Saturday, 4 October 2014

Tập đại thành Lý Đông A và lâu đài tư tưởng bất thành của Trần Đức Thảo MỘT DỰ TÍNH TRIẾT HỌC MUỘN MÀNG!

tdtMất gần 40 năm, 1951-1991, TĐThảo mới nhìn ra hết những sai trái của Marx và Hegel, như trong hang tối của Platon, ông bị sở tri chướng (Phật) đè nặng, trở thành u mê, như chính lời ông bố mắng : mày học làm thợ còn hơn, mày học nhiều quá nên trở thành kẻ không tưởng, kẻ sống trong mộng ảo…(tr.160) chúng nó đã xúi mày đi vào chỗ chết…
Chính ông về sau cũng nhìn nhận : Kẻ đi tìm chân lý như tôi nay cũng chỉ là một thằng hề! ha ha ha… Người Pháp gọi là fou rire, cười như điền rồ…mang tiếng kẻ có học mà cứ phải đi theo đuôi mấy ông cán bộ i tờ (TĐThảo-Những Lời Trăng Trối-tr.326 )- Bố mẹ nuôi nấng, cho sang Tây ăn học, nay trở thành thằng khùng trong xã hội…

Hồng Kông : Đề nghị đối thoại của chính quyền là thủ đoạn ‘câu giờ’

mediaChính quyền Hồng Kông đề nghị đối thoại với dân Hồng Kông biểu tình nhưng chưa biết lúc nào và về cái gì. Ảnh tư liệu : Lãnh đạo biểu tình Hoàng Chi Phong phát biểu trước đám đông tối 02/10/2014.REUTERS/Tyrone Siu
    Từ hơn 10 ngày nay, người dân Hồng Kông đã liên tục biểu tình để đòi hỏi chính quyền đặc khu và nhà cầm quyền Bắc Kinh tôn trọng lời hứa cho dân chúng Hồng Kông quyền tự do chọn lựa người lãnh đạo mình. Sau nhiều ngày chần chờ, chính quyền Hồng Kông đã đề nghị mở đối thoại với phong trào phản đối. Theo chuyên gia Pháp Marie Holzman, đây là một mưu toan "câu giờ".

    Trung Quốc bắt giữ một số nghệ sĩ và nhà tranh đấu ủng hộ biểu tình Hồng Kông

    mediaNhà thơ Vương Tạng trong một tấm ảnh nhằm đấu tranh chống lạm dụng tình dục nữ sinh.DR
      Một nghệ sĩ Bắc Kinh đã bị công an bắt sau khi phổ biến một tấm ảnh bày tỏ sự ủng hộ những người biểu tình ở Hồng Kông. Gia đình của nghệ sĩ hôm nay 04/10/2014 loan báo như trên, và các tổ chức bảo vệ nhân quyền cho biết có khoảng hai chục vụ bắt giam các nhà tranh đấu tại Trung Quốc trong những ngày gần đây.





      Hồng Kông và kịch bản mãng xà

      Michael DeGolyer trả lời phỏng vấn báo taz

      Phạm Thị Hoài dịch
      taz: Chương trình nghiên cứu Hồng Kông trong thời kì quá độ (Hong Kong Transition Project) mà ông phụ trách đã phân tích sự phát triển tại thành phố này từ 1982. Ông có ngạc nhiên về quy mô của cuộc biểu tình phản kháng hiện nay không?
      Michael DeGolyer: Không, không hề. Trong báo cáo cách đây chín tháng chúng tôi đã nhận định là dân chúng sẽ phản ứng rất mạnh, nếu các yêu cầu về dân chủ của họ bị bỏ qua. Sự phản kháng đó sẽ gây tổn thất cho Hồng Kông. Nay chúng ta đang chứng kiến chính xác điều đó.

      Lãnh đạo không có tuổi - Đinh Tấn Lực

      joshua_wong_1
      Tôi không muốn đùn đẩy cuộc đấu tranh dân chủ cho thế hệ sau. Đó là trách nhiệm của chúng ta” (Joshua Wong)
      Câu nói thật lòng ghi trong ảnh này có thể trở thành danh ngôn của nhân loại, nhưng cũng có thể trở thành một cú sốc đậm cho khá nhiều người (ở các quốc gia còn bị cai trị bởi các chế độ độc tài) vẫn thường chờ đợi một minh chủ “có tầm”.

