Wednesday, 4 October 2017

Québec, Cây Phong Và Mùa Thu - Trần Mộng Lâm

Mùa thu là mùa của  lá cây lìa cành,  những cuộc tình tan vỡ, mùa của  thi sỹ, nhạc sỹ với các sáng tác để đời,.Nhưng mùa thu  cũng là mùa của những kỷ niệm êm đềm trong cuộc đời của mỗi người trong chúng ta, nhất là khi  đã về già.

Bài viết này xin mở đầu bằng những vần thơ của thi sỹ Tản Đà, mà chắc nhiều người đã thuộc lòng, từ những năm, những tháng trong dĩ vãng xa vời :

Gió Thu.
Trận gió thu phong rụng lá vàng.
Lá rơi hàng xóm lá bay sang.
Vàng bay mấy lá năm già nửa.
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng.

Trận gió thu phong rụng lá hồng.
Lá bay tường bắc, lá sang đông.
Hồng bay mấy lá năm hồ hết.
Thơ thẩn kìa ai vẫn đứng không.

Tham vọng của Tập Cận Bình trước thềm Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19















Ls Nguyễn Văn Thân (Danlambao) - Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) lần thứ 19 được ấn định sẽ bắt đầu từ ngày 18 tháng 10 và dự trù kéo dài khoảng một tuần lễ. Trong số 88 triệu đảng viên thì sẽ có khoảng 2300 đại biểu trên khắp 31 tỉnh thành đại diện cho chính quyền địa phương, quân đội, doanh nghiệp nhà nước và các đoàn thể về Bắc Kinh tham dự Đại Hội. Các đại biểu này sẽ bầu chọn khoảng 350 Ủy viên Trung Ương Đảng. Ủy viên Trung Ương sẽ chọn 25 thành viên Bộ Chính Trị và Tổng Bí Thư. Bộ Chính Trị đề cử Ban Thường Vụ gồm có 7 thành viên của Bộ Chính Trị và được Uỷ Ban Trung Ương phê chuẩn. So với các Đảng Cộng Sản khác, quyền lực thực tế của Bộ Chính Trị nằm trong tay Ban Thường Vụ. Ban Thường Vụ được coi là cơ cấu có quyền lực cao nhất tại Trung Quốc. Ủy viên Ban Thường Vụ hiện nay gồm có Tập Cận Bình (1953), Lý Khắc Cường (1955), Trương Đức Giang (1946), Du Chính Thanh (1945), Lưu Vân Sơn (1947), Vương Kỳ Sơn (1948) và Trương Cao Lệ (1946).

TẠI SAO CHÚNG TA ĐỂ MẤT MIỀN NAM CHO CỘNG SẢN ? - Lê Duy San

Cuộc chiến Việt Nam mặc dầu đã được kết thúc trên ba chục năm nay, nhưng nhiều người vẫn còn tự hỏi: “Quân đội của chúng ta hùng mạnh như vậy, tinh thần chiến đấu của quân đội chúng ta anh dũng như vậy, nhiều quân nhân còn xâm chữ “Sát Cộng” vào cánh tay, còn đồng bào ta thì sợ Việt Cộng như sợ cùi, sợ hủi. Bọn chúng tới đâu là đồng bào ta bỏ chạy tới đó. Vậy mà tại sao chúng ta lại thua Cộng Sản ?
Đành rằng nguyên nhân chính và trực tiếp là vì chúng ta bị đồng minh tức Hoa Kỳ bỏ rơi Nhưng còn nguyên nhân sâu xa là gì ? Tại sao người Mỹ lại bỏ Việt Nam? Đã có rất nhiều chính trị gia, chiến lược gia, sử gia Việt Nam cũng như ngoại quốc phân tích và đã đưa ra rất nhiều lý do, chủ quan cũng có, khách quan cũng có; nhưng chưa thấy một tác gỉa nào nói tới lý do đạo đứcluật pháp và vì sự thiếu tinh thần yêu nước của các chính trị gia miền Nam Việt Nam.

