Thêm một xì can đan do mật vụ TC gây ra khi TT Trump viếng thăm TQ. Mật vụ TC tưởng bở như lúc TT Obama đến TQ dự hội nghị G-20 tại TP Hàng Châu, hồi tháng 9-2016. Tại sân bay ở đây, giới chức Trung Quốc đã trải thảm đỏ cho các vị lãnh đạo quốc tế tới dự hội nghị. Nhưng TC không kéo thang cuốn cho TT Obama xuống, Ông phải xuống bằng thang ở đuôi máy bay Air Force One. TC cũng không trải thảm cho TT Obama, khiến TT Obama phải đi khép nép trên lề cỏ. Mật vụ TC còn chứng tỏ làm “chúa sơn lâm”, đã hét vào mặt Bà Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ là Susan Rice khi Bà hướng dẫn phái đoàn báo chí Mỹ đi gần tổng thống để lấy rõ hình và tin. Con khỉ đột mật vụ TC còn hét lên “đây là đất TQ.” Hành động vô văn hoá, phi ngoại giao của TC và mật vụ TC đối với tổng thống Mỹ làm nhân dân Mỹ vô cùng phẫn uất và các nước văn minh coi TC là chế độ võ biền, bất hảo.
Bọn khỉ đột mật vụ TC tưởng bở, ăn quen mà nhịn không quen thói làm hùm làm hổ mới bị vị Tướng Thuỷ Quân Lục Chiến bốn sao hồi hưu John Kelly dạy cho một bài học để đời. Tướng Kelly được TT Trump ban đầu mời làm Bộ Trưởng Nội an Mỹ được Thương viện Mỹ phê chuẩn rất tốt để chống khủng bố, tạo an ninh cho Mỹ trong lòng nước Mỹ. Sau đó TT Trump chuyển Ông qua làm Đổng Lý Văn Phòng kiêm Chánh Văn Phòng Phủ Tổng Thống để “bình định” một số giới chức cậy thân, ỷ thế tranh quyền cố vị trong phủ.
Wednesday, 28 February 2018
Rông dài chuyện Thịt Chó ở Châu Âu.
Ca dao Việt có câu "Sống trên đời phải ăn miếng dồi chó. Chết xuống âm phủ, biết có hay không? Thịt chó là một trong những món ăn khoái khẩu của người miền Bắc. Người Nam thường giễu người Bắc di cư « Bắc kỳ ăn thịt chó ». Thịt Chó là thức ăn có mặt ở nhiều nước châu Á, như Indonésie, Triều Tiên, Trung quốc. Một số nước châu Phi, chó không nuôi mà thả rông, và giết bán thịt ở giữa đường, giữa chợ.
Người Châu Âu ngày nay thường hay chê người châu Á về việc ăn thịt chó –môt loài động vật mà họ nâng niu thuần dưỡng trong nhiều việc có ích. Thỉnh thoảng vài hội bảo vệ động vật lên án việc nhốt giam giết thịt chó và treo đầu chó giữa chợ ở các nước này.
Thực ra trào lưu yêu chó chỉ xuất hiện khi đời sống đầy đủ ở châu Âu vào giữa thế kỷ 20. Theo thống kê, trên thế giới số chó và số người trên thế giới là tương đương hiện nay. Vì ngoài chó cảnh, chó dẫn người mù, chó bảo vệ nhà, chó nuôi để tìm thủ phạm buôn ma túy, vũ khí… chó còn nuôi dưỡng nhiều nơi để sinh sản đem bán, chưa kể đàn chó hoang dại ở nhiều nước. Nước Pháp ngày nay có hội bảo vệ quyền động vật do cựu diễn viên nổi tiếng Brigitte Bardot làm chủ tịch đã từng chi cả triệu euros để thiến các chó hoang chạy nhông nhông ở Rumanie và một số nước.
Chó ngày nay lên ngôi được chiều chuộc ở châu Âu. Hầu hết các cửa hàng siêu thị đều có bán thức ăn dành riêng cho loại động vật này. Có cả những cửa hàng bán đồ quần áo, trang sức, chuyên « thẩm mỹ viện » cho chó. Chó được cắt tóc, chải đầu, uốn sấy, cắt móng chân móng tay cầu kỳ như người.
