Ứng viên đại sứ Hoa Kỳ Kritenbrink ‘bất an’ về nhân quyền Việt nam

RẤT MONG LỜI NÓI ĐI ĐÔI VỚI VIỆC LÀM CỦA ỨNG VIÊN ĐẠI SỨ ÔNG KRITENBRINK.
Quý bạn trong và ngoài nuớc ơi, tôi bi quan về mấy đại sứ Mỹ này lắm, ta đã thấy ba trự đại sứ Mỹ qua VN rồi không ông nào mạnh miệng phê phán chánh quyền bán nuớc hại dân. 
Ông thì chủ trương lo cho " mầm non " của CHXHCN hì hục lo cho chương trình trình du học, ông thì giúp VN xuất cảng ( xuất riết bán rừng, bán cổ thụ, bán đàn bà con gái, bán sức người luôn). Ông thì làm sống lại nghệ thuật cổ truyền. Bánh chưn vĩ đại, bánh tét dài mấy thước, tô phở mấy thằng Chệt ăn mới hết. Ông đại sứ lo học làm bánh , lo nấu ăn kệ cha thằng  con nít trong vùng quê đói meo.

Mấy người mần nghề ngoại giao Mỹ  thì đều như thế này: lúc còn ở  Mỹ ai cũng lái xe, kẹt xe trên đuờng đi làm, ở nhà cũng làm Mr. Mom, nấu cơm giúp vợ, mỗi tuần đem thùng rác ra lề đường,chiều đi làm về đem thùng rác vô. Hai tuần cắt cỏ một lần, nào là trả tiền điện, tiền nước, tiền nhà. Đến khi được làm đại sứ ở Hà Lội thì khỏi lo tiền nhà, tiền nước tiền điện. Có nguời cắt cỏ, có đầy tớ, có tài xế đưa rước đi làm, lại được thăng lên làm NGÀI.

Mong sao đại sứ này có BI TRÍ DŨNG cho dân tộc của chúng ta nhờ..

Đặng Mỹ Dung

🇱🇷 WE DO NOT LIVE IN VIỆT NAM, VIỆT NAM LIVES IN US.


Ứng viên đại sứ Hoa Kỳ Kritenbrink ‘bất an’ về nhân quyền Việt nam

Ứng viên đại sứ Hoa Kỳ Kritenbrink ‘bất an’ về nhân quyền Việt nam

Ứng viên của Tổng thống Donald Trump cho chức vụ Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Daniel J. Kritenbrink, hôm 27 tháng 9 ra trước phiên điều trần chuẩn thuận mình tại Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện.
Trang mạng của tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đăng lại văn bản lời ngỏ trước phiên điều trần của ông Kritenbrink, cho thấy vị đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam tương lai quan tâm tới các vấn đề an ninh, thương mại và đầu tư, nhân quyền, quan hệ người dân với người dân, và giải quyết những vấn đề nhân đạo và chiến tranh còn tồn tại.
Về an ninh, ông ủng hộ đường hướng hiện nay của Hoa Kỳ là tăng cường khả năng an ninh hàng hải của Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia một cách có trách nhiệm và chủ động hơn trên các diễn đàn khu vực và toàn cầu.
Về thương mại và đầu tư, ông ủng hộ việc tạo sân chơi bình đẳng cho các công ty và nhà đầu tư Hoa Kỳ, hối thúc Việt Nam cải tiến các tiêu chuẩn về lao động và môi trường, sự minh bạch của các công ty quốc doanh, và bảo vệ tài sản trí tuệ để hai nước có thể cùng hưởng một quan hệ thương mại vững mạnh vừa tự do vừa công bằng.
Về nhân quyền, ông ghi nhận 18 tháng qua tại Việt Nam là một thời kỳ gia tăng bắt bớ, buộc tội và kết án nặng nề những người hoạt động. Ông cho biết xu hướng này khiến ông thấy “bất an sâu sắc”.
Ông Kritenbrink mạnh dạn tuyên bố, nếu được chuẩn thuận, ông sẽ tiếp tục đề cao nhân quyền và tự do tôn giáo, nhắc nhở về nhu cầu phải tiếp tục tiến bước trong cuộc chiến chống nạn buôn người.
Ông nói ông sẵn sàng nhấn mạnh với giới lãnh đạo ở Việt Nam rằng, tiến bộ trên những vấn đề này vẫn còn là một ưu tiên hàng đầu đối với Hoa Kỳ, và là then chốt để cho phép mối quan hệ đối tác giữa hai bên, và cho chính nước Việt Nam, đạt được khả năng tiềm ẩn đầy đủ nhất của mình.
Theo SBTN