      Nợ Cứt, nghe lạ mà thật - Phạm Thế Việt

      Ngày đó hợp tác xã ở miền Bắc VN xã hội chủ nghĩa ra một chiến dịch thu gom phân bắc (cứt người), mỗi gia đình một tháng phải đóng đủ mười cân, nếu không đóng đủ thì bị cắt gạo. Thật là một chiến dịch có một không hai trong xã hội loài người. Vậy nên, khi chiến dịch ra đời, cái cầu tiêu trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Người người, nhà nhà mua xi măng mua gạch về xây cầu tiêu. Cầu tiêu phải làm bằng xi măng thì cứt mới không bị phân huỷ, chứ ỉa xuống đất vài ngày là bọ hung ăn hết, lấy gì mà đóng cho nhà nước. Vậy nên, cái cầu tiêu quan trọng hơn cái nhà.

      Chuyện ỉa đái lúc này cũng cực kỳ quan trọng, dù ai đó có bị tào tháo rượt ở đâu thì cũng phải nhanh nhanh ba chân bốn cẳng chạy thẳng về cầu tiêu nhà mình mà giải quyết chứ để mất đi một cục là mất đi lon gạo chứ chẳng chơi. Nhiều người đi làm ngoài đồng, ngày trước, khi mắc ỉa thì chạy vô bờ, vô bụi làm đại cho xong, nhưng bây giờ, làm như vậy có mà đói chết. Vậy nên, phải tìm cách, có người làm đại vào bao ni lông, có người cuộn trong lá chuối, có người cẩn thận hơn đi vào trong cái càmèn đựng cơm để mang về cho an toàn mà đổ xuống cầu.

      Có nhiều chuyện dở khóc dở cười trong chiến dịch này lắm, ai sống thời đó chắc biết. Khi chiến dịch ra đời thì cũng là lúc không biết bao nhiêu con chó phải chết. Chó chết vì đói, cơm khoai đã không có ăn, đến cục cứt cũng bị nhà nước dành mất thì lấy gì mà sống. Nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, cố gắng lắm không để thất thoát cục nào, vậy mà đến tháng vẫn không đủ cân nộp, má tôi sai anh em chúng tôi đi tìm đá sỏi bỏ vào cho đủ. Khi mang lên cân người ta kiểm tra và phát hiện nhà tôi gian lận nên lập biên bản và làm kiểm điểm. Họ còn ghi rõ ràng trong biên bản gian lận như thế nào, có bao nhiêu cục cứt và bao nhiêu cục đá sỏi. Quả đúng không sai, cái đời người nông dân u tối làm sao mà lừa được mấy ông nhà nước, mấy ông tinh vi vô cùng. Kết quả là nhà tôi bị cấm không cho nhận gạo một tháng. Trong một buổi họp người ta đưa tên má tôi ra kiểm điểm trước dân về việc gian lận lấy đá sỏi trộn với cứt để nộp cho nhà nước. Họ không cho má tôi phân bua gì hết. Nhưng không đành lòng nhìn cảnh con đói, bà đứng dậy thẳng thừng, dứt khoát.

      Bà nói : "Việc tôi làm gian lận tôi chịu trách nhiệm trước toàn thể mọi người, nhưng các người nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, nhìn ngược thì cũng phải nhìn xuôi, các người có nhìn vào nhà tôi không, nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, tôi thì suốt ngày đi làm ngoài hợp tác xã, có cục nào tôi đã ỉa ngoài hợp tác xã hết rồi, còn con tôi ở nhà, nó là con nít nó ăn bao nhiêu, ỉa bao nhiêu, nó ỉa ra cục nào chó lủm cục đó thì lấy đâu đủ cứt để mà nộp cho mấy ông. Vậy mà bây giờ mấy ông kiểm điểm tôi, cắt gạo thì lấy gì tôi nuôi con, lấy gì ăn để mà ỉa mà đem cứt nộp cho mấy ông."

      Nói gì thì nói, la gì thì la, nhà tôi vẫn bị cắt gạo tháng đó. Không còn gì khốn nạn hơn thế. Nói thiệt, đến bây giờ trong hồ sơ giấy tờ ở kho lưu trữ quốc gia thì nhà tôi vẫn còn một món nợ lớn với nhà nước mà không thể nào trả nổi, đó là nợ cứt.

