng với các tình huống khẩn cấp từ phía quân Trung Quốc". Hôm qua, 80 xe tăng thuộc lữ đoàn 42 thuộc sư đoàn 12 đã được điều đến tỉnh Ryanggang, giáp với biên giới Trung Quốc.
Trong số các xe tăng này, thì ngoài những xe tăng thời Liên Xô, còn có những chiếc tối tân với hệ thống điều khiển điện tử.
Theo nhận định của phía Nam, thì các hoạt động này nhằm sẵn sàng đối phó với sức ép từ phía Bắc Kinh trong việc đòi hỏi Bình Nhưỡng từ bỏ các chương trình hạt nhân của họ. Nguyên văn, tờ Chosun Illbo viết: "Các hoạt động này ghi nhận nỗi sợ đồng minh thân cận Trung Quốc có thể quay lưng với phía Bắc trong việc gây áp lực về chương trình hạt nhân".
Dưới thời của chủ tịch quân ủy Kim Jong-un, Bắc Triều Tiên đã không ít lần tỏ thái độ không hợp tác với đồng minh Trung Quốc. Mối quan hệ giữa hai nước láng giềng này cũng đang trở nên căng thẳng hơn trong thời gian gần đây, theo nhận định của các nhà phân tích phương Tây, với việc Trung Quốc thắt chặt quan hệ với Mỹ và cả Hàn Quốc.
Tháng Bảy năm nay, lần đầu tiên trong lịch sử, chủ tịch Trung Quốc tới thăm Hàn Quốc trước khi thăm Bắc Triều Tiên. Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Seoul được cho là thể hiện xu hướng mới của Trung Quốc trong vấn đề bán đảo Triều Tiên.
|
Grand Canyon Skywalk - Cầu đường bộ trên không (Sub Việt) Full HD
Trên độ cao 1.220m, treo lơ lửng giữa hẻm núi của đại vực Grand Canyon hùng vĩ, người Mỹ đã làm một cây cầu bằng... kính trong suốt chỉ để thỏa mãn cảm giác mạnh khi thưởng ngoạn và chinh phục vùng núi Grand Canyon theo cách mới! Mất hơn 3 năm xây dựng, Sky Walk mở cửa cho du khách tham quan vào cuối tháng 3/2007.
Trước đây, muốn khám phá kỳ quan thiên nhiên Grand Canyon, du khách chỉ có một chọn lựa duy nhất: bỏ 169USD mua một tour tham quan đại vực 1 giờ bằng máy bay trực thăng.Mỗi chiếc trực thăng chỉ chở được 6 khách, nhưng có đến 3 hãng bay Grand Canyon Helicopters, Papillon Helicopters, Maverick Helicopters luôn túc trực phục vụ du khách. Còn bây giờ, các đoàn khách đổ về Grand Canyon bởi sức hút mới: Sky Walk! Kiến trúc sư Mark Johnson đã thiết kế đài quan sát Sky Walk như một chiếc cầu có hình móng ngựa, mọc lên từ một ngọn núi cao 1.220m, và nhô ra ngoài vách núi 20m. Điểm độc đáo là sàn cầu được làm bằng kính trong suốt để du khách khám phá lòng vực sâu thẳm ngay dưới chân mình.
Trước đây, muốn khám phá kỳ quan thiên nhiên Grand Canyon, du khách chỉ có một chọn lựa duy nhất: bỏ 169USD mua một tour tham quan đại vực 1 giờ bằng máy bay trực thăng.Mỗi chiếc trực thăng chỉ chở được 6 khách, nhưng có đến 3 hãng bay Grand Canyon Helicopters, Papillon Helicopters, Maverick Helicopters luôn túc trực phục vụ du khách. Còn bây giờ, các đoàn khách đổ về Grand Canyon bởi sức hút mới: Sky Walk! Kiến trúc sư Mark Johnson đã thiết kế đài quan sát Sky Walk như một chiếc cầu có hình móng ngựa, mọc lên từ một ngọn núi cao 1.220m, và nhô ra ngoài vách núi 20m. Điểm độc đáo là sàn cầu được làm bằng kính trong suốt để du khách khám phá lòng vực sâu thẳm ngay dưới chân mình.
