Wednesday, 8 April 2015

Thư Gửi Về Việt Nam

1. 
Việt Nam nơi thứ tình người vứt đi...

Việt kiều về nước ai thương 
Quê hương núm ruột mà dường Châu Phi
Nước bây giờ của Vi Xi.
Tình người là thứ vứt đi không nhìn!

Nhà thương, bác sĩ mẹ mìn
Không đô, không đảng... không tình, không tim
Mạng người nhẹ như lông chim 
Nhẹ như hạt bụi đã chìm biển xanh!

Việt Nam mảnh đất không lành. 
Mạng dân như sợi chỉ mành treo chuông
Việt kiều về nước bán buôn
Là nguồn tiếp máu đảng cuồng Việt gian!

Bây giờ chịu cảnh tóc tang
Bao nhiêu nghiệp chướng, bao hàng lệ rơi
Về làm chi, phí cuộc đời
Sao không đoạn tuyệt khung trời máu xương!

Việt Nam u ám đoạn trường
Việt Nam là vạn nẻo đường tử sinh
Bao người giả biệt thất kinh
Bao người vẫn cứ như hình ngủ mê!

Hải Triều
Đông Canada 2015
Note: Những dòng thơ gửi những người tỵ nạn ngủ mê về nước làm ăn... 
Và viết nhân tin người Việt tỵ nạn ở Đức bị nhà thương VC không đếm xỉa khi hấp hối... (Nguồn FB)

2.
Hẩu xực thức ăn made in China...

Những ai không ăn hàng Tầu
Tức là người Việt rất ngầu ngon cơm!
Những ai muốn sớm mua hòm
Thức ăn Tầu cộng cứ ôm dìa nhà
Ăn wài...nghĩa địa tha ma
Vòng tay mở rộng gọi là đi luôn
Chợ Tầu, chợ Việt bán buôn
Thức ăn nhiễm độc, cô hồn đón đưa
Thương người viết mấy dòng thơ
Không tin.. "hẩu xực" bàn thờ weo cơm!

Văng Bút Thư Sinh 
Canada Đông 2015
Note: Ai thuộc và chuyển mấy câu thần chú này đến bà con thì sẽ sống lâu, hạnh phúc...!
Ăn gà quay khen ngon tại Buffet Nhà Hàng Tàu có khi là ăn chuột cống..mèo..biến thành gà dưới ngón tay phù thủy của thợ bếp Tàu. "Popular Asian-Chinese resta...( Nguồn FB)

3.
Thần chú Bếp Táo tỵ nạn...

Ai yêu nghĩa địa tha ma
Cứ ăn thực phẩm China Tầu phù
Ai người thông minh không ngu
Không ăn thực phẩm Tầu phù China!

Ai yêu nước VIệt Nam ta
Thì phải chống cộng China Tầu phù
Chỉ có lũ Vi Xi ngu
Mới hầu cái bọn Tầu phủ China!

Đất liền lẫn Hoàng Trường Sa
Vi Xi dần cắt dâng cha cho Tầu
Đảng Hồ là đảng ngu lâu
Bốn mươi năm vẫn coi Tầu như cha!

Đảng Hồ là quỷ là ma
Ai theo, thờ cộng chính là Việt gian
Tiếp cộng phá nát giang san
Là quân đạo tặc, là hàng rác rơm!

Đảng Hồ chỉ giỏi căm hờn
Tự do thì đảng thành đờn đứt giây
Muốn tự do phài tẩy chay
Hàng Tầu, hàng Vẹm... vứt ngay vào thùng
Không ăn thì sống ung dung
Ăn hàng Tầu cộng cáo chung theo Hồ!

Hô! Hô! Hô!
Thiện tai! Bái bai!

Văng Bút Thư Sinh 
Đông Canada 2915
Note: Qúi vị còn muốn đi ăn tiệm Tàu nữa không..?! Nếu còn xin bái phục sự can đảm của qúi vị..xíu mại điểm xấm là thịt người ta cả đấy.. sản xuất bên Tàu chở sang bán... (Nguồn FB)

Ngày 30/4/1975 và Con Tầu Trường Xuân - Trần Hoàn


Đã nhiều lần Sơn giải thích cho Mỹ hiểu là qua nước Hoa Kỳ, có việc nào kiếm tiền là cứ làm. Ở nước Mỹ bằng cấp chỉ là một phương tiện để sinh nhai, chứ không phải dùng để đánh bóng, để nở mặt nở mày với thiên hạ như phong tục tập quán nhà mình, nhưng Mỹ vẫn cứ ngần ngại nói với Sơn: “Dù sao em cũng là cô gíao bên Việt Nam, dù cô gíao daỵ tiểu học nhưng đi làm waitress em thấy nó kỳ kỳ”

Sơn thông cảm cho vợ, vì khi chân ướt chân ráo qua đây, anh cũng đi làm cỏ. Lúc đầu anh ái ngại lắm, dù sao ở Sài gòn anh cũng là Sĩ quan, bao nhiêu năm lính, lặn lội khắp chiến trường nam bắc, từ Pleime, Bình giả, Cam lộ, Đức Cơ anh đã góp phần cho cuôc chiến, máu và vài bộ phận thân thể Sơn cũng đã bỏ lại trên chiến trường, đã ba lần bị thương nặng, được đưa vào bệnh viện Măng cá, rồi Cộng hoà.

