Friday, 25 March 2016

Suy nghĩ về vấn đề dân trí - Đinh Thế Dũng

Dân trí là gì? làm thế nào đánh giá về trình độ dân trí? Nước Úc nâng cao dân trí bằng cách nào?

Sự lầm lẫn lớn nhất trong quan niệm dân trí là tin vào trí thức nhất là trí thức khoa bảng.
Sự lầm lẫn đồng hạng nhất là coi thường trí thức.

Sự khác biệt giữa khoa bảng và trí thức nằm ở chỗ đối tượng phục vụ, và mục đích phục vụ của những con người có tri thức.

Đoan Trang: Giọt nước mắt của lề phải



Trong suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành, qua phản ánh của phim ảnh, nghề báo đẹp như được phủ một lớp hào quang.

Nhà báo được tiếp xúc với số lượng người cực lớn, trong đó có nhiều quan chức cao cấp, văn nghệ sĩ nổi tiếng. Nhà báo có thể “dồn” một ông cốp tới lúc phải đắng họng, có thể vạch trần những âm mưu xấu xa, có thể bá vai bá cổ một nhà văn chụp ảnh, hay ôm hoa đứng bên các nghệ sĩ. Nhà báo có xu hướng là người quảng giao, rất hiểu biết, nói chuyện hay ho, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, giữa biết đủ ngóc ngách của xã hội. Nhà báo có xu hướng thông minh, hài hước, dũng cảm, biết chụp ảnh. Nghề báo là nghề đầy vinh quang và có cả sự phiêu lưu mạo hiểm…

Đó là suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành về nghề báo và nhà báo. Tất nhiên, không phải 100% ý kiến đánh giá đều như vậy. Ở thái cực kia, người ta lại nghĩ nhà báo Việt Nam là cái lũ đầu rỗng, nỏ mồm chém gió và nói phét, đã thế lại đểu, chỉ giỏi vặt tiền doanh nghiệp, nói tục chửi bậy kinh khiếp mà viết lách thì không bài nào sạch lỗi.

1. Quý bà sang trọng và ông lão quét rác, 2. Sự chân thành là điều vô giá, 3. Sự chân thành... - Vi Phát

Bà Mẹ Tây - Nguyễn Cát Thịnh

Tác giả là một Dược Sĩ hồi hưu. Ông tốt nghiệp Đại Học Dược Khoa Saigon 1968. Định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên một chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể]. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

* * *

- Gió đông gió tây, gió nào đã đưa cậu tới đây?

- Chẳng có gió đông, chẳng có gió tây, chỉ có "gió chướng" thôi. Gió chướng đã mang tôi tới đây để gặp tên bạn "khỉ gió" thuở còn tắm truồng đấy!

- Cậu lúc nào cũng ăn nói "khó tiêu". Dễ có trên ba chục năm không gặp cậu. Thú thật đi, có phải cậu đến đây để thăm bà bé không? Tôi không mách bà xã cậu đâu. Đừng lo.

- Cậu đoán đúng mới có một nửa. Đúng, tôi vừa đi thăm viếng một người đàn bà.

- Ai thế? Tôi có biết người đó không?

- Có thể cậu biết. Bà mẹ tôi ấy mà.


Một Chiến Binh Mỹ Và Tấm Ảnh Một Người Con Gái Việt Nam


Một Chiến Binh Mỹ Và Tấm Ảnh Một Người Con Gái Việt Nam
( Có đính kèm Video - cuối thư ).
Nguyễn Vạn Lý

Ðây chỉ là một tấm ảnh nhỏ, sờn cũ từ nhiều thập kỷ rồi. Nhưng tấm ảnh nhỏ bé ấy kể lại một câu chuyện ly kỳ và cảm động, và ám ảnh một chiến binh Mỹ tại Việt Nam trên 30 năm - cái hình ảnh một cô gái nhỏ chưa hề quen biết đã dẫn người cựu chiến binh Mỹ làm một cuộc hành trình trở lại Việt Nam, để hàn gắn đau thương quá khứ và tìm sự bình yên cho tâm hồn mình. 