Mùa Thay Sắc Lá


Xưa tà áo trắng bay trong nắng
Nghiêng xuống đời nhau những môi cười
Mùa thu rất nhẹ theo chân bước
Công Viên Lá Vàng dáng thu rơi

Xưa bước nhẹ thôi giờ tan lớp
Một chút lao xao đám lá vàng 
Có ai cúi nhặt mùa thu cũ
Rồi chợt bâng khuâng mỗi thu sang

Đâu rồi những sắc thu đầu tiên
Gom chút thơ ngây chút mộng hiền
Trao đàn áo trắng, đàn bướm trắng
Lạc giữa lá vàng giữa hồn nhiên

Rồi để lòng mình tan trong nắng
Nhẹ hẫng lá vàng bước lao xao
Mùa thu tan giữa không gian vắng
Nhẹ quá hồn ai mở lối vào

.....

Hôm nay là cả vùng đồi hoang 
Mưa thu rắc nhẹ chút sắc vàng 
Nắng thu nhuộm đỏ hàng phong dại
Gió thu thổi sắc thu nhẹ lan

Cứ mỗi chiều thu lá mưa bay
Lá rơi tường bắc, rắc tường tây 
Phủ xuống từng đoạn đời chóng vánh
Sao vẫn nỗi buồn nhẹ tựa mây? 

Giấu đi một chút lòng se sắt
Cúi xuống nhặt đi chiếc lá vàng
Không là chiếc lá xưa kỷ niệm
Sao vẫn nhớ hoài mỗi thu sang?


Minh Hà

Con gái 9 tuổi bị bỏng đến tan chảy khuôn mặt, cha cầu cứu suốt 4 năm và phép màu đã đến

Cô bé Zubaida Hasan là người Afghanistan, cô sống cùng gia đình trong một ngôi làng hẻo lánh ít người biết đến. Và cuộc đời của cô bé sẽ chẳng bao giờ được đưa lên truyền thông nếu như vào năm 9 tuổi, Zubaida không đổ dầu lên chiếc chảo quá nóng đang đặt trên bếp.
Hành động này của Zubaida đã khiến dầu bốc cháy, lửa bốc lên ngùn ngụt và đau lòng nhất là nó đã thiêu đốt gương mặt xinh đẹp của cô bé mới lớn đến mức không ai nhận ra: da mặt bé chảy xệ xuống tận ngực, chảy đến nỗi nó kéo căng cả miệng và bé không thể khép miệng vào được.


Tai nạn kinh hoàng trong nhà bếp đã cướp đi gương mặt vốn rất xinh đẹp của Zubaida.
Tất nhiên, người thân của Zubaida đã hết lòng chạy chữa. Cha mẹ đã đưa em đi tất cả các bệnh viện ở địa phương nhưng đều không có kết quả khả quan. Vị bác sĩ nào khi nhìn thấy em cũng chỉ thốt lên rằng: "Tôi không thể cứu chữa được… Cô bé còn sống cũng là một phép lạ rồi".

Nói Với Các Cựu Cán Binh Cộng Sản - TRẦN MỘNG LÂM

Tôi vừa xem một đoạn vidéo trong đó những người cựu sỹ quan, binh lính Miền Bắc huy chương đầy mình lên án CS bán nước.

Nếu như không thể không đồng ý với các anh trong những lời kết án gay gắt này, thì tôi cũng rất đau lòng trước một nhận xét khác.

Đó là việc các anh nói tới công trạng, xương máu đã bỏ ra trong cuộc chiến vừa qua. Tôi không hiểu các anh nói tới công trạng nào?

Nếu các anh đã chảy máu, gẫy xương, thậm chí bỏ mình, thì cũng bởi các anh gây ra khi cầm súng tấn công người Miền Nam chúng tôi. Người Miền Nam không bao giờ gây chiến, họ chỉ tự vệ mà thôi.