Ai đã chôn vùi giấc mộng của Clinton? - Trọng Đạt



Hillary Clinton nay lại thành đề tài bàn luận sôi nổi của truyền thông qua cuốn sách mới xuất bản của bà, Clinton làm sống lại cuộc tranh cử Tổng thống ầm ĩ trong năm vừa qua. Sau hơn nửa năm yên lặng để viết hồi ký, nay bà lại đăng đàn diễn thuyết, chỉ trích kết quả cuộc bầu cử là gian dối (Hillary Clinton Says Election Results Could Be Fake). Clinton vẫn cay đăng về sự thất bại năm 2016, không ngớt lời chỉ trích, lên án Donald Trump người mà bà nghĩ là đã đoạt ngôi vị của mình bằng con đường bất chính.

Cách đây hai tháng, vào ngày 27-7-2017, một bản tin trên US Today của HILLEL ITALIE nói Hillary Clinton đạt tên cuốn sách mới là Những Gì Đã Sẩy Ra (Hillary Clinton calling new book ‘What Happened’). Tác giả bài viết kể sơ những lý do ( Clinton nêu ra) đã khiến bà thất cử, trước hết do Nga can thiệp sau do ông Giám đốc FBI Comey …


Cách mạng cần phải đổ máu ? Đến ngày nay, Robespierre vẫn còn kẻ ghét, người thương !

Phan Văn Song
Với cảm nghĩ cá nhơn, Robespierre là biểu tượng của cái quá khích của con người cách mạng . Và có thể nói rộng ra là cả cái quá khích của đạo đức  cách mạng. Tuần nầy, tiếp tục không nói chuyện mình nữa, xin nói chuyện người, và xin kể chuyện ông Maximilien Robespierre, người anh hùng cách mạng Pháp của Đại Cách Mạng Pháp của thế kỷ thứ 18 (1789), một con người đầy uẩn khúc, đầy bàn cải, lắm kẻ ngưởng mộ, nhưng cũng lắm người chê bai, ghen ghét !
1/ Biết thời thế:
Maximilien de Robespierre hay Maximilien Robespierre sanh ngày 6 tháng 05 năm 1758, bị hành quyết (chặt đầu bằng máy chém-guillotine) ngày 28 tháng 07 năm 1794, luật sư, một nhơn vật hàng đầu của cuộc Đại Cách Mạng Pháp, đến ngày nay vẫn là một nhơn vật điển hình của một cuộc Cách Mạng đầy tranh cải, lắm kẻ ghét nhưng cũng nhiều người thương !
Tuồi trẻ học rất giỏi, trung học ở Louis le Grand, Paris (cùng với trường trung học Henri IV, là hai trường trung học lớn nhứt xứ Pháp và Paris, nổi tiếng cả đến ngày nay).
Tốt nghiệp Luật sư năm 1781, ông hành nghề ở Luật sư Đoàn vùng Artois (Bắc Pháp) và có lúc hành sự thẩm phán.
Đắc cử dân biểu thuộc Thành phần thứ Ba-Tiers état  của Viện các Thành phần Chánh- Les États Généraux, một tổ chức mới được Vua Louis XVI chấp nhận cho thành lập, gồm các đại biểu đại diện các (3) thành phần chánh của xã hội để cùng Vua quản trị đất nước.

VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỒNG QUÊ: TIẾNG GỌI CỦA THẦN TÝ - TRẦN VĂN

Năm 1965 - Nhìn từ trực thăng xuống, đồng ruộng mênh mông xanh ngát như một tấm thảm vĩ đại của quận Thuận Trung làm cho mọi người quên đi những nguy hiểm đang rình rập đâu đó của thời chiến tranh. Quận Thuận Trung thuộc tỉnh Phong Dinh (nay là Hậu Giang).

image002.jpg

Hai chiếc trực thăng vừa đáp xuống sân vận động của quận, các bà trong Hội Bảo Trợ Gia Đình Binh Sĩ Vùng 4 Chiến Thuật chưa kịp ra khỏi phi cơ, còn đang chải, vuốt lại mái tóc, đánh lại môi một chút, tính phụ nữ hay làm đẹp như vậy đó. Ông Trung Tá Quận Trưởng cùng phu nhân và nhiều vị tai mắt của quận đứng vây quanh hai chiếc phi cơ trực thăng đón phái đoàn do Bà Trung Tướng Đặng Văn Quang hướng dẫn đến thăm gia đình binh sĩ Chi Khu Thuận Trung và tặng nhiều quà.