Đọc lại Vòng Tay Học Trò của Nguyễn Thị Hoàng - Nguyễn Ngọc Chính

“… Còn em, một học trò, mà tàn ác nhất là học trò trường cô dạy, hai bàn tay trắng không biết đếm tiền, chỉ biết đánh lộn, đánh vỡ hết những gì làm mình thất vọng khổ đau, với vòng tay học trò không bao giờ ôm giữ nổi đời cô”.
(Thư của học trò Nguyễn Duy Minh gửi cho cô giáo Tôn Nữ Quỳnh Trâm
trong Vòng tay học trò)


Gần 70 tuổi đầu mà còn ngồi đọc lại Vòng tay học trò (VTHT) của Nguyễn Thị Hoàng kể ra thì cũng hơi lạ. Tôi biết nhiều người sẽ nhíu mày khi đọc cái tít của entry này, thậm chí có thể còn phê phán: ‘Ông già không nên nết!’. Xin hiểu cho tôi, đọc lại VTHT vào lúc này không phải đơn thuần để giải trí, mục đích chính là vì muốn tìm lại hình ảnh của Mai Tiến Thành, bạn học của tôi từ năm Đệ Ngũ trên Ban Mê Thuột.

Gia đình tôi phải di chuyển từ Đà Lạt sang Ban Mê Thuột vì lý do thuyên chuyển công vụ của bố. Chúng tôi ở căn nhà số 31 Lý Thường Kiệt, gần ngã tư Lý Thường Kiệt – Ama Trang Long. Ngay góc đường có tiệm ăn Tàu tên Mỹ Cảnh và phía đối diện bên kia đường Lý Thường Kiệt là tiệm bán đồ phụ tùng xe hơi mang bảng hiệu  Lê Đức Viên. Thực ra thì ngay trên đường Lý Thường Kiệt có tới 3 tiệm bán phụ tùng xe hơi nằm kế nhau: Lê Đức Viên, Tô Hoa và Quảng Thành.

ÚC TIỄN ĐƯA CỰU THỦ TƯỚNG MALCOLM FRASER - Nguyễn Quang Duy

Nước Úc vừa tiễn đưa cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser về nơi an nghỉ cuối cùng.

Tin về lễ an tang của ông là tin hàng đầu được truyền thông Úc truyền đi vào thứ sáu 27/3/2015. Rầm rộ như trước đây đã thông tin những chính sách công bằng do ông đề xướng, trong đó có việc mở cánh cửa nước Úc đón nhận thuyền nhân Việt Nam.

Lần này, truyền thông Úc đưa tin và hình hằng trăm người Việt với ba biểu ngữ thật lớn nói lên tấm lòng tri ân của họ dành cho ông. Một người mặc khăn đống áo dài đen, tay ôm bức chân dung của ông, hai bên là hai lá cờ Úc Việt.

Inline image


THIÊN I Hài kịch tráo rồng đổi phượng

Màn một
Sự thật về cái chết của Nguyễn Ái Quốc
 
Những ẩn số về con người Hồ Chí Minh
 
Trong tiểu sử Hồ Chí Minh, một câu hỏi luôn được đặt ra, ông là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam hay là Hồ Tập Chương đến từ Đài Loan? Đây là vấn đề vô cùng quan trọng. Phải chăng Nguyễn Ái Quốcđã chết vào năm 1932? Người tiếp tục đóng vai ông liệu có phải l à Hồ Tập Chương? Các tác giả viết truyện ký về Hồ Chí Minh vào thời điểm 1932 đều khá mơ hồ, thậm chí còn tỏ ra không ít nghi ngờ. Vì vậy không có cách nào chứng thực được cái chết của Nguyễn Ái Quốc, nơi mai táng di thể cũng như thân phận của Hồ Tập Chương tiếp tục vai trò của ông. Vì thế, các học giả nghiên cứu về Hồ Chí Minh, cho đến nay, chỉ sử dụng những tư liệu chính thống do nhà nước Việt Nam biên soạn như "Truyện Hồ Chí Minh" hoặc "Hồ Chí minh và vấn đề văn hóa" v.v...nhằm ngoa truyền Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. Nhân đó khẳng định thân phận chân chính Hồ Chí Minh cùng những chi tiết thật giả lẫn lộn không thể phân biệt, đề lại cho hậu thế một nhân vật nhuốm màu thần bí. Nghiên cứu kỹ những ghi chép về hoạt động của Hồ Chí Minh từ năm 1933 đến năm 1945, ta sẽ thấy một số không nhỏ những điều vô lý được sử dụng qua hàng loạt chứng cứ ngụy tạo. Có thể dẫn chứng, người mà năm 1933 từ Hạ Môn đến Thượng Hải để đi Mạc Tư Khoa tuyệt đối không phải Nguyễn Ái Quốc mà là một người khác. Tình yêu và hôn nhân của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh cũng hoàn toàn khác nhau. "Nhật ký trong tù" không phải do Nguyễn Ái Quốc sáng tác. Tất cả đều là những vấn đề lớn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn. Vì thế phải làm rõ một điều, Hồ Chí Minh là Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Ái Quốc, hai người này không thể là một. Từ đó mới có thể xác định Nguyễn Ái Quốc đã chết vào năm 1932. Chết mà sống lại khiến người ta nghĩ đến trò chơi "mượn xác hoàn hồn", "dời hoa tiếp cây".
 