Nếu các anh nói rằng các anh chống Mỹ cứu nước, thì mặc nhiên các anh kết án chúng tôi là bán nước cho Mỹ. Trên 40 năm đã qua, các anh chưa nhận được ra là các anh đã sai hay sao ??? Đã có một cm nào của đất nước về tay người Mỹ hay không?? Trái lại, kể từ khi các anh chiến thắng, bằng những súng đạn Tầu, Nga cung cấp, đất nước đã ra thế nào ??

alt


Nhật Ký Anne Frank, Nhật Ký Ngọc Ánh (Những Nỗi Buồn Nhân Thế).- Trần Mộng Lâm

Image result for Ngày Tháng Buồn Hiu
Cuốn nhật ký “Ngày Tháng Buồn Hiu” đến với tôi rất tình cờ. Một buổi sáng tôi đến chơi nhà người bạn, thấy cuốn sách  mầu  tím  mới  tinh  nằm trên bàn, tôi lật cuốn sách ra coi trong khi chờ bạn sửa soạn ly cà phê buổi sáng. Đọc qua vài trang, tôi bị cuốn nhật ký thu hút đến nỗi nhất định phải mượn về nhà tuy người bạn cũng chưa có dịp đọc. Và tôi đã tìm được những gì mà tôi tìm kiếm mấy chục năm nay, sau cuộc chiến.
Cái mà tôi muốn tìm, là một cuốn nhật ký tương tự như nhật ký của Anne Frank. Sau Thế Chiến Thứ Hai, và khi những tội ác của Đức Quốc Xã đối với dân Do Thái đã được nhân loại phanh phui, thì cuốn nhật ký của một cô gái người Do Thái tên Anne Frank được người ta tìm thấy và phổ biến trên toàn thể Thế Giới. Cuốn nhật ký của Anne Frank được nhân loại tìm xem và là một trong những cuốn sách được in ra nhiều nhất, số bản in có lẽ chỉ thua kinh thánh, mà thôi.

TỘI NGHIỆP CHO AI? - Tôn Nữ Hoàng Hoa

Ít ngày qua có một số người đọc và cũng có một số người viết đã có một sự suy nghĩ về hiện tượng Trần Kiều Ngọc

Bà Trần Kiều Ngọc hiện là Luật sư sinh sống ở ÚC, thuộc thành phần định cư của gia đình H.O. Bà qua Úc lúc 7 tuổi nhưng bà lại là một diễn giả của những bài diễn thuyết bằng tiếng VIệt

Trong một cuộc diễn thuyết gần đây của Tổ Chức Phong Trào Giới Trẻ Vì Nhân Quyền đã được tổ chức tại Canada tháng 6/2017 vừa qua. Bà Trần Kiều Ngọc đã tỏ ra rất hùng biện trong bài diễn thuyết có câu nói cho người nhẹ dạ dễ nghe nhưng cũng có những câu nói đã gây phẫn nộ trong lòng người Chống Cộng !!

BA MƯƠI NĂM CUỘC CHIẾN VIỆT NAM: CHÍNH NGHĨA THUỘC VỀ AI ? - Lê Duy San

Đối với những người  một trình độ học vấn trung bình và được sống tại thành thị, thì hầu hết đều cộng nhận rằng cuộc chiến Việt Nam kéo dài suốt 30 năm, từ 1945 tới 1975 giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam không phải là một cuộc nội chiến, ngoại trừ Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn, mà là một cuộc chiến ý thức hệ: Cuộc chiến giữa Cộng Sản, độc tài chuyên chế và Quốc Gia, tự do dân chủ hay nói cho đúng hơn, giữa Chủ Nghĩa Cộng Sản và Chủ Nghĩa Tự Do. Bọn Cộng Sản miền Bắc Việt Nam được cả khối Cộng Sản mà trong đó, hai nước lớn nhất là Nga Sô và Trung Quốc hỗ trợ tối đa. Còn miền Nam Việt Nam chúng ta tức khối người Việt quốc gia thì  được các nước trong thế giới tự do hỗ trợ mà đứng đầu là Hoa Kỳ.

