Vài tháng trước, tôi có tình cờ biết được Phan Thị Kim Phúc – cô gái trong bức ảnh “Em bé Napalm” hiện đang sống tại Canada.
Một chút thắc mắc hiện ra trong đầu: tại sao một người là nạn nhân của “Chủ nghĩa tư bản” lại sống dưới vòm trời của một trong những trùm tư bản quốc tế, lại đi sang đất nước mà Quốc hội thông qua luật 30/4 – tức coi ngày 30 tháng 4 là ngày quốc lễ Canada để tưởng niệm những nạn nhân cộng sản Việt Nam đã liều chết vượt biên ra đi tìm tự do?.
Không có lý gì như thế cả, cô ấy phải là một người yêu Chủ nghĩa Cộng sản, căm thù đế quốc Mỹ và những đồng lõa của nó vì đã gây ra vết thương không bao giờ có thể xóa mờ trên cơ thể và tâm trí mới phải. Thế mà Kim Phúc không chỉ sống tại Canada một cách đơn thuần, cô đã phải bỏ trốn, xin tị nạn chính trị tại quốc gia láng giềng của “đế quốc Mỹ” này.
Monday, 12 September 2016
Nguyễn Anh Tuấn: Kính gởi cụ Nguyễn Du
Nhân dịp về Hà Tĩnh vào ngày Giỗ lần thứ 196 của đại thi hào (10.8 ÂL)
Thưa Thanh Hiên Nguyễn tiên sinh!
Con xin được gọi Cụ bằng danh xưng mà lúc sinh thời của Cụ, mọi người vẫn gọi một cách thương quý và kính trọng. Trong ngày Huý kỵ lần thứ 196 của Tiên sinh, con xin được thắp nén tâm nhang, rót chén rượu nhạt rưới trên mộ Cụ (theo ý tứ của Cụ trong thơ)(1), và nhỏ giọt lệ máu để trình báo với Cụ chuyện dương thế đau buồn vừa qua, về những kiếp người của thập loại chúng sinh Cụ từng thương khóc.
Dòng sông Lam ngày đêm soi bóng núi Hồng Lĩnh như còn văng vẳng nỗi u hoài của Cụ: “Bách niên đa thiểu thương tâm sự” (Cuộc đời trăm năm biết bao chuyện thương tâm). Nhưng nỗi thương tâm lớn vừa đổ ập xuống quê hương Cụ, xuống dân tộc này, con chắc Cụ khó hình dung nổi… Cụ luôn luôn tự hào về dòng họ, về gia đình, như lời con cháu dòng họ Nguyễn Tiên Điền khắc trên bia đá tưởng niệm Cụ Nguyễn Quỳnh: “Khi tưởng nhớ đến cứ dõi trông vầng nhật nguyệt/ Những lời truyền dạy sống mãi với núi sông này” (Cảm thời tuy nhật nguyệt /Truyền ngữ thử giang sơn); và bởi vậy Cụ lại càng xa xót quặn đau trước sự suy đồi của phong hóa, đạo lý từ trong tế bào gia đình tới thượng tầng xã hội – suốt trong thời của Cụ cho đến tận thời nay!
Thưa Thanh Hiên Nguyễn tiên sinh!
Con xin được gọi Cụ bằng danh xưng mà lúc sinh thời của Cụ, mọi người vẫn gọi một cách thương quý và kính trọng. Trong ngày Huý kỵ lần thứ 196 của Tiên sinh, con xin được thắp nén tâm nhang, rót chén rượu nhạt rưới trên mộ Cụ (theo ý tứ của Cụ trong thơ)(1), và nhỏ giọt lệ máu để trình báo với Cụ chuyện dương thế đau buồn vừa qua, về những kiếp người của thập loại chúng sinh Cụ từng thương khóc.
Dòng sông Lam ngày đêm soi bóng núi Hồng Lĩnh như còn văng vẳng nỗi u hoài của Cụ: “Bách niên đa thiểu thương tâm sự” (Cuộc đời trăm năm biết bao chuyện thương tâm). Nhưng nỗi thương tâm lớn vừa đổ ập xuống quê hương Cụ, xuống dân tộc này, con chắc Cụ khó hình dung nổi… Cụ luôn luôn tự hào về dòng họ, về gia đình, như lời con cháu dòng họ Nguyễn Tiên Điền khắc trên bia đá tưởng niệm Cụ Nguyễn Quỳnh: “Khi tưởng nhớ đến cứ dõi trông vầng nhật nguyệt/ Những lời truyền dạy sống mãi với núi sông này” (Cảm thời tuy nhật nguyệt /Truyền ngữ thử giang sơn); và bởi vậy Cụ lại càng xa xót quặn đau trước sự suy đồi của phong hóa, đạo lý từ trong tế bào gia đình tới thượng tầng xã hội – suốt trong thời của Cụ cho đến tận thời nay!