Tin Tức Thế Giới

Washington ca ngợi Bắc Kinh trừng phạt Bình Nhưỡng

Tú Anh
media
Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Rex Tillerson bắt tay trợ lý ngoại trưởng Mỹ Susan Thornton (T), trong cuộc điều trần trước tiểu ban Thượng Viện về An Ninh, Washington ngày 17/08/2017.Mark Wilson/Getty Images/AFP

Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh « chứng tỏ thiện chí » cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á, Susan Thornton, tuyên bố như trên trong buổi điều trần tại Thượng viện ngày thứ Năm 28/09/2017, vào lúc ngoại trưởng Rex Tillerson lên đường sang Trung Quốc chuẩn bị cho chuyến công du châu Á đầu tiên của tổng thống Donald Trump.

Theo AFP, quan hệ đầy thăng trầm giữa Mỹ và Trung Quốc dường như đang được cải thiện từ khi Bắc Kinh ủng hộ đề xuất « gây áp lực tối đa » với Bắc Triều Tiên.


Cha Mẹ của Otto Warmbier Tố Cáo Bắc Hàn

Vào ngày 13 tháng 6 vừa qua, cậu sinh viên Mỹ 22 tuổi của đại học Virginia tên Otto Warmbier được trả về quê quán tại tiểu bang Ohio sau 17 tháng tù đầy ở vùng đất khuất nẻo độc tài của Bắc Hàn, cậu đã bị hôn mê và trong tình trạng “điếc và câm”. Sáu ngày sau, cậu đã qua đời tại Cincinnati. Cha mẹ của cậu Otto Warmbier chia sẻ trên đài Fox ngày 26-9 trong chương trình phỏng vấn “Fox & Friends” rằng khi ông bà mới nhìn thấy con mình trong lòng chiếc máy bay đậu tại sân bay Lunken ở Cincinnati,  ông thấy cơ thể Otto co giật liên hồi, và cậu hú lên những âm thanh không phải là tiếng người. Bà mẹ Cindy Warmbier nói:”Tôi nghĩ con tôi bị hôn mê, nhưng không thể gọi đó là hôn mê được, mà Ott trông như đang ngủ và có thể bị mê vì tác dụng của thuốc. Hy vọng khi về đây có bác sỹ ở bên cạnh, Otto sẽ được chăm sóc và có tình thương, và sẽ thoát ra khỏi tình trạng ấy.
Bà Cindy kể rằng bà và cô con gái khi bước vào lòng chiếc máy bay chở Otto về, nhìn thấy Otto, hai mẹ con bật khóc và chạy xuống các bực thang. Ông bố Fred Warmbier nhớ lại lúc đó, nhìn thấy con mình nằm trên băng ca, Otto đầu bị cạo trọc, và có một ống thở ở mũi, đã trở nên câm và điếc, đang nhìn trân trân vào khoảng không, người co giật dữ dội, và hú lên những âm thanh không phải tiếng người. Khi ông cố gắng trấn an Otto, ông thấy hình như có ai đã dùng kềm để tái tạo lại hàm răng bên dưới của Otto. Sau 2 ngày về nhà, nhiệt độ của Otto đã lên đến 104 độ F, và trên bắp chân phải có một vết sẹo to tướng. Ông bà được cho biết con của họ đã bị chứng bệnh Botulism, đã được cho uống thuộc ngủ, và cậu không bao giờ tỉnh lại nữa. Botulism là một căn bệnh gây ra bởi một độc tố tiết ra từ vi khuẩn bacteria Clostridium botulinum. Căn bệnh bắt đầu với chứng suy nhược, thị giác bị mờ, và trở ngại khi nói, thường thấy ở trẻ em. Theo tờ Cincinnati Esquirer xuất bản ngày 26-9-2017, bác sỹ Lakshmi Sammarco và BS Gretel Stephens, sau khám nghiệm đi đến kết luận nguyên nhân của tử vong vì não bộ bị tổn thương do thiếu oxy và thiếu máu nuôi dưỡng “do một thương tích xẩy ra hơn một năm trước”. Ngoài ra , không thấy được triệu chứng của Botulism vì chất độc tố có thể này đã tan trong cơ thể sau một năm. Hai vị BS cũng tìm thấy nhiều vết sẹo nhỏ trên người của Otto. Hai bác sỹ cho biết công cuộc điều tra sâu rộng hơn không tiến hành được vì cha mẹ của Otto không cho phép khám nghiệm tử thi con của họ.
Ông bà Warmbier là cư dân vùng ngoại ô Wyoming, Ohio, và họ quyết định phải lên tiếng tố cáo vì Bắc Hàn không phải là nạn nhân, mà là những tên khủng bố. Ông Fred và bà Cindy vô cùng sửng sốt khi Bắc Hàn không bị liệt kê là một quốc gia hỗ trợ cho khủng bố. Ông bà nói chúng tôi sẽ mang ơn thế giới khi liệt kê Bắc Hàn là nhà nước hỗ trợ cho khủng bố. Bà Cindy nói tiếp: Họ đã tiêu diệt con tôi (they destroyed him). Sau khi buổi phỏng vấn này được truyền đi, Tổng Thống Trump tweet rằng Otto Warmbier đã bị “tra tấn không thể ngờ nổi” (tortured beyond belief). Phía Bắc Hàn, sau tweet của TT Trump, đã vội lên tiếng cực lực phản đối và nói họ không hề tra tấn Otto Warmbier (?).
Otto Warmbier đã đi du lịch theo đoàn Young Pioneer Tours, một công ty có trụ sở tại China, và đã bị bắt ngày 2 tháng Giêng, 2016 vì can tội lấy một tấm bích chương ở hotel nơi cư ngụ tại thủ đô Bình Nhưỡng, và bị kết án 15 năm lao động khổ sai. Sau 17 tháng bị giam cầm, cậu đã được đưa trả về Mỹ. Theo bà Cindy, có thể vì thấy Otto sắp chết nên Bắc Hàn mới cho ra tù sớm và trả về nguyên quán.
 Inline image 1
  (Sinh viên Otto Warmbier bị bắt tại Bình Nhưỡng: Ảnh trên Net)