Cập nhật diễn tiến vận động chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu

  • Tổng Thống Trump chỉ định thẩm quyền và trách nhiệm thực thi Luật Magnitsky Toàn Cầu
  • Hạ Viện Canada thông qua Luật Sergei Magnitsky
BPSOS, ngày 3 tháng 10, 2017
Tính đến nay, BPSOS đã chuyển 8 danh sách gồm khoảng 180 quan chức nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam đến Hành Pháp Hoa Kỳ để đề nghị trừng phạt theo Luật Magnitsky Toàn Cầu. Trong số này 7 danh sách đã được chính thức nộp cho Bộ Ngoại Giao và Bộ Ngân Khố vào tháng 6 năm nay, khi thủ tục nhận hồ sơ vừa được mở ra, và danh sách thứ 8 được nộp ngày 8 tháng 9, cũng là ngày đóng lại việc nhận hồ sơ cho năm 2017. Trong đó có 6 hồ sơ về đàn áp nhân quyền, 1 hồ sơ về tham nhũng lớn, và 1 hồ sơ bao gồm cả đàn áp nhân quyền lẫn tham nhũng lớn. Toàn bộ 8 hồ sơ này được lưu trữ tại: http://dvov.org/luat-magnitsky-toan-cau/
Trong số 180 nhân vật được nêu tên, chúng tôi tập trung vào 40 giới chức chính quyền mà biện pháp trừng phạt có thể có tác dụng thực tế. Ngoài ra có một nhân vật không là giới chức chính quyền. Danh sách của 41 nhân vật này được liệt kê ở cuối bài.

Tác giả trẻ gốc Việt thắng giải thơ Anh quốc

https://baomai.blogspot.com/ 
Ocean Vương - tác giả 28 tuổi, người Mỹ gốc Việt - giành giải Felix Dennis, một giải thưởng thơ quan trọng nhất Anh quốc.

Mới đây, Ocean Vương nhận giải Felix Dennis - một giải thưởng thường niên được mệnh danh là “Oscars trong lĩnh vực thi ca”. Phần thưởng trị giá 5.000 bảng Anh (khoảng 131 triệu đồng). Giải thưởng này được trao để tôn vinh tập thơ đầu tay của Ocean Vương - tập Night Sky with exit wounds.

CHÂN DUNG "KẺ XÂM LƯỢC"

Tướng MacArthur. 


Lễ tiếp nhận quân Nhật đầu hàng.

Mac.Arthur đến Nhật vơi đôi bàn tay đẫm máu người Nhật. Khi Mac.Arthur rời Nhật về Mỹ, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật: 
Đại nguyên soái! 

Mac.Arthur được người Nhật vinh danh là 1 trong 12 danh nhân nước Nhật mọi thời đại.

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật lại cúi đầu kính trọng tướng Mỹ?

Tình người ở Las Vegas - Nguiyễn Ngọc Phúc

Image result for Las Vegas

Chuyện xẩy ra lúc 10.08 đêm Chủ Nhật ngày 1 tháng 10 ở Las Vegas nhưng tôi chỉ được hay lúc khoảng 10.00 sáng Thứ hai khi thức dậy,  bắt đầu ăn sáng và mở computer đọc email bạn bè như  thường lệ mỗi sáng.

Có biết đâu rằng trong 12 giờ đồng hồ trôi qua từ đêm Chủ nhật tới sáng Thứ Hai, một chuyện thảm sát đau thương và kinh hoàng nhất của lịch sử đất Mỹ đã xẩy ra ở một nơi, một thành phố được gọi là Sin City trong những Sin City trên thế giới, một thành phố tội lỗi.
Tội lỗi bởi cờ bạc, đánh cược, dễ dàng kết hôn và dễ dàng ly dị, đĩ điếm, hội quán thoát y, quán rượu mở 24 giờ suốt ngày đêm ở bên cạnh hàng chục sân khấu ăn chơi trình diễn huy hoàng và lộng lẫy nhất thế giới.

Đến nỗi người Mỹ phải thốt lên câu: "What happens in Vegas, Stays in Vegas" nhưng chuyện đêm Chủ nhật lúc 10.08 tối không còn Stays in Vegas.