Sàn kính có đến 8 lớp, mỗi lớp dày 1cm, dán chặt với nhau bằng một loại sợi chất dẻo đặc biệt, cùng lúc có thể chịu được sức nặng của 2 chiếc Boeing 747-400. Cầu được thiết kế có thể chịu được sức gió 161 km/giờ và động đất cấp 8! Ông chủ đầu tư Sky Walk đến từ Las Vegas, đã bỏ ra 30 triệu USD cho công trình đặc biệt này, với hy vọng thu hút hàng triệu du khách đến tham quan hàng năm.
Từ Las Vegas theo xa lộ 93, đi khoảng 20 dặm là đến Hoover Dam, một trong 7 công trình xây dựng vĩ đại nhất nước Mỹ, hàng năm thu hút hàng chục triệu du khách đến tham quan. Từ đây, tha hồ phóng tầm mắt ngắm nhìn hồ Mead rộng mênh mông, mặt nước xanh rì, phẳng lặng. Hồ này chứa toàn bộ nước của dòng sông Colorado, khoảng cách giữa hai bờ rộng nhất có nơi lên đến 100 dặm. Từ Hoover Dam, tiếp tục theo đường 93, lái xe hơn 1 giờ đồng hồ sẽ tới trạm trung chuyển. Hai bên đường đi vào đại vực Grand Canyon, chỉ có đất đá khô cằn và những cây xương rồng joshua to lớn.
Từ trạm trung chuyển, để đến được Sky walk, du khách phải đổi qua xe bus kiểu Mỹ và vượt qua 14 dặm đường quanh co. Càng gần đến đại vực, đường càng dốc, xe chạy xuống một thung lũng có khá nhiều cây xanh đặc trưng của vùng hoang mạc trước khi dừng lại ở trung tâm du lịch Hulapai của người da đỏ. Tại đây, du khách sẽ mua vé tham quan, giá 25 USD/người. Để tăng doanh thu nên khu vực này cấm tự chụp ảnh, quay phim. Muốn có ảnh lưu niệm phải chụp bằng máy của ban quản lý. 4 bức cỡ 20X30cm kèm theo file gốc giá là 130USD. Còn 1 bức lấy lẻ là 70 USD và không được kèm file gốc. Trước khi bước lên cầu kính, du khách còn phải thay những đôi ủng bằng vải thô, để tránh làm trầy xước mặt cầu.
Dù trời có gió nhiều hay ít nhưng ai cũng bước rón rén khi đi trên Skywalk, cảm giác đi bộ giữa độ cao 1.220m vẫn làm không ít du khách lo sợ. Sàn kính dưới chân trong đến nỗi có cảm giác như đang đi trên mây. Du khách mê cảm giác mạnh sẽ tha hồ ngắm nhìn đại vực sâu thăm thẳm giữa hẻm núi.
Đã Tới Lúc Nước Mỹ Xét Lại Cách Dạy về Chiến Tranh Việt Nam
Keith Weller Taylor
♦ Chuyển ngữ: Võ Thành Văn
[Dịch từ bài How I Began To Teach About The Vietnam War/ K. W. Taylor. Michigan Quarterly Review. Ann Arbor: Fall 2004. Vol.43, Iss. 4: pg. 637 – đăng lần đầu trên Xuân Việt Báo (print ed.) 2005]
Giáo sư Keith Weller Taylor
Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam và Giáo sư về văn hoá và lịch sử Việt Nam
Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam và Giáo sư về văn hoá và lịch sử Việt Nam
Sau khi tốt nghiệp Cử nhân về Sử học tại Đại học George Washington năm 1968, Keith Weller Taylor bị động viên và được gửi qua tham chiến tại Việt Nam. Bị thương và trở về học tiếp, ông tốt nghiệp Tiến sĩ về Lịch sử Việt Nam tại Đại học Michigan năm 1976, rồi giảng dạy nhiều năm tại Tokyo và Singapore trước khi về làm giáo sư về Văn hoá và Lịch sử Việt Nam tại Đại học Cornell. Là người am hiểu tiếng Việt lẫn Hán và Nôm, ông đã trở về Việt Nam nghiên cứu trong các năm 1992-1994. Ngoài bộ môn lịch sử, ông viết rất nhiều về văn học Hán-Nôm và Phương pháp sử của Việt Nam.