Trung Đông Liệt Quốc - Ngô Nhân Dụng

Cách đây nửa thế kỷ, nhà văn Nguyễn Hiến Lê xuất bản một cuốn sách về vùng Trung Đông. Ông đã ví tình trạng phân liệt trong đó giống như chuyện Đông Châu Liệt Quốc bên Tàu. Đông Châu Liệt Quốc bao gồm thời Xuân Thu (722-476 trước Công Nguyên) và thời Chiến Quốc (476-221 TCN). 

Nhưng ở bên Tàu lúc đó chỉ có các nước nhỏ tranh hùng với nhau, trong khi các ông vua nhà Châu vẫn còn làm thiên tử. Ở Trung Đông thì khác. Từ đầu thế kỷ thứ 20 đến giờ, ngoài các tiểu quốc tranh hùng vùng này còn chịu cảnh bị các cường quốc trên thế giới chi phối, như Mỹ, Nga, và các nước Châu Âu. Nếu thời Đông Châu Liệt Quốc kéo dài gần 500 năm thì chắc chuyện Trung Đông Liệt Quốc sẽ phải chờ cả trăm năm nữa mới có cơ được ổn định.

Phỏng vấn Thị Trưởng Westminter Tạ Đức Trí vể thẩm quyền hạ cờ máu

Thứ Sáu Ngày 20 Tháng 3 một bảng quảng cáo có hình cờ đỏ Sao vàng được gắn tại một trạm chờ xe bus tại đường Bolsa Little Sai Gòn .Ca , sau khi đượ tin Thị Trưởng Thành Ph Wesminter Tạ Đức Trí đã cho nhân viên thành phố Tháo gỡ ngay lập tức , Vì Sao Thị Trưởng lại có thầm quyền việc này, mời quí vị nghe cuộc Phòng vấn Cùng Quôc Huy Và Thị Trưởng Tạ Đức Trí để biết rõ việc này.

"Trên Bốn Vùng Chiến Thuật"



Cao-Đắc Tuấn (Danlambao) - Tóm lược: Nhạc sĩ Trúc Phương sáng tác ca khúc"Trên Bốn Vùng Chiến Thuật" nói về cuộc đời một người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đi khắp bốn vùng chiến thuật của miền Nam Việt Nam tham gia các trận dữ dội đánh quân cộng sản trong việc giữ gìn quê hương và bảo vệ dân lành. Với cách dùng chữ độc đáo và lối diễn tả hữu hiệu, Trúc Phương vẽ ra hình ảnh linh động của một chiến sĩ chấp nhận cuộc đời binh lính cô đơn cực khổ, nhưng có được tình thương yêu với đồng đội và dân địa phương.

*

Nhạc sĩ Trúc Phương viết ca khúc "Trên Bốn Vùng Chiến Thuật" trong thập niên 1960. Không rõ Trúc Phương viết bài hát này vào năm nào, nhưng hầu như chắc chắn là trước hoặc vào năm 1970 vì năm đó các "vùng chiến thuật" (tactical zone) được đổi thành "quân khu" (military region, or MR), và sau hoặc vào năm 1964, vì vùng 4 chiến thuật mới được lập năm 1964. 


Độc tài ngoại lệ

Tác Giả 
Phạm Thị Hoài
Tháng trước, nhà độc tài của thành phố một triệu dân Đà Nẵng qua đời. Tháng này, đến lượt nhà độc tài của thành phố năm triệu dân Singapore. Cả hai để lại nhiều thương tiếc. Độc tài, nhưng mà tốt. Độc tài ngoại lệ. Thương hiệu "độc tài sáng suốt" ngày càng có giá. Không chỉ ở các nước Đông Á. Ở châu Âu tự do, nhu cầu thanh lý nền dân chủ loạn chức năng để mua gấp một nhà độc tài hiệu quả cũng đang nhen nhóm. 

