Friday, 1 December 2017

Đồ Mặt Thớt

1 mat thot
Một chế độ gồm toàn khuôn mặt thớt.
Phan Huy


“Tôi đã từng rất ngạc nhiên khi được biết quyền tự do đi lại và cư trú, đặc biệt là quyền tự do xuất nhập cảnh dành cho chính công dân Việt là điều kiện tiên quyết mà Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận để nhận được các khoản vay từ World Bank.” Tôi nghe thạc sĩ Trần Kiên nói vậy, và cũng “ngạc nhiên” không kém.

Những Ngày Tù Chung Với Ông Đạo Dừa

(Viết theo lời kể của Joseph Cao ở Paris để tặng những chiến sĩ can trường của đất nước.)

Tôi biết về ông Đạo Dừa rất ít.

Trước kia, có một dạo tôi hiểu lầm ông. Nói hiểu lầm thì không đúng lắm: Tôi đã đánh giá sự đấu tranh của ông một cách phiến diện, hời hợt. Tôi được biết ông tên Nguyễn Thành Nam, một nhà trí thức tân tiến, đỗ bằng kỹ sư Canh Nông ở Pháp, có tinh thần ái quốc cao. Ông thành tài về nước, không làm việc cho Pháp, dấn thân vào cuộc cách mạng dân tộc. Vào thuở tôi còn mài đũng quần nơi những lớp trung học Pháp, tên tuổi của ông đã lẫy lừng, tương lai rạng ngời hào quang. Người Pháp ở Đông Dương rất ưu đãi dân thuộc địa thông thạo Pháp ngữ. Từ các công sở đến tòa án, hễ ai nói thông được tiếng Pháp kể như nắm được chiếc chìa khóa vàng trong tay, vào cửa nào cũng thông cũng lọt. Huống chi đối với những nhà khoa bảng xuất thân từ những đại học ở "chánh quốc" áo gấm về nước ! Với cái tài ấy, cái thế ấy, giá khéo luồn lọt một tí, làm gì chẳng thừa miếng đỉnh chung?

Nhưng ông kỹ sư Nam ấy lại không đem cái tài học của ông làm việc cho Pháp. Ông cũng không dùng cái vốn liếng văn hóa Tây phương gây lợi cá nhân, cho có được vợ đẹp con ngoan, cho có trang trại giàu sang trưởng giả, hoặc khai khẩn dinh điền màu mỡ cò bay thẳng cánh...Ông đã rũ bỏ cảnh phồn hoa quyến rũ, dứt lìa văn minh vật chất ông có thể thụ hưởng thừa thãi, để về một cồn vắng...trèo lên ngồi trên ngọn cây dừa mà tu, và thành là ông Đạo Dừa !

Tôi từng nghe mấy người anh bà con, cùng ở Pháp về chuyến tàu với ông, không ngớt bàn tán về hành động ấy của ông:
- Kỹ sư Nam ở Bến Tre tính gì thế? Toan làm chính trị? Hay muốn chóng nổi danh?
- Hắn bất hợp tác với nhà cầm quyền ư? Chủ trương tranh đấu bất bạo động như thánh Gandhi bên Ấn Độ à ? Bối cảnh chính trị ở Việt Nam khác xa với bên ấy lắm cơ mà !
- Hay hắn lập dị ? Cũng muốn tỏ ra ta đây anh hùng cách mạng?

Một Nơi Sạch Sẽ, Sáng Choang


"A Clean, Well-Lighted Place" là một truyện ngắn của Ernest Hemingway, đăng lần đầu tiên trên Tạp chí Scribner năm 1933. Hemingway đã từng cho biết đây là truyện ngắn đắc ý nhất của ông. Nhiều nhà bình luận cũng xem đây là một lối hành văn đặc sắc đã xoá đi khoảng cách giữa văn chương và đời sống thực. "Hemingway has reduced the veil between literature and life - James Joyce".
Người dịch: Trần Trung Tín

Đã trễ quá rồi và ai cũng rời quán café ngoại trừ một ông già ngồi trong bóng tối nơi đám lá của một cây được làm ra để che ánh đèn điện. Ban ngày con đường thì bụi bặm, nhưng tới tối sương đêm làm bụi đường lắng xuống và ông già thích ngồi lại khuya bởi vì ông ta điếc và bây giờ tối đêm thì im lặng và ông cảm thấy sự khác biệt.  Hai anh hầu bàn trong quán café biết là ông già này đã hơi say một chút rồi, và trong khi vẫn là một khách hàng tốt họ biết là nếu say quá, ông ta sẽ đi ra mà không trả tiền, vì vậy họ phải trông chừng ông.
"Tuần qua ông này tính tự tử," một anh hầu bàn nói.
"Tại sao vậy?"
"Ổng trong tuyệt vọng."
"Vì chuyện gì?"
"Không vì chuyện gì hết."
"Sao anh biết không vì chuyện gì hết?"
"Ổng có nhiều tiền."
 