QUYÊN DI: TRÍ THỨC THÂN CỘNG? - Lê Duy San
Trong những ngày vừa qua, một nhân vật bình thường bỗng dưng trở nên nổi tiếng trên các diễn đàn internets, cả về xấu lẫn tốt. Đó là ông Quyên Di, một nhân vật mà chúng ta thường thấy trên vô tuyến truyền hình (TV) qua mục: “Văn Hoá Việt Nam”. Nhiều người thắc mắc:
1/ Ông Quyên Di là ai ?
2/ Ông Quyên Di đã làm gì ?
3/ Taị sao ông Quyên Di bị nhiều người chống đối và đả kích nặng nề ?
I/ Ông Quyên Di là ai ?
Ông Quyên Di là người Công Giáo, họ Bùi, tên Chúc, bút hiệu là Quyên Di. Trước năm 1975, ông là giáo sư trường Nguyễn Bá Tòng Saigon, nhưng không biết ông có tốt nghiệp trường đại học nào không. Tiểu sử của ông do chính ông viết như sau:
Nhà văn của tuổi thơ. Sinh năm 1947 tại Bạch Mai Hà Nội. Nguyên quán Ngọc Lũ, Bình Lục, Hà Nam, di cư năm 1954 vượt biển tháng 12 năm 1977, hiện định cư tại Hoa Kỳ từ tháng 4-1978 đã: dạy học, thư ký nguyệt san Tuổi Hoa Sàigòn, chủ biên nguyệt san Ngàn Thông, tạp chí Phương Ðông (cùng Ðông Duy) hiện chủ nhiệm: Nguyệt san Tuổi Hoa, nguyện san thần học-tu đức Thời Ðiểm Công Giáo. Tác phẩm: Tuổi Trăng Tròn 1 và 2 - Vết Chân Chim - Tuổi Ướm Mơ - Cánh Phưọng Rơi - Thu - Chuông Ðêm - Thoáng Mây Bay - Hành Trang Lên Ðường -Tương Lai Giới Trẻ - Việt Nam Hải Ngoại - Hoa Hồng Nhà Kín - Nhìn Xuống Cuộc Ðời.
Sang Mỹ, theo như ông cho biết thì ông cũng rất may mắn vì được trở về nghề cũ. Ông không những lại được dậy học mà còn được dậy tại trường đại học chứ không phải là trường trung học như ngày ông còn ở Việt Nam. Cũng theo ông, ông hiện là giáo sư (professor substitute) dậy về Ngôn Ngữ và Văn Hoá Việt Nam của trường Đại Học UCLA (University of California, Los Angeles) và CSULB (California State University Long Beach). Với chức vụ là giáo sư đại học, ông đã làm nhiều người thắc mắc: Không biết ông Quyên Di đã tốt nghiệp bắng cấp gì mà dám nhận là giáo sư đại học (professor), một tước vị (title) mà chỉ những người có cấp bằng tiến sĩ (Ph.D), được nhận dậy tại đại học và do đại học cấp? Những người bênh vực cho ông, phần lớn là học trò của ông thì khen ông là người dễ thương, dễ mến, khen ông dậy hay, dậy giỏi. Nhưng đây cũng không phải là vấn đề chúng ta muốn bàn. Vấn đề quan trọng mà chúng ta cần bàn ở đây cũng không phải là cái tước vị của ông mà là việc làm của ông.