Họ được gọi là những nhà độc tài anh minh, dám nghĩ dám làm, giàu năng lực, đầy viễn kiến. Thậm chí là những nhà độc tài vì dân. Đã thế họ còn là những cá nhân hấp dẫn. Sức mê hoặc của ông Lý Quang Diệu hạ gục không chỉ người Singapore, mà cả giới tinh hoa kinh tế, chính trị và truyền thông toàn thế giới. Lãnh tụ các nước cũng độc tài tự hào được gọi ông là thầy đã đành, song lãnh tụ các nước dân chủ cũng hãnh diện được gọi ông là bạn, người nào có chút băn khoăn cho lập trường dân chủ thiếu vững vàng của mình thì gọi ông là một nhà "độc tài khai sáng". Thế là tất cả đều ổn. Tất cả đều mê man trong cái charisma vô đối của ông, "người khổng lồ của lịch sử", "thiên tài chính trị", "nhà chiến lược kiệt xuất", vừa là "chúa tể các giá trị châu Á" vừa là "đại diện đặc sắc nhất của Anh quốc ở phương Đông"... 

NGUYEN THI CO MAY: Hòa lan, Vương quốc của xe đạp

Cỏ May đã tới Hòa lan ngay từ những năm đầu 80 của thế kỷ trước  khi người Việt nam tới tỵ nạn ở đây đông đảo. 

Nay, Cỏ May trở lại Hòa lan, ở tại trung tâm Amsterdam khá lâu, nên có thì giờ làm quen với Hòa lan nhiều hơn. Truớc khi quen biết những thứ khác, Cỏ May nghĩ nhiều người tới Hòa-lan chắc ai cũng sẽ kinh ngạc trước khối lượng xe đạp kiểu xưa xẻ dọc, xẻ ngang xứ Hòa-lan và nguưòi đi bộ phải cẩn thận tránh tai nạn lưu thông xe đạp, chớ không phải xe hơi như ở Pháp.

blank
Hình ảnh Hòa Lan.

Sài Gòn và Tuổi Thơ của Tôi - Trần Mộng Tú

Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi.

Mỗi lần nhớ đến quê nhà là nhớ đến Sài Gòn trước tiên. Sài Gòn không phải là phần đất dành riêng cho người miền Nam nữa, đối với người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, người Trung chạy giặc Cộng năm 1968 thì Sài Gòn chính là phần đất quê nhà đáng nhớ nhất.

Tôi lớn lên, sống cả một thời niên thiếu ở Sài Gòn. Đi học, dậy thì, yêu đương, mơ mộng, làm việc, lấy chồng, khóc, cười, rồi chia ly với Sài Gòn.

Về các tờ báo Hành Trình, Đất Nước và Trình Bầy I & II - Nguyễn Văn Lục

baomiennam3Sau biến cố chính trị 1963 mà người ta tin rắng đã chấm dứt được một chế độ độc tài, mở đường cho một chế độ mới thông thoáng hơn với sự góp sức của mọi người đáp ứng được nguyện vọng của dân tộc.
Nhận định, đánh giá về các tờ Hành TrìnhĐất Nước và Trình Bầy cũng như nhóm trí thức cộng tác với các tờ báo trên (Phần I)
Bối cảnh chính trị sau 1963
Sau biến cố chính trị 1963 mà người ta tin rắng đã chấm dứt được một chế độ độc tài, mở đường cho một chế độ mới thông thoáng hơn với sự góp sức của mọi người đáp ứng được nguyện vọng của dân tộc.
Nhưng theo Nguyễn Văn Trung trong lời mở đầu của tập san Hành Trình, ông nhận thấy chỉ có cảnh tranh chấp, dành dật, thay đổi liên tiếp các chính quyền mà hậu quả là người dân mất tin tưởng, chán ghét thứ chính trị xôi thịt mà hậu quả là sự sụp đổ hoàn toàn sắp tới(1).
Nhưng nếu đặt mình vào cái hoàn cảnh chính trị thời đó tại các nước Âu Châu, nhất là Pháp, người ta sẽ thấy khuynh hướng chính trị tả phái như một phong trào đang lên. Thanh niên trí thức Pháp cũng đều nhuộm mầu tả phái qua các báo như Les temps modernes, L’humanité, Esprit, v.v. Các trí thứcViệt Nam như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Trương Bá Cần từng đã có cơ hội tiếp xúc, đọc tài liệu về các trào lưu tả phải đó. Họ đã chắc chắn bị ảnh hưởng cách này cách khác.

Ts Phạm Cao Dương ​ đề nghị : Đổi tên "Biển Nam Trung Hoa"

Lời tòa soạn: Theo Văn Hóa ược biết, Giáo sư Sử gia Phạm Cao Dương là một trong các Diễn giả ở California được ban tổ chức Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila thỉnh mời; nhưng bất ngờ vào giờ chót, Giáo sư Dương ngã bệnh khá nặng, bác sĩ không cho phép ông đi xa được. Tuy nhiên, với tấm lòng yêu nước nồng nàn, với tâm thức về những diễn biến "sinh tử" trong giai đoạn Quốc tế hóa biển Đông ở đầu thế kỷ 21, nhất là sau khi đọc tin Hội nghị Manila kết thúc, ông đã viết ngay một bài "góp ý" với Hội nghị, gời cho báo Văn Hóa. Văn Hóa xin trân trọng cảm tạ Giáo sư Phạm Cao Dương.