Tôi đã theo dõi tin tức hai ngày liên tục kể từ lúc tôi được biết vào buổi sáng thứ hai ngày 2 tháng 10 lúc 10.00 sáng, câu chuyện thảm sát đã làm tôi day dứt và buồn bã khi xem tin tức, đọc báo chí, thấy hình ảnh và nghe chuyện kể kinh hoàng của những người thoát qua cơn mưa đạn từ trên trời bay xuống.

Chiến tranh và bom đạn đã là một phần của cuộc đời người tỵ nạn trước năm 1975 ở Việt Nam, chúng ta đã sinh ra, lớn lên và trôi theo dòng đời của khói lửa binh đao mỗi ngày nhưng 10 phút mưa đạn từ trên trời bay xuống với người Mỹ ở một buổi trình diễn âm nhạc đồng quê cho 22 ngàn người xem là một chuyện thật là kinh hoàng và khủng khiếp, một chuyện không ai kể cả người không có mặt ở đó có thể nghĩ đến và tưởng tượng được.

Tôi không là nhân chứng ở hiện trường, tôi không là người tham dự buổi trình diễn và tôi không phải là phóng viên để ghi lại tin tức câu chuyện cho mọi người đọc nhưng tôi là một người yêu quê hương dung thân đất Mỹ này, một quê hương đã cho tôi biết tình người là thế nào chẳng cần phải là người da trắng hay da mầu.

Tôi đã lặng người và nước mắt muốn rơi ra khi nghe câu chuyện kể của những người bên cạnh cái chết của bạn bè, của vợ chồng, của bố mẹ, của anh chị em và kể cả của người xa lạ.

Buổi trình diễn nhạc đang tiếp diễn bỗng nghe có những tiếng nổ như pháo chen lẫn trong tiếng nhạc ca hát ầm ĩ đã làm cho mọi người bắt đầu để ý nhưng không thấy ánh lửa cháy vụt lên như mỗi khi pháo nổ chung quanh.

Trên sân khấu, dù ca sĩ dân ca Jason Aldean vẫn còn ca hát ầm ĩ, họ bớt lắng nghe nhạc bởi các tiếng nổ tiếp tục vang lên cả tràng lạnh lẽo đã khiến họ để ý nhưng vẫn chưa hiểu chuyện gì xẩy ra cho đến khi có một vài người đang đứng bỗng tự dung té đụii xuống như sung rụng và máu me trên đầu hay trên mình đang bắt đầu phun ra.

Mọi người chợt hiểu là không phải tiếng pháo mà là súng bắn.

Hoảng loạn bắt đầu xẩy ra nhưng như bầy cừu ngoan hiền lành, mỗi tràng súng nổ là đám đông nặm bẹp xuống đất và  không biết chạy đi đâu. Mọi người dáo dác tìm xem súng đạn được bắn từ đâu tới.

Một chàng trai trẻ gan dạ nhốn nháo nghĩ rằng nó từ phía sát sân khâu bắn ngược lại khán giả đằng sau, cho nên, đã nhẩy bổ tới phía trước nhưng được vài bước bỗng khám phá ra là hàng trăm người khác đang tìm cách chạy trốn vào dưới gầm sân khấu. Trong khi đó, tiếng đạn bay tới đã va vào sân khấu chát chúa làm anh biết mình đã nghĩ nhầm.

Nó được bắn từ xa tới và ở trên cao nhưng không biết từ hướng nào.

Phippen, ngoài đời là một nhân viên chuyên về cấp cứu và cha cùng đi nghe nhạc. Anh phải nằm sát mặt đất.

Anh nhìn thấy hàng chục người nằm la liệt chung qunh mình bê bết máu trên người mà không ai tiếp cứu. Với tình người và lòng yêu nghề, Phippen đã băng bó vết thương của họ với quần áo sẵn có đang mặc vì không có cái gì trong tay. Chưa kịp xong một người thì cô gái nằm gần cạnh anh bị trúng ngay một phát vào đầu.