.
II/ Ông Quyên Di đã làm gì ?
Với chức vụ giáo sư dậy về Ngôn Ngữ và Văn Hoá Việt Nam của trường Đại Học UCLA và CSULB, ông đã từng tham dự và thuyết trình về ngôn ngữ, văn hoá tại nhiều nơi. Ông cũng có dịp hướng dẫn sinh viên Việt Nam tại hai trường Đại Học này về Việt Nam để tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam từ mấy năm trước. Theo bản tin của Sông Hồng thì ông Quyên Di đã về Việt Nam năm 2012. Theo ông Hùng Thế cho biết thì “xem các videos được thấy ghi chú do các em...thực hiện muà hè 7/2008 có hình anh̉ Gs QuyênDi cùng các em về VN...và các em tham dự các buổi học tập hè do các Gs Ts, phó Ts Khoa trưởng Khoa ViệtNamHọc ĐạiHọc KhoaHọc XãHội và NhânVăn viện đại học QuốcGia Hànội và SaìGòn giảng dậy ...cùng các buổi đi "tham quan thắng cảnh cỗi rễ...". Nhưng chuyện này chỉ mới bùng nổ trong mấy tuần gần đây khi một bản tin do ông Nguyễn Kinh Doanh gửi đi với tựa đề là “Nhà văn Quyên Di công khai hợp tác với Cộng Sản”. Vì thế ông Quyên Di đã phải viết một lá thư dài vừa để minh xác vừa để chia sẻvà gửi lên các diễn đàn. Tôi xin được tóm tắt 4 điểm chính như sau:
1/ Ông xác nhận “Bản tin này trích lại một bản tin khác của khoa “Việt Nam Học và Tiếng Việt” thuộc Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Hà Nội, tường thuật buổi nói chuyện của tôi ở khoa này”
2/ Năm 2012, tôi dự “Hội nghị Quốc tế Việt Nam học” được tổ chức ở Hà Nội. Tôi không đi một mình mà đi cùng với ban giáo sư khoa Ngôn ngữ và Văn Hoá Nam Á của đại học UCLA.
3/Lo lắng cộng đồng bị ngôn ngữ, văn hoá cộng sản xâm nhập là chuyện rất đúng. Nhưng theo tôi, trực diện với họ khi có cơ hội và có tư thế là chuyện rất cần. Những sự thật chúng ta nói lên một cách xác quyết, người nghe không thể nào không có suy nghĩ và bị thuyết phục
4/ Đại học không đặt vấn đề chính trị. Đại học chỉ đặt vấn đề phát triển chương trình giảng dạy. Về khoa ngôn ngữ, suy nghĩ của đại học là “không gì hơn là mời người tại chính quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó làm giáo sư giảng dạy.”
Ông Quyên Di nói ông “Lo lắng cộng đồng bị ngôn ngữ, văn hoá cộng sản xâm nhập là chuyện rất đúng” nhưng ông lại chủ trương “Về khoa ngôn ngữ, suy nghĩ của đại học là không gì hơn là mời người tại chính quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó làm giáo sư giảng dạy.”
Ông Quyên Di không những là người Bắc di cư vào Nam năm 1954 và vượt biện năm 1977 để trốn chạy Cộng Sản, ông lại là người Công Giáo, ông thừa hiểu Cộng Sản đặt vấn đề văn hoá rất nặng. Không những trong thời chiến mà cả trong thời bình, lúc nào chúng cũng kiểm soát rất chặt chẽ. Chẳng thế mà sau khi thôn tính được miền Nam, mặc dầu chúng đã bắt tất cả các quân nhân VNCH từ cấp Thiếu Úy trở lên và các công chức VNCH từ cấp Chánh Sở trở lên đi tù mà chúng còn muốn bắt giam tất cả các văn nghệ sĩ. Chúng đã coi tất cả các người làm văn hoá tức các nhà văn, nhà báo là bọn Biệt Kích Văn Hoá nên chúng đã tạo nên vụ nổ tại hồ Con Rùa còn gọi là vụ án hồ Con Rùa vào đêm 1/4/1976. Sau đó một chiến dịch quy mô được Việt Cộng tung ra để lùng bắt tất cả các văn nghệ sĩ miền Nam có tên trong một bảng “phong thần” trong chiến dịch từ ngày 2/4/76 đến ngày 28/4/76 với tội danh là CIA và đặt mìn phá hủy “hồ con rùa”.