Thanh kiếm Phù Tang

alt

Từ trước tới nay, theo quan niệm của người Nhật Bản, thanh kiếm Nhật biểu trưng cho danh dự, lòng dũng cảm, sự trung thành và tinh thần thượng võ của các Samurai (Võ sĩ đạo) Nhật. Thường thì chúng ta chỉ nhìn thấy vẻ đẹp bên ngoài của thanh kiếm nhưng chắc có rất ít người biết được đằng sau những thanh kiếm Nhật là những bí ẩn mà chỉ những nghệ nhân là nên những thanh kiếm Katana theo đúng truyền thống cổ mới có thể giải thích được.
Thanh kiếm của người Nhật không phải chỉ là một lưỡi dao dài dùng làm vũ khí mà mang theo rất nhiều ý nghĩa. Trong quá trình chế tạo, người ta không những phải thử để xem nó có đủ sắc để xuyên qua nhiều lớp áo giáp bằng sắt mà có khi còn thí nghiệm ngay trên thân xác con người để coi có “ngọt” hay không?

Truyền thuyết Nhật Bản kể rằng người thợ rèn kiếm tài ba Amakuni vào khoảng năm 720 sau công nguyên chính là người đã sáng tạo ra thanh kiếm đặc thù Nhật Bản: kiếm dài, 1 cạnh sắc, cong, và cầm bằng hai tay. Trước đó, các thanh kiếm ở Nhật đều là bắt chước kiếm của Trung Quốc và Triều Tiên: cũng là loại cầm bằng hai tay nhưng thẳng và có 1 hoặc 2 cạnh sắc.

Người Trung Hoa cũng như người Việt Nam cũng chú trọng đến kiếm nhưng quá lắm chỉ coi như một kỹ năng cần điêu luyện, trái lại người Nhật lại nâng thanh kiếm và cách sử dụng lên hàng “đạo” – kiếm đạo (kendo) – và thanh kiếm gắn liền với sinh mạng và nhân cách của người kiếm sĩ (samurai).