      AI HỌA KIỂU SÁNG TẠO RA MÁY ĐỊNH VỊ? (GPS - GLOBAL POSITIONING SYSTEM)

      William Hoàng
      *Hiện nay nhiều người đã sử dụng máy định vị GPS để đi đường, khỏi phải dùng bản đồ.
      Máy GPS giúp người ta đến các địa chỉ cần tìm như hàng ăn, cây xăng, cửa tiệm, …và tất nhiên là đến đúng ngay số nhà cần tìm.
      Quân đội Mỹ đã sử dụng máy này để đột nhập vào ngôi nhà mà Bin Laden (Trùm khủng bố) đang ẩn náu.
      Một trong bốn người họa kiểu máy định vị (GPS) là Tiến Sĩ Lữ Phúc Bá. Ông là vị sĩ quan đầu tiên trong quân lựcViệt Nam Cộng Hòa có cấp bằng Tiến Sĩ Truyền Thông của Hoa Kỳ.

      Các ngôi sao điện ảnh ủng hộ phong trào dân chủ Hong Kong

      CTV Danlambao - Tài tử Hong Kong nổi tiếng Châu Nhuận Phát (Chow Yun-fat) lên tiếng ủng hộ những người biểu tình tại Hong Kong. Trả lời phỏng vấn với tờ báo Apple Daily anh nói: "Tôi đã gặp những cư dân, học sinh - họ là những người rất can đảm và thật cảm động khi chứng kiến hành động. Những học sinh là những người biết điều và hợp lý. Nếu chính quyền có thể đưa ra một giải pháp làm hài lòng người dân và học sinh thì tôi tin rằng cuộc khủng hoảng này sẽ chấm dứt..." 

      THỨ BA 7/10/2014 : BIỂU TÌNH / ỦNG HỘ NHÂN DÂN HONG KONG

      UNITED FOR DEMOCRACY: 
      GLOBAL SOLIDARITY WITH HONG KONG
       
      11am Thứ Ba 7/10/2014 
      Biểu tình tại TLS Trung Cộng San Francisco

      1450 Laguna (@Geary Blvd.)
      San Francisco, CA.94115
      Ủng hộ nhân dân Hong Kong chống Bắc Kinh và đòi dân chủ
       
      Kính Thưa quý đồng hương,
       
      * Để bày tỏ lòng ngưỡng mộ với cao trào giới trẻ và nhân dân Hong Kong đang đứng lên chống độc tài cộng sản Bắc Kinh đòi tự do dân chủ.
       
      * Để bày tỏ tình liên kết, sát cánh với cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa của giới trẻ và nhân dân Hong Kong.
       
      * Để khich lệ, tác động giới trẻ và nhân dân Việt Nam trong nước trước cao trào tranh đấu này
       

      Ba Người, Ba Lối Sống - Trần Mộng Lâm

      Mấy tuần qua, tôi cứ luẩn quẩn loanh quanh với 3 nhân vật mà những lời nói, những hành động đưa tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, và làm cho tôi có một nhận định, là con người thực là phức tạp.

      1)Người thứ nhất phải đề cập tới là Joshua Wong, một thanh niên Hong Kong.
      J. Wong còn rất trẻ, anh chỉ là một sinh viên, chưa ra trường, chưa có việc làm, chưa có địa vị trong xã hội. Tuy nhiên, tương lai của anh còn rất dài. Có thể nói hiện tại, anh chỉ mới đi chưa hết 1/4 cuộc đời, nếu như cuộc đời trung bình của một người là 80 năm, như  tại nơi anh đang ở. 

      Hong Kong (1997-2014) - Đằng sau cuộc Cách Mạng Dù và những bài học cho chúng ta

      Vũ Đông Hà (Danlambao) - Hai tuần trước ngày 1 tháng 10, 2014. Một cuộc họp bí mật giữa các lãnh đạo phong trào Scholarism, Occupy Central, Hong Kong Federation of Students và nhiều người khác. Ngày đầu tháng được chọn làm ngày phát động chiến dịch đại bất tuân dân sự trên khắp thành phố. Đây là một quyết định chiến lược: kéo dài sang 2 ngày lễ toàn quốc nhằm gia tăng sự tham dự của người dân. Vai trò của Joshua Wong, Alex Chao Yong-kang, Benny Tai Yiu-ting, Chan Kin-man, Chu Yiu-ming, Jimmy Lai... những người công khai xuất hiện ra công chúng được định rõ. Chức năng của Scholarism, Occupy Central, Hong Kong Federation of Students trong chiến lược tổng thể được phân định lần nữa. Những chuẩn bị từ hướng dẫn quần chúng về kỷ luật đấu tranh, phòng chống đàn áp, khai thác truyền thông, vận động quốc tế, ứng dụng kỹ thuật, mọi dự phóng thay đổi tình huống, phản ứng của nhà cầm quyền, đối sách dự trù... được rà soát lại lần cuối. Một bộ phận tham mưu bí mật giữ vai trò điều khiển và phối hợp toàn bộ chiến dịch phải được tiếp tục duy trì trong tình huống những nhân vật công khai sẽ bị bắt.