Nếu ngày ấy không có Bác

Nếu ngày ấy bến Nhà Rồng đóng cửa
Người lang thang quay trở lại Nghệ An
Làm giáo làng hay một chân thư lại
Thì ngày nay dân đã thoát lầm than.
Nếu ngày ấy, sông Sài Gòn nổi sóng
Người đang leo bỗng rớt mẹ xuống sông
Bầy sấu đói đã reo mừng ruớc bác
Thì ngày sau xương đâu trắng cánh đồng
Nếu ngày ấy trên bong tàu đêm tối
"Người lao công đang quét dọn hành lang”
Cơn sóng dữ tiễn đưa về đáy biển
Thì ngày nay quê mẹ đã bình an
Nếu ngày ấy trời Paris trở lạnh
Cục gạch hồng chẳng đủ ấm qua đêm
Bác chết cóng trên mình cô đầm nái
Thì ngày nay tổ quốc đã êm đềm
Nếu ngày ấy, tên toàn quyền rộng lượng
Cho người vào trường thuộc địa, khỏi thi
Mẫu quốc đã có thêm Hoàng Cao Khải
Mà An Nam cũng thoát cảnh “bác đi”
Nếu nếu nếu, thêm một ngàn lần nếu
Bác chẳng đi! Đi chẳng có ngày về!
Về, thượng mã phong bờ hang Pác Bó
Thì ngày nay đâu có lũ u mê!
Lão Mai (FB Nguyen Thuy Binh)

Buổi ra mắt Hội Phụ Nữ Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn THVNHTD




LỄ RA MẮT BAN CHẤP HÀNH HỘI PHỤ NỮ VIỆT NAM VÙNG HOA THỊNH ĐỐN
Mar 20, 2016
by Nhat Hung
Message from Nhat Hung:
LỄ RA MẮT BAN CHẤP HÀNH HỘI PHỤ NỮ VIỆT NAM VÙNG HOA THỊNH ĐỐN TẠI NHÀ HÀNG KOBE (TRONG TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI EDEN) NGÀY 20/03/2016. HÌNH ẢNH DO HỘI THƠ ẢNH HOA THỊNH ĐỐN THƯC HIỆN.
NHẤT HÙNG
To share your photos or receive notification when your friends share photos, get your own free Picasa Web Albums account.

Window Shopping


"Đi vào rồi lại đi ra,
Xem xem ngó ngó chỉ là vậy thôi"

Hai câu thơ trên làm ra bởi các bà đến tiệm mua sắm chỉ để nhìn cho vui mắt nhưng không mua gì cả - mà tiếng Anh gọi là "window shopping.” Thế nhưng thật không ngờ, hai câu thơ trên lại diễn tả chính xác những hành động quân sự mà Hoa Kỳ đăng thực thi hiện nay tại biển Đông trước sự hung hăng ngày mỗi tăng của Trung Cộng.

Cụ thể là gần đây nhất, vào ngày đầu tiên của tháng Ba, lực lượng tiên phong của Hạm Đội Bảy, bao gồm chiếc Hàng Không Mẫu Hạm John C. Stennis cùng với ba chiến hạm tấn công phóng hỏa tiển USS Chung-Hoon, USS Stockdale và USS William P. Lawrence, chưa kể khu trục hạm USS Mobile Bay có dàn hỏa tiển định huớng điều khiển từ xa và chiến hạm USS Blue Ridge vốn là nơi đặt bộ chỉ huy của cả Hạm Đội Bảy, thường còn được gọi là soái hạm, đã đi thẳng vào vùng biển tại Hoàng Sa và Trường Sa vốn đang bị chế ngự kềm tỏa nặng nể bới Hải-quân Trung Cộng, với dàn tên lửa hiện đại Đất Đối Không HQ-9 ở tại đảo Phú Lâm. 

