Tuesday, 30 September 2014

THẰNG CUỘI - TLC. BÙI-TRỌNG-NGHĨA

“Trong lý lịch, anh khai anh làm tin báo, vậy tin báo là gì?”, tên công an chấp pháp hỏi tôi như vậy. Tôi trả lời “Tin báo là tin ở trên báo. Ở miền Nam có nhật báo, tuần báo, nguyệt báo, Tổng cộng vào khoảng hơn bốn chục tờ báo. Hàng ngày tôi phải điểm hơn bốn chục tờ báo đó. Những tin nào dính dấp tới quân đội thì tôi chỉ làm một công việc thật đơn giản là cắt và dán vào một tờ giấy lớn, rồi trình lên cấp trên. Chỉ có vậy thôi, Mặt khác, đôi khi có được vài tờ báo của “cách mạng”, tôi cũng cắt ra và làm y như thế”.

Tên công an hỏi tôi tiếp “Vậy theo nhận xét của anh, báo của các anh và báo của cách mạng, báo nào nói thật?” Tôi trả lời “Báo của chúng tôi và báo của cách mạng cả hai đều có khi nói thật, đều có lúc nói dối”. Tên công an trợn mắt quát lớn “Báo của cách mạng nói dối ở điểm nào?” Tôi trả lời “Xin phép anh cho tôi chỉ đơn cử một thí dụ điển hình thôi được không?” Tên công an buông xẵng “được!” Tôi tiếp “Thí dụ như tổng công kích, tổng khởi nghĩa tết Mậu-Thân, báo cách mạng nói thật là bại, hay nói dối là thắng?”

“Cách mạng cây dù” và báo chí Việt Nam - Mặc Lâm, biên tập viên RFA

000_TS-Hkg10099921.jpg
Cảnh sát đụng độ với người biểu tình đòi dân chủ gần trụ sở chính phủ ở Hồng Kông vào ngày 28 tháng 9 năm 2014
 AFP photo

Cuộc biểu tình của dân chúng và sinh viên học sinh Hong Kong đang diễn ra đã được báo chí Việt Nam đưa tin một cách toàn diện ở những góc nhìn khác nhau. Hiện tượng này đã đặt ra nhiều dấu hỏi liệu có sự thay đổi nào đó trong nội bộ các tờ báo hay còn một tín hiệu nào khác trong đảng Cộng sản Việt Nam nhất là từ Ban Tuyên giáo trung ương?
Hong Kong là một trong các nước gần gũi với Việt Nam từ nhiều chục năm nay. Từ trước năm 1975, Hong Kong được người dân Việt Nam biết đến như một thể chế dân chủ mặc dù sống dưới sự bảo hộ của Anh quốc. Cho tới năm 1997, khi Anh trao trả đảo quốc này về cho Trung Quốc trở thành một đặc khu hành chính của Bắc Kinh thế giới lo ngại một cuộc chuyển đổi thể chế chính trị từ dân chủ sang độc tài sẽ khiến Hong Kong trở thành rối loạn và làn sóng di dân sẽ xô người dân Hong Kong vào những chuyến đi bất định.

Từ chuyện sinh viên Hong Kong đến cuốn phim lịch sử VN

Kính Hòa (RFA) – Cuộc bãi khóa của sinh viên học sinh Hong Kong bắt đầu gợi cảm hứng cho giới blogger Việt Nam từ cuối tuần qua. Hình ảnh nhỏ bé của anh sinh viên Joshua Wong bắt đầu lan ra trên các trang blog và mạng xã hội tiếng Việt. Mọi người nhắc lại là cũng chính anh Wong lúc mới 14 tuổi đã dẫn đầu một phong trào chống sách giáo khoa của đảng cộng sản Trung Quốc muốn áp đặt lên thế hệ trẻ Hong Kong, trong đó hoàn toàn không nói gì đến thảm sát Thiên An Môn, mà ngược lại là ca ngợi đảng cộng sản Trung Quốc như một đảng duy nhất cai trị nước Trung hoa, trong đó có Hong Kong.
Xem thêm: Trích ABS điểm tin liên quan + Hình ảnh biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong + Sinh viên, học sinh Hồng Kông vô ơn với Đảng, với Bác.
Sinh viên Hongkong biểu tình đòi dân chủ gần trụ sở chính quyền ngày 29 tháng 9 năm 2014 AFP photo
.