Anh tiếp tục bò tới cứu một nguời đàn ông khác to lớn bị thương đang nằm xấp, anh lật ngửa ông ta lại để xem vết thương thế  nào.

Khi nhìn ra thì nạn nhân chính lại là cha mình bị một viên đạn trúng lưng. Anh tìm cách bịt lỗ đạn với vết thương đang chảy máu bằng ngón tay của mình và kéo cha ra khỏi chỗ hỗn loạn nhưng cuối cùng ra khỏi nơi này thì không kịp nữa. Lúc đó, anh mới biết rằng mình cũng trúng đạn bị thương chảy máu ở tay phải.

Mọi người chạy túa ra mọi hướng ở nơi nào có lối thoát.

Khi cảnh sát ùa đến phía ngoài đường, họ biết có súng nổ nhưng ai bắn và từ đâu? Không rõ.

Theo sách vở, khi gặp người chạy ra, cảnh sát sợ kẻ sát nhận lẫn lộn với người chạy, đã ra lệnh bắt mọi người phải nằm xuống hết ở vỉa hè mặt đường.

Cho đến khi, thấy mọi người chỉ tay lên hướng tòa nhà khách sạn Mandalay Bay Hotel xa xa vì tiếng súng nổ đã đi kèm với ánh sáng lấp lóe từ một vật trên đó, lúc đó, họ mới khám phá ra vị trị của tiếng súng và của kẻ sát nhân.

Mọi người chạy trốn đã túa vào nấp ở bất cứ nơi nào họ có thể vào được như đằng sau các xe tải, sau xe cảnh sát, trong hầm lạnh của hotel, trong thùng lạnh của xe tải hay trong các quán ăn nhà hàng khác.

Còn người bị thương chay ra ngoài  bằng đủ mọi cách được xe cứu thương, xe cảnh sát, xe taxi, xe của mình, xe người quen, xe bạn bè  hay xe của bất cứ ai cho lên xe chở đến bệnh viện cấp cứu.

Có biết đâu rằng ở lại hiện trường, tất cả nạn nhân bị thương nặng hay chết vẫn đang được một số người trẻ còn sống sót rất can đảm và đầy tình người đang tìm cách khiêng hay mang họ ra khỏi chỗ nguy hiểm bằng mảnh hàng rào dùng làm cáng, bằng xe 1 bánh đẩy làm xe khiêng, bằng tay chân bồng bế cõng vịn để dìu đưa .

Họ vẫn lo và vẫn ở quanh đó để giúp đỡ  khiêng người, không bỏ ai lại.

Xe cứu thương và nhân viên cấp cứu chưa xuất hiện kịp vào lúc này.

Tại bệnh viện, nạn nhân bị thương đã tràn ngập quá sức chịu đựng của phòng ốc và nhân viên.

Từ ngoài xe chở tới cho đến hành lang và phòng ốc giường gối đã bê bết máu đỏ ở khắp nơi. Từ phòng trống, phòng riêng biệt tới phòng cấp cứu hay bất cừ phòng nào ngay cả hành lang bệnh viện, nơi có thể  để cái giường là đã được xử dụng tất cả.

Ngoài nhân viên y tá và bác sĩ ca trực làm việc, họ còn gọi thêm nhân viên tan sở hết giờ trở lại làm việc vào tăng cường. Đó là không kể những y tá, nhân viên y tế chuyên môn và bác sĩ ở xa đến Las Vegas chơi đã xuất hiện và tình nguyện làm việc giúp đỡ với bệnh viện không điều kiện và không khẩu trang hay dụng cụ chuẩn bị trước.

Bác sĩ chuyên khoa mổ, Dr. Jay Coates, đã bắt tay vào làm việc ngay từ lúc 11.00 giờ đêm. ông  đã làm việc mổ liên tục trong 6 tiếng đồng hồ không ngừng đến độ ông nói: " Tôi không biết bệnh nhận tôi mổ là ai vậy"

Nhiều bệnh nhận bị thương, nhiều người đã chảy máu và nhiều bệnh nhân phải mổ, tiếp máu là một vấn đề khẩn cấp cần có tức thời.