Từ trước tới nay, theo quan niệm của người Nhật Bản, thanh kiếm Nhật biểu trưng cho lòng dũng cảm, sự trung thành và tinh thần thượng võ của các võ sĩ Samurai Nhật. Thường thì chúng ta chỉ nhìn thấy vẻ đẹp bên ngoài của thanh kiếm nhưng chắc có rất ít người biết được đằng sau những thanh kiếm Nhật là những bí ẩn mà chỉ những nghệ nhân là nên những thanh kiếm Katana theo đúng truyền thống cổ mới có thể giải thích được.

MƠ HOA VÀ DÒNG NHẠC CỦA HOÀNG GIÁC - Biên soạn: Phan Anh Dũng

Nhạc sĩ Hoàng Giác sinh năm 1924. Quê gốc của ông là làng Chèm, nay thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Cha của Hoàng Giác là một người chơi đàn bầu rất hay nhưng lại ham mê môn quyền anh, từng giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Quyền anh Bắc Kỳ. Bản thân Hoàng Giác cũng là người say mê thể thao. Thuở nhỏ, ông học trường Bưởi.

Từ khi còn là học sinh, ông đã tìm tòi học hỏi nhạc theo các tài liệu sáng tác cũng như hòa thanh của Pháp. Năm 1945 ông viết ca khúc đầu tay "Mơ hoa".

Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, Hoàng Giác cùng gia đình sơ tán lên chiến khu Việt Bắc. Cuối năm 1946, ông sáng tác bài hát "Ngày về" khi còn là một đội viên trong đoàn tuyên truyền của cách mạng được trở về thăm gia đình sau những chuyến đi công tác. Theo Hoàng Giác, đây chính là ca khúc ông ưng ý nhất. Bài này đã được nhiều ca sĩ thu âm. Năm 1948, Hoàng Giác trở lại Hà Nội và là một ca sĩ được nhiều người yêu mến.

Hoàng Giác sáng tác không nhiều, chỉ khoảng 20 ca khúc. Trong số đó, có những bài hát nổi tiếng và vượt thời gian như "Mơ hoa", "Ngày về", "Lỡ cung đàn",... Ông khiêm tốn: "Tôi sáng tác không nhiều và so với các nhạc sĩ cùng thời thì đóng góp của tôi cho nền âm nhạc nước nhà không được bao nhiêu."

Hoàng Giác chuyên sử dụng nhạc cụ là đàn guitar và từng nhiều năm làm giảng viên guitar tại Trường Sư phạm Nhạc-Họa Trung ương và Trường Âm nhạc dân lập.

Hoàng Giác lập gia đình với bà Kim Châu vào năm 1951. Hai ông bà có người con trai là nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm.

Ngày 14 tháng 9 năm 2017, Nhạc sĩ Hoàng Giác qua đời tại nhà riêng ở Hà Nội do tuổi cao sức yếu, hưởng thọ 94 tuổi

Thể Chế Hay Bóc Lột ( Kinh Tế)?? . - Trần Mộng Lâm

Cuộc tranh đấu dành Độc Lập cho Calogne tại xứ Tây Ban Nha và cuộc Trưng Cầu Dân Ý sắp tới đây vẫn là một trong những đề tài đáng quan tâm trong hiện tình thế giới.

Catalogne nằm trong Espagne nhưng người dân vùng này bị chèn ép quá lâu, từ thời tướng Franco. Hiện nay, Espagne có một ông Vua nhưng có một chính phủ chủ trương bắt bớ, đe dọa và tịch thu tài sản những người đối lập,  không cho phép dân Catalogne tổ chức TCDY đòi độc ngày chủ nhật tới đây. Chính phủ địa phương Catalogne với ông Carles Puigdemont tuyên bố : Chúng tôi sẽ đi đến cùng !!

Một trong những bài viết về cuộc tranh đấu này có tựa đề : Trong Một Cuộc Ly Dị, nhiều khi người ngoài không hiểu là tại sao. Hiện nay, hầu như những tai to mặt lớn của Đảng Parti Québecois (Độc Lập cho xứ Québec) hiện đang có mặt tại Barcelone để theo dõi và hỗ trợ cho người dân xứ này. Có rất nhiều lý do khiến Catalogne muốn tách ra khỏi Espagne trong đó có những lý do về kinh tế giữ vai trò quan trọng . Trong đời sống hàng ngày của chúng ta, có người nào không bị bạc tiền chi phối ??
Related image