      Đằng sau những cuộc cách mạng

      Những dữ kiện trên là hư cấu? Trong thế giới của những người đang theo đuổi phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ khắp nơi trên thế giới, đã từng làm, từng thất bại để sau đó thành công thì những gì xảy ra ở trên bắt buộc đã phải xảy ra.

      Cách mạng không bao giờ là một sự tình cờ. Những gì bạn và thế giới chứng kiến qua màn hình TV, mạng xã hội, báo chí chỉ là bề nổi của một cuốn phim, là kết quả của nhiều năm tháng suy tính, chuẩn bị, gầy dựng, và trong suốt thời gian ấy, những hoạt động, những nấc thang phát triển của một phong trào thường không ai quan tâm hoặc không ai biết, trừ những người trong cuộc.

      Paris support Hong Kong


      Tại Paris, dưới chân tháp Eiffel, nơi có bức tường Hoà Bình đã có hơn 200 người đã tụ hợp để yểm trợ phòng trào đòi dân chủ tại Hồng Kông. Cuộc tụ hợp này phần đông là sự tham gia của các sinh viên Hồng Kông đang du học tại Pháp và nhiều sắc tộc khác, trong đó không thể thiếu là người dân Việt Nam đang sinh sống tại Pháp. Mời quý vị cùng theo dõi phóng sự sau đây và cùng chung tay góp sức ủng hộ tinh thần đấu tranh dành dân chủ cho Hồng Kông cũng như Việt Nam của chúng ta.

      Hãy hướng về Hồng Kông cùng các bạn trẻ


      Miền Nam Việt Nam đã hy sinh tài sản và tính mạng.

      Người Việt Nam tỵ nạn đã đổi giá bằng sinh mạng và cuộc sống ly hương.


      Người Mỹ đã chết bao nhiêu binh lính tại Âu Châu.


      Người Anh, người Pháp, Bỉ, Ba Lan...đã đổ máu trong nhiều năm trường 


      Tuổi trẻ VN mắt trắng như ngân nhũ?

      Vào khoảng năm 1945-1947, có một thi sỹ người Bắc chán đời muốn chết. Ông buồn vì phong trào kháng chiến chống Pháp không được người dân hưởng ứng như ngoài Bắc.

      Có biết đâu là chỉ sau đó vài năm, phong trào chống Pháp lên rất cao và tuổi trẻ toàn quốc đã theo tiếng gọi non sông mà lên đường giành độc lập.

      Cho dù rằng cuộc chiến tranh giành độc lập bi hùng và anh dũng đó của người Việt, đã sớm bị hai phe tư bản và cộng sản "lái trục", cùng sự hèn hạ, ác tham của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam, vào một cuộc chiến nồi da xáo thịt, và hơn một nửa thế kỷ đau thương.


      'Quần chúng tự phát' đã về tới Hong Kong - Mạnh Kim, Tuấn Khanh & Nguyễn Tấn Thành

       

      1.Thủ đoạn nham hiểm và hạ cấp

      Mạnh Kim/ FB Manh Kim

      Trong status post lúc 11:15pm ngày 30-9-2014, tôi có viết: “Vấn đề đáng lo bây giờ là liệu có khả năng một “phần tử” nào đó, lẩn khuất trà trộn trong đám đông, với chủ ý rõ rệt được giật dây từ một kịch bản đen tối nào đó, bất ngờ tạo ra một sự kích động dữ dội khiến đám đông mất kiểm soát; và cuộc tập trung phản đối biến thành một cuộc hỗn loạn tập thể đầy không khí bạo lực”… Điều đó đã xảy ra!