Cuộc chiến Mậu Thân trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà

Trần Gia Phụng (Danlambao) - Cuộc tổng tấn công của CS nhân dịp Tết Mậu Thân (1968) diễn ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), từ Quảng Trị đến Bạc Liêu, sớm nhất tại Quảng Nam và Nha Trang, vào đêm giao thừa ở Nam Việt Nam (NVN) tức đêm 29 rạng 30-1-1968, và rút lui trễ nhất tại Huế vào ngày 25-2-1968. Như vậy cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân của CS diễn ra trong gần một tháng. Trong suốt tháng nầy, CS tấn công 44 địa điểm tại các thị trấn, tỉnh lỵ và thành phố trên toàn miền Nam Việt Nam.

Việt Nam chống lại Hốt Tất Liệt

Lauren Hilgers * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Ngày nay, khu vực nơi sông Bạch Đằng đổ vào vịnh Bắc Bộ và vịnh Hạ Long ở miền bắc Việt Nam là nơi ruộng lúa, làng mạc và ao cá xen kẽ lẫn nhau. Nhưng cách đây 700 năm, trước khi những thế hệ nông dân đã thay đổi địa hình ở đây, vùng này là bãi bùn ven biển trải dài hàng chục cây số vuông, một vùng đất ngập nước thay đổi không ngừng nơi dòng sông chảy tỏa vào những con suối ngoằn ngoèo đầy trầm tích. Những hòn đảo hiện ra rồi biến mất theo thủy triều, những bãi bồi chìm dưới cửa sông sâu, và cả cồn cát và những dòng chảy mà tàu bè có thể đi lại được đều không thể nào tin tưởng. Khu vực này thời đó dân cư thưa thớt, nhưng sông Bạch Đằng là cửa ngõ vào trung tâm quyền lực của Việt Nam. Sông Bạch Đằng là phụ lưu của sông Hồng mà trải dài từ miền nam Trung Quốc đến Vịnh Bắc Bộ. Theo sông Bạch Đằng đi vào nội địa độ 112 km, thuyền buôn - hay hải quân xâm lược - sẽ gặp kinh thành Thăng Long, trung tâm triều đại nhà Trần của Việt Nam.

Vô cảm & (giả vờ) hữu cảm - Tưởng Năng Tiến

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh! -Kiều.

Dù sống ở Mỹ đã lâu nhưng chả mấy khi có dịp đi đâu, và cũng không mấy lúc tiếp xúc với người bản xứ nên tôi không được am tường lắm về nhân tình/thế thái của nước Hoa Kỳ. May nhờ có net, cùng nhiều vị thức giả chịu khó du hành (và ghi chép) nên thỉnh thoảng tôi cũng biết thêm được đôi điều lý thú về xứ sở này:

“Lần đầu tiên đến Mỹ cách đây 19 năm, tôi thực sự ngạc nhiên vì những ngôi nhà ở Mỹ không đóng khóa cửa. Trong mỗi ngôi nhà của họ có biết bao thứ đắt tiền. Nhưng không mấy ai lọt vào nhà người khác để lấy cắp. Có nhiều lý do. Nhưng lý do cơ bản nhất là ý thức làm người của họ cùng với sự trợ giúp cho ý thức sống ấy là luật pháp và cách quản lý xã hội...” (Nước Mỹ “quên” khóa cửa và thấy khóa bị phá ở Nội Bài – Nguyễn Quang Thiều). 

BLOG Dân Làm Báo 25-3-2016

Sức mạnh lay động lương tâm của một người

Ronald Reagan * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Sức mạnh của lời cầu nguyện này có thể được minh họa qua câu chuyện có từ thế kỷ thứ tư. Một tu sĩ châu Á sống ở một làng nhỏ hẻo lánh, dành phần lớn thời gian cầu nguyện hay chăm lo vườn tược để sinh sống. Tu sĩ ấy tên là Telemacmus ở thế kỷ thứ tư. Vào ngày nọ, ông nghĩ ông nghe tiếng nói của Chúa bảo ông hãy đi đến La Mã. Vì tin vào điều mình nghe, nên ông cất bước ra đi. Ông đến nơi sau hàng biết bao nhiêu tuần lễ hầu như đi bộ ròng rã.