Lăng Văn Vương Triệu Mạt - Quốc Vinh, BBCVietnamese.com
Đây là lăng của Triệu Mạt, cháu nội của Triệu Đà. Lăng tình cờ được phát hiện năm 1983 khi xe xúc đất va vào một bức tường đá trong khi đào đất để cất một trung tâm thương mãi tại khu vực nầy ở Quảng Châu. Nhân vật Triệu Đà và nước Nam Việt là những sự kiện quen thuộc trong lịch sử Việt Nam.
CỘNG SẢN HÀ NỘI VẪN ĐỐT SÁCH VÀ GIAM NHỐT TÁC GIẢ ĐỘC LẬP. XIN ĐỪNG QUÊN BÀ PHẠM ĐOAN TRANG.
PHÁT XÍT VÀ CỘNG SẢN ĐỀU ĐỐT SÁCH VÀ GIẾT HẠI NHỮNG NGƯỜI CẦM BÚT ĐỘC LẬP.
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
kính chuyển đến quý Bạn đọc và quý Diễn đàn
Đàn Reo Trước Bão
Người viết : Trịnh Hữu Long
De : Voice VietnameseAmericans [mailto:voicevietnameseamericans26@gmail.com]
Sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Cảnh sát Đức bắt giữ một người Việt và phát hiện khẩu súng có hình bút bi cùng 192 viên đạn
Hôm 23.2.2018, trong một lần kiểm tra giấy tờ và chiếc xe do một người Việt Nam đang lái trên đường cao tốc A52 tại Mönchengladbach, cảnh sát Đức phát hiện ra khẩu súng đã được lên nòng và cơ số đạn đựng trong 4 hộp giấu trên xe Mercedes mang biển số Cộng hòa Séc.
Một vũ khí như được trang bị cho lực lượng ´´ Tình báo ´´Việt Nam : Khẩu súng giống như bút bi được phát hiện khi bắt giữ thanh niên Việt Nam 30 tuổi ( Ảnh: Cảnh sát Liên bang Đức).
Mưa Sau Tết - Bạch Liên
Mưa Sau Tết
Cơn mưa sau ngày tết
Trời thoáng mát biết bao
Bụi đường trôi sạch hết
Chim trên cành lao xao
Hoa hồng đào ngán ngao
Còn sót lại lao đao
Rụng rơi như xác pháo
Lăn lóc héo sầu đau
Nắng giăng sợi vàng au
Thoa mật ong ngọt ngào
Hứa hẹn ngày tươi sáng
Gió đông bớt thét gào
Thế nhân sẽ ra sao?
Nếu mặt trời vắng bóng
Không tủm toe cười chào
Vạn vật buồn biết bao!
Con người vàng xanh xao
Muôn loài rụi tàn mau
Hoa trái không sức sống
Trái đất sẽ thế nào?
Đêm khuya không gian thanh vắng, mọi tiếng động bên ngoài chung quanh nhà thường im bặt vì cửa kính rất dầy. Đôi khi tiếng hú còi của xe chửa lửa, xe cứu thương ò e tí te quá là vang vọng mới có thể xuyên qua khe cửa lèn èn chui vào nhà mà thôi.
Truyện ngắn SÔNG NƯỚC TRỞ VỀ
ĐIỆP MỸ LINH
Sau
một lúc nhìn đoàn ghe nằm san sát đang nhấp nhô nhè nhẹ trên triền sóng của
“biển không”(1) và nghe tiếng giây cáp chạm vào cột buồm bằng kim
loại tạo nên chuỗi âm thanh trong vắt, đều đặn, Thúy-Quýnh ngẫng mặt, mắt hơi
khép lại, hít đầy phổi luồng không khí mát rượi của vịnh San Diego êm đềm.
Cuối
chân cầu gỗ, tại bến tàu Siddler Cover thuộc San Diego Club, hai Navigators – danh
từ Tân dùng cho chính chàng và cho cả Vinh, chồng của Thúy-Quỳnh – đang loay
hoay hạ thủy chiếc ghe buồm.
Hai
cánh buồm no gió, căng phồng. Với dáng người cao dong dỏng, mái tóc ngắn và nụ
cười lúc nào cũng như sắp nở trên môi, Tân liếng thoắng, nhanh nhẹn trong mọi
cử chỉ quen thuộc. Trái lại, với mái tóc muối tiêu, gương mặt hằn nhiều nét tàn
phá của thời gian, Vinh chậm rãi, có vẻ trầm tư như chàng đang mang nặng khối
suy tư trong hồn. Thấy Tân vừa cài chiếc phao đỏ vào cổ Thúy-Quýnh vừa dặn dò
những điều cần thiết, Vinh muốn cho Tân biết rằng ngày xưa Thúy-Quỳnh đã từng
tháp tùng nhiều đơn vị tác chiến cũng như trên chiến hạm của Hải-Quân V.N.C.H.
mà chưa bao giờ Thúy-Quỳnh phải mang phao; nhưng nghĩ sao, Vinh lặng yên, nhìn
bâng quơ lên nền trời trong xanh.