Vài hàng tiểu sử tác giả:
     gs_pcduong-content
Giáo Sư Phạm Cao Dương, trước năm 1975 giảng dạy tại Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa Saigon, đồng thời là Giáo Sư Thỉnh Giảng tại các Đại Học Huế, Cần Thơ, Vạn Hạnh, Đà-Lạt, Cao Đài...Ngoài việc dạy học, GS Phạm Cao Dương còn là Hội Viên của các Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục, Hội Đồng Quốc Gia Khảo Cứu Khoa Học và Ủy Ban Điển Chế Văn Tự của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Dân sinh và Dân quyền - Kính Hòa, phóng viên RFA

Mới khánh thành nhưng công trình tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng hơn 400 tỷ đồng gạch nền dưới chân tượng đài bị bong tróc, bể nát
Mới khánh thành nhưng công trình tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng hơn 400 tỷ đồng gạch nền dưới chân tượng đài bị bong tróc, bể nát
 Hoituthienquangnam.com

Những điều bệ rạc và nhà lãnh đạo
Một dự án vĩ đại dù có bị phản đối nhưng cuối cùng cũng hoàn thành, đó là tượng đài Bà mẹ Việt nam được khánh thành tại tỉnh Quảng nam trong tuần qua. Ngay sau lễ khánh thành, sân lát đá trước tượng đài đã bị hư hại. Nhưng đó không phải là điều quan trọng mà blogger Tưởng Năng Tiến nhìn thấy qua tượng đài đồ sộ nhất Đông Nam Á này. Cái ông thấy là những người phụ nữ Việt Nam ủng hộ và hy sinh cho những người cộng sản ngày xưa nay được đền bù bằng các tượng đài và không có gì khác.

TRAO ĐỔI VỚI NGUYỄN THỤY KHA VỀ CA NHẠC SÀI GÒN TRƯỚC 1975 - Nguyễn Phú Yên


 
          Không còn bao lâu nữa là kỷ niệm 40 năm ngày chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước. Cũng là dịp để nhìn lại quá khứ. Tình cờ tôi đọc được bài viết “Góc nhìn chiến tranh trong ca khúc Sài Gòn trước 1975” của Nguyễn Thụy Kha (NTK) và đọc kỹ vì đây là đề tài nhiều người quan tâm. NTK là nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ ở Hà Nội, ông viết bài này cách đây bốn năm nhưng đề tài vẫn còn mang tính thời sự và còn được thảo luận lâu dài. Có thể đây là bài tôi đọc đầu tiên mà ở đó có một cái nhìn thoáng hơn trước vì đã sau 35 năm, vậy cũng đã là muộn. Trước khi xem bài trao đổi này, các bạn có thể đọc bài của NTK ở đây: http://www.tuanvietnam.net/2010-04-21-goc-nhin-chien-tranh-trong-ca-khuc-sg-truoc-1975

30-4-1975, Một Cơ Hội Bỏ Lỡ — 30-4-2015, Thời Cơ Đang Tới ! - Ky Nguyên Nguyễn Văn Tâm

2015 MAR 21 codokemgai30030 – 4 – 2015 đúng 40 năm ngày cộng sản miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam, vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris 1973 mà chính họ và tập đoàn tay sai Giải Phóng Miền Nam đã ký tên trước sự chứng giám nghiêm chỉnh của quốc tế. Trái lại, họ huênh hoang cho đó là chiến thắng “giải phóng miền Nam”.
Biến cố 30-4-1975 là một cơ hội để đoàn kết dân tộc và thống nhất đất nước thực sự, là cơ hội cho những người cộng sản VN phải học được tinh thần hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc của tướng Grant và quân đội miền Bắc Hoa KỳNhững người thắng trận đối xử rất tình người với tướng Lee và quân đội miền Nam gồm những người thua trận trong chiến tranh nội chiến Nam-Bắc Hoa Kỳ chấm dứt tháng 4/1865Ngay sau đó, đất nước Hoa Kỳ không còn hận thù giữa người thắng trận và người thua trận. Tất cả đều được xem là những công dân Hoa Kỳ chung tay xây dựng nước Mỹ trở thành một quốc gia hùng mạnh, giàu có và văn minh nhất thế giới như hiện nay.