HẬU QUẢ TẤT YẾU CỦA ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP

Thưa quý thính giả, Quốc Hội CS Việt Nam quyết định miễn nhiệm 3 chức vụ chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính Phủ và Chủ tịch Quốc Hội vào đầu tháng 4 thay vì chờ đến đầu tháng 7 như Hiến Pháp quy định. Phải chăng quyết định này vi hiến? Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm "Hậu Quả Tất Yếu của Điều 4 Hiến Pháp" của Lực Lượng Cứu Quốc do Hải Nguyên trình bày:

Ngày 10 tháng 3, khai mạc hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành trung ương đảng CSVN khóa 12, TBT Nguyễn Phú Trọng tuyên bố (xin trích) 'cần bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, hài hòa của đảng trên các lĩnh vực, địa bàn và tạo ra sức mạnh tổng hợp chung'. Ba ngày sau, Hội nghị này bế mạc với quyết định giới thiệu Ông Trần Đại Quang vào chức danh Chủ tịch Nước, Nguyễn Xuân Phúc vào Thử tướng Chính phủ và Nguyễn Thị Kim Ngân vào Chủ tịch quốc hội. Đây chỉ là hình thức vì chức danh 3 người này đã được quyết định trong Đại Hội 12 cuối tháng Giêng vừa qua.

Một tuần sau Hội nghị trên, ngày 21 tháng 3, Quốc hội VN, cơ quan ngoại vi của đảng CSVN, đã họp phiên cuối, dự trù kéo dài đến ngày 12 tháng 4. Nghị trình phiên họp quy định ngày 31 tháng 3 sẽ bầu tân chủ tịch Quốc hội, và người này sẽ tuyên thệ nhậm chức ngay sau đó. Chiều cùng ngày Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và ngày 2 tháng 4 sẽ bầu tân Chủ tịch nước. Bốn ngày sau, tức 6 tháng 4, Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hôm sau, ngày 7/4, Quốc hội bầu Thủ tướng.

Trước sự kiện này, dư luận bàn tán xôn xao vì cho rằng theo Hiến Pháp, ba chức vụ Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội phải được Quốc hội bầu vào đầu tháng 7 trong phiên họp đầu tiên của tân quốc hội, mà theo dự tính, sẽ được bầu ra trong tháng 5. Chẳng hạn, về nhiệm kỳ của Chủ tích nước, điều 87 hiến pháp hiện hành đã quy định rõ, (xin trích) "Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu raChủ tịch nước" (hết trích). Tương tự, Điều 97 quy định nhiệm kỳ của Chính phủ, (xin trích) "Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới." (hết trích).

Dựa vào các điều khoản của Hiến Pháp vừa kể, dư luận cho rằng phe nhóm ông Nguyễn Phú Trọng, vì muốn loại ngay phe cánh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nên đã hành xử bất chấp Hiến Pháp. TBT Trọng muốn loại ngay ông Dũng khỏi chức vụ Thủ tướng đầy quyền lực ít nhất cũng vì hai lý do hiện tiền. Một là để phe ông Dũng không còn kịp huy động, tổ chức lực lượng, hầu có thể phản công lại phe cánh Trọng. Và hai là để Dũng không còn là nhân vật chủ động đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama khi qua thăm Việt Nam vào tháng 5 sắp tới.

Thật ra trách cứ TBT Nguyễn Phú Trọng, nói riêng, hay tập đoàn nắm quyền lãnh đạo đảng CSVN nói chung, có hành động "vi hiến" khi không tôn trọng các điều khoản 87 và 97 thì mới chỉ nhìn thấy nửa sự thật !

Thật vậy, mặc dù nhóm Nguyễn Phú Trọng vi phạm điều 87 và 97, nhưng nếu vì lợi ích của Đảng, thì Đảng có quyền "đứng ngoài và đứng trên luật pháp" như Điều 4 Hiếp Pháp đã cho phép. Nguyên văn của điều khoản này như sau (xin trích) "Đảng CSVN là Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội"

Cái lợi ích mà TBT Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, như đã nói ở trên, là để "bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, hài hòa của đảng trên các lĩnh vực, địa bàn và tạo ra sức mạnh tổng hợp chung.'