Mậu Thân Huế: Hai tên ác quỷ! - Lữ Giang
Trong những bài trước, căn cứ vào tài liệu của cả hai phía, chúng tôi đã ghi lại tên tuổi của những tên sát thủ chính trong Tết Mậu Thân ở Huế, những tên chỉ đạo cũng như những tên thực hiện. Trong danh sách này có hai tên hung bạo nhất là Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh. Báo chí trong nước nói rất ít về tông tích của hai tên này, có lẽ vì những sự tàn ác của hai tên này quá ghê rợn và quá rõ ràng, nên phải giấu kín để tránh phản ứng của dân chúng, nhất là của gia đình các nạn nhân.
“Sau khi giết 3 người này, Phan bắn chết luôn ông nội của bà là cụ Nguyễn Tín (70 tuổi). Sau đó, Phan bắt Lê Tuấn Văn, một sinh viên Văn khoa, đào huyệt tại vườn sau nhà cụ Tín để chôn 4 người trên rồi bắn Lê Tuấn Văn luôn.
“Súng nổ tư bề mà sao không thấy bóng dáng lính mình ở đâu cả. Chỉ thấy lính bộ đội Bắc Việt khắp nơi. Trên đường Hàm Nghi, Nguyễn Thị Đoan Trinh chạy ngang nhà nào mà y thị gật đầu là y như rằng trong nhà đó có người bị bắt đem ra, người thì bị bắn tại trước nhà, người thì bị dắt đi, mấy ông bà cụ trong nhà chạy theo nằm lăn ra đường khóc la thảm thiết… Bọn lính Bắc thì cứ chửi thề luôn miệng, đéo mẹ câm mồm, ông bắn bỏ mẹ bây giờ…”.
Trên đây là một đoạn nói về những tội ác mà hai tay sát thủ Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh đã gây ra trong Tết Mậu Thân ở Huế do bà Nguyễn Thị Thái Hòa, một nạn nhân kể lại. Dân Huế gọi hai tên này là hai ác quỷ.
Đoàn Văn Nghệ Dân tộc Hướng Việt ở Seattle, tiểu bang Washington, có buổi trình diễn tại Tòa Bạch Ốc, trong dịp mừng Xuân Mậu Tuất.
Trúc Linh
WESTMINSTER, California (NV) – Hôm 22 Tháng Hai vừa qua, Đoàn Văn Nghệ Dân tộc Hướng Việt ở Seattle, tiểu bang Washington, có buổi trình diễn tại Tòa Bạch Ốc, trong dịp mừng Xuân Mậu Tuất.
Còn Bác Sĩ Hồng Việt Hải, Trưởng Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Hướng Việt, cho hay ‘quan khách trong Tòa Bạch Ốc tới dự buổi trình diễn của đoàn Hướng Việt gồm có ông Jason Chung, Phụ tá Thứ Trưởng Đặc Trách Dân Vụ, Bộ Tài Chính Hoa Kỳ; bà Holly Ham, Giám đốc Điều Hành, Sáng Kiến của Tòa Bạch Ốc về Người Mỹ Gốc Á Châu Thái Bình Dương; ông Matthew Lin, Phụ tá Thứ Trưởng Đặc Trách Y Tế Người Thiểu Số, Bộ Y Tế và Nhân Vụ Hoa Kỳ; bà Elaine Chao, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Hoa Kỳ.Theo ông Đinh Hùng Cường, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc Gia tại vùng Washington DC – Maryland & Virginia, ‘cơ duyên của buổi trình diễn đặc biệt này là từ Tiến Sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh, cố vấn giáo dục ở Tòa Bạch Ốc. Ngoài đoàn văn nghệ Việt Nam, còn có đoàn Nam Hàn.’
Đời người luôn có 2 việc không thể đợi, 2 thứ không thể sợ, 2 điều không thể lựa chọn
Nhân gian vô thường, thế sự khó lường, vật đổi sao dời, con người cũng chỉ đang mò mẫm trong cõi nhân sinh. Đời người ngắn chẳng tày gang, vậy thì, có những chuyện nào không thể đợi, không thể sợ, không thể lựa chọn trong kiếp người?
