Saturday, 4 April 2015

SÀI GÒN NHỚ - Thơ Hồng Thúy - Phan Ni Tấn phổ nhạc




SÀI GÒN NHỚalt
Thơ Hồng Thúy - Phan Ni Tấn phổ nhạc
Hòa âm và hát Lâm Dung - Trình bày Nguyệt Nga
Nga Tran thực hiện Video Youtube
                                                            alt


Nhớ lắm Sài Gòn xưa
Đưòng phố vắng cơn mưa
Vòng tròn xoay bóng nước
Lấp loáng bưóc chân đưa
Thưong chiếc nắng rơi qua
Công viên lấp lánh hoa
Hạ nồng xanh bóng mát
Lá lao xao hiền hòa
Nhớ ngẩn ngơ áo mơ
Trường cũ vành nón thơ
Rộn ràng giờ tan đón
Xe lăn giữa bụi mờ
Nhớ lại những ước mơ
Dập dìu giữa phố thơ
Thơm ly chanh hàng quán
Ngọt vành dấu môi son
Nhớ lắm Sài Gòn xưa
Đường phố ướt cơn mưa
Sài gòn đầy mầu sắc
Người cũ biết nơi đâu
Thương chiếc lá hư hao
Rơi nghiêng dưới nắng chao
Hỏi ngày xưa thân ái
Có còn bao ngọt ngào ...

alt

Hạnh phúc… nằm ở ruột già!

http://www.dohongngoc.com/web/wp-content/uploads/2015/03/PN-bon.gif 

Khi còn trẻ, ta dễ thấy cái “ăn” là quan trọng, khi về già mới biết cái “chuyện lớn” kia càng quan trọng hơn! Triết gia Lâm Ngữ Đường bảo: “Hạnh phúc ư? Rất đơn giản. Nó nằm ở ruột già! Ruột già mà điều hòa thì ta hạnh phúc, còn không thì ta khổ sở. Chỉ có vậy thôi!” (Sống đẹp, bản dịch Nguyễn Hiến Lê). 

Ngày trước, trên báo Bách Khoa có một truyện ngắn tựa là “Chuột khâu đít”  kể ở một nhà kia, chuột nhiều quá, phá phách chịu không nổi. Nuôi mèo, đặt bẫy, thuốc chuột, keo dính chuột… chẳng ăn thua! Thế rồi gia chủ nghe người ta khuyên bắt lấy một con chuột to, khâu đít nó lại, rồi thả ra. Mới đầu chẳng có chuyện gì xảy ra nhưng chỉ vài ba hôm sau, con chuột bị khâu đít bắt đầu tấn công các con chuột khác, bởi vì nó đang khổ vì bón mà những con chuột khác cứ phây phây, chí chóe, thấy ghét! Từ đó không còn một con chuột nào dám lai vãng nhà ông ta nữa!

BỐN MƯƠI NĂM QUỐC HẬN - Ý Nga



Tự do, dân chủ không ưa

Tam Vô, nô lệ đảng -Ừa, mời dzô!

Vòng vo tuyệt lộ, trầm trồ

Mặc dân ứa lệ, điên rồ Cộng nô.


Bốn mươi năm, mảnh Cơ Đồ

Trong tay đảng Đỏ, Mác, Hồ…: tan hoang!

Quạ con cứ tưởng phượng hoàng

Pháp trường loang loáng chỉ toàn máu  dân.

Truy cùng, giết tận”? Vô ngần!

Thương ơi là những mộ phần ba quân!

Toàn dân phẫn hận ngoại nhân

Chỉ riêng có đảng ân cần cúc cung.


Giết hào kiệt, nhốt anh hùng

Cán cân quyền lực: Điên, Khùng ngồi trên

Sĩ phu bên dưới ai rên?

Dân lành khóc, đói. No kềnh đảng vui!

Nhân tài, trí thức: dập vùi

Nên chi cả nước sụt sùi lệ rơi.


“Đổi đời” đảng được ăn chơi

Biển khơi dậy sóng! Bạn ơi đau cùng!

Giang san gấm vóc: của chung

Lòng riêng ai nở ung dung ngủ vùi?


Ý Nga, 4-4-2015

(Trích thi tập sẽ xuất bản: CHỊ EM ƠI!)