      Nhận diện hai tên “chống cộng cò mồi”! - Lữ Giang

      Trong tuần qua có hai biến cố mà người Việt đấu tranh ở trong và ngoài nước cần phải lưu ý:

      Biến cố thứ nhất: Nhà cầm quyền CSVN cho phóng thích hai nhà đấu tranh bị án tù lâu năm: Ông Trần Tư, 73 tuổi, bị bắt từ tháng 3/1993 tại Sài Gòn và bị tuyên án chung thân về tội “âm mưu lật đổ chính quyền”, và ông Nguyễn Tuấn Nam, 76 tuổi, bị bắt vào tháng 11/1996 tại biên giới Campuchia - Thái Lan và bị phạt tù 19 năm về tội “trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân.” Có người hỏi: Hai ông Trần Tư và Nguyễn Tuấn Nam đã làm gì mà bị lâm vào cảnh nông nổi như thế này?

      Biến cố thứ hai: Tên đại bịp Nguyễn Hữu Chánh tái tái xuất giang hồ, tuyên bố ra mắt tổ chức “Liên Minh Dân Tộc Việt Nam do anh ta làm “chủ tịt”, được nói là để thực hiện “Con Tàu Biển Đông” đưa lá cờ vàng ba sọc đỏ về Hoàng Sa! Dân Bolsa hỏi nhau: Chú Chánh định bày trò lường gạt gì đây?

      Đạt Lai Lạt Ma không visa, không Thượng đỉnh Nobel hòa bình - Thụy My


      Đạt Lai Lạt Ma không visa, không Thượng đỉnh Nobel hòa bình


      mediaLãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt MaReuters
        Thành phố Cap ở Nam Phi, nơi sẽ đón tiếp hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14 những khuôn mặt đoạt giải Nobel hòa bình từ ngày 13-15/10, hôm nay 03/10/2014 đã hủy hội nghị này vì Pretoria từ chối cấp visa cho Đạt Lai Lạt Ma.
        Thông cáo của Tòa thị chính viết : « Các giải Nobel và các định chế tham gia đã thống nhất là do Đạt Lai Lạt Ma không được cấp visa, tất cả sẽ từ chối tham gia để phản đối quyết định trên ». Cap Town cũng cho biết sẽ tìm kiếm một địa điểm khác cho hội nghị. Thị trưởng thành phố là Patricia De Lille cho biết : « Hết sức phẫn nộ và vô cùng thất vọng ».

        Bềnh Bồng Như Mây - Đỗ Dung

        Tiếng chuông đồng hồ báo thức reo vang.  Sáu giờ sáng, trời mùa đông Cali tối đen.  Hôm nay tôi phải có mặt tại nhà thương Stanford trước tám giờ để làm thử nghiệm.  Bác sĩ sẽ luồn một ống thật nhỏ qua tĩnh mạch chính ở chân, ống sẽ theo dòng máu dẫn lên để thông tim, khám phổi.  Trời thật lạnh, mặc áo len, khoác áo ngoài  mà vẫn không đủ ấm, hai vợ chồng tôi ra xe, im lặng, không nói một lời và hình như cả hai cùng trĩu nặng âu lo.  Trong lòng xe được sưởi ấm, tiếng hát Ý Lan vang lên nhẹ nhàng tha thiết:  “Sài Gòn ơi, ta mất người như người đã mất tên…”  Đầu óc tôi bềnh bồng trở về những ngày tháng cũ xám xịt, thê lương.  Những nhục nhằn, khổ đau của những người đàn bà còn ở lại, phải đối phó với những kẻ đang vênh vang thắng thế, phải đương đầu với những hoàn cảnh khắt khe. 

        Căn nhà mẹ tôi mua ở Long Thành để có nơi chốn hồi hương cho khỏi bị lùa đi kinh tế mới.  Ao rau muống nước đục ngầu mà thằng bé con rơi tòm xuống tưởng chết.  Những luống khoai mì ốm yếu xiêu vẹo vì không người bón tưới thường xuyên.  Căn nhà thấp lè tè, tối om chỉ nhỏ như một cái buồng, mái tranh, vách lá, nền đất nện … Mẹ tôi ở đó một mình, như bị đầy đọa, ra vào im lìm như cái bóng. 

        Quốc khánh láng giềng - Một sự kiện, 2 thái độ!

        Hôm nay, mồng 1 tháng 10,  là ngày quốc khánh Trung Quốc. Trên facebook đăng tải 2 hình ảnh có vẻ trái chiều thế này.