Sinh mệnh như ngọn đèn trước gió, chẳng ai dám tự tin nói rằng ngày mai mình vẫn còn trên thế gian này hay không. Chỉ mới gặp hôm qua mà hôm nay choàng tỉnh, người ấy đã về cõi thiên cổ rồi. Chỉ trong chớp mắt mà âm dương cách biệt nghìn trùng. Thân xác tuy còn đây mà linh hồn đã về nơi xa lắm, vĩnh viễn chẳng có ngày gặp lại.
Vậy thì, có những chuyện nào không thể đợi, không thể sợ, không thể lựa chọn trong kiếp người?
Francoise Sagan Nhà Văn Nữ Danh Tiếng Của Nước Pháp (1935 – 2004) - Phạm Văn Tuấn
Francoise Sagan tên thật là Francoise Quoirez, là một nhà văn viết kịch người Pháp, kiêm tiểu thuyết gia và nhà viết truyện phim.
Francoise Sagan được Viện Sĩ Hàn Lâm Pháp Francois Mauriac ca ngợi là “một con quỷ nhỏ duyên dáng” (a charming little monster) trên trang đầu của tờ báo Le Figaro. Francoise Sagan được mọi người biết tới danh tiếng vì tác phẩm với các đề tài liên quan tới các nhân vật thuộc giai cấp tư sản đã bị vỡ mộng. Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Francoise Sagan lại là tác phẩm đầu tiên của bà, có tên là “Buồn Ơi, Chào Mi” (Bonjour Tristesse = Hello Sadness).
Thời thơ mộng nay còn đâu? Hình ảnh Đà Lạt "Paris của Đông Nam Á" sau Tết.
Một vài hình ảnh thành phố Đà Lạt sau tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018. "Cảm ơn các bạn đã để lại cho thành phố chúng tôi...thành phố được gọi là yên bình nhất trong những năm về trước. Còn bây giờ các bạn đặt chân đến tham quan du lịch và hậu quả sau khi các bạn vui chơi, ăn uống là như thế này đây." một người Đà Lạt bức xúc.
Được biết tết Mậu Tuất, có rất nhiều du khách chọn Đà Lạt, mệnh danh là Paris của Đông Nam Á để đi chơi tết và du xuân. Nhưng những gì họ để lại quả là xấu hổ.
Được biết tết Mậu Tuất, có rất nhiều du khách chọn Đà Lạt, mệnh danh là Paris của Đông Nam Á để đi chơi tết và du xuân. Nhưng những gì họ để lại quả là xấu hổ.
L.G.B.T! - Vũ Ðăng Khuê
Bất ngờ thấy tiêu đề bài viết là 4 mẫu tự “LGBT”, chắc bạn ta cũng ngỡ ngàng, phân vân đôi chút vì nó là cái quái gì phải không ạ? Xin cứ tà tà mà .... đọc rồi sẽ biết.
Sau 10 năm cập nhật, Bộ từ điển Kojien (『広辞苑』 "Quảng từ uyển") nổi tiếng của nhà xuất bản Iwanami 岩波, đã giới thiệu bản version 7 mới nhất, bao gồm những từ đã được “dân gian” dùng trong suốt 10 năm qua. Đây là quyển từ điển phổ thông Nhật-Nhật được rất nhiều người dùng trong các công việc nghiên cứu, học thuật; bạn ta có thể tìm thấy trong thư viện của các trường học, quận, huyện, thành phố v.v...
Tuy nhiên sau khi phát hành vào ngày 12/1 năm nay, thì nhà xuất bản đã gặp một số than phiền từ các giới học giả, ngoại giao về cách giải thích một số các định nghĩa mới. Trong số đó có cụm từ “LGBT” khiến người viết để “tâm”.
Được biết “LGBT” được ghép từ mẫu tự đầu của
“Lesbian”: đồng tính nữ,
“Gay”: đồng tính Nam,
“Bixesual”: thích cả nam hay nữ và
“Transgender”: người chuyển giới từ nữ sang nam hay ngược lại.
Nghĩa là có 4 loại, nhưng lại được tự điển này giải thích: “là những người có khuynh hướng tình dục khác với đa số” khiến các học giả chỉ trích vì: Lời giải thích này mới có 3 là “L”, “G”, “B” chứ chưa có “T” trong đó. Nhà xuất bản đã nhận lỗi và xin sửa lại.