Boléro – dấu hiệu suy tàn của chế độ CSVN

Phạm Tín An Ninh (Danlambao) - Có lẽ chưa bao giờ, kể cả thời VNCH, nhạc Bolero thịnh hành và được người trong nước mê mẩn như bây giờ, đặc biệt ở miền Bắc, nơi mà trước 1975 Bolero được dán cho cái nhãn “nhạc vàng” và không còn đất sống, một số người thích hát loại nhạc này đã bị tù đày 10-15 năm, để phải chết hay khốn khổ cả một đời, trường hợp Phan Thắng Toán (tức Toán Xồm) và Nguyễn Văn Lộc (Lộc Vàng) ở Hà Nội là những điển hình. Bây giờ Bolero như trận cuồng phong, phá tan mọi thành trì, chiếm ngự tất cả mọi nơi, từ thành phố đến nông thôn, từ các “tụ điểm”, sân khấu “hoành tráng”nhất, len lỏi đến tận các hang cùng ngõ hẻm, “vùng sâu vùng xa”, kể cả trong các đám ma, đam cưới; làm mê mẩn từ người già đến con trẻ, từ những ông quan lớn, đại gia đến dân dã, bần cùng. Ở đâu cũng nghe Bolero.

Qui Nhơn, Bình Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư

Nguyễn Mạnh An Dân (Danlambao) - Sinh ở Đà Lạt, chạy loạn về Nha Trang, học ở Cô Nhi Viện Hòn Chồng, 11 tuổi về Thừa Thiên, đi học ở Huế, ở Sài Gòn, đi dạy ở Tam Kỳ, đi lính ở Thủ Đức, đi trận ở Bình Định. “Lý lịch” trông có vẻ giang hồ lãng tử; tuy nhiên thời chinh chiến của thế hệ thanh niên ra đời trên dưới thập niên 1940, an bình suôn sẻ mới là lạ, giang hồ lãng tử là nghề của chàng, có bất thường chăng là lính tráng cái gì, lại là lính thám kích sinh tử, với một chàng trai cân nặng không quá 40 ký lô lại kè kè đôi kính cận dày gần 8 độ. Chuyện có vẻ như đùa mà có thật, người có vẻ như hư cấu mà có máu có tim, biết cười biết khóc. Tên người lính trận lãng tử đó là Trần Hoài Thư.

Câu chuyện đẹp

Đây là một câu chuyện mà mẹ Teresa kể lại trước khi mẹ đi vào thế giới vĩnh hằng.

Image result for hình ảnh mẹ teresa

Khi tôi dám nhận một người từ hè phố, họ đói, tôi cho họ bánh mì. Nhưng một người đang cảm thấy chán nản, cô đơn, mặc cảm, lại là người muốn bước ra hè phố. Đó là một người thiếu nghị lực. Nghèo về tinh thần là điều khó khăn hơn để vượt qua những nghịch cảnh của cuộc đời. 
Có thể những người nghèo không của cải, nhưng họ lại thấy cuộc đời đầy thú vị và ấm áp biết bao. 

Thông bạch Báo cáo Cuối năm của Viện Hoá Đạo

 
 
**************************************************************************************************************************************
Logo IBIBPHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.pttpgqt.org - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
 
 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 1-12-2017


PARIS, ngày 1-12-2017 (PTTPGQT) — Phòng Thông tn Phật giáo Quốc tế vừa nhận để phổ biến Thông bạch yêu cầu báo cáo Phật sự của Viện Hoá Đạo năm 2017, Thông tư báo cáo sinh hoạt Gia Đình Phật tử Việt Nam năm 2017, và bài viết Dòng tâm sự kính bái vọng Giác linh Đức Cố Phó Tăng Thống Thích Hộ Giác của Hoà thượng Thích Huyền Việt nhân lễ Huý nhật ngài lần thừ 5. Sau đây là 3 văn kiện ấy :

TRƯƠNG NHƯ TẢNG, NHÀ CÁCH MẠNG CHẠY TRỐN CÁCH MẠNG

* Một trong những người thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và là bộ trưởng tư pháp trong Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
(Chuyển ngữ từ “A revolution who fled the revolution” của Christian Science Monitor 08/1980. 
Tháng 8/1978 vào cao điểm gió mùa ở Biển Đông, một chiếc ghe đánh cá rò rỉ nước giạt vào bờ biển Indonesia, 64 người tỵ nạn Việt Nam người ướt đẫm, đói và sợ hãi lê lết tiến vào bờ. Sự kiện này lẽ ra hầu như bị lãng quên trong lịch sử đau khổ mà thuyền nhân Việt Nam phải chịu đựng, ngoại trừ một điều, trong 64 người sống sót ấy có Trương Như Tảng, nhà lãnh đạo Mặt trận giải phóng miền Nam cao cấp nhất đào thoát sang Phương Tây. 
Trong suốt sáu tháng kế tiếp ở trại tỵ nạn trên đảo Anambas, lý lịch của ông Tảng là người thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và là bộ trưởng tư pháp trong Chính phủ Cách mạng Lâm thời vẫn còn là một bí mật mà chỉ vợ ông biết, bí mật ấy vẫn còn giấu kín ngay cả sau khi ông Tảng được phép định cư ở Pháp, nơi một ủy ban người Việt lo nhà cho ông ở tại Poitiers và việc làm công nhân cho ông ở nhà máy vỏ xe Michelin. 
Mãi cho đến tháng 06/1980, ông Tương như Tảng đã trút bỏ vỏ bọc người tỵ nạn bình thường và thông báo lý lịch ông tại cuộc họp báo Paris.