Hải cảng chiến lược Chân Mây sắp rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc?
Buổi nói chuyện của chương trình
Từ Cánh Đồng Mây
với
KỸ SƯ
LÊ ANH HÙNG
“Điều anh em nghe được trong bóng tối hãy nói nơi ánh sáng,
điều anh em nghe rỉ tai nhau hãy rao giảng trên mái nhà”. - (Mt 10:27)
NGÀY 11 THÁNG 9 VÀ TÔI, NGƯỜI VIỆT NAM TỊ NẠN CỘNG SẢN TẠI HOA KỲ
NGÀY 11 THÁNG 9 VÀ TÔI,
NGƯỜI VIỆT NAM TỊ NẠN CỘNG SẢN TẠI HOA KỲ
(tặng những người cùng tâm cảnh)
Cho đến lúc trời ngập đầy lửa đỏ
Và hung thần tàn bạo đứng vung tay
Tôi mới thấy ngoài Việt Nam khốn khổ
Tôi còn yêu tha thiết nước non này !!!
*
Một đất nước đã cho tôi tị nạn
Đã đưa tay nâng dắt những năm dài
Cho tương tai tôi không hề giới hạn
Cho tôi nhận là quê quán thứ hai !
*
Một quê quán không chôn nhau cắt rốn
Nhưng sẽ cùng tôi đến cuối cuộc đời
Đã cưu mang tôi từ tôi chạy trốn
Cộng sản độc tài ở nước Việt tôi !!!
*
Tình nghĩa ấy ngủ vùi trong tim óc
Ngủ thật say trong thế giới an lành
Để tôi xót về đồng bào chung bọc
Về quê mình và dùng bút đấu tranh...
*
Cho đến một ngày tang thương chợt mọc
Trên quê hương tôi mang nặng ân tình
Tôi mới thấy đau trước đời tang tóc
Mới thấy xót xa không khác quê mình
*
Thì ra thế, khi qua thời ly loạn
Được bình yên, mình chỉ biết cho mình
Chỉ đến khi trong biển đời hoạn nạn
Trong đau buồn mới thấm nghĩa nhân sinh !
*
Nhìn New York mịt mù trời khói lửa
Tôi kinh hoàng gục xuống với tang thương
Như đôi tháp, tôi vặn mình đau khổ
Hận hung tàn đang đốt cháy thịt xương !!!
*
Tôi đau đớn xót xa người đến trước
Đã dựng xây bao trái ngọt tình người
Để tôi đến sau, người dìu tôi bước
Trên quê hương tôi vững chãi vào đời ...
*
Tôi cảm thấy một niềm đau lớn quá
Một nỗi sầu và mất mát khôn nguôi
Xin Thượng Đế cho kẻ gây tai họa
Biết đau thương và biết quí tiếng cười...
Ngô Minh Hằng
Trung Quốc bắt nạt láng giềng : Già néo đứt dây - Trọng Nghĩa
Nữ tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye (p) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân cuộc gặp tay đôi ngày 05/09/2016 bên lề Thượng Đỉnh G20 ở Hàng Châu (Trung Quốc).mber 5, 2016.Reuters
Cho rằng Mỹ đã bị suy yếu, Trung Quốc đã có một loạt hành vi bức hiếp các láng giềng, đặc biệt là ỷ mạnh hiếp yếu trên Biển Đông. Tuy nhiên, trong bài phân tích « Hành vi bắt nạt khó hiểu của Bắc Kinh » (Beijing's baffling bullying) đăng trên nguyệt san PacNet của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS ngày 07/09/2016, hai chuyên gia Mỹ Brian Moore và Brad Glosserman cho rằng hành động gây căng thẳng của Trung Quốc đã tạo ra « nhiều vấn đề cho Trung Quốc hơn là những thành công ».
TPP Không Còn Là Cơ Hội Cho CSVN Tồn Tại
TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) là Hiệp Định Hợp Tác Chiến Lược Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương. Lúc đầu hiệp định này có tên là Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương với sự tham gia của bốn nước New Zealand, Chile, Brunei và Singapore. Thỏa thuận được ký kết vào năm 2005.
Sau đó, Mỹ gia nhập hiệp định và tiếp theo là sự tham gia của Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada, Nhật Bản. Mỹ giữ vai trò dẫn dắt và tên của hiệp định có thêm hai từ “chiến lược”.
TPP không phải là một hiệp định thương mại đơn thuần mà là một hiệp định xây dựng cơ chế và thể chế cho cả khu vực: các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Canada, Úc… sẽ hỗ trợ và nâng đỡ các nước kém phát triển hơn trong đó có Việt Nam.