Thế thì việc này có liên quan gì đến bài viết dưới đây? Dạ thưa, có liên quan một chút, vì dựa vào các tranh cãi này, người viết đã “khảo sát” và “tổng hợp” với xung quanh và thú thật là vẫn còn một vài loại không biết nên xếp vào “thể loại” nào theo như định nghĩa trên. Hay là cần có một định nghĩa rộng hơn? Vì thế xin có vài hàng lăng nhăng góp “vui” với bạn ta đọc cho qua ngày qua tháng.
Thế thì việc này có liên quan gì đến bài viết dưới đây? Dạ thưa, có liên quan một chút, vì dựa vào các tranh cãi này, người viết đã “khảo sát” và “tổng hợp” với xung quanh và thú thật là vẫn còn một vài loại không biết nên xếp vào “thể loại” nào theo như định nghĩa trên. Hay là cần có một định nghĩa rộng hơn? Vì thế xin có vài hàng lăng nhăng góp “vui” với bạn ta đọc cho qua ngày qua tháng.
"NHỮNG MẢNH ĐỜI SAU SONG SẮT" của Bloger PHẠM THANH NGHIÊN
Kính chuyển Video Youtube buổi giới thiệu "NHỮNG MẢNH ĐỜI SAU SONG SẮT" của Bloger PHẠM THANH NGHIÊN từ Nam California.
Kính thưa Quý Anh Chị.
Hôm qua Chủ Nhật : February, 25-2018 , 2 sinh hoạt lớn từ Nam California ( Ra mất sách của Tác giả Phạm Thanh Nghiên tại thư viện Việt Nam từ 1:00 Pm, và sau đó 4:00 Pm tại Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ Lể Tưởng niệm 50 Thảm sát Mậu Thân Huế.)
Ngoài Tượng đài đã phải sử dụng đến parking thứ 2 vì Parking chính thứ nhất không còn chỗ. ( Trước giờ Tưởng niệm 30-4 cũng chưa bao giờ đồng hương và quan khách tham dự đông như hôm qua ). Tâm An rời Thư viện VN nơi ra mắt sách, vội vã chạy ra Tượng đài CHiến sĩ Việt Mỹ, vậy mà cũng trễ mất hơn 20 munites để có được chỗ đậu xe..Bắt đầu buổi Lễ Tưởng niệm trời vẫn nắng rất đẹp, nhưng càng về sau gió càng lớn và khí hậu rất lạnh. Phải cố gắng đứng và gió lạnh. hôm qua về nhà Tâm An bị cảm lạnh, nói gần như không ra tiếng, cái lưng cũng biểu tình...chân phải bước gần như không nổi..Hic !
Bước Cuối Cùng Đảng CSVN Hoàn Tất Việc Bán Nước Chữ Việt Phiên Âm Kiểu Tàu Chệt CSVN Đã Cho In Sách Dạy Tiếng Việt Lớp 1
Chiến lược xóa sổ dân tộc Việt Nam của Chệt, với sự tiếp tay của Việt Cộng bán nước.
CSVN đã cho phát hành quyển dạy Tiếng Việt lớp 1 theo lối chữ viết của Bùi Hiền nhằm thi hành lệnh của quan thầy Trung Cộng để xoá bỏ chữ Quốc Ngữ đáng yêu của dân tộc VN .
Luận điệu của Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục CSVN cho rằng không áp dụng đề xuất của Bùi Hiền chỉ là trò bip bợm để đánh lừa dư luận.
Chiến Lược Xoá Tiếng Việt
Ngày 20-11-2017, giáo sư tiến sĩ Bùi Hiền, 83 tuổi, tung ra một cuốn sách “Cải Tiến Tiếng Việt” sử dụng tiếng Việt Mới. Một loại tiếng Việt Hán hoá, phiên âm theo tiếng Tàu Bắc Kinh (tổng hợp gồm đơn âm Quan Thoại và Bạch Thoại).
Nói cho dễ hiểu hơn, đây là một kiểu chữ Tàu áp dụng riêng cho người Việt Nam vào những thập niên sắp tới, phiên âm từ tiếng Tàu, nhằm địa phương hoá ngôn ngữ, tương tự như tiếng Tàu Quảng Đông, Hồ Nam, Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông ….trong thời gian Tự Trị trước khi sát nhập.