        Việt Nam: Treo cờ trên đường Trần Quý Cáp - Hà Nội



        https://www.facebook.com/photo.php?fbid=869261656426885&set=pcb.869261719760212&type=1&theater

        Hong Kong: Tuổi trẻ Hong Kong quay lưng lại, và ra dấu nói không với với cờ Trung Quốc!



        https://www.facebook.com/photo.php?fbid=866224153401429&set=a.115868755103643.13719.100000415584390&type=1&theater

        “Kiêu sa” hay là “kiêu xa”? - Vũ Hạ

        kieusa

        Nhiều, rất nhiều người thắc mắc: để tả một phụ nữ (phụ nữ thôi nhé!) có nét thanh lịch, đài các thì gọi là “kiêu sa”, như ngay câu mở đầu nhạc phẩm “Giáng Ngọc” của Ngô Thuỵ Miên: «Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa…»; nhưng là “kiêu sa” hay… “kiêu xa”? “S” hay “X”? Một số học giả đã trưng bày những nhận định như sau:

        Báo chí nóng tin Hong Kong: một lá bài mới - Nam Nguyên, phóng viên RFA

        vn-hk-305.jpg
        Tin tức về biểu tình ở Hong Kong đăng tải trên báo VNExpress hôm 3/10/2014.
        Screen capture

        Thay đổi cách ứng xử?

        Báo chí Việt Nam được rộng cửa đưa tin bài và hình ảnh về các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong. Điều này trái với thông lệ trong quá khứ là không đưa tin nhạy cảm mà Bắc Kinh không hài lòng. Phải chăng Chính quyền thay đổi cách ứng xử và cũng đủ tự tin vì đã kiểm soát chặt chẽ giới thanh niên sinh viên học sinh.
        Có gì bất thường qua sự kiện báo chí Việt Nam sôi nổi với phong trào dân chủ Hong Kong và những hình ảnh đầy ấn tượng của cuộc “cách mạng cây dù,” hàng chục ngàn người biểu tình chiếm lĩnh khu trung tâm Hong Kong và họ đã dương cao những chiếc ô để chống lựu đạn cay khỏi rơi trúng đầu hoặc để cản hơi cay, hơi hồ tiêu khi cảnh sát xịt thẳng vào đám đông. Trả lời câu hỏi này, TS Nguyễn Quang A nhà hoạt động xã hội dân sự từ Hà Nội nhận định:

        TIN MỚI VỀ: PHỤ HUYNH HỌC SINH CÙNG CÁC BANG HỘI VÀ VÕ ĐƯỜNG KÉO TỚI MONG KOK TRUY TÌM DU ĐÃNG

        Khoảng 3.000 phụ huynh học sinh, các BANG HỘI như Quảng Đông, Phúc Kiến, Tiều Châu và nhiều VÕ ĐƯỜNG khác nhau ở Hồng Kông đã kéo về Mong Kok, khu vực nơi xảy ra các cuộc hành hung người biểu tình vào hôm thứ Sáu bởi các nhóm du đảng và Hội Tam Hoàng làm việc cho Bắc Kinh. Hằng trăm người kéo về Mong Kok vào giữa khuya hô vang khẩu hiệu quyết tâm bảo vệ người biểu tình, lên án nhóm thân Bắc Kinh và Cảnh sát.

        "Hundreds of people supporting the protests massed in Mong Kok in what amounted to a counter-counter-protest, chanting slogans in defense of the students and against pro-Beijing forces and the police."

        Jimmi Lai- Tỷ phú truyền thông Hong Kong ủng hộ sinh viên đòi dân chủ

        Hackers đã hack vào máy vi tính của công ty và của cá nhân ông Jimmi Lai , công bố hàng loạt bằng chứng cho thấy chính ông là người tài trợ toàn bộ cho 2 tổ chức Occupy Central và Scholarism . Cảnh sát cũng đã khám xét nhà ông .
        Nhưng ông tỷ phú này chỉ cười hề hề vì ông chẳng cần chối . Suốt mấy ngày qua , 2 tờ báo của ông là tờ Apple Daily Newspaper và tờ Next Magazine đã đăng toàn những tin tức và bài viết ủng hộ các sinh viên đòi dân chủ .

        Những sự thật chúng tôi đã biết! và tất cả người dân cần phải được biết! - Đặng Chí Hùng

        Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Chúng tôi đã biết! Nhưng chúng tôi cần tất cả người dân cần phải biết sự thật bán nước hại dân của đảng. Đó là mấu chốt của vấn đề: Cùng nhau biểu tình yêu cầu cộng sản trả lời cho tất cả người dân biết những sự thật mà chúng ta đã biết; Cùng nhau tuyên truyền những sự thật chúng ta đã biết đến với người dân chưa được biết. Đó chính là: Chúng tôi đã biết! Chúng tôi muốn được biết nữa và Tất cả người dân phải được biết! Sự thành công bước đầu của "Chúng tôi muốn biết" chính là một trong các hành động cho chúng ta 4 điều: Bất tuân dân sự, tập thói quen dân chủ cho người dân, đưa sự thật đến với đông đảo người dân còn chưa biết, gây áp lực lên những kẻ còn đang sợ hãi vì Hong Kong và trước đó là Libia, Iraq... Đó một điều chúng ta cần nhân rộng mô hình cho một lộ trình dài đi đến "vùng lên"...