CHIẾN TRANH VIỆT NAM (1945-1975) Bản thảo A hiệu đính

LỜI NÓI ĐẦU: Trung tuần tháng 11, năm 2012, tôi đến Sài Gòn Nhỏ, Nam California, thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn cộng sản ở Hoa Kỳ, gặp lại những bạn đồng khóa trong Ban Chấp hành Hội ái hữu Cựu SQTB Khóa V–Vì Dân Thủ Đức-Đà lạt.  Các bạn ủy nhiệm cho tôi viết một bài cho quyển Kỷ Yếu của Khóa về cuộc chiến cũ trên quan điểm khách quan,“đứng ở vị trí cao hơn bên này hay bên kia, từ đó nhìn xuống viết sao cho trung thực và vô tư về cuộc chiến đó.” Điều này quả thật... đáng suy gẫm và các bạn tôi thực sự đáng được khen ngợi. Nếu chỉ mang tâm sự của một chứng nhân mà viết thì cũng không chắc viết được những dòng vô tư huống chi tôi là một nạn nhân trực tiếp –cũng như rất nhiều bạn đồng khóa- bị bên kia vùi giập trong lao tù hơn một thập niên vì đã từng cùng với hàng triệu chiến hữu bên này cầm súng chống lại những người bên kia tuyến. Nếu viết trên cương vị của một người biên khảo, đứng ngoài hay đứng trên, như các bạn yêu cầu thực là không dễ. Tuy nhiên, tôi xin nhận vì cho rằng việc làm này là bổn phận của một sinh viên thuộc một khóa huấn luyện SQTB được gọi là Khóa Vì Dân; hơn nữa, tôi còn là một chứng nhân cũng là nạn nhân của cuộc chiến tang điền thương hải đó. Tôi mong mỏi nói lên sự thật cho thế hệ tương lai Việt Nam trong nước và ở hải ngoại hiểu rõ hơn về thế hệ của chúng tôi. Tôi đã thức nhiều đêm để suy gẫm viết làm sao cho thật trung thực, mặc dù trước đây nhiều năm khi có dịp viết một quyển sách về Chiến tranh Việt Nam bằng Anh ngữ tôi đã giữ sự trung thực và vô tư ở mức độ cao. Tôi mong mỏi sẽ chu toàn lời hứa với các bạn đồng môn trong bài này.


Vĩnh Định Nguyễn văn Dưỡng
Bt danh Văn Nguyên Dưỡng
SVSQ TĐ8/ĐĐ2/BB/Khóa V-Vì Dân/Thủ Đức


Tượng Đức Trần Hưng Đạo Sẽ được Đúc Lại To Hơn, Cao Hơn

alt
 
Tượng Trần Hưng Đạo của điêu khắc gia Phạm Thông
dựng vào giữa thập niên 1960 tại bến Bạch Đằng, Sài Gòn
 
Tượng Đức Trần Hưng Đạo Sẽ được Đúc Lại To Hơn, Cao Hơn
Điêu khắc gia Phạm Thông cho biết, ông đã xem qua đồ án xây dựng thì thấy bệ đế tượng hiện nay dư sức chịu một sức nặng của bức tượng mới cao khoảng 10 ft, nặng 1600 lbs nên không cần làm lại bệ tượng, vì bệ tượng có thể chịu đựng sức nặng tới 3000 lbs.
Bài THANH PHONG

LITTLE SAIGON - Tượng Đức Trần Hưng Đạo được xây dựng ở khu Hanoi Plaza, trong khu phố Bolsa thuộc Little Saigon cách nay 6 tháng sắp được thay thế bằng một pho tượng đúc bằng đồng, to hơn, cao hơn bởi chính điêu khắc gia Phạm Thông, người đã tạc bức tượng Đức Trần Hưng Đạo đặt tại Bến Bạch Đằng, Saigon cách nay 50 năm.

Hai tàu khu trục của Mỹ cập cảng Đà Nẵng

Trưa 6/4, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62) và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) của Hải quân Mỹ đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị và các hoạt động huấn luyện với Hải quân Việt Nam trong vòng 5 ngày.



Tàu tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62) dài 154m, rộng 20m, chiều cao mớn nước 9,2m, chiều cao từ vạch ngấn nước 45m, tầm nhìn từ đài chỉ huy xa 12 hải lý, lượng dãn nước 8.315 tấn. USS Fitzgerald (DDG-62) được khai triển hoạt động từ tháng 10/1995. Năm 2004, tàu được công bố là một trong 15 tàu khu trục có khả năng đối phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo toàn cầu.

Bà Dân Biểu Elisabeth May bị chụp nón cối. - Trần Mộng Lâm

Trong xã hội các người tỵ nạn Việt Nam , chụp nón cối cho nhau là chuyện xẩy ra  thường xuyên. Khi bị chỉ trích, hoặc khi đuối lý, việc dễ nhất để biện minh là chụp một cái nón cối lên đầu địch thủ. Việc này nếu giữa người Việt với nhau, coi như bình thường, nhưng chụp cái nón cối lên đầu người dân địa phương, nhất là khi người này là một dân biểu Canada, được bầu lên bởi người dân Canada, thì có hơi quá đáng. Người ta tự hỏi tại sao sau bốn thập niên sống tại một quốc gia dân chủ như Canada, mà nguyên tắc sơ đẳng về dân chủ vẫn chưa học được .

Lại nói về Bill S-219 .

Tác giả của dư luật này là ông Ngô Thanh Hải đề nghị đặt tên ngày 30 thánh tư là ngày «Hành Trình Tìm Tự Do» để ghi nhớ sự hiện diện của người Việt tại Canada và ghi ơn đất nước Canada đã cưu mang họ. Mục đích này không có gì phải bàn cãi. Việc cần bàn cãi là tại sao lại chọn ngày 30 tháng tư.