Vậy mà nay ông lại chủ trương “Về khoa ngôn ngữ, suy nghĩ của đại học là không gì hơn là mời người tại chính quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó làm giáo sư giảng dạy.” thật không khác gì “giao trứng cho ác”.
Ông Quyên Di nói rằng ông chỉ là người làm văn hoá, ông không bao giờ để cho chính trị len vào lỏi vào văn hoá. Nhưng ông lại cho rằng “trực diện với họ khi có cơ hội và có tư thế là chuyện rất cần. Những sự thật chúng ta nói lên một cách xác quyết, người nghe không thể nào không có suy nghĩ và bị thuyết phục. Ông thật ngây thơ, bọn Cộng Sản, nhất là bọn Việt Cộng là một bọn người rất ngoan cố. Một tên Việt Cộng chưa chắc ông đã thuyết phục nổi chứ đừng nói là cả một tập đoàn.
Ngay cả việc ông đưa các em học sinh đi “tham quan” (thăm) các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, ông có được tự do không hay đi đâu cũng phải do bọn Việt Cộng tổ chức và đi theo? Khi thăm Hồ Hoàn Kiếm, ông đã nói gì về Hồ Hoàn Kiếm với các em? Ông đã nói gì về Vua Lê Lợi với 10 năm kháng chiến chống quân Tầu (giặc Minh), Ông có đưa các em đi tham gò Đống Đa không ? Ông đã nói gì với các em về Vua Quang Trung đại phá quân Tầu (giặc Thanh). Ông có đưa các am đi thăm đền Hai Bà Trưng không? Ông đã nói gì với các em về Hai Bà diệt quân Tầu (giặc Ân)? Ông có đưa các em đi thăm đền Đức Trần Hưng Đạo không ? Ông nói gì về Đức Trần Hưng Đạo đã phá tan quân Tầu (giặc Mông Cổ) trên sông Bạch Đắng ? Hay là ông để cho bọn Việt Cộng đưa các em đi thăm lăng “Bác”? đi thăm viện bảo tang “Mỹ Ngụy”?
Chắc ông Quyên Di cũng đưa các em sinh viên đi thăm Huế ? Ông có nói cho các em sinh viên biết chính nơi đây vào Tết Mậu Thân 1968, bọn Việt Cộng đã không tôn trọng lệnh hưu chiến trong nhũng ngày Tết. Chúng đã ra lệnh tổng công kích và chiếm được Huế gần một tháng trời. Trước khi chúng bị quân đội VNCH đánh bật ra khỏi Huế, chúng đã giết và chôn sống trên 6 ngàn người dân vô tội?
Chắc ông Quyên Di cũng đã đưa các em sinh viên của ông đi thăm Saigon ? Ông có nói cho các em biết Saigon trước kia là thủ đô của nước VNCH, một nước có một chế độ tương đối dân chủ và tự do chứ không chuyên chế và độc tài như chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện nay ?
v.v…
3/ Taị sao ông Quyên Di bị nhiều người chống đối và đả kích nặng nề ?