        Amnesty International France Hong Kong : respectez la liberté d'expression


        Hong Kong : respectez la liberté d'expression

        Les manifestants de Hong Kong ont le droit de s'exprimer pacifiquement.

        Signez et partagez notre pétition : http://bit.ly/10paiOB

        Amnesty_France.jpg

        TÌNH NỒNG - Lê Thị HoàiNiệm

        sách LTHN


        ***Một đời ta nô lệ vợ nhà
        Trọn đời ta phục vụ cho đàn con
        Bao nhiêu năm “khẩu chiến” từng ngày
        Gia tài của vợ để lại cho ta
        Gia tài của vợ là một chuỗi... cằn nhằn. 

        Vợ sai ta rửa chén hằng ngày,
        Vợ kêu ta nấu cơm cho đều tay
        Ta phải nấu đồ chay, nêm thật cay. 

        Vợ sai ta cắt cỏ ngoài vườn,
        Vợ nhắc ta nhớ đưa tiền lương
        Ta phải đưa sach trơn cho nàng…thương!

        Vợ kêu ta chở tới cửa hàng,
        Vợ mua chi ta hổng có được can,
        Em cứ mua hàng sang, không phàn nàn!

        Trọn đời ta giam hãm bởi vợ nhà
        Trọn đời ta bị nhốt trong tù xa,
         Bao nhiêu năm làm kiếp quần thần
        Gia tài của vợ để lại cho ta
        Gia tài của vợ là một đống việc làm.

        Vợ chê ta sao chẳng nhiều tài
        Vợ chê ta hát sao chẳng hay,
        Ta hát bản “Tàn phai” nghe mệt tai.

        Vợ chê ta không biết thờ bà!
        Vợ chê ta không giống chàng A         
        Ta cứ quên tặng hoa, khi nàng…ca.  

        Vợ chê ta ngủ ngáy rầm rầm 
        Vợ  chê ta chưa có thật tâm
                    Chưa có luôn…dạ vâng, khi nàng cần.

                    Một đời ta trao trọn cho vợ nhà
                    Trọn đời ta lo dạy đàn con
                    Bao nhiêu năm chung sống hàng ngày
                    Mối tình của vợ để lại cho ta
                    Mối tình của vợ là một khối...Tình Nồng”……

        ***Phỏng theo bài ca :gia tài của M ẹ-TCS

        “LUẬT CỦA NHỮNG KẺ MANG KHẨU TRANG”!

         LauChunTo.jpg
        Sáng 26-2-2014, khi vừa bước ra khỏi xe, nhà báo Lưu Tiến Đồ (Kevin Lau Chun-to; ảnh) đã bất ngờ bị một kẻ lạ đội mũ bảo hiểm xông đến đâm liên tục vào lưng và chân, trước khi tẩu thoát trên xe gắn máy chờ sẵn.

        Cho đến tháng 1-2014, Lưu Tiến Đồ là tổng biên tập tờ Minh Báo. Dưới thời Lưu (hai năm), Minh Báo đã làm nhiều chuyện “quá đáng”, chẳng hạn tham gia chiến dịch của “Tổ chức phóng viên điều tra quốc tế” chuyên sục sạo tài khoản và tài sản hải ngoại của những kẻ chóp bu Mafia Đỏ trong đó có thân nhân Tập Cận Bình và Ôn Gia Bảo. Lưu Tiến Đồ còn thực hiện điều tra cái chết mờ ám của cựu tù nhân chính trị Lý Vượng Dương (Li Wangyang). Tham gia sự kiện Thiên An Môn, Lý bị xử 21 năm tù, tội tuyên truyền “chống phá cách mạng” và “chống Đảng”. Ngày 6-6-2012, một năm sau khi được thả, và vài ngày sau khi trả lời một chương trình phỏng vấn truyền hình và vẫn “ngoan cố luận điệu chống Đảng” khi phát biểu rằng sự kiện Thiên An Môn là một tội ác, Lý được phát hiện chết treo cổ trong bệnh viện!