Hãy vuốt mắt cho nỗi Sợ Hãi - Nguyệt Quỳnh

Nhà thần học nổi tiếng Dietrich Bonhoeffer là một thành viên hàng đầu của lực lượng kháng chiến chống lại chế độ tàn bạo Đức Quốc Xã ngay trong lòng nôi của nó. Mặc dù ghê tởm hành động tàn sát người Do Thái của Hitler, Bonhoefer và một số sĩ quan cao cấp trong quân đội vẫn giữ thái độ bề ngoài hợp tác với chế độ. Họ tin rằng những cơ may tốt nhất để chặn đứng Hitler nằm ở vị trí cận kề nhất với những kẻ điều khiển quyền lực quốc gia và việc này đòi hỏi một sự đồng lõa bất đắc dĩ. Bonhoeffer có câu nói nổi tiếng lên án sự im lặng của người dân Đức: Im lặng khi đối diện với cái ác chính là bản thân của cái ác…”. Lẽ ra ông đã có cuộc sống an lành tại Hoa Kỳ, nhưngBonhoeffer đã trở về với quê hương và chịu trả giá cho cái ước nguyện của mình là phải chận đứng sự tàn bạo của chính quyền Đức Quốc Xã.

Nhân ngày Quốc Hận 30/4 Nhìn lại 30 NĂM CUỘC CHIẾN VIỆT NAM - Luật Sư Lê Duy San

Đối với những người  một trình độ học vấn trung bình và được sống tại thành thị, thì hầu hết đều cộng nhận rằng cuộc chiến Việt Nam kéo dài suốt 30 năm, từ 1945 tới 1975 giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam không phải là một cuộc nội chiến(ngoại trừ Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn), mà là một cuộc chiến ý thức hệ: Cuộc chiến giữa Cộng Sản, độc tài chuyên chế và Quốc Gia, tự do dân chủ hay nói cho đúng hơn, giữa Chủ Nghĩa Cộng Sản và Chủ Nghĩa Tự Do. Bọn Cộng Sản miền Bắc Việt Nam được cả khối Cộng Sản mà trong đó, hai nước lớn nhất là Nga Sô và Trung Quốc hỗ trợ tối đa. Còn miền Nam Việt Nam chúng ta tức khối người Việt quốc gia  thì  được các nước trong thế giới tự do hỗ trợ mà đứng đầu là Hoa Kỳ.
Nói về chính nghĩa thì không người Việt quốc gia chân chính nào nói là Cộng Sản có chính nghĩa còn chúng ta (những người Việt quốc gia) không có chính nghĩa. Bởi vì chúng ta chiến đấu để bảo vệ cho người dân và đem lại tự do và dân chủ thực sự cho người dân chứ không phải để phục vụ cho bất cử quyền lợi của bất cứ quốc gia nào hay  chủ nghĩa ngoại lai nào. Còn Cộng Sản Việt Nam, với nhãn hiệu “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc” chỉ là bánh vẽ. Tuy miệng nói đem tự do dân chủ hạnh phúc cho dân nhưng thực tế chúng chủ trương độc tài và tước đoạt hết tất tài sản cùng các quyền tự do của con người. Mục đích của chúng là thi hành nghĩa vụ quốc tế, gieo rắc chủ thuyết Cộng Sản hòng nhuộm đỏ toàn thể thế giới . Bởi vậy có thể nói chúng ta lúc nào cũng có chính nghĩa. Nhưng hầu hết những người nông dân ở thôn quê cũng như những người lao động nơi chốn thị thành và ngay cả một số trí thức ngu xuẩn, hám danh bị Cộng Sản tuyên truyền và bịp bợm, cũng đều lầm tưởng rằng Cộng Sản có chính nghĩa.

Cựu Tổng Thống TRẦN VĂN HƯƠNG

vnch TranvanHuong

Hôm nay chúng ta đọc bài viết này về Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương. Ông quả thật là tấm gương sáng cho đời sau noi theo.

" Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương không chịu di tản"
Trong ngày 29 tháng 4, dù rất bận rộn trong việc di tản hàng chục ngàn người Mỹ và người tị nạn VN, Đại sứ Martin cũng đã tìm cách đến gặp cụ Trần Văn Hương, cựu Tổng Thống VNCH tại phủ Phó Tổng Thống trên đường Công Lý lần chót.