Ông Quyên Di không phải là người duy nhất về Việt Nam hợp tác với Việt Cộng. Trước ông cũng đã có nhiều giáo sư đại học người Việt tại Hoa Kỳ về VN dậy học cho Việt Cộng như giáo sư Tạ Văn Tài, nguyên là Giảng sư Đại học Luật khoa Havard, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư Đại Học George Mason, đã về VN nhiều lần để làm việc với nhà nước Việt Nam tại Hà nội, Sài gòn, và nhất là giáo sư Phó Bá Long (Giảng sư trường Đại Học AMERICAN và GEORGETOWN) năm 1992 đã về VN dậy tại trường đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là đại học Quốc gia) đào tạo giáo viên Maketing, Đại Học Kinh Tế Thành phố HCM và Đại Học Cần Thơ v.v. Nhưng những người này hầu hết đều dậy những ngành chuyên môn và dậy cho chính sinh viên tại Việt Nam nên không có ảnh hưởng tai hại gì mấy ngoài việc Việt Cộng lợi dụng để tuyên truyền.
Trái lại, trường hợp của ông Quyên Di lại khác, ông dậy cho các sinh viên VN tại Hoa Kỳ tức con em của chúng ta. Ông lại dậy về môn Ngôn Ngữ Việt Nam và Văn Hoá Việt Nam. Do đó tầm ảnh hưởng rất quan trọng tới tâm trí của con em chúng ta một khi ông là người đã hợp tác với Việt Cộng. Đó chính là lý do tại sao ông Quyên Di bị nhiều người chống đối và đả kích nặng nề.
Tóm lại, trong lá thư minh xác của ông Quyên Di ông đã xác nhận là: “Năm 2012, tôi dự “Hội nghị Quốc tế Việt Nam học” được tổ chức ở Hà Nội. Tôi không đi một mình mà đi cùng với ban giáo sư khoa Ngôn ngữ và Văn Hoá Nam Á của đại học UCLA.Và theo ông “Về khoa ngôn ngữ, suy nghĩ của đại học là không gì hơn là mời người tại chính quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó làm giáo sư giảng dạy.” Có nghĩa là ông chủ trương nhà trường cần phải mời những giáo sư Việt Cộng sang giảng dậy về những môn Ngôn Ngữ Việt, Văn Hoá Việt mới có hiệu qủa tốt.
Những môn như Ngôn Ngữ Việt hay Văn Hoá Việt là những môn có liên quan tới lịch sử, mà bọn Việt Cộng là vua bóp méo lịch sử. Liệu ông Quyên Di có dám đề nghị tống cổ bọn giáo sư Việt Cộng về nước không nếu thấy chúng đã giảng dậy sai sự thật?
Nói ông Quyên Di là một trí thức thân Cộng có lẽ còn quá nhẹ. Phải nói ông là một trí thức đã hợp tác với Việt Cộng đúng như bản tin mà ông Nguyễn Kinh Doanh đã gửi đi.
Lê Duy San
Trí Thức Thời Đốn Mạt - Huy Phương
Từ ngàn xưa kẻ sĩ trong xã hội vẫn được xem trọng. Theo Nguyễn Công Trứ, thì “Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt – Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên – Có giang sơn thì sĩ đã có tên…,” nói rằng trong năm tước quan (công, hầu, bá, tử, nam), kẻ sĩ đều có mặt và trong bốn giai cấp xã hội (sĩ, nông, công, thương), kẻ sĩ đứng đầu. Kẻ sĩ luôn được đánh giá cao, có văn hóa và có nhân cách, thường đạt tới một thành tựu về nhiều mặt – kiến thức, địa vị, tiền tài, quyền lực, thuộc đẳng cấp cao trong xã hội.
Hoàng hậu cuối cùng của VN sở hữu nhan sắc chim sa, cá lặn
Được biết đến là hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam, hoàng hậu Nam Phương nổi danh với sắc đẹp ít ai sánh bằng.
