Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích - Người Việt yêu nước không thầm lặng

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích 1937-2016.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích 1937-2016.
Cho đến mới đây thôi, kể từ khi đặt chân lên đất Mỹ, tôi không biết buồn là gì. Thế mà tôi đã không khỏi lặng người khi được tin Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột từ trần ở tuổi 79 vì trụy tim vào ngày 2/3 vừa qua khi đang cùng hiền thê của ông, Tiến sĩ Đào Thị Hợi, bay đến Manila, Phillipines, để tham dự một hội nghị quốc tế chống Trung Quốc xâm lược ở Biển Đông và một cuộc họp đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam.
Lần đầu tiên tôi xuất hiện trước công chúng tại Hoa Kỳ cũng chính là lần đầu tiên tôi gặp con người ấy.

Trả Lại Sự Thật Cho Lịch Sử Việt Nam - GS Nguyễn Ngọc Bích

LTS.- Ngày 3-3-2016, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích từ trần trên chuyến bay tới Phi Luật Tân dự Hội Nghị về Biển Đông. Hôm nay, Thứ Bảy 12 tháng Ba, lễ tang được chính thức cử hành tại Virginia. Nhân dịp này, Việt Báo trân trọng giới thiệu một trong những bài viết sau cùng của Giáo sư  Bích, đề cập tới những diễn tiến tại đại học Cornell,  trong nỗ lực làm sáng tỏ sự thật về chiến tranh Việt Nam,  từ việc ông tham dự cuộc hội luận “Voice from the South Vietnam” năm 2012 tới việc tác giả “Giải Khăn Sô cho Huế” nói chuyện tại Cornell năm 2015. Giáo sư  Bích đã viết bài này vào đêm 16 tháng 12 năm 2015, dành riêng Việt Báo Tết Bính Thân. Khi bài tới, báo đã in xong. Nhờ vậy, đây là lần đầu tiên bài viết được phổ biến. Vào ngày tiễn đưa vị học giả một đời tận tụy với văn hóa lịch sử dân tộc, xin mời đọc bài viết nhiều tâm huyết của ông.
 
BICH_southvietnamsympsiumHình ảnh ngày hội luận Cornell 2012 về Đệ Nhị Cộng Hòa VN trước Kehin Center tại Đại Học Cornell. Hàng thứ hai, người thứ nhất từ phải, người đầu bạc áo trắng cúi tựa lan can là Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Người đứng dưới GS Nguyễn Ngọc Bích là bình luận gia Trần Bình Nam, tức cựu dân biểu Trần Văn Sơn, vừa từ trần sáng Thứ Sáu 11-3-2016 ở Calif.

***

Luận về hai chữ Cách Mạng

2016-03-11 : Luận về hai chữ Cách Mạng :
            
Một Bài Học Cách Mạng Tân Thời :
Cách Mạng Của Minh Trị Thiên Hoàng Nhựt Bổn.
1867 - 1912
Phan Văn Song

Cách Mạng : hai chữ ấy được cả các nhà văn học cả Hán lẫn Việt dịch từ chữ tây phương Révolution –xin đề nghị chỉ dùng từ ngữ Pháp nầy, vì  từ ngữ Anh Mỹ cũng thế, Revolution.

Từ ngữ  Révolution có lẽ (một thuyết) do tiếng la-tinh bình dân revolutio, là một vòng chuyển động, một chu kỳ. Cũng có thể (một thuyết khác), do cổ ngữ la-tinh revolvere, một vòng chuyển động nhưng quay về vị trí cũ (súng lục rouleau, gọi là revolver, vì có bạc đạn 6 viên quay tròn). Năm 1660, từ ngữ revolution được thấy, dùng lần đầu tiên, khi nền quân chủ Anh Quốc với Vua Charles II được tái lập ; sau khi Olivier Cromwell mất và nhóm Quốc Hội cầm quyền suốt 20 năm 1641-1661 mất quyền. Revolution ấy được gọi, trong cái nghĩa của ngày nay, vì đã đem đến một sự thay đổi lớn, nhanh và sâu đậm  về mặt cả chánh trị lẫn xã hội cho Anh quốc.

Giọt nước mắt của lính

BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN
LTS: Đây là một chuyện thật, không có một chút nào hư cấu, chúng tôi là một người lính tác chiến, chiêm nghiệm, có một sự huyền bí mà không giải thích được trong việc trùng phùng giữa cha con sau 40 năm, người SQ/BĐQ hoàn toàn không biết mình đã có một đứa con, TCDV chỉ hiệu đính các lỗi “hỏi ngã”, còn giữ nguyên toàn bộ lời kể của người trong cuộc.
TCDV cho đăng câu chuyện hi hữu này, để riêng tặng cô Hoàng Mai, chủ Snack-Bar tại mũi Nhà Bè các năm 1969, 1970 và các bạn MN đã từng đóng quân nơi này.
Germany, 12.03.2016
-        Điều Hợp Viên DĐ Ngôn Ngữ Việt,
-        Chủ Nhiệm TCDV.
LÝ TRUNG TÍN (TĐ51/LĐ6BĐQ/QLVNCH)
--------------------------------------------- 
Giọt nước mắt của lính
Đây là chuyện thật của người bạn học cũ của tôi và người lính Biệt Động Quân VNCH, sau 40 năm thất lạc nhau vì chiến tranh, một bất ngờ duyên trời đã cho anh chị gặp lại nhau, và tôi được nghe anh chị kể cho tôi về một phần đời của họ đầy vui, buồn, sợ hãi, chán chường của một người con gái đẹp đã vì hoàn cảnh mà ra nông nỗi ấy, của một người trai thời loạn thất chí, vì không làm tròn trọng trách đối với núi sông. Hôm được anh chị mời đến nhà chơi, qua một tách trà sen Huế (anh chị và tôi đều gốc Huế), anh nhìn vợ, âu yếm bảo:

- Em kể lại chuyện tình mình cho Mousti ( nick của tôi ) nghe đi, anh nghĩ Mousti sẽ thích chuyện tình đẹp của mình, đẹp như một cổ tích...và chị bắt đầu kể, anh ngồi nghe, lâu lâu thêm vào một vài chi tiết..

Blog / Nguyễn Hưng Quốc Những căn bệnh của Việt Nam

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.
Nghĩ đến Việt Nam, chúng ta thường nghĩ ngay đến khía cạnh chính trị với những hiểm hoạ đến từ Trung Quốc, đặc biệt trên Biển Đông, cũng như hoạ độc tài toàn trị của đảng Cộng Sản. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn nhiều vấn đề nghiêm trọng khác cần được chú ý, trong đó, nổi bật nhất là về phương diện văn hoá; trong văn hoá, yếu tố đáng quan tâm nhất là tính cách của con người.

Lễ Hai Bà Trưng và truyền thống anh hùng chống ngoại xâm của phụ nữ Việt Nam

Phạm Hy Sơn (Danlambao) - Lịch sử của bất cứ dân tộc nào cũng có lúc nhục, lúc vinh. Tại châu Âu, Anh, Pháp, Đức, Ý... từng bị Hy Lạp rồi La Mã đô hộ cả ngàn năm. Tây Ban Nha bị một nước nhỏ ở Bắc Phi là Ma Rốc cai trị gần 1000 năm.

Trung Hoa, một nước từ trước tới nay thường tự đề cao là thiên triều, xưa kia đã từng có thời kỳ phải triều cống dưới hình thức thuế cho các dân tộc ở bên kia Vạn Lý Trường Thành hàng năm để được sống yên ổn. Nhưng cũng không được yên ổn mãi mãi mà bị hết người Mông Cổ đến người Mãn Châu cai trị rồi người phương Tây Anh, Pháp, Nga, Đức, Bồ… xâu xé làm bao nhiêu mảnh, chưa kể người Nhật sát nhập quần đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ thành lãnh thổ Nhật cho tới năm 1945, khi Nhật đầu hàng người Mỹ bởi 2 trái bom nguyên tử mới lại trở về dưới sự cai trị của người Trung Hoa.

30/4: Giỗ VNCH năm thứ 41



"Ôm mặt khóc rưng rức 
      Ra đi là hết rồi"

Vì sao Tổng Thống Thiệu phải bỏ Vùng 1 cũng như Vùng 2

image

Ngày 29-9  hàng năm  là ngày giỗ thứ 14 của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Cho tới trước khi chết Ông vẫn cúi đầu nhận chịu trách nhiệm đã làm cho mất nước, một lỗi lầm quá to lớn mà cá nhân một người không thể nào gánh vác. Nếu có một người nào đó đứng ra nhận chịu thì quả là vô lý, thế nhưng Ông Nguyễn Văn Thiệu đã làm.

I – PHẢI CHĂNG MỸ BỎ RƠI?
Kể từ ngày lập quốc, nước Mỹ thực sự sụp đổ vào năm 1975 với 3 triệu cựu chiến binh tại chiến trường Việt Nam, 58 ngàn người đã chết, và 3.000 quân nhân còn mất tích. Xã hội Mỹ phân hóa trầm trọng với tranh cãi đổ lỗi cho nhau.

image
                        Frank Snepp in Saigon

Nói với người cộng sản

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Dian

Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm và các bạn công an, bộ đội thân mến,

Nếu theo dõi thông tin thời sự tuần qua ở tỉnh Thanh Hóa chúng ta đã thấy một tin mừng là cuộc phản kháng 11 ngày trên đường phố của các ngư dân từ xã Quảng Cư, huyện Sầm Sơn đã tạm thời chiến thắng. Theo như những gì đã tuyên bố công khai trong cuộc đối thoại vào sáng ngày 7 tháng Ba giữa ngư dân và giới lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, người dân được tiếp tục sử dụng bờ biển như trước đây để kiếm ăn, sinh sống bằng nghề biển như vốn dĩ từ hàng trăm năm qua. Đích thân ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, đã phải gặp nhân dân để đối thoại và chính ông Chiến đã phải nhận lỗi trước bà con ngư dân, ngược với thái độ im lặng bất chấp trước đó của chính ông ta và toàn bộ giới chức tỉnh Thanh Hóa.