Biển Đông: Kissinger Muốn Dâng Cho TC - Vi Anh


Không biết có tiền cừu hậu hận gì quốc gia dân tộc Việt Nam, mà Tiến sĩ Kissinger, Cựu Ngoại trưởng kiêm Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ thời Tổng thống Richard Nixon của Mỹ thời Chiến Tranh VN, đã đi đêm với TC, bức tử và dâng Việt Nam Cộng Hoà cho Trung Cộng. Không biết có phải Kissinger có phải là đầu thai từ Tướng Tàu Thoát Hoan kiếp trước bị quân dân Việt Nam đánh đuổi không còn manh giáp, chạy thụt mạng phải chui vào ống đồng để quân Tàu khiêng trốn về Tàu hay không, mà kiếp này Kissinger hết trả thù Việt Nam thời Chiến Tranh VN bức tử Việt Nam Cộng hoà, thời VN Cộng sản Trung Cộng giành giựt Biển Đông của VN, Kissinger đề nghị nên theo ý kiến của Cố Chủ Tịch TC Đặng tiểu Bình, hai nước Mỹ và Trung Cộng ngưng căng thẳng để cùng nhau khai thác vùng này, cùng hưởng lợi. Đây thật là một đề nghị đưa ra không đúng chỗ, tai hại cho Mỹ, thiệt hại cho các nước đồng minh và đối tác của Mỹ trong vùng, và chỉ có lợi cho TC.

Suy nghĩ của giới trẻ trong nước về Việt Nam Cộng hòa - Chân Như, phóng viên RFA

Tượng Thương Tiếc ở nghĩa trang Biên Hòa bị giật sập
Tượng Thương Tiếc ở nghĩa trang Biên Hòa bị giật sập
 RFA files

Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt tròn 40 năm. Cho đến nay những ký ức và hậu quả của cuộc chiến đó vẫn chưa phai nhòa. Giới trẻ trong nước và hải ngoại có cái nhìn thế nào về câu chuyện lịch sử đau thương này và suy nghĩ của họ về sự hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc trong hiện tại và tương lai ? Đó chính là những điều mà tạp chí diễn đàn bạn trẻ mong muốn được truyền tải đến các bạn cho đến hết ngày 30/4/ 2015.
Và trong kỳ này, mời quý vị cùng đến với những suy nghĩ của giới trẻ trong nước về Việt Nam Cộng Hòa. Cùng với ba bạn khách mời Phương Dung, Lê Đông và Minh Phúc.
Chân Như: Khi còn đi học, các bạn được dạy những gì về Việt Nam Cộng hòa ? Cho đến nay, các bạn có suy nghĩ gì về những thứ được dạy đó ?
Phương Dung: Khi còn đi học thì ở trường họ dạy em chế độ VNCH là bán nước theo Mỹ Ngụy. Họ bảo chế độ ông Ngô Đình Diệm là dã man man rợ là lê máy chém đi khắp miền Nam, chém giết rất nhiều người Việt. Cho đến khi em lên mạng đọc thông tin biết được sự thật thì cảm thấy thất vọng và không hiểu tại sao họ lại có thể lừa dối lịch sử như vậy. Sau quá trình tìm hiểu thì em thấy chế độ VNCH không như những gì mà em đã từng học trong sách vở, có nhiều điều em không được học trong sách em thấy hơi bị thất vọng.

Ghi Lại Một Phần Đời - Nguyễn Trần Diệu Hương


Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết "Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi," kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Bài viết mới của cô là chuyện về một bé gái thuyền nhân chào đời trên con thuyền giữa đại dương.

* * *

Trên tường, lẫn trong nhiều bức hình rất đẹp được chụp từ một ống kính chuyên nghiệp là tấm hình của chiếc ghe mong manh, nhỏ bé, bồng bềnh trên đại dương. Trên khoang ghe, các thuyền nhân Việt Nam (những boat people đã đánh động lương tâm thế giới vào những năm 70s và 80s) mặt mày ngơ ngác mệt mỏi nhưng mắt sáng lên hy vọng. Đó là món quà tặng cho BS HQM từ một thuyền nhân cùng tàu vượt biển năm xưa.

*

blank
Ảnh con thuyền vượt biển do vị thuyền trưởng một tàu buôn của Ý chụp trước khi đón mọi người lên tàu. Bs. Vinh đứng ở mũi thuyền, tay cầm một thùng rỗng để xin nước từ con tàu gặp giữa Thái Bình Dương JUN 1979.