Wikipedia có viết: "Nam Phương Hoàng hậu có khuê danh là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 4 tháng 12, 1914 tại Huyện Kiến Hòa, Tỉnh Định Tường (Nay thuộc Thị Xã Gò Công,Tỉnh Tiền Giang), xuất thân trong một gia đình Công giáo giàu có bậc nhất miền Nam thời bấy giờ, do đó bà còn có tên thánh là Marie Thérèse"
Được biết đến là hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam, hoàng hậu Nam Phương nổi danh với sắc đẹp ít ai sánh bằng.
Khuôn mặt thanh thoát, nước da trắng ngần của hoàng hậu Nam Phương khiến nhiều người ngẩn ngơ. |
“Đồng Chí Của Tôi”
Đặng Huy Văn - “Đồng Chí Của Tôi” là một bài thơ cho đến nay vẫn còn bị cấm in thành sách của nhạc sĩ Văn Cao, vì nó mô tả chân thực một vụ xử bắn trong CCRĐ. Vụ xử bắn này được diễn ra ngay trên quê hương Hà Tĩnh máu thịt của tôi. Đọc bài thơ lên, nhất định các dư luận viên ăn lương của đảng CS VN sẽ vô cùng phẫn nộ vì cho rằng, nhạc sĩ văn Cao đã bịa ra để nói xấu đảng và bác Hồ chứ chuyện này không có. Nhưng xin thưa các vị, chuyện này đã xẩy ra trước mắt tôi vì người bị bắn trong bài thơ này chính là một bà cô họ của tôi, một người bạn cùng hoạt động trong cuộc kháng chiến chống Pháp với chú tôi trước đây.
Ngày đó, từ tháng 8 năm 1954 đến tháng 7 năm 1956, chuyện tử hình một cán bộ có công với cuộc kháng chiến chống Pháp tại Hà Tĩnh là một chuyện bình thường. Nhiều cán bộ đảng viên trong kháng chiến chống Pháp như chánh phó chủ tịch xã, chủ tịch huyện và các huyện ủy viên, chủ tịch tỉnh và các tỉnh ủy viên cũng đã bị quy là “Quốc Dân đảng” và bị bắt giam hoặc bị bắn chết một cách dã man như thế. Đó là chưa kể tới hàng ngàn “địa chủ cường hào gian ác” khác của quê tôi cũng đã bị giết chết một cách oan uổng hơn thế. Trung bình, cứ sau một người bị xử bắn là lại có thêm từ 7 đến 10 người khác “ăn theo” bằng hình thức tự tử vì quá sợ hãi. Ngoài ra, còn có rất nhiều người già, phụ nữ và trẻ con trên quê tôi đã bị chết đói thê thảm vì chủ trương “không được tiếp tế cho các gia đình địa chủ”nữa... Nên có thể nói CCRĐ là một thành tựu vĩ đại ngoài sự mong đợi của các đồng chí cố vấn Trung Quốc do Mao chủ tịch cử sang để trợ giúp cho sự nghiệp vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh!
Nhân dịp kỷ niệm tròn 60 năm ngày bác Hồ đã cử các Đội Giảm Tô, CCRĐ cùng đoàn cố vấn Trung Quốc về với quê hương Hà Tĩnh của tôi, tôi xin phép nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo được đăng lại bài thơ này từ trangnhathonguyentrongtao.wordpress.com của anh. Xin được cám ơn anh rất nhiều!
Đồng chí của tôi (*)
Người ta, các đồng chí của tôi
Treo tôi lên một cái cây
Đợi một loạt đạn nổ
Tôi sẽ dẫy như một con nai con
Ở đầu sợi dây
Giống như một nữ đồng chí
Một anh hùng của Hà Tĩnh
Tôi sẽ phải kêu lên
Như mọi chiến sĩ bị địch bắn
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Vẫn còn là một đảng viên
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Máu của tôi vẫn còn là máu của Việt Nam
Ở dưới gốc cây có các cụ già các bà mẹ
đã nuôi cách mạng
Các em nhỏ từ ba tuổi đứng nhìn tôi
dẫy chết
Có mẹ tôi
Ba lần mang cơm đến nhà tù
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi
Tôi sợ các cụ già không sống được
Bao năm nữa
Để nhìn thấy xã hội chủ nghĩa
Của chúng ta.