Ngày 30 tháng tư đối với người dân Việt Nam Cộng Hòa cũng giống như ngày 11 tháng 9 đối với người dân Hoa Kỳ.Tuy nhiên  nỗi đau đớn của người Việt to gấp nhiều lần nỗi đau đớn của người Mỹ. Cứ nói đến ngày 11 tháng 9, là người ta hiểu ngày đó là ngày gì. Người Việt tỵ nạn, chỉ cần nói đến 30 tháng tư, là nỗi đau đớn lại cấu xé tâm can. Bởi thế cho nên, nhiều người không đồng ý việc cải tên ngày 30 tháng tư là ngày hành trình tìm tự do. Họ đã nói lên một cách tử tế, ôn tồn  lý do nào họ không đồng ý với dư luật của Ngô Thanh Hải.

Cộng Sản Việt Nam cũng không đồng ý với việc cải tên này.

Hai s phản đối nhưng với những lý do khác nhau. Thật ấu trĩ và không lương thiện nếu cố tình gán ghép những ai phản đối Bill S-219 là «Cộng Sản đội lốt quốc gia», như phần dẫn nhập của video mới đây được luân lưu dưới tiêu đề «buổi điều trần về dự luật Hành Trình Tìm Tự Do» ngày 1 tháng tư năm 2015 tổ chức tại văn phòng Ngô Thanh Hải, TNS do ông Harper bổ nhiệm.

Cái video này lúc đầu mọi người xem được nhưng hiện nay đã bị lấy xuống nhưng những người tử tế bị chụp nón cối rất bất bình. Họ bất bình vì họ đã áp dụng quyền tự do ngôn luận, tự do góp ý gửi thư lên các dân biểu của Canada phản đối dư luật này. Họ đồng ý là phải có một ngày gọi là Hành Trình Tìm Tự Do , nhưng không thể chọn ngày 30 tháng Tư. Họ xin tu chính dự luật này và chọn một ngày khác, ngày nào cũng được, nhưng không thể là 30 tháng Tư. Sự đòi hỏi tu chính Bill S-219 đã được bà dân biểu Elisabeth May, lãnh tụ Đảng Xanh, Green Party nhận là có lý. Do đó, bà đề nghị thay vì chọn ngày 30 tháng tư, nên chọn ngày 27 tháng 7, vì theo bà « july 27, 1979 marks the day when first Canadian Forces plane arrived in Toroto under Operation Magnet II, bringhing Vietnamese refugees to Canada». Việc rõ như ban ngày, và tài liệu về Operation Magnet II còn sờ sờ ra đó, đâu có phải chuyện bịa đặt. Thế nhưng trong video xem được, ông Ngô Thanh Hải đưa ra lý do này để từ chối tu chính : «Cái ngày đó, 27 tháng 7 năm 1979 đó là ngày thương binh liệt sỹ là để nhớ quân đội CS đã hy sinh cho chính phủ CS Việt Nam, mà lấy cái ngày đó để thay thế cho ngày đạo luật Hành Trình tìm Tư Do của chúng ta là một cái chuyện rất không thể chấp nhận được. Do đó mà tôi biết trước những cái chuyện họ đặt ra, tôi biết trước những cái chuyện mà họ muốn làm gì».

Chúng tôi không biết những gì mà  Ngô Thanh Hải đã biết, chúng tôi chỉ căn cứ vào văn thư chính thức mà bà Elisabeth May đã ký để đề nghi tu chính dự luật S-219. Nếu nghe những gì mà ông NTH phát biểu, thì người ta phải hiểu rằng bà Elisabeth May đội nón cối hoặc bị nón cối giật dây, và vì lý do đó, bà «đặt ra» ngày 27 tháng 7 ??

Nhưng mà có cái gì không ổn. Bà Elisabeth May nói tới Operation Magnet II, trong khi ông Ngô Thanh Hải nói tới ngày thương binh liệt sĩ CS, hai chuyện này có gì dính dáng với nhau. Tại Canada có một ngày lễ quan trọng gấp nhiều lần cái ngày Hành Trình Tìm Tư Do mà Bill S-219 đang muốn có. Ngày lễ này người ta gọi là Fête de La Reine mà tất cả các người Canadiens đều được nghỉ, có ăn lương, thị trường chứng khoán đóng cửa. Sinh nhật của bà Hoàng Hậu Victoria là 24 tháng 5 , nhưng Fête de La Reine là ngày thứ hai trước ngày 24 tháng 5 để dân chúng có một cuối tuần kéo dài để nghỉ ngơi, vui chơi trong ngày trọng đại này. Bởi lý do đó, Fête de la Reine thay đổ hàng năm, có thề là ngày 18 tháng 5 như năm nay hay cũng có thể là ngày 19, ngày 20, 21, 22 hay ngày 23 , 24 tháng năm. Nếu như có một năm nào đó, Fête de la Reine rơi trúng ngày 19 tháng 5, ngày sinh nhật Hồ Chí Minh, dân Canadien phải bỏ Fête de la Reine năm đó hay sao ?? Diễu dỡ !!! Lý luận này không «đạt chỉ tiêu, yêu cầu». Không biết khi bà Elisabeth May nghe được lý luận này, bà nghĩ sao, cười hay khóc, hay…. ??