Để tượng Phật ngoài đường Phật Bên Hè Phố Oakland

Vina Vo (left) and Kieu Do pray at sunrise near a Buddhist shrine at 11th Avenue and East 19th Street in Oakland. Photo: Paul Chinn, The Chronicle

Câu chuyện được kể lại bởi phóng viên báo San Francisco Chronicle (sfgate.com) và đài truyền hình KPIX5: 

Một tượng Phật nhỏ để ở góc phố, nơi đầy dẫy tội hình sự xảy ra, thế rồi trở thành một cái am nhỏ, và tội phạm khu phố giảm 82%... Chuyện hy hữu này xảy ra ở thành phố Oakland, Bắc California.

Phóng viên Chip Johnson kể lại trên báo SFGate.com ngày 15-9-2014, rằng pho tượng Phật đã làm cho một khu phố Oakland bình an.

THƯƠNG LÍNH TỪ DẠO ẤY - Nguyễn Thị Thanh Dương


(Tặng Nguyễn Thị Hợp)
 
Tôi và Hợp,
Là hai đứa bạn cùng xóm,
Tuổi trẻ con mới lớn,
Tuổi mười bốn, mười lăm,
Cùng vui chơi nghịch ngợm,
Những buổi chiều rủ nhau đi chơi xa,
Hai đứa thay phiên chở nhau trên chiếc xe đạp cũ,
Tìm chỗ bắt bướm hái hoa.…
Qua chợ Hạnh Thông Tây,
Một bên là trại Tả Ao,
Một bên là chùa Huỳnh Kim,
Qua một ngôi nhà thờ cổ,
Và chùa Thới Hoà,
Hướng về phía Chợ Cầu,
Con đường chạy dài,
Dẫn đến một vườn xoài rộng,
Hai đứa đứng ngoài cổng ,
Nhìn ngôi biệt thự nằm giữa vườn xoài, *
Chẳng mơ được vào trong ngôi biệt thự,
Chỉ mơ được trèo vào hái qủa,
Những qủa xoài xanh non,
Về nhà chấm muối ớt ăn ngon.
 
Đối diện bên kia đường là một nghĩa trang,
Nghĩa trang quân đội,
Có con đường trải sỏi,
Có những ngôi mộ cũ mới,
Nằm im trong nắng chiều rơi,
Hai đứa cùng nhát gan mà cùng thích “phiêu lưu”,
Đi vào nghĩa trang ,
Thăm những ngôi mộ không quen,
Lướt qua từng hình ảnh tử sĩ,
Đọc những họ tên,
Đọc ngày sinh, ngày tử,
Thương người lính,
Tuổi đời còn trẻ,
Tuổi yêu đời mà đã phải lìa đời..
Đứng trước mộ bia hai đứa thành tâm khấn nguyện đôi lời:
“Hai chúng em không có hoa thơm,
Không có bó nhang,
Nhưng chúng em sẽ cúng lạy mười phương,
Cho vong hồn các anh chiến sĩ,
Ngàn đời yên nghỉ ”
 
Những lần đến nghĩa trang,
Tôi và Hợp đã chứng kiến những chuyến xe nhà binh,
Chở quan tài phủ lá cờ vàng,
Chầm chậm vào nghĩa trang,
Và người ta cử hành tang lễ..
Người mẹ, người vợ khóc lóc kể lể,
Những vành khăn trắng quấn trên đầu đứa trẻ thơ ngây,
Hai chúng tôi biết buồn từ đây,
Hai chúng tôi thương người lính từ đây.
 