Cần máu là cần người hiến máu. Lời kêu gọi đã được loan ra. Từ lúc loan tin buổi tối, một dòng người đã đáp lại lời kêu gọi và sẵn sàng ngồi lên ghế cho máu đến độ, bệnh viện không còn đủ bịch máu trống để lấy máu hiến.

Lời kêu gọi đó kéo dài từ nửa đêm cho tới sáng ngày hôm sau đã được đáp ứng bằng một hàng dài người đứng ở ngoài vỉa hè bệnh viện vẫn còn tiếp diễn nối đuôi nhau để hiến máu.
Họ lặng lẽ bình tâm kiên nhẫn đứng chờ tới phiên mình cho máu dù chưa biết bao lâu .

Không phải chỉ có bệnh viện, nhân viên y tá, bác sĩ của bệnh viện hay nhân viên y ta bác sĩ tình nguyện và người hiến máu có mặt để cứu chữa người bị thương, buổi sáng hôm sau, đã xuất hiện thêm các xe bán hàng và đồ ăn đến đậu trước bệnh viện để tự nguyện cung cấp đồ ăn miễn phí cho mọi người từ nhân viên bệnh viện cho tới bệnh nhân và người hiến máu.

Với tôi, có quá nhiều chuyện không thể kể hết được và cũng không biết phải kể chuyện gi cho mọi người nghe về cái tình người tôi được nhìn thấy, xem thấy, đọc thấy, hiểu được đã và đang xẩy ra trong gần 2 ngày vừa qua.

Nhưng có lẽ cũng đủ để tôi muốn rơi nước mặt về giọng kể chuyện bên cạnh cái chết của những người đã đi qua. Họ là hai người trai trẻ và hai cô thiếu nữ.

Họ xúc động kể lại giọng đứt đoạn ngập ngừng và hãi hùng về câu chuyện của chính họ, của bạn bè, của vợ chồng hay người xa lạ chung quanh.

Họ đã nói trong nước mắt chẳng cần phải kể là người đàn ông hay đàn bà, con trai hay con gái.

Đôi vai họ run lên và tiếng nói của họ lịm đi nhỏ lại khi phải kể những gì họ thấy và những gì họ làm mà trong cuộc đời của họ, chuyện chưa bao giờ  xẩy ra đến độ họ không tìm được chữ để diễn tả.

Trên màn ảnh TV phỏng vấn, bốn người trẻ 2 nam 2 nữ đã phải nắm tay nhau để chia xẻ được nỗi khổ với nhau và để họ có đủ can đảm vượt qua được nỗi đau này cho dù nó không bị chảy máu nhưng lại là một vết thương của cuộc đời.

Họ đã nắm tay nhau để được tiếp máu cho nhau.

Tất cả câu chuyện dài đó chỉ mới bắt đầu nhưng hình như đã đủ cho tôi thấy được một điều ở cuối đường và tìm được một kết luận.

Câu chuyện thật rất đơn giản và dễ hiểu. Nó được viết ra không có sửa soạn, không có xếp đặt, không chuẩn bị và không cần phải có điều kiện.

Nó không cần phải được kêu gọi hay nói trước bởi khi tôi viết đến những dòng chữ cuối cùng của câu chuyện, tôi chỉ nhớ một hình ảnh nó đã đến với tôi ngay từ đầu và ở lại với tôi vào phút cuối.

Ngày xưa, lúc còn bé được đi học và cho đến lúc ra đời, tôi chưa hề bao giờ được nghe và được biết đến hai chữ Vô Cảm là gì?

Trong câu chuyện này, tất cả mọi người tôi nhìn thấy đều là những tuổi trẻ của nước Mỹ, những thanh niên và những thiếu nữ, những người chỉ mới bước chân vào đời nhưng có  một trái tim thật đầy tình người.

Và như vậy, họ chắc không bao giờ biết đến và nghe đến chữ Vô Cảm là gì.

Đấy là một kết luận thật hạnh phúc.

Nguyễn Ngọc Phúc
10/03/2017