Nếu Điều 4 này đã cho Đảng CSVN đứng trên và đứng ngoài luật pháp thì việc vi phạm các điều 87 và 97 đâu có gì đáng ngạc nhiên. Cũng chính Điều 4 đã cho phép một nhúm đảng viên Đảng CSVN, qua Đại Hội 12, chọn Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ và Chủ tịch Quốc hội, thay cho gần 90 triệu nhân dân Việt Nam, thì việc quyết định chấm dứt nhiệm kỳ sớm hơn vài tháng của các chức vụ này có gì đáng nói.

Tóm lại, cái đại nạn của Dân Tộc Việt chính là Điều 4 Hiến Pháp. Chừng nào Điều khoản này còn, tức là Đảng CSVN vẫn là chủ nhân ông đất nước duy nhất và vĩnh viễn, thì những trò "vi hiến" này còn tiếp tục diễn ra.

Lực Lượng Cứu Quốc

Áo Dài trong Thơ và Nhạc - Lê Hữu


 
"Tâm tư khép, mở đôi tà áo..."
("Tự tình dưới hoa", Đinh Hùng)
Chiều nào áo tím nhiều quá, lòng thấy rộn ràng nhớ người...
Những tà áo nhẹ bay trong gió từ lâu lắm đã đi vào thi ca, là nguồn cảm hứng vô tận của những người làm thơ, viết nhạc. 


Dưới mắt Phạm Đình Chương là "áo bay mở, khép nghìn tâm sự..." (Mộng Dưới Hoa)
Dưới mắt Vũ Thành là "áo dài bay ngờm ngợp cả khung trời..." (Mùa Kỷ Niệm)
Dưới mắt Hoàng Dương là "áo mầu tung gió chơi vơi..." (Hướng Về Hà Nội)
Dưới mắt Trịnh Công Sơn là "áo xưa lồng lộng đã xô dạt trời chiều..." (Tình Nhớ)
Những vạt áo dài, từ lâu lắm, đã lất phất trong những trang thơ tiền chiến. Từ "đôi tà áo lụa bay trong nắng…" (Áo Lụa, Bàng Bá Lân) đến:
"Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,
lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài...." 
(Áo Trắng, Huy Cận).

Bức điện tín đầu hàng vô điều kiện của Bắc Việt - Đỉnh Sóng



1. Vài nét về Ted Gunderson, chủ tài liệu liên quan đến bức điện tín

- Cựu Đặc vụ hành sự FBI và cựu Giám đốc FBI Los Angeles,
- Từng điều tra vụ Marilyn Monroe và John F. Kennedy,
- Từng phanh phui những tội các của FBI và những thế lực Do Thái đứng phía sau như Bilderberg và Illuminati,
- Từng bị tin tặc tấn công vào các máy tin cá nhân, từng bị sách nhiễu, đe dọa, bức hại và toan tính sát hại,
- Cuối cùng bị hạ độc bằng Arsenic và qua đời ngày July 31, 2011

Dưới đây là nguyên văn Tiếng Anh mà Đỉnh Sóng ghi ra từ YouTube liên quan cùng với phần chuyển ngữ, tất cả dựa theo khả năng hạn chế.

Thơ Ý Nga: CẰN NHẰN: CHĂN, GỐI CŨNG NHĂN!

Ý Nga
xin phép và đa tạ Quý Tác Giả 
về những hình ảnh đã sưu tầm và chọn lọc cho trang thơ

CẰN NHẰN: 
CHĂN, GỐI CŨNG NHĂN!

Khó khăn! Khó gối đêm nằm
Trách chi giấc ngủ khó thăm dễ dàng
Vào giường phải biết nể nang
Em xin tịnh khẩu, đầu hàng: ngủ thôi!
Đắt xanh, đắt đỏ? Thả trôi!
Nào đâu vay gạo, mượn nồi mà lo.
 
Bi quan méo mó phóng to
Lạc quan chẻ nhỏ, vòng vo, khù khờ
Sáng mai vào sở bơ phờ
Lấy đâu tươi tắn những giờ áo cơm?

Ý Nga, 24.3.2016