        Nhà báo Lưu cũng là người phản đối chương trình “Hoa lục hóa” giáo dục Hong Kong năm 2012. Quá “lì” và “khó dạy”, Lưu cuối cùng bị sa thải, được thay bằng một nhà báo Malaysia vốn ủng hộ “chương trình cải cách giáo dục quốc gia”. Hơn 90% nhân viên Minh Báo đã ký kiến nghị yêu cầu giải thích vụ sa thải Lưu. Bốn cây bút bình luận bày tỏ bất mãn bằng cách bỏ trống trang mục họ phụ trách, trong đó có Lý Trụ Minh (Martin Lee), chủ tịch-sáng lập viên đảng Dân chủ; trong khi khoảng 110 nhân viên vận trang phục đen đứng bất động trước tòa soạn. Tuy nhiên, tống cổ Lưu dường như vẫn chưa đủ để răn đe. Cần phải móc dao, và “phải có máu”! Nhân vụ Lưu Tiến Đồ, xin mở ngoặc ngoài lề. Nói về vụ tấn công nhà báo Lưu, ái nữ của Lương Chấn Anh, Lương Tề Hân, đã viết trên trang Facebook của mình: “Vụ tấn công Lưu Tiến Đồ thì liên quan quái gì đến tự do báo chí?”. Và trong một status khác, Lương tiểu thư nói rằng đương sự sẽ yêu cầu bố dùng xe tăng nghiền nát bọn lưu manh biểu tình lên án vụ đâm Lưu!

        Tháng 6-2013, ba kẻ mang khẩu trang cầm dao xông vào tòa soạn Next Media và đốt 26.000 bản Apple Daily - tờ báo chuyên chỉ trích đảng cộng sản Trung Quốc. Ngày 3-6-2013, Trần Bình (Chen Ping), chủ bút tuần san iSun Affairs, nơi chuyên đăng những chuyện “nhạy cảm”, bị một nhóm lạ mặt cầm gậy quật túi bụi. Trong số tháng 1-2013, iSun Affairs đăng bài phỏng vấn doanh nhân-chính trị gia Lưu Mộng Hùng (Lew Mon-hung), vốn từng ủng hộ Lương Chấn Anh. Trong bài phỏng vấn, Lưu Mộng Hùng chỉ trích đặc khu trưởng Lương và nói rằng Lương xem những người ủng hộ dân chủ như “kẻ thù”. Bởi quan điểm báo chí “có vấn đề” nên iSun Affairs chỉ được phát hành tại Đài Loan, Macao, Hong Kong và Malaysia trong khi bị cấm tại Hoa lục.

        Và cũng trong tháng 6-2013 (rõ ràng không phải ngẫu nhiên lại xảy ra loạt vụ tấn công nhà báo), một xe hơi bỗng “đứt thắng” lao thẳng vào nhà riêng của người sáng lập Apple Daily Lê Trí Anh (Jimmy Lai). Vài tuần sau, ngày 30-7-2013, khi đang ngồi trong xe hơi, chủ bút nhật báo AM730, Thi Vĩnh Thanh (Shih Wing-ching), bị hai tên du côn cầm búa tấn công. May mà Thi rồ ga chạy thoát. Tháng 2-2014, người phụ trách chương trình đàm thoại (talk show) nổi tiếng Lý Tuệ Linh (Li Wei-ling) “tự nhiên” bị sa thải khỏi Đài phát thanh thương mại Hong Kong (CRHK, Hương Cảng Thương Nghiệp điện đài). Lý là nhà báo kỳ cựu, từng làm cho Minh Báo, Next Media, và thường xuyên viết bình luận cho AM730. Như Lưu Tiến Đồ, Lý Tuệ Linh cũng mạnh miệng chỉ trích Hoa lục…

        Tất cả cho thấy, việc sử dụng bọn du thử du thực làm tay sai cho những hành động mờ ám, như vụ gây loạn tại Mong Kok nhằm vào lực lượng biểu tình dân chủ vào hôm qua, không phải là “bất thường” tại Hong Kong. Lối hành xử hạ lưu này chắc chắn sẽ tiếp tục. “Công lý” và “trật tự xã hội” sẽ tiếp tục được lên tiếng bằng ngôn ngữ của dao và búa. Chúng, và những kẻ đứng sau chúng, xài một thứ luật xin tạm gọi là “luật của những kẻ mang khẩu trang”.