Có người đề nghị ngày 20 tháng sáu, là ngày Canada được Cao Ủy Tỵ Nạn trao cái huy chương Nansen, nhưng ông NTH nằng nặc đòi ngày 30 tháng tư, ngày theo ông, «hàng triệu người chúng ta ra đi». Lý do gì phải là ngày 30 tháng tư , trong khi 30 tháng tư, ở Canada có bao nhiêu người Việt Nam ??

Ngày 30 tháng tư có thực có hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi như NTH nói hay không,tôi không biết phải nói sao cho đúng cái cảm giác của mình . Ba mươi tháng tư, có bao nhiêu người có may mắn được tầu Mỹ vớt ?? Có bao nhiêu người được Canada cho tỵ nạn ?? Vừa thôi. bỏ đi Tám.


Bill S-219 rồi sẽ được chấp thuận. Đảng Conservateur là đảng đang nắm đa số tại Hạ Viện. Năm nay lại là năm bầu cử lại Viện Dân Biểu. Tất cả các Đảng Phái đều muốn có một chút quà cho các cử tri gốc Việt. Thiên thời, Địa Lợi, thì dù nhân không hoà, chỉ may lắm 50/50, rồi sẽ có một ngày Hành Trình tìm Tự Do cho một số người năng động, nhưng mà nói Bill S-219 không chia rẽ người Canadien gốc Việt, là nói không đúng sự thật.  

Lợi ích và tác hại của dứa

 Bên ngoài quả dứa có gai, phần thịt bên trong thì lại vừa chua vừa ngọt, đây là loại quả nhiệt đới tuyệt vời, giàu chất xơ, bromelain (một loại enzyme), mangan, đồng và vitamin C.
Lợi ích và tác hại của dứa

Mặc dù dứa ngọt nhưng một cốc dứa chỉ chứa khoảng 82 calo, dứa cũng không chứa chất béo và cholesterol, đồng thời có ít natri. Chúng chứa khoảng 16 gam đường trong mỗi cốc.

VỀ QUẢ BOM THẢ TRONG TRẬN LONG KHÁNH 3​9​ NĂM TRƯỚC

Việt Nam Cộng Hòa có thả một quả bom đặc biệt, tiêu diệt cả Sư đoàn  quân CSBV, chặn đứng được cuộc tiến quân của chúng. Cho đến nay hãy còn nhiều câu hỏi quanh quả bom này và nhiều câu trả lời chưa được chính xác.

- Đại tá Hùa Yến Lến (Tham mưu trưởng Hành quân SĐ 18 BB) gọi nó là CBU 82 (Daisy Cutter), cho rằng do Tướng Lê Minh Đảo (Tư lệnh SĐ 18 BB) đề nghị, và được Bộ TTM QLVNCH chấp thuận qua trung gian của Tướng Nguyển văn Toàn (Tư lệnh Quân Đoàn 3) để được sử dụng..
- Tướng Trần Quang Khôi (Tư lệnh Lực lượng Xung Kích QĐ3) ghi lại rằng : chính Ông sử dụng 2 quả bom CBU của KQ Biên Hòa trên chiến trường Long Khánh để chặn đứng quân địch và giải cứu Chiến đoàn 52 /SĐ 18 BB của ĐT Dũng khỏi bị tiêu diệt..

39 năm mộng du hại nước

Phạm Trần (Danlambao) - ...Xét từ tư duy lấy Chủ nghĩa xã hội Cộng sản làm nền tảng xây dựng đất nước của Đại hội đảng IV, đảng CSVN đã không ngừng hủy hoại đất nước và con người Việt Nam trong mọi lĩnh vực từ luân thường đạo lý đến xây dựng xã hội và kiến thiết đất nước...

*

“Ngày nay, Tổ quốc ta đã hoàn toàn độc lập thì dân tộc và chủ nghĩa xã hội là một. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực hiện được ước mơ lâu đời của nhân dân lao động là vĩnh viễn thoát khỏi cảnh bị áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, để sống một cuộc đời no cơm, ấm áo, ngày mai được bảo đảm, một cuộc đời văn minh, hạnh phúc... Có chủ nghĩa xã hội, Tổ quốc ta mới có kinh tế hiện đại, văn hóa, khoa học tiên tiến, quốc phòng vững mạnh; do đó bảo đảm cho đất nước ta vĩnh viễn độc lập, tự do và ngày càng phát triển phồn vinh.” (Trích Báo cáo Chính trị của Bí thư thứ nhất đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, do, ngày 14 tháng 12 năm 1976).