Chết đi mang theo hình đứa con
Bị bắn
Tôi sợ các em còn nhỏ quá
Sẽ nhớ đến bao giờ
Đến bao giờ các em hết nhớ
Hình ảnh tôi bị treo trên cây
Bị bắn
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi…
Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Đảng Lao động…
Nhạc sĩ Văn Cao
(1956)
Đặng Huy Văn Hà Nội, 8/8/2014
Người và Việc, Ngày Nay số 120, ngày 24/7/1938
LTS: Bài báo này Hoàng Đạo viết năm 1938 trên Ngày Nay, tròn 76 năm, nhưng giá trị thời sự vẫn còn nóng bỏng. Đảo Hoàng Sa, mà người Pháp gọi là Paracels, đã là nguyên nhân tranh chấp giữa nhiều quốc gia thời ấy. Hoàng Đạo đã bình luận một cách tiên tri, rằng hòn đảo ấy “chỉ là của sức mạnh”.Ngày nay, nó còn là kết quả của sự thần phục và tinh thần nhược tiểu.Bia khắc Việt Nam trên đảo Hoàng SaQuần đảo Paracels bỗng nhiên hóa ra quan trọng.Mấy hòn núi nhấp nhô trên mặt biển Đông, bỏ hoang đã bao nhiêu thế kỷ, bỗng nhiên ai nấy đều đến hỏi han một cách âu yếm lắm.Nước Pháp và nước An-nam bảo là lĩnh thổ của mình và cố tìm trong kho sách mọt những chứng cớ cổ: Người An-nam đến đảo đã hơn một trăm năm, và vua Gia Long đã có dụ sát nhập đảo vào nước Nam. Và hăng hái đem quân đến.Nước Nhật không bằng lòng, và cả quyết nói: đảo ấy của người Nhật. Vì có người Nhật được khai khẩn trong đảo. Rồi cũng hăng hái đem quân đến.Nước Tàu của Tưởng Giới Thạch cũng ra mặt đòi là của mình. Vì từ 1909, Tàu đã sát nhập quần đảo vào lĩnh thổ Tàu rồi. Nhưng không hăng hái đem quân đến, vì có muốn cũng chẳng còn quân đâu mà kéo đến nữa.Vậy quần đảo là của ai?Lấy mới cũ mà nói, thì nó là của An-nam. Nhưng ở trường quốc tế, người ta không ai theo luật mới cũ cả.Cho nên quần đảo ấy chẳng là của ai cả. Nó chỉ là của sức mạnh.Rồi đây, Pháp mạnh hơn Nhật, thì nó là của Pháp. Mà nếu Nhật mạnh hơn Pháp, thì nó là của Nhật.Còn Tàu, cái nước to mà yếu, thì ai người ta kể đến làm gì cho nhọc.(trích Người và Việc, Ngày Nay số 120, ngày 24/7/1938)Than ôi"Cái nước to mà yếu ấy" giờ đây đã chiếm Hoàng Sa mất rồi!!12/7/2014
CÁI MẶT
Con người có cái mặt là quan trọng nhứt.
Thật vậy, nếu lấy cái mặt bỏ đi, tất cả những gì còn lại trên
thân thể sẽ không dùng vào đâu được hết và
cũng không còn tồn tại được nữa. Không có
mũi để thở, không có miệng để ăn… con
người không có cái mặt là kể như “tiêu tùng”!
Trước khi “đào sâu” cái mặt, xin
mở dấu ngoặc ở đây để “vinh danh” tiếng
Việt: phần lớn những gì nằm trên cái
mặt đều bắt đầu bằng chữ ‘’m”, trên
thế giới chưa có thứ tiếng nào như vậy
hết! Đây, nhìn coi: trên mặt có mắt,
mũi, miệng (mồm), má.