Cuộc chiến tranh càng ngày càng khốc liệt,
Nghĩa trang quân đội Hạnh Thông Tây, Gò Vấp,
Hàng hàng lớp lớp,
Ngội mộ chưa kịp khô đất,
Ngôi mộ chưa kịp xây cất,
Như nỗi đau của người thân các anh chưa thể nào nguôi.
Tôi và Hợp,
Đã rưng rưng cảm xúc,
Đã khăn tay đưa lên chậm nước mắt,
Khi đứng trước bàn thờ người lính “Vị quốc.vong thân”,
Tất cả các tử sĩ, tất cả các anh,
Tôi và Hợp đều nhận là người thân của mình.
 
Sau nghĩa trang quân đội Hạnh Thông Tây,Gò Vấp, **
Là nghĩa trang quân đội Biên Hòa,
Bao nhiêu người vào cuộc chiến,
Bao nhiêu người đã buông tay rời cuộc chiến,
Để bức tượng  “ Thương Tiếc”
Mãi mãi là bức tượng buồn.
 
Tôi và Hợp,
Thời con gái lớn lên cùng với chiến tranh,
Hai đứa cùng mơ chuyện xa xăm,
Mơ người lính đi ngoài sương gío.
Như ngày xưa còn nhỏ,
Hai đứa có nhiều điểm chung,
Khi đến tuổi lấy chồng,
Cả hai đứa đều là vợ lính.  

Nguyễn Thị Thanh Dương
    ( August, 28, 2014 )

.* Vườn xoài của luật sư Trịnh Đình Thảo.
** Sau 1965 nghĩa trang quân đội Hạnh Thông Tây, Gò Vấp đã đầy, tiếp nối là nghĩa trang quân đội Biên Hòa.

Trần Trung Đạo: Số phận một loài chim

Giới thiệu: Tại sao tuổi trẻ Hong Kong đứng dậy mà tuổi trẻ Việt Nam lại không ? Bởi vì, ngoại trừ một số rất ít thoát ra được, nhận thức của đa số tuổi trẻ Việt Nam vẫn còn bị đầu độc bởi một hệ thống giáo dục ngu dân, lạc hậu, tẩy não. Nếu cần so sánh, nên so sánh tuổi trẻ Việt Nam với tuổi trẻ Bắc Hàn thay vì với tuổi trẻ Hong Kong. Hai cơ chế chính trị tại Bắc Hàn và Việt Nam ảnh hưởng đến đời sống của các em bé Bắc Hàn và Việt Nam về căn bản vẫn giống nhau. Cả hai cơ chế chính trị đều nhằm ngặn chặn mọi suy nghĩ độc lập và hủy diệt mọi khả năng phản kháng của con người. Bài viết dưới đây được viết đúng 10 năm trước, một lần nữa xin chia sẻ cùng các bạn.

1653982_859278817429439_1541783616516877929_n.jpg

Hong Kong - Tình người bất tận

10646804_769624593097626_7254256209751302332_n.jpg

Tình người bất tận
Khi trời đổ mưa nặng hạt, một viên cảnh sát HK chống bạo loạn đứng ngoài trời... Dầm mưa... Lập tức, một em trẻ sinh viên liền cầm dù bước ra, đi đến gần anh cảnh sát và trao cho anh cây dù che mưa .... khiến anh chàng cảnh sát quay mặt đi che giấu ánh mắt đỏ hoe vì cảm động... Em sinh viên cũng không quên nói rằng... Nhiệm vụ đấu tranh của tuổi trẻ chúng em vẫn làm, và các anh cũng như vậy... Nhưng dù sao đi nữa... thì nhiệm vụ vẫn làm. Nhưng tình người thì bất tận .... Chúng tôi không muốn anh bị cảm bệnh... Anh cảnh sát liền đáp lại... Chúng tôi làm theo lệnh, nhưng tuyệt đối không đánh đập dã man sinh viên, học sinh... Vì các em là người dân HK giống như tôi....
Liệu cảnh sát Cơ Động của lũ đảng CSVN có tình người như những người cảnh sát của HK không ??? Câu hỏi làm toàn dân Việt Nam đắng lòng như muối xát vào tim !!! Khi gia đình, bạn bè là nạn nhân của CSCĐ... CSND... CSGT... CAND... Cướp đi mạng sống người thân của họ !!!!

Fb-LisaPham